Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của mình, Thanh toán quốc tếkhông chỉ đơn thuần mang lại những lợi ích kinh tế mà còn phát sinh những nguy cơ có thể gây rủi ro, tổn thất trực tiếp ch
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 2
1.1 PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG TTQT 2
1.1.1 Định nghĩa 2
1.1.2 Trình tự tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ 3
1.1.2.1 Các bên tham gia 3
1.1.2.2 Trình tự nghiệp vụ 5
1.1.3 Các loại thư tín dụng (L/C) 6
1.1.3.1 Căn cứ theo loại hình 6
1.1.3.2 Căn cứ theo phương thức sử dụng 6
1.1.3.3 Căn cứ vào thời hạn L/C 8
1.1.4 Cơ sở pháp lý của phương thức tín dụng chứng từ 8
1.1.5 Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ 10
1.1.5.1 Đối với nhà nhập khẩu 10
1.1.5.2 Đối với nhà xuất khẩu 10
1.1.5.3 Đối với các ngân hàng 11
1.2 RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 12
1.2.1 Khái niệm rủi ro trong thanh toán quốc tế 12
1.2.1.1 Một số quan điểm về rủi ro 12
1.2.1.2 Khái niệm rủi ro trong thanh toán quốc tế 12
1.2.2 Phân loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ ` 13
1.2.2.1 Căn cứ vào đối tượng bị thiệt hại 13
1.2.2.2 Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro 16
1.2.3 Chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ của NHTM 21
1.3 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG 22
1.3.1 Nhân tố chủ quan 22
1.3.2 Nhân tố khách quan 22
1.3.3 Nhân tố nghiệp vụ 23
1.3.3.1.Các biện pháp né tránh rủi ro 23
1.3.3.2.Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro 23
Trang 31.3.3.3.Các biện pháp giảm thiểu rủi ro 24
1.3.3.4.Các biện pháp dự phòng 24
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI 25
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI 25
2.1.1.Sự ra đời và phát triển 25
2.1.2.Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân Đội 26
2.1.3 Các kết quả đạt được 28
2.1.3.1 Phát triển tổ chức và hệ thống 28
2.1.3.2 Phát triển quy mô hoạt động 28
2.1.3.3 Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn được đẩy mạnh 28
2.1.3.4 Phát triển sản phẩm, dịch vụ 29
2.1.3.5.Phát triển công nghệ 29
2.1.3.6.Hợp tác cùng phát triển 29
2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI MB .29
2.2.1 Thực trạng hoạt động TTQT 29
2.2.2 Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ 32 2.2.2.1 Thanh toán hàng hóa nhập khẩu theo L/C 32
2.2.2.2 Thanh toán hàng hóa xuất khẩu theo L/C 34
2.2.3 Thực trạng rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại MB 35
2.2.3.1 Các loại rủi ro 36
2.2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro 46
2.3 THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ KHẮC PHỤC RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI MB 50
2.3.1 Biện pháp né tránh rủi ro 50
2.3.2 Biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro 51
2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TẠI MB 54
2.4.1 Kết quả đạt được 54
2.4.2 Khó khăn vướng mắc và nguyên nhân 54
CHƯƠNG 3:CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI MB 56
Trang 43.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ TẠI MB 56
3.1.1 Chiến lược hoạt động của MB đến năm 2012 56
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ 58
3.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI MB .59
3.2.1 Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 59
3.2.2 Nâng cao chất lượng các hoạt động nghiệp vụ 61
3.2.3 Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống quản trị rủi ro 64
3.2.4 Giải pháp về nguồn ngoại tệ 65
3.2.5 Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng 66
3.2.6 Tăng cường công tác thu thập, lưu trữ thông tin 68
3.3 KIẾN NGHỊ .68
3.3.1 Kiến nghị đối với các DN XNK 68
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 72
3.3.3 Kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan 76
KẾT LUẬN 79
Trang 5MỞ ĐẦU
Kinh doanh và rủi ro là hai phạm trù gắn liền với nhau trong nền kinh tế Rủi
ro là sự bất trắc gây ra mất mát thiệt hại, song lại một là tồn tài đồng hành với cáchoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng
Là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng thươngmại, thanh toán quốc tế ra đời và phát triển không ngừng như một tất yếu kháchquan TTQT là một mắt xích không thể thiếu trong việc buôn bán, giao thương giữacác quốc gia Trong đó tín dụng chứng từ đang trở thành phương thức thanh toán ưuviệt và ngày càng được sử dụng phổ biến trong thanh toán xuất nhập khẩu trong giaiđoạn hiện nay Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của mình, Thanh toán quốc tếkhông chỉ đơn thuần mang lại những lợi ích kinh tế mà còn phát sinh những nguy
cơ có thể gây rủi ro, tổn thất trực tiếp cho ngân hàng, cho các doanh nghiệp hoạtđộng kinh doanh xuất nhập khẩu và cả nền kinh tế quốc gia
Qua 15 năm thành lập, hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCPQuân Đội còn mới mẻ nhưng đã đạt được những thành tựu nhất định Sự phát triển
đa dạng các sản phẩm thanh toán quốc tế đã tạo tiền đề căn bản thúc đẩy phươngthức tín dụng chứng từ phát huy tính hiệu quả và trở thành công cụ đắc lực đáp ứngngày một tốt hơn nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Tuy vậy trải quathực tiễn áp dụng các tập quán quốc tế cho thấy tín dụng chứng từ không phải lànghiệp vụ đơn giản, nó tiềm ẩn nhiều rủi ro về tài chính và uy tín không chỉ cho cácdoanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu mà cho các ngân hàng thương mại trong đó
có Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu các vấn đề về rủi ro trong thanh toánquốc tế bằng tín dụng chứng từ để từ đó tìm ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro làviệc làm cần thiết mà các Ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp phải chú
trọng, quan tâm Đây cũng là lý do để tôi quyết định lựa chọn đề tài: " Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội" cho chuyên đề thực tập của mình.
