Chính vì vậy, tổ chức tốtkhâu thanh tóan trong thương mại quốc tế không chỉ có tác dụng phục vụ, thúcđẩy mà còn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, và làđiều kiện đ
Trang 1CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
I HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ VAI TRÒ CỦA TTQT
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NHTM
NHTM là một tổ chức tín dụng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ,tín dụngvới hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cho vay vàcung ứng các dịch vụ thanh toán Mục tiêu hoạt động của NHTM khác hẳn mụctiêu của NHTƯ là kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ để tìm kiếm và tối đa hóa lợinhuận trong phạm vi khuôn khổ pháp luật, đây là mục tiêu cơ bản xuyên suốtquá trình hoạt động của NHTM
NHTM có hoạt động gần gũi nhất với mỗi người dân và với nền kinh tế.Nền kinh tế càng phát triển, hoạt động và dịch vụ của NHTM càng đi vào tậncùng ngõ ngách của nền kinh tế và đời sống con người, mọi công dân đều chịutác động của ngân hàng, dù họ là khách hàng gửi tiền, người đi vay, hay đơngiản là người đang làm việc cho một doanh nghiệp có vốn và sử dụng các dịch
vụ ngân hàng
Ở nước ta, tổ chức tín dụng đầu tiên là Nhà tín dụng, được thành lập năm
1951 Đây là tiền thân của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Từ đó đến nay hệthống các NHTM đã không ngừng phát triển về loại hình và nghiệp vụ góp phầnvào sự tăng trưởng kinh tế đất nước Hiện nay Việt Nam có nhiều loại hìnhNHTM với các hình thức sở hữu, tính chất pháp lý khác nhau (NHTM Quốcdoanh hay còn gọi là NHTM nhà nước; NHTM cổ phần; chi nhánh ngân hàngnước ngoài; ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài) và tồn tại vớicác tên gọi khá phong phú như: NHTM, NH Kỹ Thương Trong đó, hệ thốngNHTM Quốc doanh gồm: NH Công Thương Việt Nam, NH Ngoại thương Việt
Nam, NH Đầu tư và phát triển Việt Nam, NH Nông Nghiệp và phát triển Nông
Trang 2thôn, NH Phát triển nhà Đồng Bằng sông Cửu Long và NH chính sách xã hội.NHTM Quốc doanh được tổ chức theo một hệ thống thống nhất từ trung ươngđến địa phương Dưới các NHTM QD là các sở giao dịch, dưới sở giao dịch làcác chi nhánh và tiếp theo là phòng giao dịch Ngoài mạng lưới trong nước vàcác ngân hàng này còn mở văn phòng đại diện ở nước ngoài, thiết lập quan hệđại lý với nhiều ngân hàng trên khắp các châu lục
Ngày nay hoạt động của NHTM rất đa dạng không chỉ là cho vay và làmtrung gian thanh toán nó còn mở rộng ra các lĩnh vực kinh doanh mới : Tư vấnđầu tư chứng khoán, bảo lãnh và đại lý,quản lý danh mục đầu tư Đặc biệttrong Thương mại Quốc tế NHTM còn có khả năng thanh toán, NHTM cung cấpcác phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, tiết kiệm chi phí cho các chủ thểtham gia thanh toán và nâng cao khả năng tín dụng Việc mở tài khoản, cung cấp
và quản lý các phương tiện thanh toán làm cho NHTM trở thành một trung tâmthanh toán cho nền kinh tế Thay cho việc thanh toán trực tiếp các doanh nghiệp,
cá nhân, tổ chức có thể nhờ NHTM thực hiện những việc này trên cơ sở nhữngphương tiện thanh toán khác nhau, với kỹ thuật ngày càng tiên tiến và thủ tụcngày một đơn giản Những dịch vụ thanh toán của NHTM ngày càng được ưachuộng vì nó đem lại sự thuận tiện, mau chóng, an toàn tiết kiệm chi phí hơncho những chủ thể trong nền kinh tế
1.2 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHTM.
1.2.1 TTQT và sự hình thành phát triển của hoạt động TTQTtại NHTM.
TTQT là việc thanh toán giữa các nước với nhau về những khoản tiền nợlẫn nhau phát sinh từ các quan hệ giao dịch về kinh tế, chính trị, văn hóa Chủthể trong TTQT có thể là pháp nhân hoặc chính phủ của các nước
TTQT là chức năng ngân hàng quốc tế của NHTM nó được hình thành trên
cơ sở phát triển ngoại thương của một nước và NHTM được nhà nước giao chođộc quyền làm công tác thanh toán này Do vậy, giao dịch thanh toán trongngoại thương đều phải thông qua ngân hàng Đây là nghiệp vụ đòi hỏi trình độchuyên môn ứng dụng công nghệ ngân hàng tạo sự hòa nhập hệ thống ngân hàng
Trang 3Việt Nam và hệ thống NHTM thế giới tạo sự an toàn và hiệu quả đối với NHTM
và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
TTQT đã hình thành từ rất lâu cùng với quá trình hình thành và phát triểnhoạt động xuất nhâp khẩu quốc tế Hình thức thanh toán xuất nhập khẩu sơ đẳngnhất là hàng đổi hàng Sự xuất hiện của tiền tệ làm cho việc mua bán trao đổiđược diễn ra thuận tiện hơn Nhưng các quốc gia khác nhau lại sử dụng các đồngtiền khác nhau, chính vì vậy mà ngân hàng xuất hiện làm trung gian chuyểnhóa loại tiền này sang loại tiền khác, đại diện cho bên mua thanh toán cho bênbán
Khi kỹ thuật nghiệp vụ và mạng lưới hoạt động phát triển hơn, ngân hàng
có thể đại diên cho bên bán yêu cầu bên mua trả tiền trị giá món hàng đã mua.Đến đây vai trò của ngân hàng còn giới hạn ở mức làm dịch vụ giúp hai đối tác
và không can thiệp vào quyết định mua bán thanh toán của họ, hai bên mua bánvẫn phải hiểu rõ và tín nhiệm lẫn nhau
Ngoại thương phát triển tạo ra khả năng để các đối tác dù chưa hiểu nhauvẫn có thể mua bán với nhau để tạo thị trường và tăng lợi nhuận Bằng cácnghiệp vụ của mình ngân hàng trở thành gạch nối giữa hai bên mua và bán cách
xa nhau về mặt địa lý, hàng rào ngôn ngữ, phong tục tập quán, chưa hiểu rõnhau có thể làm ăn song phẳng với nhau Ngân hàng cung cấp thêm dịch vụmới : dịch vụ cho mượn uy tín, giúp các đối tác kinh doanh xuất nhập khẩuthanh toán mau chóng, thuận lợi và an toàn
1.2.2 Vai trò của thanh toán Quốc tế
Tất cả các quan hệ trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ và các hoạt độngkhác trong nền kinh tế đều được kết thúc bằng khâu thanh toán Thanh toánquốc tế không chỉ đem lại lợi ích cho những bên tham gia mua bán hàng hóadịch vụ , nó còn đem lại lợi nhuận cho các ngân hàng cũng như đem lại lợi íchcho toàn bộ nền kinh tế
Thông qua thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế, nhu cầu của cả nhà
Trang 4Xuất khẩu và Nhập khẩu đều có điều kiện được đáp ứng Nhà xuất khẩu bánđược hàng, mở rộng được hoạt động kinh doanh, đưa sản phẩm của mình raphạm vị khu vực và thế giới, tăng doanh thu và lợi nhuận Nhà nhập khẩu thì lạinhập được hàng hóa mà mình hay thị trường đang cần Chính vì vậy, tổ chức tốtkhâu thanh tóan trong thương mại quốc tế không chỉ có tác dụng phục vụ, thúcđẩy mà còn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, và làđiều kiện đảm bảo cho tình hình tài chính được đảm bảo ổn định và vững chắc.Phần lớn các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đều không thể tự thực hiệnTTQT do có khó khăn về mặt địa lý, phong tục tập quán và rất nhiều khó khănkhác nữa dẫn đến nhu cầu thanh toán hộ được thực hiện bởi các ngân hàng.Ngân hàng với sức mạnh về năng lực, uy tín của mình có thể giúp các doanhnghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hạn chế được rủi ro trong thanh toán trực tiếpbằng tiền mặt Ngoài ra, cũng nhờ thanh toán qua ngân hàng mà các nhà xuấtkhẩu, nhà nhập khẩu có thể tận dụng được các hình thức tín dụng hoặc tài trợxuất nhập khẩu đi kèm hoạt động thanh toán để hỗ trợ về tài chính cho hoạtđộng buôn bán, kinh doanh đó của mình.
- Khi thực hiện chức năng trung gian thanh toán ngân hàng sẽ có khả năngtăng doanh thu và lợi nhuận thu từ phí các dịch vụ phát sinh nhu:
+ Những khoản thu được do kinh doanh ngoại vì buôn bán với nước ngoàiđòi hỏi phải có ngoại tệ và ngân hàng chính là người đảm nhân vai trò cung cấpngoại tệ cho các bên tham gia buôn bán
+ Những khoản lợi nhuận thu từ phí dịch vụ thanh toán quốc tế, lãi thuđược từ tài trợ thương mại mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng Cũng qua
đó tạo điều kiện cho các dịch vụ bảo lãnh thanh toán, tài trợ tín dụng xuất nhậpkhẩu, kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng ngày càng phát triển
+ TTQT làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng Bởi lẽ muốn thanh toánqua ngân hàng khách hàng phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng(ký quỹ) tỉ lệvới giá trị mà ngân hàng bảo lãnh sẽ thanh toán Trên cơ sở đó giúp ngân hàng
Trang 5huy động số dư tài khoản tiền gửi của ngân hàng để cho vay, góp phần nâng caohiệu quả kinh doanh.
- Kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh nhiều rủi ro nhất(rủi ro tíndụng, rủi ro lãi xuất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh khoản )TTQT giúp ngânhàng phân tán rủi ro thông qua việc kinh doanh trong nhiều lĩnh vực Lợi nhuậnthu được từ hoạt động TTQT sẽ hỗ trợ khi thị trường biến động giúp ngân hàngphát triển ổn dịnh bền vững Hơn nữa thông qua TTQT , ngân hàng có thể giámsát được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, có thôngtin chính xác về tình hình tài chính của các doanh nghiệp này
- Hoạt đông TTQT giúp cho quy mô hoạt động của NH vượt ra khỏi phạm
vi quốc gia làm tăng cường quan hệ đối ngoại NH thực hiện TTQT sẽ có đượcquan hệ đại lý với ngân hàng và các đối tác nước ngoài Mối quan hệ này dựatrên cơ sở hợp tác và tương trợ Với thời gian hoạt động nghiệp vụ càng lâu, mốiquan hệ ngày càng mở rộng giúp khai thác được các nguồn tài trợ của ngân hàngnước ngoài, nguồn vốn trên thị trương tài chính quốc tế
1.3 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CHỦ YẾU ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG TMQT
Phương thức TTQT là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiền hàng tronggiao dịch mua bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu.Trong quan hệ ngoại thương, có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhaunhư: chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, tín dụng chứng từ Mỗi phương thức đều có
ưu nhược điểm, thể hiện thành mâu thuẫn quyền lợi giữa người nhập khẩu vàngười xuất khẩu.Vì vậy, việc chọn phương thức thanh toán thích hợp phải được
2 bên bàn bạc thống nhất, ghi vào hợp đồng mua bán ngoại thương
1.3.1 Phương thức chuyển tiền.
a Khái niệm:
Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một khách hàng(người trả tiền, người mua, người nhập khẩu, người mắc nợ ) ủy nhiệm chongân hàng phục vụ mình trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định
Trang 6chuyển cho người khác ( người bán, người xuất khẩu, chủ nợ ) ở một địa điểmnhất định và trong một thời gian nhất định.
Thanh toán chuyển tiền là thanh toán trực tiếp giữa người chuyển tiền vàngười nhận Ngân hàng khi thực hiện việc chuyển tiền và trả tiền, chỉ đóng vaitrò trung gian thanh toán theo ủy nhiệm để được hưởng hoa hồng, và không bịràng buộc gì cả đối với người mua lẫn người bán
Việc chuyển tiền xem như hoàn tất khi thanh toán hết số tiền cho người thụhưởng; trước thời điểm này, số tiền trong tài khoản vẫn thuộc quyền sở hữu củangười chuyển tiền và người này có quyền hủy bỏ lệnh chuyển tiền, mà người thụhưởng không thể khiếu nại gì với ngân hàng Như vậy, việc trả tiền phụ thuộcvào thiện chí của người mua, quyền lợi của người xuất khẩu không đảm bảo.Trong quan hệ mua bán, thanh toán quốc tế, phương thức chuyển tiền chỉđược chọn làm phương tiện thanh toán đối với các nhà kinh doanh xuất nhậpkhẩu, cung ứng dịch vụ có quan hệ thân thiết, tin cậy lẫn nhau, vì khâu thanhtoán này dễ nảy sinh việc chiếm dụng vốn của người bán, nếu bên mua cố tìnhdây dưa, kéo dài việc ra lệnh thanh toán, trong khi phương thức chuyển tiền, đặcbiệt là chuyển tiền bằng điện, là phương thức thanh toán nhanh nhất hiện nay
Có hai hình thức chuyển tiền: chuyển tiền bằng thư (mail transfer, M/T) vàchuyển tiền bằng điện báo (telegraphic transfer T/T ) Hình thức chuyển tiềnbằng điện có lợi cho người xuất khẩu vì nhận tiền nhanh, không có lợi chongười nhập khẩu vì chi phí cao
b quá trình tiến hành nghiệp vụ
Trong phương thức thanh toán này, có các bên liên quan:
- Người phát hành lệnh chuyển tiền (người mua, người nhập khẩu )
- Ngân hàng nhận thực hiện việc chuyển tiền (ngân hàng nơi đơn vị chuyểntiền mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ )
-Ngân hàng trả chuyển tiền (ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền)
- Người nhận chuyển tiền (người bán, tổ chức xuất khẩu )
Quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền
Trang 7Bước 1: Sau khi thỏa thuận đi đến ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương,
tổ chức xuất khẩu thực hiện việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho tổ chức nhậpkhẩu, đồng thời chuyển giao toàn bộ chứng từ( vận đơn, hóa đơn, chứng từ vềhàng hóa ) cho tổ chức nhập khẩu
Bước 2: Tổ chức nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ, hóa đơn, viết lệnh
chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình, trong đó phải ghi rõ ràng và đầy
đủ những nội dung theo quy định
Bước 3: Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng
sẽ trích tài khoản của đơn vị để chuyển tiền, gủi giấy báo nợ, giấy báo đã thanhtoán cho đơn vị nhập khẩu
Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh( bằng thư hay điện báo) cho ngân
hàng đại lý mình ở nước ngoài để chuyển trả cho người nhận tiền
Bước 5: Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người được hưởng( trực tiếp
hoặc gián tiếp qua ngân hàng khác) và gửi giấy báo Có cho đơn vị
- Ưu điểm: Đây là phương thức thanh toán đơn giản, dễ thực hiện nhất
trong các phương thức TTQT Hơn nữa, thủ tục phí thấp nên làm giảm thiểu chiphí trong giao dịch, mà vẫn an toàn vì tiền được chuyển thông qua hệ thống tàikhoản liên ngân hàng
- Nhược điểm: Phương thức này tạo ra quyền chủ động trong nghĩa vụ phải
trả tiền của người chuyển tiền nên việc trả tiền sẽ phụ thuộc vào thiện chí, sựchủ động và khả năng của người chuyển tiền Ngân hàng chỉ là trung gian thực
Trang 8hiện theo ủy nhiệm để hưởng hoa hồng chứ không bị ràng buộc gì cả Do vậy,trong phương thức này rủi ro không nhận được tiền của người hưởng lợi là rấtcao
- Trường hợp áp dụng: phương thức này thường được áp dụng trong lĩnh
vực chuyển vốn hoặc cấp kinh phí ra nước ngoài, chuyển kiều hối, hay áp dụngtrong thanh toán phi mậu dịch hoặc thanh toán các chi phí có liên quan đếnXNK hàng hóa.Tuy nhiên, nếu được thực hiện để thanh toán tiền hàng thì chỉ sử
dụng trong trường hợp 2 bên mua bán tin cậy, tín nhiệm lẫn nhau
1.3.2 Phương thức ghi sổ:
a Khái niệm:
Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán mà qua đó tổ chức xuất khẩukhi xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thì ghi nợ cho bên nhập khẩu (bêncung ứng), vào một cuốn sổ riêng của mình, và việc thanh toán các khoản nợnày được thực hiện trong tưng thời kỳ nhất định
Khi thực hiện phương thức này, tổ chức xuất khẩu đã thực hiện một tíndụng cho tổ chức nhập khẩu dưới dạng tín dụng thương mại
Bước 1,2 : Người Nhập khẩu tiến hành cung cấp hàng hóa, dịch vụ và gửi
chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu, đồng thời báo Nợ trực tiếp cho ngườinhập khẩu
Bước 3: Người nhập khẩu dùng phương thức chuyển tiền để trả cho người
bán khi đến kỳ hạn thanh toán
Quy trình tiến hành nghiệp vụ thanh toán theo phương thức ghi sổ
Trang 9-Ưu nhược điểm: Đây là phương thức đơn giản và vì không có sự tham gia
của các ngân hàng với tư cách là người mở tài khoản hoặc thực chi thanh toántrong từng chuyến hàng nên sẽ tiết kiêm được chi phí thanh toán Tuy nhiên, giátrong phương thức ghi sổ này cao hơn giá hàng bán trả tiền ngay do có trênhlệch là tiền lãi phát sinh của số tiền ghi sổ trong khoảng thời gian bằng định kỳthanh toán theo mức lãi suất được người mua chấp nhận
Ngoài ra, đây là phương thức rủi ro nhất Phương thức này có nhược điểm
là không đảm bảo cho nhà xuất khẩu kịp thời thu tiền và cũng dễ gặp rủi rotrong thanh toán nếu không có quan hệ tin cậy với nhà nhập khẩu Phương thứcnày chỉ có lợi cho người mua
-Trường hợp áp dụng:Phương pháp này thường được áp dụng thanh toán
những khoản chi phí mậu dịch hoặc theo phương thức mua bán hàng đổi hàngnhiều lần, thường xuyên( ghi sổ để khấu trừ ngay trên sổ ), giữa công ty mẹ vàchi nhánh, đại lý, công ty con ở các nước, thường diễn ra trong thời kỳ kế hoạch
hóa tập trung và trong trường hợp hai bên mua bán thực sự tin cậy nhau
1.3.3. Phương thức nhờ thu.
a Khái niệm:
Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán, mà qua đó tổchức xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ gởi hàng, giao chứng từ hànghóa ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền trên cơ sở hối phiếu domình lập ra ở người nhập khẩu thông qua ngân hàng phục vụ người nhập khẩu.Người nhập khẩu khi nhận được giấy báo nhờ thu của ngân hàng, phải tiến hànhngay việc chi trả tiền để nhận lại chứng từ hàng hóa và đi lãnh hàng
Trong mối quan hệ này, ngân hàng ở cả hai bên nước nhà nhập khẩu lẫnnhà xuất khẩu, chỉ tham gia với tư các là người trung gian đi thu tiền hộ, có nhậngiữ các chứng từ có liên quan đến hàng hóa đã gửi đi, nhưng không bị ràng buộctrách nhiệm, phải kiểm tra các chứng từ gửi nhờ thu, cũng như việc giấy nhờ thu
có được nhà nhập khẩu chấp nhận và thanh toán hay không Phương thức thanhtoán này hoàn toàn dựa vào sự tín nhiệm lẫn nhau giữa nhà xuất khẩu và nhànhập khẩu, nó đảm bảo hơn hai hình thức thanh toán bằng séc và chuyển tiền ở
Trang 10chỗ, nhà xuất khẩu yêu cầu ngân hàng bên mua không giao chứng từ đi lãnhhàng cho nhà nhập khẩu, khi người này chưa thanh toán tiền Tuy nhiên tốc độthanh toán vẫn chậm, rủi ro cho bên xuất khẩu lớn, trường hợp nhà nhập khẩukhông chịu thanh toán, từ chối nhận hàng vì lý do giá mua sản phẩm đang xuốngthấp mà người bán không chấp nhận giảm giá, và nhất là vì lô hàng nhập vềkhông còn phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.
