Những hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT

Một phần của tài liệu tình hình thanh toán theo phương thức tdct tại ngân hàng đông hà nội (Trang 71 - 77)

- Việc thanh toán cho khách hàng cũng được tiến hành đầy đủ, đúng hạn do

1.3.2.Những hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT

TDCT

Qua việc tìm hiểu hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại NHNo Đơng HN có thể nhận thấy cịn rất nhiều hạn chế ảnh hưởng khơng nhỏ đến kết quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT. Những hạn chế này khơng chỉ xuất phát từ phía NHNo Đơng HN mà cịn cả từ phía Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam và các chính sách của Nhà nước.

1.3.2.1. Những hạn chế do nguyên nhân khách quan

- Hành lang pháp lý cho hoạt động thanh tốn nói chung và thanh tốn quốc tế nói riêng cịn thiếu, bất cập. Các văn bản pháp lý hiện hành còn chồng chéo, hiệu lực pháp lý chưa cao, nhiều quy định thiếu tính tổng qt, dẫn đến tình trạng “ vừa thiếu, vừa thừa ”, khơng đủ linh hoạt để thích nghi với tính đa dạng phong phú của các giao dịch thực tiễn. Về giao dịch TDCT các quốc gia đều có những luật hoặc các văn bản dưới luật quy định trên cơ sở thông lệ quốc tế có tính đến tính đặc thù của sự phát triển kinh tế, tập quán của nước họ. Nước ta hiện vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu để các ngân hàng thương mại áp dụng vào thực tế.

- Việt Nam vẫn chưa có các cơ quan làm cơng tác thu thập thơng tin, dự báo sớm những rủi ro có thể xảy ra, hay cung cấp thơng tin cho các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại. Có thể thấy rõ điều này ngay trong NHNo Đông HN, hiện tại mặt hàng phân bón đang khan hiếm trên thị trường, NHNo Đơng HN có thể tìm các đối tác nước ngồi có hàng thì sẽ giúp ngân hàng lơi kéo được các khách hàng thanh tốn qua ngân hàng. Tuy nhiên, việc tìm được những bạn hàng có uy tín, NHNo Đơng HN hiểu rõ là rất hiếm và gần như là khơng có. Trong khi cũng có rất nhiều cơng ty cũng muốn bán mặt hàng này nhưng ngân hàng khơng giám làm vì thiếu thơng tin về họ.

- Các chính sách quản lý vi mơ của nhà nước và môi trường kinh tế chưa tạo điều kiện thuận lợi.

- Thị trường ngoại hối của Việt Nam chưa phát triển dẫn đến tỉ giá không ổn định rất dễ phát sinh rủi ro cho các ngân hàng thương mại khi thực hiện TTQT. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, hoạt động của thị trường này kém sôi động, nghiệp vụ đơn giản, đối tượng mua bán chủ yếu là USD.

- Cán cân vãng lai là cán cân thương mại quốc tế còn thâm hụt dẫn đến mất cân đối giữa cung và cầu ngoại tệ, ảnh hưởng đến khả năng mua bán ngoại tệ của NHNo VN nhằm đáp ứng nhu cầu cho hoạt động thanh toán quốc tế của các chi nhánh.

- Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng rất gay gắt, có rất nhiều ngân hàng nước ngoài, họ am hiểu về hoạt động TTQT hơn, quy mô hoạt động lớn hơn trong khi NHNo Đông HN mới tiến hành hoạt động TTQT hai năm nay.

- Sự am hiểu của khách hàng khi tham gia vào hoạt động TTQT cịn rất thấp. Đơi khi sự thiếu am hiểu này dễ phát sinh rủi ro, tạo khó khăn cho các cán bộ làm cơng tác thanh tốn, họ phải giải thích, hướng dẫn cặn kẽ cho khách hàng. Theo số liệu của phịng Thương mại và cơng nghiệp Việt Nam, có tới 70% Giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đào tạo về nghiệp vụ ngoại thương và TTQT trong khi 80 – 85% số doanh nghiệp đó tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc uỷ thác xuất nhập khẩu. Ngay cả ở các ngân hàng thương mại, số cán bộ thông thạo quy tắc TTQT và ngoại ngữ (tiếng Anh) cũng không phải nhiều.