Trang 6Theo điều 2, Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, ấn bản số
600 bản sửa đổi năm 2007 (Uniform Customs and Practice for Documentary Credit,
2007 Revision, ICC publication No 600- gọi tắt là UCP600), Tín dụng là một sựthỏa thuận thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của NHPH về việcthanh toán khi xuất trình phù hợp
Từ định nghĩa trên, có thể rút ra một số đặc điểm chính của tín dụngchứng từ như sau:
- “Tín dụng” thể hiện tính tin cậy cao hơn so với các phương tiện thanh toánkhác trong giao dịch thương mại quốc tế “Tín dụng” được hiểu là một khoản vay
“uy tín” của Ngân hàng, vì Ngân hàng thường có hệ số tín nhiệm cao hơn các nhànhập khẩu, nên cam kết trả tiền của Ngân hàng cũng có giá trị hơn, do đó tạo được
sự tin tưởng giữa các bên trong giao dịch
- Một đặc điểm của tín dụng theo UCP 600 là tính “không thể hủy bỏ” trừ khi tíndụng có quy định khác Điều này giúp nhà xuất khẩu giảm thiểu được rủi ro chỉ khi nàonhà xuất khẩu, ngân hàng mới có quyền sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ tín dụng
- Tín dụng là một thỏa thuận được coi là một hợp đồng kinh tế Mặc dùphương thức tín dụng chứng từ liên quan đến ít nhất ba bên: Người yêu cầu mở tíndụng, Ngân hàng phát hành tín dụng và người hưởng lợi tín dụng, nhưng về bảnchất thì thư tín dụng chỉ là một hợp đồng kinh tế giữa hai bên: Ngân hàng và ngườihưởng lợi, trong đó trách nhiệm của Ngân hàng là thanh toán khi người hưởng lợixuất trình bộ chứng từ phù hợp Điều đó cũng giải thích vì sao thư tín dụng ra đờitrên cơ sở hợp đồng thương mại giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu, được lập dựa
Trang 7trên đơn yêu cầu của nhà nhập khẩu, nhưng khi ra đời thư tín dụng hoàn toàn độclập với các giao dịch cơ sở trên.
- L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán cũng dựa trên chứng từ màkhông phải dựa trên việc mua bán hàng hoá, các chứng từ cần tuân thủ chặt chẽnhững điều kiện và điều khoản của tín dụng để tạo thành một bộ chứng từ phù hợp.Thuật ngữ “Tín dụng chứng từ” khi được dùng với ý nghĩa là một phương thứcthanh toán quốc tế là một cơ chế Trong đó ngân hàng mở thư tín dụng theo yêu cầucủa khách hàng sẽ đứng ra trả tiền hoặc cam kết trả tiền cho một người khác, khingười này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C.Như vậy, so với những phương thức TTQT khác thì vai trò của Ngân hàng tronggiao dịch L/C không chỉ là thu chi hộ mà chủ động hơn được thể hiện ở việc thaymặt nhà NK thanh toán cho nhà XK và đảm bảo nhà NK nhận được bộ chứng từ đạidiện cho hàng hoá phù hợp với yêu cầu đề ra Nhờ đó, tín dụng chứng từ là mộtphương thức thanh toán mang lai sự công bằng cho cả hai bên
1.1.2 Trình tự tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ
1.1.2.1 Các bên tham gia
Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm:
Người yêu cầu mở thư tín dụng(Applicant for L/C): là người yêu cầu ngân hàng
phục vụ mình phát hành một L/C, và có trách nhiệm về việc trả tiền của ngân hàngcho người khác theo L/C
Người thụ hưởng L/C (Beneficiary): là người được hưởng tiền thanh toán hay sở
hữu hối phiếu chấp nhận thanh toán
Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank) hay ngân hàng mở L/C (Opening Bank): là ngân hàng mà theo yêu cầu của người NK, phát hành một L/C cho người
XK hưởng Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua bán thoả thuận và quyđịnh trong hợp đồng mua bán
- Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): Khi người bán không tín nhiệm
NHPH, họ yêu cầu thư tín dụng phải được xác nhận tại một ngân hàng khác đượcgọi là ngân hàng xác nhận Đây thường là những ngân hàng lớn, có uy tín trên thị
Trang 8trường quốc tế Ngân hàng xác nhận có thể là NHTB nhưng cũng có thể là ngânhàng khác tùy theo yêu cầu của người xuất khẩu.