b Quá trình tiến hành nghiệp vụ:
Trong phương thức thanh toán nhờ thu, có các bên liên quan như sau:
- Tổ chức xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ, người ký phát hối
phiếu tức là người ra lệnh
- Ngân hàng nhờ thu là ngân hàng nhận sự ủy thác thu tiền, ngân
hàng bên xuất khẩu
- Ngân hàng nhận nhiệm vụ thu tiền: thông thường là ngân hàng
đại lý của ngân hàng bên xuất khẩu tại nước nhập khẩu
- Tổ chức nhập khẩu là người quyết định thanh toán, là người mà
hối phiếu, chứng từ sẽ gửi đến cho họ
Căn cứ vào nội dung chứng từ thanh toán gửi đến ngân hàng nhờ thu, người
ta chia phương thức thanh toán này thành hai loại:
Nhờ thu phiếu trơn( Clean collection):Người xuất khẩu giao hàng và bộ
chứng từ cho người nhập khẩu, sau đó lập hối phiếu ủy quyền cho ngânhàng phục vụ mình nhờ thu tiền từ người nhập khẩu
Nhờ thu kèm chứng từ( Documentary collection): Người xuất khẩu chỉ giao
hàng cho người nhập khẩu, sau đó lập hối phiếu cùng bộ chứng từ giaohàng ủy quyền cho ngân hàng phục vụ mình nhờ thu
Ngoài ra, tùy theo thời hạn thanh toán còn có nhờ thu chứng từ đổi lấy sựchấp nhận(D/A: Documents against Acceptance): Theo phương thức này, ngườinhập khẩu khi nhận được hối phiếu có kỳ hạn do người xuất khẩu lập chỉ cầnchấp nhận thanh toán trên hối phiếu là có thể nhận được bộ chứng từ nhận hàng,việc thanh toán xảy ra sau một kỳ hạn ghi trên hối phiếu Nhờ thu chứng từ đổilấy sự thanh toán (D/P: Documents against Payment) thì khó khăn hơn: Người
Trang 11nhập khẩu phải thanh toán tiền hàng tại ngân hàng nhờ thu, ngân hàng mới giaochứng từ nhận hàng.
Quy trình
Bước 1: Người xuất khẩu sau khi ký hợp đồng, trong đó qui định phương
thức thanh toán là Nhờ thu, sẽ tiến hành giao hàng cùng bộ chứng từ giao hàngcho người nhập khẩu
Bước 2: Người xuất khẩu sau đó chuyển hối phiếu ( nếu là nhờ thu trơn)
hoặc bộ chứng từ kèm hối phiếu (nếu là nhờ thu kèm chứng từ) cho ngân hàngphục vụ mình ủy thác để nhờ thu
Bước 3: Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển hối phiếu (hoặc hối
phiếu kèm chứng từ) cho ngân hàng phục vụ người nhập khẩu để nhờ thu
Bước 4: Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển hối phiếu (hoặc hối
phiếu kèm chứng từ) cho người nhập khẩu để đổi lấy tiền hoặc đổi lấy sự chấpnhận của ngân hàng mình
Bước 5: Người nhập khẩu chuyển trả tiền hoặc trả lại hối phiếu đã chấp
nhận cho ngân hàng của mình
Bước 6: Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển tiền hoặc hối phiếu
đã chấp nhận cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu
Bước 7: Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu báo Có hoặc trả lại hối phiếu
cho người xuất khẩu
(Trong trường hợp nhờ thu đổi lấy sự chấp nhận, khi đến hạn thanh toánngười nhập khẩu tiến hành các bước (5)(6)(7) lần nữa để tiến hành thanh toán)
Quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu
Trang 12Ưu nhược điểm :
- Nhờ thu phiếu trơn: Thích hợp khi hai bên mua bán tin cậy lẫn nhau hoặc
áp dụng trong thanh toán một số dịch vụ liên quan đến xuất khẩu hàng hóakhông cần chứng từ Tuy vậy, nó có nhược điểm là chưa ràng buộc trách nhiệmtrả tiền của người nhập khẩu dẫn đến rủi ro không nhận được tiền hàng củangười xuất khẩu hoặc bị kéo dài thời hạn thanh toán,điều này không đảm bảoquyền lợi cho người bán nhưng đối với người mua phương thức này cũng manglại nhiều bất lợi khi áp dụng nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ hàng hóa,người mua trả tiền ngay nhưng sau đó không biết việc giao hàng của người bán
có đúng hợp đồng không
- Nhờ thu kèm chứng từ: phương thức này có ưu điểm là khắc phục đượcmột phần nhược điểm của nhờ thu phiếu trơn do nhờ ngân hàng thu hộ tiền vàkhống chế bộ chứng từ hàng hóa điều đó có nghĩa là quyền lợi của người xuấtkhẩu được đảm bảo vì thông qua ngân hàng họ đã khống chế được quyền địnhđoạt hàng hóa đối với người mua Nhưng phương pháp này vẫn có nhược điểm
là chưa hạn chế được việc trả tiền cũng như thời hạn trả tiền của người mua, cònngười mua thì lại không kiểm tra được số lượng, chất lượng hàng hóa của ngườibán để biết có phù hợp như trong hợp đồng hay không
1.3.4 Phương thức tín dụng chứng từ
Đây là phương thức thanh toán khá phổ biến trong thương mại quốc tế
- Ưu nhược điểm:
Trang 13Đối với người bán:
+ Đảm bảo việc thanh toán vì có ngân hàng mở đứng ra cam kết; việc thanhtoán không còn phải tùy thuộc vào thiện trí của người mua
+ Được ngân hàng khống chế bộ chứng từ không sợ mất quyền sở hữu vềhàng hóa hay tốn chi phí vận chuyển hàng nếu làm đúng theo yêu cầu của thưtín dụng
+ Tuy nhiên người bán phải lựa chọn thư tín dụng nào đảm bảo quyền lợi của mình nhiều nhất; đồng thời phải kiểm tra kỹ những điều khoản L/C có phù hợp với hợp đồng đã thỏa thuận hay không và khả năng của mình có đáp ứng được các yêu cầu đó của L/C hay không để đảm bảo lập đúng bộ chứng từ phù hợp với L/C
+ Có thể nhận được tài trợ xuất khẩu của ngân hàng
Đối với người mua:
+ Có thể tận dụng được tín dụng của ngân hàng, đó là điều thiết yếu trong kinh doanh quốc tế thì với khoảng cách vận chuyển xa thì sẽ dễ bị đọng vốn nếu phải ký quỹ toàn bộ giá trị của L/C
+ Được ngân hàng giúp kiểm tra toàn bộ chứng từ
+ Đảm bảo được hàng hóa mà mình ký hợp đồng đúng chất lượng và số lượng, thời hạn giao hàng
+ Tuy nhiên người mua phải cẩn trọng khi làm đơn xin mở L/Cphải đưa ra những điều kiện vừa để cho người bán có thể thực hiện được vừa có thể đảm bảoquyền lợi của mình Ngoài ra không tránh được trường hợp người mua bị người bán gian lận bộ chứng từ khống để thanh toán tốn phí hơn các phương thức thanh toán khác
Đối với ngân hàng:
+ Mở rộng nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng tăng thu nhập, nâng caotrình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng
+ Thông qua nghiệp vụ của ngân hàng sẽ góp phần giúp đỡ các khách hàngxuất nhập khẩu của mình đồng thời thúc đẩy quá trình thanh toán quốc tế đượcphát triển
Trang 14Tóm lại phương thức tín dụng chứng từ đảm bảo được quyền lợi của ngườibán, người mua trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và nângcao vai trò của ngân hàng trong hoạt động thanh toán khắc phục những mâuthuẫn của các phương thức thanh toán khác, tuy vậy phương thức này còn nhiềuphức tạp đòi hỏi các bên tham gia phải có trình độ nghiệp vụ cao trong việc mởL/C và lập bộ chứng từ hoàn hảo.
II THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.
2.1.KHÁI NIỆM VÀ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một thoả thuận mà trong đómột ngân hàng (Ngân hàng phát hành thư tín dụng: Inssuing bank) đáp ứngnhững yêu cầu của khách hàng (Người xin mở thư tín dụng: Applicant) cam kếthay cho phép một ngân hàng khác (Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu) cho trảhoặc chấp thuận những yêu cầu của nhà xuất khẩu theo đúng những điều kiện vàchứng từ thanh toán phù hợp với thư tín dụng
Như vậy, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ liên quan đến các bên:
- Người xin mở thư tín dụng, người nhập khẩu hay người mua trong thư tíndụng: “The applicant for the credit”
- Người thụ hưởng thư tín dụng, người xuất khấu hay người bán
“benefitciary”
- Ngân hàng phát hành thư tín dụng: the Issuing bank; the Opening bank
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng: the Advising bank
Ngoài ra, trong quá trình thương lượng, thanh toán thư tín dụng còn xuấthiện các bên:
- Ngân hàng thương lượng (Bộ chứng từ): the Negotiating bank
- Ngân hàng thanh toán: the Paying bank
- Ngân hàng xác nhận: the Confirming bank
- Ngân hàng hoàn tiền: the Remitting bank
Trong thực tế, ngân hàng Phát hành thường là ngân hàng Thanh toán hoặcngân hàng Hoàn tiền và ngân hàng Thông báo thường cũng đảm nhận luôn việc
Trang 15Thương lượng và Xác nhận (nếu có yêu cầu của người thụ hưởng thông quangân hàng phát hành)
Quy trình
Bước 1: Người nhập khẩu và người xuất khẩu ký kết hợp đồng ngoại
thương, trong đó quy định phương thức thanh toán là tín dụng chứng từ
Bước 2: Người nhập khẩu lập thủ tục đề nghị ngân hàng phục vụ mình phát
hành tín dụng theo thư yêu cầu của mình định trong hợp đồng ngoại thương
Bước 3: Ngân hàng sau khi xem xét đề nghị mở tín dụng thư, nếu chấp
thuận sẽ phát hành thư tín dụng cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu
Bước 4: Ngân hàng thông báo tín dụng thư cho người xuất khẩu
Bước 5: Người xuất khẩu sau khi xem xét những ràng buộc trong tín dụng
thư phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng, sẽ tiến hành giao hàng Nếu không
sẽ đề nghị ngân hàng phục vụ mình thực hiện việc tu chỉnh
Bước 6: Người xuất khẩu tập hợp chứng từ theo yêu cầu trong thư tín dụng,
xuất trình chứng từ với ngân hàng phục vụ mình
Bước 7: Ngân hàng sau khi kiểm tra chứng từ lần nữa, sẽ gửi bộ chứng từ
cho ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, yêu cầu thanh toán theo chỉ định
Bước 8: Sau khi kiểm tra chứng từ, ngân hàng phục vụ người nhập khẩu
tiến hành thanh toán (nếu bộ chứng từ hợp lệ) hoặc thông báo bất hợp lệ chứng
từ cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu
Bước 9: Ngân hàng giao bộ chứng từ nhận hàng cho người nhập khẩu đổi
lấy việc thanh toán hoặc cấp tín dụng
Sơ đồ quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
Trang 162.2.THƯ TÍN DỤNG LÀ CÔNG CỤ QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT.