1.3.2.2.Những hạn chế cần khắc phục từ phía NHNo Đơng Hà Nội

Hạn chế về sản phẩm:

Các dịch vụ thanh toán đang triển khai của Chi nhánh còn nghèo nàn so với một số Chi nhánh khác trong hệ thống NHNo và so với các ngân hàng thương mại khác. Hoạt động thanh toán quốc tế hiện nay của Chi nhánh mới chỉ giới hạn ở một số lĩnh vực cơ bản, còn nhiều dịch vụ chưa được triển khai như phát hành bảo lãnh nước ngoài, thanh toán biên giới v.v… Trong lĩnh vực thanh toán biên giới, mặc dù Chi nhánh đã ký kết thoả thuận về thanh toán biên giới với một số Chi nhánh khác ở vùng biên, nhưng hiện nay Chi nhánh chưa tiếp cận được khách hàng có nhu cầu thanh tốn biên giới, chưa tận dụng được ưu thế về thanh toán biên giới của hệ thống NHNo.

Khách hàng đa số là khách hàng thực hiện giao dịch nhập khẩu, chưa có chính sách ưu đãi thu hút khách hàng xuất khẩu như giảm phí, địi tiền nhanh, v.v…, chưa cạnh tranh được với Ngân hàng Ngoại thương và các ngân hàng nước ngoài.

Hiện nay Chi nhánh vẫn đang áp dụng hệ thống thanh toán và kế tốn khách hàng theo kiểu cũ, do đó ngồi hoạt động kế toán và quản lý điện SWIFT trong thanh tốn quốc tế, thì các hoạt động nghiệp vụ khác đều thực hiện và quản lý thủ công. Trong thời gian đầu hoạt động, mạng kế tốn cũng chưa hồn thiện, hay phát sinh trục trặc làm ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận cũng như của khách hàng. Thời gian đầu, Chi nhánh chưa triển khai nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng và chuyển tiền điện tử, do đó việc lựa chọn phương thức thanh toán thuận tiện cho khách hàng và ngân hàng cũng rất hạn chế.

Bên cạnh đó, cơng cụ lao động phục vụ hoạt động nghiệp vụ còn chưa đáp ứng đủ với nhu cầu của các bộ phận, nhất là tại các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc. Một số dịch vụ như chuyển tiền nhanh Western Union tại các phịng giao dịch địi hỏi phải có máy móc phục vụ, song hiện nay chưa được đáp ứng.

Sự mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu đã dẫn đến việc thiếu ngoại tệ phục vụ thanh tốn. Ngun nhân chính là do chi nhánh vẫn chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp có hàng xuất khẩu do hiện tại chúng ta chưa có chính sách ưu tiên cụ thể đối với các doanh nghiệp loại này. Tỉ trọng ngoại tệ chi nhánh mua được từ các tổ chức kinh tế còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến khách hàng thanh toán qua chi nhánh, họ thường phải mua ngoại tệ với giá cao, điều này không tạo ra lợi thế cạnh tranh của chi nhánh.