- Ngân hàng thông báo (Advising Bank): ngân hàng đại lý của ngân hàng phát
hành tại nước của người hưởng lợi, thực hiện thông báo tín dụng cho người hưởng lợi
Ngoài ra trong giao dịch tín dụng chứng từ, tùy thuộc vào yêu cầu và loạihình L/C còn có thể có một số bên tham gia như:
- Ngân hàng chuyển nhượng: trong trường hợp L/C chuyển nhượng thì ngân
hàng được chỉ định cụ thể là ngân hàng chuyển nhượng trong L/C sẽ tiến hànhchuyển nhượng L/C từ người hưởng lợi thứ nhất cho người hưởng lợi thứ hai vàtheo yêu cầu của người hưởng lợi thứ nhất
- Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng được ngân hàng
phát hành uỷ nhiệm để khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với những qui địnhtrong L/C thì:
Thanh toán cho người thụ hưởng
Chấp nhận hối phiếu kỳ hạn
Chiết khấu bộ chứng từ
Chịu trách nhiệm trả chậm giá trị của L/C
Trách nhiệm của ngân hàng được chỉ định là giống như ngân hàng phát hành khinhận được bộ chứng từ của nhà XK gửi đến
- Ngân hàng hoàn trả: là ngân hàng được NHPH ủy quyền hoặc chỉ thị thanh
toán bộ chứng từ
Trang 9Ngân hàng thông báo thư tín dụng(Advising bank)
Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary)
Người yêu cầu
hệ đại lí với cả hai ngân hàng trên
(3) NHTB kiểm tra tính chân thực của tín dụng và tiến hành thông báo tới ngườihưởng lợi Người hưởng lợi kiểm tra nội dung L/C, nếu chấp thuận thì chuẩn bị giaohàng, nếu không chấp thuận sẽ yêu cầu Ngân hàng phát hành sửa đổi và bổ sung L/
C
(4) Người xuất khẩu giao hàng và lập bộ chứng từ phù hợp với L/C
(5) Người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ tại NH của mình và yêu cầu NH đòi tiềnNgân hàng phát hành
Trang 10(6) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ được xuất trình nếu phù hợp sẽ tiếnhành thanh toán và nếu không phù hợp sẽ từ chối thanh toán đồng thời gửi trả bộchứng từ cho người xuất khẩu
(7) Khi đã thanh toán cho người hưởng lợi, NHPH chuyển chứng từ cho người NK,yêu cầu người NK thanh toán số tiền còn lại nếu chưa ký quỹ đủ 100%; nếu người
NK đã ký quỹ đủ 100% thì tiến hành quyết toán
(8) Người NK thanh toán cho NH và nhận bộ chứng từ Nếu phát hiện bộ
chứng từ có sai sót thì người NK có quyền từ chối thanh toán
1.1.3 Các loại thư tín dụng (L/C)
1.1.3.1 Căn cứ theo loại hình
- L/C không hủy ngang (Irrevocable Letter of Credit): Là loại L/C mà sau khi
mở, ngân hàng phát hành không có quyền sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trongthời hạn hiệu lực của L/C nếu không có sự đồng thuận của người thụ hưởng
và NHXN (nếu có)
- L/C có thể huỷ ngang (Revocable L/C): Là loại L/C mà người mở có quyền
đề nghị NHPH sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có
sự chấp thuận và thông báo trước của người thụ hưởng Loại L/C này ít khiđược sử dụng trong thực tế mà chỉ tồn tại trên lý thuyết
1.1.3.2 Căn cứ theo phương thức sử dụng
- L/C chuyển nhượng (transferable L/C): Là L/C trong đó quy định người
hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng phát hành L/C hoặc là ngânhàng chỉ định chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C chomột hay nhiều người khác
- L/C dự phòng (Standby L/C): Là L/C do ngân hàng của người xuất khẩu phát
hành cam kết hoàn trả tiền đặt cọc, ứng trước và chi phí mở L/C cho ngườinhập khẩu nếu người xuất khẩu không thực hiện nghĩa vụ của mình
Về bản chất L/C dự phòng giống như một bảo lãnh của ngân hàng và chỉ sửdụng khi phía đối tác vi phạm nghĩa vụ hay cam kết gây thiệt hại cho ngườihưởng lợi
Trang 11- L/C xác nhận (confirmed L/C): Là L/C được một ngân hàng khác ngoài