2.1.1 Khái niêm về thư tín dụng:
Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C )là văn bản thể hiện sự cam kết củangân hàng mở thư tín dụng đối với nhà sản xuất để thực hiện nghĩa vụ thanhtoán theo điều khoản thanh toán của hợp đồng ngoại thương nếu họ xuất trìnhđược bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của L/C
L/C được soạn thảo trên cơ sở hợp đồng mua bán đã được ký kết giữa haiđơn vị nhưng vì L/C do ngân hàng mở cam kết, do đó L/C hoàn toàn độc lập vớihợp đồng mua bán Tính chất độc lập của L/C thể hiện ở chỗ ngân hàng mở L/Ckhông cần biết đến việc thực hiện hợp đồng mua bán như thề nào; chỉ cần biếtviệc sản xuất có lập bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với những điều khoản quyđịnh trọng L/C là sẽ thanh toán, nó ràng buộc các bên hữu quan tham gia vàophương thức thanh toán tín dụng chứng từ như : nhà nhập khẩu(người làm đơn)Ngân hàng mở L/C, nhà xuất khẩu (người hưởng lợi L/C ), ngân hàng thôngbáo, ngân hàng thanh toán Còn hợp hồng mua bán ngoại thương chỉ có giá trịpháp lý ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm giữa hai bên xuất khẩu và nhậpkhẩu
Trang 17Bên nhập khẩu còn có thể sử dụng thư tín dụng để cụ thể hóa, chi tiết hóahoặc để bổ sung một các đầy đủ hơn vào điều khoản của hợp đồng mua bán vàcũng có thể dùng thư tín dụng để đính chính, sửa chữa những nội dung ký hớtrong hợp đồng ngoại thương Những nội dung liên quan tới hàng hóa,về vậnchuyển, phương tức giao hàng cũng được ghi cụ thể, đầy đủ vào nội dung L/C.
2.2.2 những nội dung cơ bản của một L/C
a
Số hiệu của thư tín dụng (L/C)
Mỗi L/C đều được đánh số nhằm tạo điều kiên thuận tiện trong việc traođổi thông tin giữa các bên có liên quan, trong quá trình thực hiện số hiệu nàyphải thể hiện trên chứng từ trong bộ chứng từ thanh toán
b
Địa điểm và ngày mở L/C :
- Địa điểm mở L/C là nơi ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho ngườihưởng lợi Địa điểm này liên quan đến việc tham chiếu luật lệ áp dụng giảiquyết xung đột, bất đồng xảy ra
- Ngày mở L/C là ngày bắt đầu phát sinh hiệu lực về sự cam kết của ngânhàng mở L/C đối với người thụ hưởng, là ngày ngân hàng mở L/C chính thứcchấp nhận đơn xin mở L/C của người nhập khẩu, đây cũng là ngày bắt đầu tínhthời hạn hiệu lực của L/C và cũng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xemngười nhập khẩu có thực hiện việc mở thư tín dụng có đúng thời han như tronghợp đồng không
c
Loại thư tín dụng:
Mỗi loại thư tín dụng đều có tính chất nội dung khác nhau, quyền lợi vànghĩa vụ của những người liên quan tới thư tín dụng cũng khác nhau Do đó, khi
mở L/C, người có nhu cầu phải xác định cụ thể loại L/C cần mở
d Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ.
Những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ nói chungchia làm 2 loại: một là các thương nhân, hai là các ngân hàng
Các thương nhân chỉ bao gồm những người nhập khẩu,là người yêu cầu mởL/Cvà người xuất khẩu là ngươi hưởng lợi L/C
Trang 18Các ngân hàng tham gia gồm: ngân hàng mở L/C; ngân hàng thông báo L/C; ngân hàng thanh toán ; ngân hàng xác nhận.
e Số tiền của thư tín dụng
Số tiền của L/C vừa được ghi bằng số vùa đươc ghi bằng chữ và thống nhấtvới nhau Tên đơn vị tiền tệ cũng phải ghi rõ ràng cụ thể
Không nên ghi rõ số tiền dưới dạng số tuyệt đối, vì như vậy có thể gây khókhăn trong việc giao hàng và nhận tiền của bên bán Vì vậy, ghi số tiền L/C ởmột giới hạn “khoảng chừng”
Theo UCP 500 nếu L/C không ghi những thuật ngữ “khoảng chừng” thìchênh lệch cho phép +- 5% nếu có ghi “khoảng chừng” thì chênh lệch cho phép
là +- 10%
f Thời han hiệu lực của L/C :
Là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu,nếu người này xuất trình được bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với quyđịnh trong thư tín dụng Thời hạn hiệu lực của L/C được tính từ ngày mở(date ofissue) đến ngày hết hiệu lực (expiry day)
Cần phải xác định một thời hạn hiệu lực hợp lý, có nghĩa là nó vừa tránhđọng vốn cho người nhập khẩu vừa không gây khó khăn cho việc xuất trìnhchứng từ thanh toán của người xuất khẩu Việc xác định cần thỏa mãn cácnguyên tắc sau đây:
- Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không đượctrùng với ngay hết hạn hiệu lực của L/C
- Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, khôngđược trùng với ngày giao hàng thời hạn hợp lý nay được tính tối thiểu bằngtổng số ngày cần phải có để thông báo mở L/C, số ngày lưu L/C ở ngân hàngthông báo, số ngày chuẩn bị hàng để giao cho người nhập
- Ngày hết hạn hiệu lực L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý.Thời gian này tối thiểu phải bằng hoặc lớn hơn 21 ngày làm việc Thời hạn nàybao gồm số ngày chuyển chứng từ nơi giao hàng đến cơ quan của người xuấtkhẩu, số ngày lập bộ chứng từ thanh toán, số ngày vận chuyển chứng từ thanh
Trang 19toán đến ngân hàng mở L/C(hay ngân hàng trả tiền), số ngày lưu giữ chứng từtại ngân hàng thông báo.
g Thời hạn trả tiền của L/C (date of payment):
Liên quan đến việc trả tiền ngay hay trả tiền sau Điều này hoàn toàn tùythuộc vào quy định của hợp đồng
Thời han trả tiền của L/C có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C (nếutrả tiền ngay ) hoặc có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C (nếu trả tiền có
kỳ hạn) trong trường hợp này phải lưu ý là hối phiếu có kỳ hạn phải được xuấttrình để ký chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C
h Thời han giao hàng (date of delivery):
Thời hạn giao hàng được ghi trong L/C và cũng do hợp đồng thương mạiquy định Đây là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao hàng cho bên mua
kể từ khi thư tín dung có hiệu lưc của L/C Nếu hai bên thỏa thuận kéo dài thờigian giao hàng một số ngày, thì đương nhiên ngân hàng mở L/C cũng phải hiểurằng thời han hiệu lực của L/ C cũng được kéo dài thêm một số ngày tương ứng
- Những nội dung liên quan tới hàng hóa tên hàng,số lượng, trọng lượng,giá cả quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu cũng được ghi cụ thể trong nộidung L/C
- Những nội dung về vân chuyển, giao nhận hàng hóa như: điều kiên gửihàng (FOB, CIF ) nơi gủi hàng, giao hàng, cách vận chuyển phương tiện, cáchgiao hàng cũng được ghi đày đủ vào nội dung của thư tín dụng
i Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C:Là nội dung cuối cùng của thư
tín dụng nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C, trong các mẫu thư tíndụng là tương tự nhau, nó có điểm chung là
+ Đây là sự cam kết thực sự
+ Là sự cam kết có điều kiện
+ là sự cam kết dự phòng (bảo lưu) tức là ngân hàng chỉ cam kết tôn trọngcác hối phiếu xuất trình đúng hạn và phù hợp với điều kiện của L/C, còn việc cótrả tiền hay không còn phụ thuộc vào việc xem xét bộ chứng từ thanh toán cóphù hợp với L/C và không mâu thuẫn với nhau
Trang 20k Nhưng điều khoản đặc biệt khác: ngoài những nội dung kể trên, khi cần
thiết, ngân hàng mở L/Cvà người nhập khẩu có thêm những nội dung khác, ví
dụ như có thể hoàn trả tiền bằng điện
l Chữ ký chữ ký của ngân hàng mở thư tín dụng: L/C thực chất là một khế
ước dân sự , do vậy , người ký nó cũng phải là người có đầy đủ năng lực hành
vị, năng lực pháp lý để tham gia thực hiện quan hệ dân luật
m Các chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình :
Đây cũng là nội dung rất quan trọng của L/C Bộ chứng từ này là căn cứ đểngân hàng kiểm tra mức độ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của người xuất khẩu
để tiến hành việc trả tiền cho người xuất khẩu, ngân hàng mở thư tín dụngthường yêu cầu người xuất khẩu phải thỏa mãn những yếu tố sau:
- Các loại chứng từ phải xuất trình: Trong thanh toán quốc tế, ngân hàngthực hiện thanh toán trên cơ sở chứng từ, chứ không dựa vào hàng hóa Cácchứng từ thương mại quốc tế rất quan trọng bởi chúng kiểm soát sự vân độngcủa hàng hóa Nhà xuất khẩu có nhận được tiền và nhanh hay chậm phụ thuộcvào chứng từ Vì vậy yêu cầu cần lập chứng từ phải nghiêm ngặt, hoàn hảo, phùhợp với những điều khoản, điều kiện đã quy định
Bộ chứng từ dùng trong thanh toán quốc tế bao gồm: các chứng từ tài chính
và các chứng từ thương mai quốc tế
+ Chứng từ tài chính gồm có : hối phiếu, sec, thư tín dụng hoặc các phươngtiện thanh toán quốc tế khác
+ Chứng từ thương mại còn được gọi là chứng từ hàng hóa, là những chứng
từ mô tả về tình trạng hàng hóa và bao bì hàng hóa Trong một số trường hợp,chúng là chứng từ đại diện hợp pháp cho hàng hóa Điều quan trọng là chứng từhợp lệ phải được lập đúng chỗ, đúng lúc; và để đẩy nhanh việc giao hàng vàthanh toán, chúng phải được đầy đủ một cách hợp lệ Chỉ một điểm nhỏ không
rõ ràng trong chứng từ chắc chắn sẽ dẫn đến sự khó khăn trong việc thanh toán.Chứng từ thương mại bao gồm các loại chứng từ sau:
1.Hóa đơn thương mại(commercial invoice) được xem như là trung
tâm của toàn bộ chứng từ, liệt kê rõ danh mục hàng hóa xuất giao cho người
Trang 21nhập khẩu vì trong trường hợp không dùng hối phiếu thì hóa đơn là căn cứ đểthanh toán tiền hàng.