Khả năng cạnh tranh cịn hạn chế:

Với vị thế là một chi nhánh đóng địa bàn tại trung tâm là nơi tập trung nhiều ngân hàng lớn kể cả trong và ngồi nước có lợi thế trong cơng nghệ ngân hàng tiên tiến, trình độ nhân viên cũng như tiềm lực về tài chính. Các ngân hàng này có bề dày kinh nghiệm và uy tín trong hoạt động thanh tốn quốc tế như ngân hàng ngoại thương, các ngân hàng nước ngồI, ANZ, Citi Bank…Hơn nữa, NHNo Đơng HN mới chỉ đi vào hoạt động được 2 năm. Khoảng thời gian đó chưa đủ để NHNo Đơng HN khẳng định mình một cách rõ nét trên thị trường. Chính vì vậy mà NHNo&PTNT Đơng Hà Nội và chi nhánh cấp II gặp rất nhiều

khó khăn trong việc tiếp thị khách hàng do khơng thể đưa ra các điều kiện cạnh tranh có lợi hơn các điều kiện mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang được hưởng. Đây là nguyên nhân chính làm hạn chế sự phát triển nghiệp vụ TTQT tại chi nhánh.

Quy định mới quá chặt chẽ:

Theo quy định mới của NHNo&PTNT Việt Nam, mọi khách hàng khơng có hạn mức tín dụng tại chi nhánh đều phải ký quỹ 100% khi mở L/C, điều này có nghĩa là các khách hàng mới đến giao dịch tại ngân hàng Đông Hà Nội đều phải nộp đủ tiền vào tài khoản. Với các khách hàng mới, điều này khơng khuyến khích họ chuyển sang giao dịch với ngân hàng Đơng Hà Nội.

Đội ngũ cán bộ còn thiếu và chưa được đào tạo đầy đủ:

Riêng về mảng nghiệp vụ thanh tốn quốc tế, hiện tại Chi nhánh có 9 cán bộ đảm nhiệm mảng nghiệp vụ này (kể cả cán bộ ở Chi nhánh trực thuộc). Tuy nhiên, số cán bộ được đào tạo chính thức về nghiệp vụ ngân hàng và hoạt động ngoại thương chỉ chiếm 50% số cán bộ, còn lại các cán bộ khác mới chỉ có điều kiện tham gia các lớp học nghiệp vụ ngắn hạn, chủ yếu vẫn là tự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Trình độ ngoại ngữ của một số cán bộ cũng cịn hạn chế.

Ngồi ra, khả năng tư vấn của cán bộ Chi nhánh cho khách hàng về hoạt động thanh tốn quốc tế cịn hạn chế, nhất là ở các bộ phận không trực tiếp thực hiện nghiệp vụ (Kế tốn, Tín dụng, Kế hoạch v.v…).

Tại chụ sở chính phịng TTQT có 7 cán bộ, trong số đó có nhiều cán bộ thường xun phải đi cơng tác, số cán bộ ở lại thường phải đảm nhiệm khối lượng cơng việc tương đối lớn

Các nhân viên vẫn chưa tiếp cận và khai thác hết tiềm năng của khách hàng, thiếu sự hố hợp giữa các phòng ban:

Hoạt động Thanh tốn quốc tế khơng chỉ liên quan đến bộ phận trực tiếp thực hiện nghiệp vụ, mà còn đòi hỏi sự phối hợp của các bộ phận khác như Tín dụng, Kế toán… Tuy nhiên, từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, việc phối hợp giữa các bộ phận phòng ban trong Chi nhánh còn chưa tốt, chưa hợp lý, làm

giảm hiệu quả cơng việc, gây khó khăn cho khách hàng. Việc quảng bá các dịch vụ của ngân hàng, tư vấn cho khách hàng vẫn còn manh mún, cục bộ theo từng bộ phận, chưa có sự kết hợp hài hồ để tạo cho khách hàng một cái nhìn tổng quan về lợi ích khi đến với Chi nhánh.

Nhìn chung, sau 2 năm hoạt động NHNo Đơng Hà Nội đã thu được nhiều thành cơng, góp phần vào kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT VN. Tuy nhiên, vẫn cịn một số hạn chế cần phải có định hướng và giải pháp để hồn thiện và phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT.

CHƯƠNG III (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tình hình thanh toán theo phương thức tdct tại ngân hàng đông hà nội (Trang 71 - 77)