ngân hàng phát hành xác nhận, đây là cam kết trả tiền của đồng thời hai ngânhàng
- L/C tuần hoàn (revolving L/C): Là L/C không thể hủy ngang mà sau khi thực
hiện hết giá trị hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì L/C lại có giá trị như cũ vàtiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định chođến khi thực hiện hết tổng giá trị hợp đồng
L/C tuần hoàn tạo điều kiện tốt cho nhà nhập khẩu mua được hàng hóa trongthời gian dài khi thị trường đang có lợi thế cho mình và bên mua cũng khôngmuốn nhận tất cả hàng hóa ngay lập tức vì phải tính đến chi phí bảo quản,lưu kho và việc quay vòng vốn Đồng thời nhà nhập khẩu khi mở L/C tuầnhoàn thì không phải yêu cầu ngân hàng mở thêm các L/C khác cho cùng đơnđặt hàng, giúp nhà nhập khẩu không bị đọng vốn và không bị tính phí chonhiều lần mở L/C Nhà xuất khẩu không phải chờ đợi L/C mới và có thuậnlợi là khi giao hàng nhà xuất khẩu nhận được tiền ngay trong cùng một L/C.L/C này được dùng phổ biến trong trường hợp buôn bán với các bạn hàngquen thuộc có uy tín trên thị trường và các bên tin cậy lẫn nhau
- L/C giáp lưng
Khi người hưởng lợi nhận được một L/C gốc không phải L/C chuyển nhượngnhưng không thể tự mình cung cấp hàng hóa, khi đó họ thỏa thuận với ngânhàng của mình phát hành một L/C thứ hai gọi là L/C giáp lưng với nội dungtương tự cho người cung cấp hàng hóa Như vậy điều khác biệt cơ bản vàquan trọng nhất so với nghiệp vụ L/C chuyển nhượng là L/C gốc và L/C giáplưng hoàn toàn độc lập với nhau, ngân hàng phát hành L/C giáp lưng hoàntoàn chịu trách nhiệm thanh toán bộ chứng từ hợp lệ của L/C giáp lưng haynói cách khác nghĩa vụ và trách nhiệm của hai ngân hàng phát hành L/C gốc
và L/C giáp lưng hoàn toàn độc lập với nhau Vì vậy người cung cấp hànghóa có thể yên tâm về mặt thanh toán
Trang 12- L/C đối ứng (reciprocal L/C): là L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C đối ứng
với nó đã được mở
- L/C điều khoản đỏ (red clause L/C): là L/C có điều khoản (trước đây thường
in bằng mực đỏ) cho phép ngân hàng thông báo được ứng trước một phầntiền cho người thụ hưởng để mua nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóatheo L/C đã mở Nhưng tiền ứng trước được lấy từ tài khoản của người mở,nghĩa là tín dụng thương mại, mà không phải là tín dụng của NHTB hayNHPH, NHTB chỉ thực hiện các thủ tục theo điều khoản của L/C mà khôngcam kết hoặc chịu trách nhiệm về số tiền đó Việc ứng trước được NHPH ủyquyền cho NHTB thực hiện Tiếp đó (hoặc trước đó) NHPH (sẽ hoặc đã)trích tài khoản của người mở chuyển (hoặc hoàn trả) cho NHTB
1.1.3.3 Căn cứ vào thời hạn L/C
- L/C trả ngay (L/C at sight): Là loại L/C mà NHPH phải t ngay cho ngườihưởng lợi khi họ xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo
- L/C trả chậm (Deffered/Usance L/C): Là loại L/C mà NHPH cam kết TT chongười hưởng lợi sau một số ngày nhất định quy định trong L/C
+ Có 2 loại L/C trả chậm: Acceptance L/C (Sử dụng hối phiếu để đòi tiềnNH) và Deferred L/C (Không sử dụng hối phiếu)
1.1.4 Cơ sở pháp lý của phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C chịu sự điều chỉnh đồng thời bởi cácluật, công ước quốc tế liên quan và các luật quốc gia, đồng thời nó chịu sự điềuchỉnh trực tiếp bởi các thông lệ và tập quán quốc tế:
- Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform CustomsAnd Practice For Documentary Credit – viết tắt là UCP)
- Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo thư tín dụng(Uniform rules for bank – to – bank reimbursements under DocumentaryCredit – viết tắt là URR)