Hóa đơn thương mại là chứng từ do người bán lập tạo cho người mua đểchứng minh thực sự việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ sau khi hoàn thànhnghĩa vụ giao hàng Chi tiết của hóa đơn phải đúng như trong hợp đồng bánhàng; nếu một thư tín dụng được mở, hóa đơn phải tuân theo chính xác các điềukhoản của nó.Thông thường người ta có vài bản sao hóa đơn để phục vụ chongười mua hải quan và các cơ quan phụ trách nhập khẩu ở nước ngoài Một sốnước còn yêu cầu “hóa đơn chứng thực” hay “giấy chứng nhận xuất xứ hànghóa” để khẳng định hàng hóa xuất đi từ một nước cụ thể
2.Chứng từ vân tải( Bill of transport) là chứng từ vân tải cung cấp cho
người gởi hàng đồng thời xác định quan hệ pháp lý giữa đôi bên trong suốt quátrình vận chuyển hàng hóa
Vận đơn được coi là “sạch” khi chúng không có bất cứ điều khoản nào nó
về tinh trạng hư hỏng của hàng hóa; ngược lại vân đơn bị coi là “phốt” hay
Trang 22Vận đơn hàng không có vai trò như vận đơn đường biển khi hàng hóa đượcchuyển bằng đường hàng không Nhưng không giống như hầu hết các vân đơnđuương biển, nó không phải là chứng từ đại diện hàng hóa, mà chỉ là bằngchứng đã nhận hàng hóa để chuyển đi Chi tiết trên phiếu hàng không cũngtương tự như trên vận đơn đường biển.
3.Các chứng từ bảo hiểm: là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp chongười mua bảo hiểm hàng hóa trong quá trình chuyên chở hàng hóa Hàng hóaxuất khẩu luôn được bảo hiểm đầy đủ từ thời điểm rời máy bay tới khi ngườimua nhận hàng Người mua phải trả bảo hiểm phí và công ty bảo hiểm chịutrách nhiệm bồi thường những tổn thất rủi ro xẩy ra theo những điều khoản đãđược ký kết
Về hình thức, chứng từ bảo hiểm có hai loại được sử dụng phổ biến
- Bảo hiểm đơn (insurance policy)
- Giấy chứng nhận bảo hiểm(insurance certificate)
Ngân hàng không chấp nhận xuất trình phiếu bảo hiểm (cover note), vì đókhông phải hợp đồng hoặc chứng nhận bảo hiểm (insurance certificate) do công
ty bảo hiểm hoặc đại lý ủy thác của công ty lập, mà chỉ đơn thuần là một tờ công
bố bảo hiểm mà thôi
Ngoài ra con một số giấy chứng nhân như :
- Giấy chứng nhận phẩp chất hàng hóa (certificate of quality)
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (certificate of origin)
- Giấy chứng nhận số lượng / trong lượng(certificate of quantity /weigh)
- Giấy chứng nhận vệ sinh (sanitary certificate), kiểm nghiệm thực vật(phytosanitary certificate), kiểm dịch động vật ( veterinary certificate), phiếuđóng gói (packing list)
Các điều khoản hợp đồng ghi rõ ai sẽ có trách nhiệm đối với việc thu xếp
và thanh toán bảo hiểm trong quá trình vận chuyển, lộ trình được bảo hiểm,v.v Các rủi ro bảo hiểm phải giống như những rủi ro được bên mua yêu cầu
2.2.3 Phân loại L/C:
Trang 23Mỗi loại L/C đều có tính chất,nội dung khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụcủa các bên hữu quan cũng rất khác nhau Do đó, cần phải xác định loại L/C cầnmở.
* Các loại L/C cơ bản:
- Thư tín dụng có thể hủy ngang(Revocable L/C)
Là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở và người mua có quyền tự ý đề nghịngân hàng mở L/C sử đổi bổ sung hoặc hủy bỏ L/C mà không cần sự chấp thuậncủa người bán Tuy nhiên khi hàng hóa đã giao, ngân hàng mới thông báo lệnhhủy bỏ thì lệnh này không có giá trị; Nghĩa là khi đó các ngân hàng vẫn phảithực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết, coi như không có việc hủy bỏnày
Loại L/C này không tạo ra sự cam kết mang tính chất pháp lý về việc thanhtoán của ngân hàng, vì vậy quyền lợi của người xuất khẩu không được đảm bảo
Do đó loại L/C nảyất ít được sử dụng , hiện nay hầu như chỉ tồn tại trên lýthuyết
- Thư tín dụng không hủy ngang(Inrrevocable L/C)
Đây là loại thư tín dụng mà sau khi đã được mở ra, thì mọi việc liên quanđến sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ nó, ngân hàng mở L/C chỉ có thể được tiếnhành trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên liên quan Như vậy, nếu không có sựnhất trí của bên bán, của ngân hàng xác nhận thì ngân hàng mở không đượcphép thực hiện theo yêu cầu của bên mua, do đó quyền lợi của bên bán được bảođảm
Theo quy định trong bản UCP 500 thì: Nếu không có ghi chú đặc biệt khácthì loại thư tín dụng sẽ được hiểu là thư tín dụng không hủy ngang
- Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận(confirmed inrrevocable L/C)
Đây là loại L/C không hủy ngang, được một ngân hàng có uy tín đứng rađảm bảo thanh toán tiền cho người hưởng lợi khi ngân hàng mở gặp các rủi ronên không có khả năng thanh toán Nguyên nhân phát sinh loại L/C này là vìngười hưởng lợi không tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng mở L/
Trang 24C Ngân hàng xác nhận có thể do người hưởng lợi chỉ định, hay ngân hàng mởlựa chọn nhưng phải được sự đồng ý của người hưởng lợi
- Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi(Inrrevocable without Recourse L/C)
Đây là loại L/C không hủy ngang trong đó quy đinh rằng sau khi đã thanhtoán cho người hưởng, ngân hàng mở L/C mất quyền truy đòi lại số tiền trongbất kỳ trường hợp nào Khi phát hành hối phiếu theo L/C này người hưởng phảighi trên hối phiếu không được truy đòi người phát(without recourse to drawers).Loại L/C này được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế đặc biệt làcác hợp đồng mua chịu hàng hóa
* Các loại L/C đặc biệt:
Là loại L/C mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạnhiệu lực của nó thì nó (tự động) có giá trị lại như cũ và tiếp tục tuần hoàn trongmột thời gian nhất định cho đến khi hoàn tất giá trị hợp đồng
* Một thư tín dụng tuần hoàn có hai loại:
+ Thư tín dụng tuần hoàn tích luỹ: Cho phép chuyển số dư sang giai đoạntiếp theo và cứ như vậy cộng dồn cho đến L/C cuối cùng
+ Thư tín dụng tuần hoàn không tích luỹ: không cho phép chuyển số dư củagiai đoạn trước sang giai đoạn kế tiếp
*Thư tín dụng tuần hoàn theo 3 cách:
Tuần hoàn tự động: L/C sau tự động có giá trị không cần có sự thông báocủa ngân hàng phát hành L/C
Tuần hoàn không tự động: Là chỉ khi nào ngân hàng phát hành L/C thôngbáo cho người bán thì L/C sau mới có giá trị hiệu lực
Tuần hoàn hạn chế: Nếu sau một vài ngày kể từ ngày L/C hết hạn hiệu lựchoặc đã sử dụng hết mà không có ý kiến gì của ngân hàng phát hành thì L/C kếtiếp tự động có giá trị hiệu lực
Trang 25L/C tuần hoàn được áp dụng trong trường hợp 2 bên mua bán những mặthàng có giá trị lớn, có quan hệ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ thường xuyên,giao nhiều lần trong năm với số lượng đều đặn.
L/C loại này có tính chất ưu đãi đối với nhà nhập khẩu vì nó cho phép nhànhập khẩu không bị đọng vốn, không tính phí mở nhiều lần L/C
Thường là loại L/C không huỷ ngang cho phép chuyển từ người hưởng lợiban đầu sang một hay nhiều bên khác (người hưởng lợi thứ 2) theo yêu cầu củangười hưởng lợi thứ nhất
Một L/C chuyển nhượng chỉ có thể chuyển nhượng một lần, những phầntiền chuyển nhượng (mà tổng cộng không được quá số tiền của thư tín dụng).Thủ tục phí và lệ phí chuyển nhượng sẽ do người hưởng lợi thứ nhất chịu.Đây là loại L/C sử dụng khi người hưởng thứ nhất không tự cung cấp đượchàng hoá mà chỉ là một người môi giới và người này muốn chuyển nhượng từngphần hay toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của mình cho người cung cấp hàng hoá(người hưởng lợi thứ 2) Sự chuyển nhượng phải được thực hiện theo các điềukhoản của L/C gốc Một số điều kiện của L/C gốc như: Cảng xếp, cảng dỡ hàngkho chuyển nhượng không được phép thay đổi, những yếu tố sau được thay đổi:Tên và địa chỉ của người hưởng ban đầu có thể thay thế cho tên và địa chỉcủa người mở L/C Nhưng nếu L/C gốc đòi hỏi phải ghi tên người xin mở L/Ctrên chứng từ nào đó, ngoài hoá đơn thì yêu cầu đó phải được thực hiện
Đơn giá và tổng kim ngạch của L/C chuyển nhượng có thể được giảmxuống, khoản chênh lệch đó là thu nhập của người hưởng lợi ban đầu
Giai đoạn để giao hàng, thời hạn hiệu lực của L/C có thể đựoc rút ngắn.Thư tín dụng muốn chuyển nhượng thì phải ghi rõ: “To be transferable ”(có thể chuyển nhượng) khi người nhập khẩu mở L/C có thể chuyển nhượngchứng tỏ họ đồng ý cho người xuất khẩu chỉ định người khác làm thay việc giaohàng và xuất trình chứng từ
Việc chuyển nhượng L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán cũng đượcchuyển nhượng Người hưởng lợi ban đầu vẫn là người chịu trách nhiệm chính
Trang 26với người nhập khẩu Người được chuyển nhượng được phép thay mặt ngườihưởng lợi thứ nhất để lập chứng từ hóa đơn giao hàng có liên quan, chứng từnày được xem như chứng từ gốc để làm cơ sở nhập tiền, hoặc người hưởng lợithứ nhất có thể lập hai chứng từ trên cơ sở chứng từ do người được chuyểnnhượng lập nên.
