Khái niệm thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ;CHƯƠNG TRÌNH LUẬT MÔI TRƯỜNG (Trang 37 - 38)

II. PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

2.1.1. Khái niệm thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm

Thực phẩm, được hiểu “là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi

sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm” (Khoản 20 Điều 2 Luật An

toàn thực phẩm).

“An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người” (Khoản 1 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm). Đây là

một khái niệm tương đối ngắn gọn. Trước đây, trong Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm thì hiểu bao quát hơn, và sử dụng thuật ngữ “vệ sinh an toàn thực phẩm”, theo đó “Vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần

thiết để bảo đảm thực phẩm khơng gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người” (Khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm).

Sở dĩ có cách hiểu thê này vì hiện nay có hai khái niệm đang đựơc sử dụng rộng rãi là vệ sinh thực phẩm (food hygiene) và an toàn thực phẩm (food safety):

•Vệ sinh thực phẩm: Là một khái niệm khoa học để nói thực phẩm khơng chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Khái niệm vệ sinh thực phẩm cịn bao gờm khâu tổ chức vệ sinh trong chê biên bảo quản thực phẩm.

•An toàn thực phẩm: Được hiểu là khả năng không gây ngộ độc của thực phẩm đới với con người. Như vậy, có thể nói an toàn thực phẩm là khái niệm có nội dung rộng hơn do nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm không chỉ hạn chê ở vi sinh vật.

Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là cơng việc địi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, được đặt ra trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, chê biên thực phẩm (từ nông trại đên bàn ăn) và cho đên khâu cuối cùng là xử ly hậu quả ngộ độc thực phẩm.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ;CHƯƠNG TRÌNH LUẬT MÔI TRƯỜNG (Trang 37 - 38)