Trang 13- Tập quỏn ngõn hàng tiờu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo L/C(International standard banking practice for examination of documents underdocumentary credit – viết tắt là ISBP)
- Bản phụ trương UCP về xuất trỡnh chứng từ điện tử (Supplement to theUniform customs and practice for Documentary credits for electronicpresentation – viết tắt là eUCP)
Trong đú, UCP là văn bản chớnh, cũn cỏc văn bản khỏc cú tớnh chất giải thớch vàlàm rừ việc ỏp dụng và thực hiện UCP
Quy tắc và thực hành thống nhất về Tớn dụng chứng từ (UCP)
Quy tắc và thực hành thống nhất về tớn dụng chứng từ (Uniform CustomsAnd Practice For Documentary Credit – viết tắt là UCP) là một “Tập hợp cỏc tậpquỏn được chấp nhận rộng rói trờn thế giới liờn quan đến thư tớn dụng Đõy là mộtnguồn luật mà kết hợp hài hũa được cỏc tập quỏn, được coi là thành cụng nhất tronglịch sử thương mại quốc tế, xúa bỏ hàng loạt những vấn đề nghiệp vụ cản trở dũngchảy thư tớn dụng ”
Kể từ khi phát hành lần đầu đến nay bản quy tắc nói trên đã qua 6 lần sửa
đổi Phiờn bản mới nhất của UCP là UCP 600, được ICC thụng qua ngày26/10/2006 và bắt đầu cú hiệu lực từ ngày 01/07/2007
Cỏc định nghĩa trong phương thức tớn dụng chứng từ, tập hợp và thống nhấthúa cỏc tập quỏn, kỹ thuật nghiệp vụ trong giao dịch tớn dụng chứng từ, quy địnhquyền hạn và trỏch nhiệm của cỏc bờn liờn quan đến tớn dụng đểu được thể hiệnthụng qua bản Quy tắc chung này
Bản quy tắc này cú một số đặc điểm chớnh như sau:
Thứ nhất, tất cả cỏc phiờn bản UCP đều cũn nguyờn giỏ trị và cú tớnh thống
nhất.Do đú khi dẫn chiếu UCP phải núi rừ là ỏp dụng UCP nào
Thứ hai, UCP cú hiệu lực phỏp lý bắt buộc điều chỉnh cỏc bờn tham gia khi
trong L/C cú dẫn chiếu ỏp dụng
Thứ ba, cỏc bờn cú thể thỏa thuận để thực hiện cỏc điều khoản của UCP
trong L/C
Trang 14Thứ tư, luật của quốc gia có giá trị cao hơn UCP khi xảy ra mâu thuẫn.
Thứ năm, trong giao dịch L/C, các bên trước hết phải tuân thủ các điều khoản
của L/C, sau đó là các điều khoản của UCP được áp dụng
1.1.5 Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ
1.1.5.1 Đối với nhà nhập khẩu
Ưu điểm:
Thứ nhất, người nhập khẩu sẽ được đảm bảo rằng nếu mình trả tiền thì sẽ nhận
được hàng và việc thanh toán chỉ được thực hiện khi bộ chứng từ phù hợp vớinhững quy định trong L/C mà người nhập khẩu đã mở
Thứ hai, người nhập khẩu có thể không thanh toán nếu như khi kiểm tra bộ
chứng từ thấy không hợp lệ
Thứ ba, người nhập khẩu còn có thể được ngân hàng cho vay tín dụng theo
cách ký quỹ nhỏ hơn 100% giá trị L/C hoặc trả trước cho nhà xuất khẩu
Thứ tư, vì có sự đảm bảo về thanh toán người nhập khẩu có thể thỏa thuận giá
cả với người xuất khẩu
Nhược điểm:
Thứ nhất, giao dịch dựa vào chứng từ nên nhà nhập khẩu dễ gặp rủi ro do
chưa biết chất lượng hàng hóa khi người xuất khẩu cố tình lừa đảo giao hàng không đúng với chứng từ đã lập và tạo bộ chứng từ hợp với L/C nhưng chưa giao hàng hoặc giao hàng chậm hàng kém chất lượng
Thứ hai, người nhập khẩu phải chịu chi phí khá cao, đó là việc phải ký quỹ
mở L/C, phí cam kết vay vốn hoặc chuyển khoản thanh toán và các chi phí khác
1.1.5.2 Đối với nhà xuất khẩu
Ưu điểm:
Thứ nhất, do thanh toán dựa trên bộ chứng từ nên người hưởng lợi chỉ cần
xuất trình bộ chứng từ phù hợp cho ngân hàng có trách nhiệm thì được thanh toán
mà không phụ thuộc vào người nhập khẩu đã nhận hàng ra sao
Thứ hai, người xuất khẩu sẽ được thanh toán dựa trên uy tín của ngân hàng
phát hành với hệ số an toàn cao hơn nhà nhập khẩu
Trang 15Thứ ba, chứng từ không hủy ngang có xác nhận sẽ đặt trách nhiệm thanh toán
cho ngân hàng thì ngân hàng thanh toán,chiết khấu, xác nhận cam kết đảm bảo rằngcác điều kiện về thanh toán,chiết khấu,chấp nhận quy định trong L/C được thựchiện theo nguyên tắc không truy đòi người thụ hưởng
