1.1. Kiến nghị đối với ngân hàng Nông nghiệp và các cơ quan chức năngkhác khác
* Hoàn thiện hệ thống luật pháp về TTQT trước hết là phương thức TDCT: Cần có các văn bản luật hoặc dưới luật (luật, pháp lệnh, nghị định) quy định rõ ràng cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các bên tham gia cũng như xử lý trong trường hợp có xung đột pháp luật giữa quy tắc quốc tế và luật pháp quốc gia trong TTQT nói chung và phương thức thư tín dụng (L/C) nói riêng vì L/C đang và chắc chắn vẫn là phương thức chủ yếu trong TTQT.
Rất cần những quy định pháp lý như:
a). Trách nhiệm của các bên liên quan trong nước trong việc TTQT: Trường hợp phải trả tiền cho nước ngồI, thì người mở L/C phải có nghĩa vụ,
trách nhiệm trả nợ (kể cả L/C at sight, trả chậm, bảo lãnh…); nếu không đủ tiền phải nhận nợ bắt buộc và chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý.
b). Phương pháp xử lý khi có xung đột giữa UCP 500 và luật pháp Việt Nam: Theo tôi, để hội nhập, đặc biệt khi Hiệp định thương mại Viẹt Mỹ sắp có hiệu lực đầy đủ đối với các điều khoản về ngân hàng và Việt Nam sắp gia nhập WTO – Việt Nam cần theo hướng tuân thủ theo UCP 500, cụ thể là trong trường hợp có xung đột giữa UCP 500 và các quy định của luật pháp Việt Nam thì UCP 500 sẽ chiếm ưu thế.
c). Xử lý trách nhiệm khi có trach chấp hoặc thiệt hại: Chẳng hạn, Ngân hàng mở L/C khẳng định bộ chứng từ hoàn hảo phải thang toán như người mở L/C hoặc cơ quan nào đó cho rằng bộ chứng từ có lỗi có thể từ chối và khơng chấp nhận trả tiền, không chịu nhận nợ nên ngân hàng mở khơng có tièn trả nước ngồi. Trong trường hợp phía nước ngồi khởi kiện và phần thắng thuộc về họ thì người mở L/C hoặc cơ quan có ý kiến trên phải chịu hồn tồn trách nhiệm cả về vật chất và pháp lý.
* Hồn thiện các phương thức thanh tốn quốc tế, đặc biệt UCP 500:
Các quy tắc TTQT do Phòng Thương mại quốc tế ban hành không phảI là văn bản cố định cứng nhắc mà luôn được tu chỉnh, bổ xung để phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội.
Bản sửa đổi năm 1993 mang tên UCP 500 hiện đang được áp dụng rộng rãi. Mặc dù được các nước trên thế giới chấp nhận và thực hiện và thực tế tạo cho việc TTQT phát triển, an toàn và tiện lợi nhưng UCP 500 vẫn còn những điểm chưa rõ ràng, gây tranh cãi khi thực hiện. Chẳng hạn vấn đề lỗi (sai biệt) chứng từ để có thể từ chối thanh tốn khơng được UCP 500 quy định cụ thể lỗi nào có thể bỏ qua, lỗi nào được phép từ chối thanh toán. Trong thực tế các lỗi chính tả, lỗi tên địa danh…thường hay xảy ra và các lỗi này có được phép bỏ qua không chưa được xác định. Mặt khác chưa đề cập đến trường hợp xảy ra lừa đảo với chứng cứ rõ ràng. Chẳng hạn khi hàng hoá đã về và người mua nhanh chóng phát hiện và có bằng chứng hàng giả, hàng xấu, vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá trong khi bộ chứng từ được lập rất hoàn hảo tới sau khi ngân hàng mở
L/C có được quyền từ chối khơng. Theo quy định hiện nay thì khơng được từ chối trả tiền, song nếu thực hiện để sau đó người mua mới đI kiện người bán thì hậu quả xảy ra và người mua vẫn phải chịu thiệt hại.
Chính vì vậy, thông qua hoạt động thực tiễn, các NHTM và doanh nghiệp Việt Nam nên đúc kết, đề nghị đóng góp, hồn thiện bổ xung UCP 500. Hiệp hội Ngân hàng với tư cách tổ chức phi chính phủ, vì quyền lợi của các NHTM Việt Nam – nên đứng ra thực hiện việc tập hợp và chuyển ý kiến kiến nghị cho Phòng Thương mại quốc tế. Việc này chắc chắn được Phòng Thương mại quốc tế hoan nghênh dù họ chấp nhận hay khơng chấp nhận. Nếu phía Việt Nam có nhiều đóng góp tích cực, chắc chắn sẽ giúp Việt Nam có uy tín trong lĩnh vực này và sẽ rất có lợi trong trường hợp xảy ra kiện cáo quốc tế vè tranh chấp L/C.
*Cải thiện cán cân TTQT *Ổn định tỷ giá hối đối
*Hồn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng *Quan tâm đúng mức đến đổi mới cơng nghệ, đồ tạo nhân lực
*Cần có giải pháp hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại khi hội nhập
1.2. Kiến nghị với NHNo&PTNT Viêt Nam
NHNo cần thường xuyên bổ sung, hoàn chỉnh quy chế quy định TTQT chặt chẽ,rõ ràng, cụ thể:
TTQT là hoạt đọng giữa các NHTM các nước, với việc tự nguyện chấp hành theo các quy ước, quy tắc quốc tế và luật pháp của mỗi nước. Do vậy, NHNo không thể ban hành quy định về TTQT như quy định về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, quy định về giao dịch hối đoái, quy định về hạch tốn kế tốn của NHTM… Chính vì vậy, các NHTM phải ban hành quy đinh quy trình TTQT trong hệ thống của mình chặt chẽ, nhất quan, tuân theo quy tắc, thông lệ.
- Bổ sung cụ thể hơn quy định về nghiệp vụ Thanh toán quốc tế, trên cơ sở phù hợp với các nghiệp vụ khác để đảm bảo cho Chi nhánh có thể thực hiện giao
dịch một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Phân định rõ ràng trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong từng nghiệp vụ cụ thể.
- Tăng sự chủ động của Chi nhánh trong kinh doanh ngoại tệ, cho phép Chi nhánh thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ với các Ngân hàng khác, cũng như các giao dịch hoán đổi, kỳ hạn, quyền chọn…
- Nhanh chóng có các kế hoạch cụ thể để hướng dẫn và hỗ trợ các chi nhánh triển khai đề án về hoạt động ngoại tệ, về các nghiệp vụ khác nhau: nguồn vốn, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ v.v… cũng như các chương trình tập huấn nghiệp vụ cho chi nhánh.
*Củng cố phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý và thị trường quốc tế *Đầu tư hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng
*Phát triển mở rộng nâng cao mạng lưới NHNo&PTNT VN *Thực hiện cơ cấu lại hệ thống NHNo
MỤC LỤC
1.1.KHÁI QUÁT V NHTMỀ