Trường hợp người hưởng lợi thứ hai không giao hàng hay không giao đúnghàng hay chứng từ không hoàn hảo, thì người thứ nhất phải chịu trách nhiệm vềphí bên xuất khẩu theo hợp đồng đã kí
Là L/C thứ hai được mở ra trên cơ sở L/C thứ nhất đã được mở; có nghĩa lànhà xuất khẩu căn cứ vào một L/C mà bên nhập khẩu đã mở cho mình hưởng(gọi đó là L/C gốc) sẽ yêu cầu ngân hàng phục vụ cho mình mở một L/C chongười khác hưởng (L/C sau gọi là L/C giáp lưng)
Về cơ bản L/C gốc và L/C giáp lưng giống nhau, ngoài một số điểm khácbiệt như sau:
Người hưởng lợi L/C gốc là người xin mở L/C giáp lưng
Kim ngạch L/C gốc lớn hơn kim ngạch L/C giáp lưng
Thời hạn giao hàng, thời hạn xuất trình chứng từ, thời hạn hiệu lực của L/Cgốc dài hơn của L/C giáp lưng
Loại L/C giáp lưng thường được áp dụng trong trường hợp người muamuốn mua hàng của khách nước ngoài nhưng họ không thể mở L/C trực tiếp chongười đó hưởng mà phải thông qua người trung gian hay sử dụng trong mua bánchuyển khẩu
L/C điều khoản đỏ còn gọi là tín dụng ứng trước.Gọi là điều khoản đỏ và điềukhoản ban đầu được viết bằng mực đỏ để lưu ý tính chất riêng của loại tín dụngnày
Tín dụng ứng trước là một tín dụng kèm theo một điều khoản đặc biệt ủynhiệm cho ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng xác nhận, ứng tiền trước chongười hưởng trước khi xuất trình các thủ tục Điều khoản này được đưa ra theo
Trang 27yêu cầu riêng của người mở tín dụng và việc trình bày phụ thuộc vào yêu cầucủa bên đó Số tiền ứng trước trong một vài trường hợp có thể bằng toàn bộ sốtiền của L/C
L/C dự phòng (Stand by L/C)
Tín dụng dự phòng đầu tiên xuất hiện ở Mỹ là nơi mà luật pháp cấm ngân hànglàm nhiệm vụ bảo lãnh vì nghiệp vụ này chỉ dành cho các công ty bảo hiểm thựchiện Tín dụng dự phòng là một trong các bảo đảm trả tiền ngay khi có yêu cầulần đầu, được các ngân hàng trên thế giới sử dụng rộng rãi bên cạnh các hìnhthức bảo lãnh cổ điển như bảo lãnh tham dự đấu thầu, bảo lãnh bồi hoàn tiềnứng trước, bảo lãnh việc hoàn thành dịch vụ cả người mua (nhập khẩu) lẫnngười bán (nhà xuất khẩu) đều có quyền mở tín dụng thư dự phòng hoặc yêu cầubên đối tác mở cho mình nếu muốn quyền lợi của mình được bảo đảm chắcchắn
*Nếu không thực hiện đúng điều kiện đã quy định, người thụ hưởng tíndụng dự phòng sẽ phát hành một văn bản nêu rõ những điều khoản cam kếtkhông được tôn trọng, ngân hàng mở tín dụng dự phòng sẽ phải thanh toán ngay
số tiền bồi thường cho người thụ hưởng
Trong quan hệ giao dịch này thì người bán đồng thời cũng là người mua vàngược lại Như vậy bên nhập khẩu nguyên liệu mở cho bên xuất khẩu một L/Cđảm bảo thanh toán giá trị nguyên liệu nhập khẩu và L/C này chỉ có hiệu lực khibên xuất khẩu về phần mình cam kết nhập khẩu lại những thành phẩm được sảnxuất ra từ nguyên liệu đó bằng việc mở lại L/C đối xứng cho bên xuất khẩu
Trang 28thành phẩm và L/C đối xứng này chỉ có hiệu lực nếu thành phẩm được sản xuất
từ chính nguyên liệu cung cấp trên
2.3 TRÁCH NHIỆM QUYỀN HẠN CỦA CÁC BÊN THAM GIA THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TDCT.
Trách nhiệm và quyền hạn của các NHTM:
- Ngân hàng mở L/C:
Căn cứ vào đơn xin mở L/C của người nhập khẩu để phát hành L/C và tìmcách thông báo L/C đó cùng với việc gửi bản gốc L/C cho người xuất khẩu.Tiến hành việc sửa đổi, bổ sung những nội dung của L/C theo yêu cầu vàthỏa thuận của các bên xuất, nhập khẩu rồi thông báo ngay để các sửa đổi đó chocác bên liên quan
Kiểm tra bộ chứng từ thanh toán của bên xuất khẩu gửi, nếu thấy phù hợpvới những quy định trong L/C thì trả tiền cho người xuất khẩu, nếu không cóquyền từ chối thanh toán Theo quy định của UCP 500 thì ngân hàng chỉ chịutrách nhiệm khiểm tra “bề ngoài” của chứng từ có phù hợp với L/C hay khôngchứ không chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý hay tính xác thực của chứng
từ Mọi sự tranh chấp về tính chất “bên trong ” của chứng từ là do người nhậpkhẩu và người xuất khẩu tự giải quyết
Ngân hàng được miễn trách nếu rơi vào các trương hợp bất khả khángnhư chiến tranh, đình công, nổi loạn, thiên tai Nếu L/C hết hạn giữa lúc đó,ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm thanh toán những bộ chứng từ gửi đếnvào dịp đó, trừ khi đã có quy định dự phòng
Mọi hậu quả sinh ra do lỗi của mình, ngân hàng mở L/C đều phải chịutrách nhiệm
- Ngân hàng thông báo:
Khi nhận được thông báo của ngân hàng mở L/C về L/C đã mở và bảngốc L/C đó thì chuyển ngay cho bên xuất khẩu
Khi nhận được bộ chứng từ của người xuất khẩu chuyển tới, ngân hàngphải chuyển ngay và nguyên ven bộ chứng từ đó tới ngân hàng mở L/C
Trang 29Ngân hàng không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh ra do sựmất mát, chậm trễ về chứng từ trên đường đi đến ngân hàng mở L/C, miễn làchứng minh rằng mình đã gửi nguyên vẹn và đúng hạn bộ chứng từ đó qua bưuđiện.
Ngân hàng xác nhận được hưởng phí xác nhận khá cao và thường yêu cầu
NH mở L/C đặt tiền ký quỹ có khi tới 100% trị giá của L/C
* Trách nhiệm và quyền hạn của người xuất nhập khẩu
- Người nhập khẩu:
Nếu hợp đồng TMQT đòi hỏi phải áp dụng phương thức TDCT thì việc
mở thư tín dụng của người nhập khẩu là điều kiện tiên quyết Muốn mở L/Cngười nhập khẩu phải làm đơn gửi NH phục vụ mình và ký quỹ một sỗ tiền nhấtđịnh tùy vào quan hệ của người đó và ngân hàng mở L/C Người nhập khẩucũng phải trả một khoản thủ tục phí (theo tỷ lệ phụ thuộc số tiền, loại và thời hạncủa L/C) Tùy theo từng loại L/C, người nhập khẩu cũng có quyền bàn bạc vớicác bên liên quan hoặc đề nghị NH sửa đổi, bổ sung hoặchủy bỏ thư tín dụng.Ngoài ra, người nhập khẩu cũng có quyền từ chối hoàn trả toàn bộ hay một phần
số tiền của L/C cho ngân hàng nếu xét thấy bộ chứng từ không phù hợp vớinhững điều kiện họ đã nêu trong L/C
Trang 30- Người xuất khẩu:
Khi nhận được L/C do ngân hàng thông báo chuyển đến phải tiến hànhkiểm tra kỹ xem có phù hợp với nội dung của hợp đồng thương mại không Nếuphát hiện có những nội dung không phù hợp, không rõ ràng và bất lợi cho mình
có quyền yêu cầu người mua đề nghị ngân hàng mở sửa đổi, bổ xung cho phùhợp
Người xuất khẩu chỉ chuyển giao hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi đã
có được L/C đáp ứng được yêu cầu của mình Sau khi giao hàng, bên bán phảikhẩn trương lập bộ chứng từ theo quy định của L/C và xuất trình cho ngân hàngtrong thời gian hiệu lực của nó Người nhập khẩu sẽ chỉ được thanh toán nếunhư ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện của L/C
2.4 NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI NHTM TRONG THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
Trong thanh toán quốc tế tùy thuộc vào phương thức thanh toán do ngườixuất nhập khẩu sử dụng mà vị trí vai trò của ngân hàng cũng như những rủi ro
và thu nhập của nó cũng sẽ khác nhau
Đối với phương thức đơn giản như chuyển tiền, nhờ thu, trao chứng từ giaotiền thì vai trò của ngân hàng chỉ làm trung gian trong việc thực hiện lệnh chitrả hay nhờ thu cho khách hàng để thu phí mà không chịu trách nhiệm trong việc
có thu được tiền hay không, hay không thể chủ động trong việc thanh toán.Cũng chính vì vậy mà khi tham gia thưc hiện các phương thức này ngân hàng ít
bị rủi ro là mất tiền hay không thu được tiền do người bán không thực hiện hợpđồng hay người mua không chịu trả tiền và ngân hàng cũng không chỉ thu đượclơi nhuận bằng phí các bên trả khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng
Đối với các phương thức phức tạp như tín dụng chứng từ ngoài việc thu phí
mở thư tín dụng, ngân hàng còn sẽ thu được thêm phí tu chỉnh, sửa đổi, xácnhận bảo lãnh hoặc thêm các dịch vụ khác nếu có do khách hàng yêu cầu nhằmđảm bảo an toàn trong thanh toán của khách hàng, tuy nhiên đối với từng dịch
Trang 31vụ cung cấp tùy thuộc vào trách nhiệm nặng hay nhẹ mà ngân hàng thu phí caohay thấp; đối với các thư tín dụng đòi hỏi sự bảo lãnh, xác nhận của ngân hànghay thậm chí với thư tín dụng bình thường mà nhất là đối với L/C có thể huyngang, trách nhiệm của ngân hàng rất cao
Đối với TDCT thì rủi ro cho ngân hàng thường xảy ra ở chỗ ngân hàng dãcho vay rồi nhưng không thu được nợ vì người vay mất khả năng trả nợ Tíndụng chứng từ với mức độ rủi ro của nó cũng không kém gì so với một số loaitín dụng ngắn hạn khác như tín dụng ngân quỹ hay bảo lãnh vay vốn của kháchhàng Vì cơ sở đảm bảo nợ ở đây là một con nợ, nghĩa là khi con nợ không thểtrả được nợ thì ngân hàng sẽ mất vốn
Rủi ro cho ngân hàng từ phía người mua: ngân hàng vì phải đứng ra camkết thanh toán cho người bán (người hưởng lợi ) rủi ro sẽ xảy ra khi người mua
do nhiều lý do mà hủy bỏ L/C hay không nhận hàng, từ chối bộ chứng từ khônghợp lệ, hay vì họ không có khả năng thanh toán trong khi ngân hàng không bắtbuộc ký quỹ 100% trị giá L/C thì ngân hàng sẽ phải lãnh chịu mọi hậu quả