Thứ tư, nhà xuất khẩu có thể đồng ý để nhà nhập khẩu trả chậm trên cơ sở
NHPH chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn Nhà xuất khẩu có thể mang hốiphiếu đã chấp nhận đến ngân hàng phục vụ mình (hay bất cứ ngân hàng nào khác)
để chiết khấu nhận tiền tức thời Điều này tạo ưu thế trong việc ký kết hợp đồngngoại thương cho nhà xuất khẩu
Thứ năm, do nắm giữ được bộ chứng từ nên người xuất khẩu có thể vay vốn
bằng bộ chứng từ một cách dễ dàng
Nhược điểm:
Thứ nhất, người nhập khẩu sẽ tìm mọi sai sót của bộ chứng từ để từ đó không
thực hiện trách nhiệm cho người xuất khẩu
Thứ hai, khi dùng bộ chứng từ đi vay vốn thì chi phí vay vốn rất cao và có thể
có những sơ suất mà làm cho việc thanh toán diễn ra châm hơn
1.1.5.3 Đối với các ngân hàng
Ưu điểm:
Thứ nhất, Ngân hàng chỉ có trách nhiệm kiểm tra tính bề mặt của chứng từ
trong thời hạn quy định xem có phù hợp với L/C hay không, ngân hàng không chịutrách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của chứng từ, tính chất xác thực của chứng từ,mọi tranh chấp về tính chất “bên trong” của chứng từ do người nhập khẩu và ngườixuất khẩu giải quyết
Thứ hai, Dịch vụ thanh toán có thể kéo theo các dịch vụ khác của ngân hàng
phát triển như tín dụng cho vay, tăng huy động vốn, mở rộng quan hệ với nhà nhậpkhẩu và tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng đại lý, làm tăng tiềm năng kinhdoanh vốn đối ứng giữa các ngân hàng với nhau
Trang 16Thứ ba, Ngân hàng thu được các khoản phí dịch vụ như phí phát hành L/C, phí
thông báo/xác nhận L/C (trong trường hợp ngân hàng thông báo/NH xác nhận) vàcác khoản thu nhập liên quan đến việc chuyển đổi ngoại tệ
Nhược điểm:
Thứ nhất, ngân hàng chịu trách nhiệm kiểm tra tính xác thực “bề ngoài” của
bộ chứng từ nhưng nếu không kiểm tra kỹ không phát hiện sai sót mà vẫn trả tiềncho nhà xuất khẩu Người nhập khẩu sau khi kiểm tra lại bộ chứng từ thấy khônghoàn hảo sẽ có quyền từ chối thanh toán lại cho ngân hàng Ngân hàng sẽ gánh chịumọi hậu quả phát sinh do lỗi của mình
Thứ hai, rủi ro khi người nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán hoặc
không muốn thanh toán
1.2 RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.2.1 Khái niệm rủi ro trong thanh toán quốc tế
1.2.1.1 Một số quan điểm về rủi ro
Rủi ro là là một biến cố ngẫu nhiên bất ngờ và mang lại tổn thất về kinh tế vàcon người
Theo từ điển Oxford, “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị thiệt hại, tổn thất” Tuy nhiên, cũng có một số quan điểm khác lại cho rằng rủi ro mang tính trung
hòa, không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực Như vậy, từ những quan điểm nêu trên,
có thể nhận thấy rủi ro được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau Song trong thực tiễn kinhdoanh quốc tế thì rủi ro mang tính chất tiêu cực, tác động xấu đến hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp Bởi thế các doanh nghiệp cần phải chú trọng việc nghiên cứu rủi rotheo từng thời kỳ cụ thể để có thể kiểm soát được rủi ro một các hữu hiệu và hạn chếđến mức thấp nhất các thiệt hại mà doanh nghiệp phải gánh chịu
1.2.1.2 Khái niệm rủi ro trong thanh toán quốc tế
Thông qua việc xem xét các quan điểm về rủi ro và thực tiễn hoạt động thanhtoán quốc tế chúng ta có thể khái quát định nghĩa về rủi ro trong hoạt động thanh
toán quốc tế như sau: “Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế là những biến cố
Trang 17không mong đợi và có thể xảy ra trong hoạt động thanh toán, gây thiệt hại cho các bên liên quan”.