Rủi ro cho ngân hàng từ phía người bán:vì tính chất thư tín dụng chỉ được
xử lý trên chứng từ chứ không căn cứ trên hàng hóa Nếu nhà xuất khẩu có ý đồgian lận tuân theo các điều khoản của thư tín dụng, thì họ sẽ được thanh toán,cho dù hàng hóa họ giao chỉ là những thứ không đáng giá
Do tính chất phức tạp của nhiều loại L/C làm cho việc kiểm tra bộ chứng từ
có nhiều khó khăn ngân hàng kiểm tra bỏ qua những sai sót và đã thanh toán chongười hưởng lợi nhưng người mua lại phát hiện và từ chối thanh toán bộ chứng
từ, ngân hàng phải chịu hậu quả tìm cách giải quyết bộ chứng từ và lô hàng đó.Trong quan hệ giữa các ngân hàng về thanh toán TDCT thì thấy thương nảysinh quan hệ tín dụng giữa ngân hàng mở thư tín dụng và ngân hàng xác nhận.Một khi ngân hàng được chỉ đinh xác nhận thì nó không luôn luôn sẵn sàng xácnhận, mặc dù chi xác nhận thư tín dụng thì ngân hàng xác nhận thu một khoảnphí không nhỏ Chính vì ngân hàng xác nhận không tin tưởng vào khả năng tàichính của ngân hàng mở TTD Vì rằng khi đă đồng ý xác nhận TTD thì nghĩa vụcủa ngân hàng xác nhận không khác ngân hàng ngân hàng mở TTD, nghĩa là họ
Trang 32cũng sẽ trả tiền, chấp nhận hối phiếu hay chiết khấu hối phiếu Nếu tất cả sự việcnêu trên được thực hiện bàng vốn của ngân hàng xác nhận thì họ khó có khảnăng đòi ngân hàng mở TTD khi ngân hàng này khả năng tài chính không tốt.
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG HÀ NỘI
I TỔNG QUAN VỀ NHNO &PTNT ĐÔNG HÀ NỘI.
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Đông Hà Nội.
Chi nhánh NHNo & PTNT Đông Hà Nội được thành lập theo quyết định170/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 2/7/2003 của Chủ tịch HĐQT HNNo & PTNTViệt Nam Cơ sở vật chất và nhân sự của chi nhánh chủ yếu là tiếp nhận từ Tổngcông ty Vàng Bạc Đá Quý Việt Nam và một chi nhánh Bà Triệu được tách ra từchi nhánh Láng Hạ.Trụ sở chính của chi nhánh đặt tại 23b Quang Trung, đâycũng là trụ sở do Tổng công ty VBĐQ Việt Nam chuyển giao Hiện tại biên chếcán bộ toàn chi nhánh là 87 người, chi nhánh có 7 phòng ban hoạt động tại trụ
sở chính, một chi nhánh trực thuộc đóng tại Bà Triệu và hai phòng giao dịch,phòng giao dịch 1 đóng tại số 8 Kim Mã, phòng giao dịch 2 đóng tại 39 NguyễnCông Trứ
Chi nhánh NHNo & PTNT Đông Hà Nội là đại diện ủy quyền của NHNo &PTNT Việt Nam, là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc NHNo Việt Nam và
có con dấu, mã số thuế,có bảng cân đối để hạch toán các hoạt động kinh doanhtheo luật định
Quá trình hình thành và phát triển.
Ngày 26/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng( nay là Chính phủ) ban hành nghịđịnh 53/HĐBT thành lập Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam Ngày
Trang 3314/11/1990 Chủ tịch HĐ Bộ trưởng ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngânhàng Nông Nghiệp Việt Nam trên cơ sở Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp ViệtNam Ngày 15/10/1990, thừa lệnh ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thốngđốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định280/QĐ- NH5 thành lập lại vàđổi tên thành Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Saugần hai chục năm hoạt động hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam đã khôngngừng phát triển, mạng lưới chi nhánh trải rộng khắp đất nước và trở thành mộttrong những NHTM NN lớn nhất Việt Nam.
Ban lãnh đạo NHNo VN nhận thấy Hà Nội là trung tâm kinh tế quan trọngcủa đất nước, tuy đã có một số chi nhánh đang hoạt động tại Hà Nội rất tốt như
NH Hà Nội,NH Đông Anh nhưng để đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh vàcạnh tranh trên thị trường NH vẫn cần phải mở rộng thêm chi nhánh trong nộithành Hà Nội, chính vì lẽ đó mà NH Đông Hà Nội được thành lập
Từ khi thành lập đến nay, cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ và lãnhđạo Ngân hàng Đông Hà Nội đã dần dần đổi mới về tổ chức, mở rộng địa bànhoạt động, đáp ứng kịp thời thuận tiện các nhu cầu của khách hàng Chú trọngđầu tư hiện đại hóa công nghệ, đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ nhân viên,xắp xếp bố trí công việc phù hợp với năng lực của từng người, đảm bảo hoạtđộng ngân hàng an toàn, hiệu quả Đầu năm 2005, chi nhánh đã thành lập thêmhai phòng giao dịch và một tổ vi tính Ngân hàng cũng đang tiếp tục tìm địađiểm để mở thêm các phòng giao dịch và làm thủ tục trình NHNo Việt Nam chophép thành lập thêm một chi nhánh cấp 2 tại 91 Lý Thường Kiệt, sau khi trụ sởchính sửa chữa xong
Chỉ sau hai năm hoạt động, đến nay NH Đông Hà Nội đã và đang phát triểnmạnh mẽ, luôn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao đồng thời liên tụchoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra
1.2 Chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn, của NH Đông Hà Nội.
Nhiệm vụ:
- Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực củaNHNo
Trang 34- Tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn hiệu quả phục
vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước
- Chấp hành quy chế của Ngân hàng Nhà nước, NHNo về dự trữ bắt buộc,báo cáo thống kê, kiểm tra kiểm toán
- Thực hiên các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật và thựchiện một số nhiệm vụ khác do tổng giám đốc NHNo giao
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao NHNo có quyền thực hiện:
- Thực hiện các nhiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ tín dụng như nhận tiềngửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổchức dân cư trong ngoài nước bằng VNĐ và ngoại tệ
- Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu NH
và các hình thức huy động vốn khác phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và kinhdoanh ngân hàng
- Cho vay trung dài hạn, ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổchức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo cơ chế tíndụng của Ngân hàng Nhà Nước và quy định của NHNo Việt Nam
- Chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có trị giáđược bằng tiền theo quy định của NH nhà nước và NHNo Việt Nam
- Thực hiện các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng như thanh toán quốc tế, bảolãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ, kinh doanh ngoại tệ,rút tiền tự động, dịch vụ thẻ tín dụng, dịch vụ ngân quỹ, tư vấn, chuyển tiềntrong nước và quốc tế
- Thực hiện quan hệ đại lý thanh toán và dịch vụ ngân hàng đối với cácngân hàng nước ngoài
- Đầu tư dưới nhiều hình thức như: liên doanh mua cổ phần với các doanhnghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được NHNo VN cho phép
- Thực hiện các nghiệp vụ tư vấn về tiền tệ, quản lý tiền vốn, các dự án đầu
tư phát triển
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh.
Trang 35Căn cứ Quyết định169/QĐ-HĐQT ngày 7/9/2000 của Chủ tịch NHNo&PTNT Việt Nam, được sự cho phép của Tổng giám đốc NHNo&PTNTViệt Nam tại văn bản số 2481/NHNo-TCCB ngày 5/8/2003, Chi nhánhNHNo&PTNT Đông Hà Nội có cơ cấu sau:
HĐQT-* Ban giám đốc: Gồm Giám đốc và 2 phó giám đốc
* Các phòng ban gồm:
- Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp
- Phòng Tín dụng
- Phòng Thẩm định
- Phòng Thanh toán quốc tế và Kinh doanh ngoại tệ
- Phòng Kế toán- Ngân quỹ
Trang 36Chức năng của từng phòng ban
Ban giám đốc : Gồm giám đốc và 2phó giám đốc
- Giám đốc: Là người đứng đầu Chi nhánh, trực tiếp điều hành mọi hoạtđộng của Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội theo quy định tại điều 9 vàđiều 14 quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT VN banhành kèm theo Quyết định 169/QĐ-HĐQT ngày 7/9/2000 của Chủ tịch HĐQTNHNo&PTNT VN
- Phó giám đốc: Giúp việc Giám đốc điều hành công tác của Chi nhánh,phụ trách một hoặc một số lĩnh vực nghiệp vụ, chỉ đạo một hoặc một số phòngtheo mảng nghiệp vụ liên quan
- Tư vấn: Tư vấn cho khách hàng mà mình có quan hệ về chuyên môn đảmbảo lợi ích các bên trọng giao dịch, phù hợp vói quy định của NHNo&PTNTVN
- Đào tạo: Huấn luyện cán bộ nhân viên thường xuyên, có trương trình cụthể, kết hợp giữa đào tạo và tự đào tạo, đảm bảo tích lũy kinh nghiệm, nâng caonghiệp vụ chuyên môn
Phòng Tín dụng :
- Phòng tín dụng là đơn vị chuyên môn của NHNo&PTNT Đông Hà Nội cóchức năng tham mưu với ban giám đốc trong việc chỉ đạo, điều hành, tổ chứchoạt động tín dụng của toàn Chi nhánh theo yêu cầu nhiệm vụ công tác tín dụngcủa NHNo&PTNT VN
Trang 37- Phòng tín dụng có chức năng tổ chức, thực thi nhiệm vụ công tác tín dụng,tìm hiểu, tư vấn cho Ban lãnh đạo trong việc triển khai các văn bản chỉ đạo củaNHNo&PTNT VN Tiếp nhận và tổ chức học tập đào tạo trong phạm vi quản lý.