Từ khái niệm trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm của rủi ro trong thanh toánquốc tế như sau:
- Rủi ro có thể lường trước nhưng không thể xác định một cách chính xác khinào rủi ro xảy ra và mức độ như thế nào
- Rủi ro trong thanh toán quốc tế mang tính khách quan vì nó tồn tại độc lậpvới ý chí của các bên tham gia vào hoạt động thanh toán
- Rủi ro trong hoạt động thanh toán còn mang tính lịch sử Ứng với từng giaiđoạn nhất định mà rủi ro mang đặc điểm riêng biệt
1.2.2 Phân loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ
Rủi ro trong thanh toán L/C xảy ra khi quyền lợi của các bên tham gia bị
vi phạm
1.2.2.1 Căn cứ vào đối tượng bị thiệt hại
Rủi ro đối với người NK
Người NK nhận được hàng hoá không đúng số lượng, chất lượng với quyđịnh của hợp đồng Do NH chỉ phải kiểm tra tính chân thực của bộ chứng từ, màkhông chịu trách nhiệm về hàng Rủi ro này xảy ra khi người XK chủ tâm gian lận
có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo (có bề ngoài phù hợp với L/C) cho ngân hàngđược chỉ định thanh toán
NHPH, NHXN, NH được chỉ định có thể mắc sai lầm thanh toán cho bộchứng từ có sai sót Về nguyên tắc, nhà NK vẫn có quyền truy đòi lại số tiền TTnhưng mất rất nhiều thời gian và chi phí
Người NK chưa nhận được bộ chứng từ để làm thủ tục nhận hàng mặc dùhàng đã cập cảng khiến người NK phải chịu chi phí lưu kho, lưu bãi Trường hợpmuốn nhận hàng hóa ngay, người NK sẽ đề nghị NH phát hành một thư bảo lãnhgửi hãng tàu để nhận hàng và phải chịu rủi ro chấp nhận thanh toán với mọi sai sótcủa bộ chứng từ
Trang 18Người XK không gửi hàng nhưng vẫn lập bộ chứng từ giả xuất trình đòi tiềnNHPH Loại rủi ro này tuy không chiếm tỷ lệ lớn song vẫn tồn tại
Rủi ro đối với người XK
Người XK xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C dẫn đến mọi thanhkhoản thanh toán có thể bị từ chối Trong trường hợp này người XK phải tự xử lýhàng như dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá hay chở hàng quay về nước và chịu các loạichi phí như phí lưu tàu quá hạn, phí lưu kho và mua bảo hiểm cho hàng hoá… trongkhi không biết người NK có đồng ý nhận hàng hay không
NHPH hay NHXN mất khả năng thanh toán dù bộ chứng từ xuất trình là hoànhảo thì nhà XK cũng không được thanh toán hoặc nếu NH chấp nhận hối phiếu bị phásản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được thanh toán
Trường hợp nhà NK cấu kết với những cá nhân hay tổ chức phi NH lập nênnhững bộ chứng từ giả để lừa đảo hòng chiếm đoạt hàng và không phải trả tiền.Mặc dù rủi ro này không dễ dàng thực hiện nhưng trên thực tế không phải là khôngxảy ra
Nếu trường hợp thư tín dụng là loại có thể hủy ngang thì ngân hàng pháthành sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ bất cứ lúc nào trước khi người XK xuất trình bộchứng từ mà không cần có sự đồng ý của người nhập khẩu
Rủi ro đối với Ngân hàng
Rủi ro đối với Ngân hàng phát hành
Thứ nhất: Rủi ro có thể xảy ra trong việc kiểm tra bộ chứng từ Thanh toán tín
dụng chứng từ là phương thức thanh toán dựa vào chứng từ, chứng từ không chỉ cógiá trị quan trọng đối với người XK mà còn với NH và người NK Bộ chứng từhoàn hảo là cơ sở ràng buộc trách nhiệm giữa người NK với NH, giữa NHPH vớingười XK, giữa NH thanh toán với NH hoàn trả, NHPH với NH xác nhận DoNHPH thay mặt người NK trả tiền cho người XK nên NHPH phải kiểm tra chínhxác về chất lượng bộ chứng từ, trong thực tế cho thấy việc kiểm tra bộ chứng từ phùhợp với L/C là việc làm không hoàn toàn dễ vì chỉ cần một sai sót rất nhỏ cũng dẫnđến rủi ro cho NHPH Bởi khi chấp nhận bộ chứng từ thì NHPH sẽ thực hiện thanh