Phòng Thẩm định:
- Là bộ phận chuyên môn, có chức năng tham mưu cho Giám đốc chi nhánhtrong việc quản lý, chỉ đạo hoạt động thẩm định tại chi nhánh và trực tiếp thẩmđịnh các dự án, phương án đầu tư tín dụng, bảo lãnh vượt quyền phán quyết củaGiám đốc chi nhánh cấp dưới, các món vay do Tổng giám đốc, Giám đốc Chinhánh quy định, chỉ định Tổ chức học tập nghiệp vụ và tiếp thu công nghệ mới
để hoàn thành nhiêm vụ trong từng thời kỳ
Phòng Thanh toán quốc tế:
- Chức năng tham mưu : Trong khuôn khổ trách nhiệm của mình, phòngTTQT có chức năng tham mưu cho ban giám đốc chi nhánh về các mặt có liênquan đến nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, nhằm mục đích đảm bảo sự an toàncũng như sự phát triển trong kinh doanh
- Chức năng thực hiện: Phòng TTQT sẽ thực hiện, triển khai các nghiệp vụngân hàng liên quan đến kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế
- Chức năng tư vấn: Trong giao dịch hàng ngày với khách hàng, phòngTTQT có chức năng tư vấn cho khách hàng trong mảng nghiệp vụ mà mình phụtrách trên nguyên tắc đảm bảo lơi ích cho ngân hàng cũng như khách hàng
- Chức năng đào tạo: Thực hiện đào tạo nhân viên trong phòng, chi nhánhcấp 2, phòng Giao dịch về mảng nghiệp vụ được phân công để có thể đảmđương tốt nhiệm vụ được giao
- Nhiêm vụ:
+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh đối ngoại Tổng kết công tác kinh doanhđối ngoại, phân tích hiệu quả, đề xuất phương án phát triển dịch vụ đối ngoại.+ Tham mưu cho ban Giám đốc để xây dựng biểu phí dịch vụ đối ngoại hợp
lý, đảm bảo khuyến khích khách hàng và cạnh tranh với các tổ chức khác
+ Đảm nhận dịch vụ TTQT theo yêu cầu của khách hàng
Trang 38+ Tổ chức mua bán, thu đổi ngoại tệ và thanh toán khác mà NHNN, NHNocho phép.
+ Cân đối nguồn vốn ngoại tệ đảm bẩo yêu cầu thanh toán của khách hàng,đảm bảo trạng thái ngoại tệ
Phòng Kế toán- Ngân quỹ:
- Tham mưu cho Ban giám đốc về: chiến lược, kế hoạch phát triển kinhdoanh Tổ chức quản lý về tài chính, kế toán, ngân quỹ trong chi nhánh
-Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về tài chính, kế toán, ngân quỹnhư công tác hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, thanh toán, ngân quỹ đểquản lý và kiểm soát nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, quản lý tài sản, vật tư,thu nhập, chi phí, xác định kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNTĐông Hà Nội
- Thực hiện hướng dẫn và kiểm tra chuyên đề tài chính, kế toán, ngân quỹđối với các đơn vị trực thuộc theo chỉ đạo của Ban giám đốc
- Đào tạo cán bộ ngày một vững vàng chuyên môn, có kịnh nghiệm nghềnghiệp
Phòng Kiểm tra- Kiểm toán nội bộ:
- Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội
là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác kiểm tra, kiểm toánnội bộ, thực hiện việc xét khiếu nại tố cáo, công tác đấu tranhchống tham nhũng,tham ô lãng phí trong toàn chi nhánh theo Quyết định 176/QĐ/HĐQT-02 ngày14/12/1998 của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT VN về “Quy chế tổ chức hoạtđộng của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ NHNo&PTNT VN”
- Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ được đặt dưới sự quản lý và chỉ đạo trựctiếp của giám đốc chi nhánh và quyền điều hành của kiểm tra trưởng chi nhánh,hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, trung thực, khách quan và đúngpháp luật
- Những người trong phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ không kiêm nhiệmcác công việc khác của chi nhánh
Phòng Hành chính-Nhân sự
Trang 39- Với chức năng hành chính, phòng hành chính nhân sự thực hiện công tácvăn thư, hành chính, quản trị tuyên truyền, tiềp thị, lễ tân, tiếp khách nhằm thựchiện mục tiêu xây dựng Ngân hàng văn minh, lịch sự Với chức năng nhân sự,phòng giúp Giám đốc quy hoạch và xắp xếp cán bộ ngân hàng, thực hiện cácquyết định khen thưởng và kỷ luật, thực hiện các chế độ, chính sách đối vớingười lao động và đề xuất cán bộ của ngân hàng đi học tập tham quan.
1.4 Nguồn lực của Ngân hàng.
Về cơ sở vật chất:
NHNo&PTNT Đông Hà Nội ra đời được 2 năm, đây là giai đoạn mới hình thànhnên chi nhánh cần phải giải quyết rất nhiều công việc và khó khăn Cơ sở vậtchất của chi nhánh chủ yếu là tiếp nhận từ tổng công ty Vàng bạc đá quý ViệtNam, trang thiết bịvẫn còn hạn chế chưa đáp ứng được các giao dịch tiên tiến.Riêng trụ sở 23b Quang Trung sau khi tiếp nhận chi nhánh cũng phải đầu tư sửachữa cho phù hợp với hoạt động của ngân hàng Trong thời gian sửa chữa chinhánh phải thuê địa điểm 91 Lý Thường Kiệt để kinh doanh Đây là những khókhăn đối với chi nhánh vì chi nhánh phải đầu tư tương đối lớn, vừa phải đầu tưnâng cấp bổ sung trang thiết bị mới vừa phải trả phí thuê địa điểm, điều này dãảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của chi nhánh trong 2 năm qua
Về đội ngũ cán bộ:
Biên chế lao động của toàn chi nhánh thời gian đầu tổng cộng có 97 người,đến cuối 2004 số lao động chuyển đi và chuyển đến còn 87 người, giảm 10người So với mạng lưới thì biên chế lao động còn thiếu.Thiếu nhất là cán bộkinh doanh và ngân quỹ Tỷ lệ cán bộ tín dụng chiếm 23% trên tổng số cán bộ.Cán bộ có trình độ cao như tiến sĩ, thạc sĩ chiếm tỷ lệ rất ít Chủ yếu là cán bộ cótrình độ đại học Tuy nhiên, ưu điểm của các cán bộ nhân viên là phần lớn họđược chuyển đến từ chi nhánh khác, sở giao dịch, nên họ đã có sẵn kinh nghiệmtrong hoạt động ngân hàng Lãnh đạo Ngân hàng cũng luôn quan tâm đến côngtác đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên, đó được coi là kế hoạch hàng đầucủa Chi nhánh Cụ thể Chi nhánh đã tổ chức rất nhiều các lớp huấn luyện nghiệp
vụ tín dụng, thẩm định, kế toán, gửi đi đào tạo tại các chi nhánh khác, tự đào
Trang 40tạo Ngoài ra Chi nhánh còn chủ trương từng phòng tự đào tạo tập huấn nghiệp
vụ cho nhau, đây là hình thức đào tạo vừa ít tốn kém mà mang lại hiệu quả cao.tính đến nay các cán bộ đều đã đảm đương được công việc, hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao
Về nguồn vốn:
NHNo&PTNT Đông Hà Nội ra đời trong giai đoạn nền kinh tế nước tađang trong giai đoạn phát triển Tuy mới hình thành được 2 năm nhưng NHĐông Hà Nội đã có những bước chuyển mình đáng kể, từ một ngân hàng nhỏvới nguồn vốn và dư nợ cho vay ít ỏi hơn 100 tỷ đồng, đến nay số vốn nay đãtăng lên 16 lần , tính đến 31/12/2004 tổng nguồn vốn của NH là 1 523 tỷ đồng
Về khách hàng và tình hình kinh tế trên địa bàn:
Địa bàn hoạt động chủ yếu của NH Đông Hà Nội hoạt động chủ yếu tạikhu vực quận Hoàn Kiếm và các quận lân cận trong nội thành Đây là khu vựctrung tâm thương mại của thủ đô, tập trung nhiều tổng công ty lớn, các doanhnghiệp ngoài quốc doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp Địa điểm nàycũng là nơi nhiều khách du lịch qua lại Đây là điều kiện thuận lợi để giúp chinhánh tăng trưởng nguồn vốn ngoại tệ cũng như mở rộng các dịch vụ khác.Tuy nhiên, chi nhánh cũng gặp phải nhiều khó khăn do là một chi nhánh rađời sau lại nằm trên địa bàn chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các tổ chức tín dụngkhác
Khách hàng của chi nhánh thời gian đầu hầu hết là nhứng khách hàng cóquan hệ tín dụng lâu năm với chi nhánh Bà Triệu, khách hàng quen thuộc củacác cán bộ nhân viên từ chi nhánh khác, sở giao dịch chuyển đến.NHNo&PTNT Đông Hà Nội đã luôn tìm cách khắc phục những khó khăn trênbằng cách tích cực tìm kiếm khách hàng, coi trọng và thu hút tối đa các đốitượng khách hàng có lượng tiền gửi và nhu cầu tín dụng lớn Trong thời gianqua chi nhánh đã tiếp cân và quan hệ được vói những khách hàng có uy tín trênđịa bàn để đầu tư tín dụng như: công ty XNK Tổng hợp, công ty Kim khí HàNội, công ty Thiết bị phụ tùng Hà Nội, công ty TNHH Long Giang, công tyXNK tạp phẩm, công ty IC Việt Nam, công ty XNK Liên Thành và một số tổ