Trang 19toán cho người XK sau đó mới chuyển bộ chứng từ cho người NK để đòi tiền Tuynhiên người NK có thể từ chối thanh toán nếu phát hiện bộ chứng từ không phù hợpvới L/C Các tình huống có thể gặp rủi ro của NHPH trong việc kiểm tra bộ chứng
từ, cụ thể như sau:
NHPH không phát hiện ra sai sót trên bộ chứng từ và tiến hành thanh toán.Trong khi đó nhà NK phát hiện ra sai sót của bộ chứng từ, họ có quyền từchối thanh toán cho NHPH
Bắt sai lỗi của bộ chứng từ và tiến hành từ chối thanh toán, dẫn đến bị nhà
XK khiếu kiện Những lỗi này thường liên quan tới việc ký hậu vận đơn ghichú ngày giao hàng trên vận đơn hoặc các sai biệt khác trên chứng từ xuấttrình thừa
Kiểm tra không hết sai sót dẫn tới mất quyền từ chối bởi NH không có quyền
từ chối lần hai
Tiến hành kiểm tra chứng từ vượt quá số ngày làm việc NH, dẫn đến mấtquyền từ chối bộ chứng có sai sót, trong khi đó người NK có quyền từ chốithanh toán cho NH đối với những lỗi đó
Thứ hai, rủi ro do nhà NK mất khả năng TT hoặc bị phá sản: Đây là loại rủi ro
gây thiệt hại nặng nề nhất cho NHPH, do NH phải TT cho bộ chứng từ hoàn hảotrong khi không thể thu hồi lại vốn từ người mua
Thứ ba, rủi ro do nhà XK có hành vi lừa đảo, giả mạo chứng từ: NHPH mặc dù
đã kiểm tra chứng từ với “sự cẩn thận hợp lý” nhưng không phát hiện sai sót và tiếnhành TT Nếu phía XK là một tổ chức “ma” hoặc bị phá sản, trong khi nhà NKkhông đủ năng lực tài chính để bồi thường thì NHPH cuối cùng sẽ là người phảigánh chịu rủi ro đó
Thứ tư, rủi ro do nhà NK không nhận hàng: Khi tỷ giá biến động theo hướng bất
lợi hoặc giá hàng trên thị trường giảm mạnh, nhà NK không muốn nhận hàng vì sợthua lỗ nên không tiến hành TT Trong trường hợp này, nếu tỷ lệ ký quỹ L/C không
bù đắp được tỷ lệ trượt giá của nội tệ thì rủi ro này sẽ do NHPH gánh chịu
Trang 20- Rủi ro đối với NHTB:
NHTB chỉ chịu trách nhiệm đảm bảo tính chân thực của L/C mình thông báo màkhông chịu trách nhiệm thanh toán, nhưng nếu không làm tốt trách nhiệm và để xảy
ra sai sót thì NHTB phải gánh chịu rủi ro và không nhận được phí dịch vụ nếunghiêm trọng hơn là bị khởi kiện và đòi bồi thường thiệt hại
- Rủi ro đối với NH xác nhận:
Thứ nhất: NHXN phải thanh toán cho bộ chứng từ hoàn hảo bất luận có truy
đòi được từ NHPH hay không Như vậy, NHXN phải chịu rủi ro tín dụng đối vớiNHPH cũng như rủi ro chính trị và rủi ro ngoại hối của nước NHPH
Thứ hai: Rủi ro trong khâu kiểm tra chứng từ đó là trường hợp NHXN không
phát hiện sai sót của bộ chứng từ và tiến hành thanh toán thì không thể truy đòi lại
từ NHPH
- Rủi ro đối với NHCK chứng từ:
Do những nguyên nhân bất khả kháng: rủi ro do nhà nhập khẩu trì hoãnthanh toán hay rủi ro trong quá trình vận chuyển hoặc rủi ro do nhà nhập khẩu từchối thanh toán bộ chứng từ và rủi ro do NH mở bị phá sản thêm nữa là rủi ro do
NH chiết khấu không hành động đúng theo quy định của UCP600
Theo UCP600, NHPH được miễn trách nhiệm thanh toán trong trường hợp
bộ chứng từ có lỗi nên nếu NHCK chiết khấu miễn truy đòi cho bộ chứng từ sai sótthì sẽ phải gánh chịu rủi ro này…
1.2.2.2 Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro
Rủi ro tín dụng: Là loại rủi ro về mất khả năng thanh toán của một trong các
bên tham gia phương thức tín dụng chứng từ
Rủi ro từ phía nhà NK: L/C là cam kết trả tiền chắc chắn của NHPH khi
người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ phù hợp, nếu L/C được ký quỹ >= 100% thì
sẽ không xảy ra rủi ro cho NHPH nhưng để thu hút khách hàng phần lớn các NHkhi mở L/C đều tài trợ cho KH bằng cách cho vay vốn hoặc tài trợ bằng uy tín của
KH và chỉ yêu cầu kỹ quỹ một tỷ lệ nhất định Trường hợp người NK bị vỡ nợ hay
Trang 21phá sản dẫn đến mất khả năng thanh toán hoặc vì một lý do nào đó mà khách hàng
cố tình không thanh toán thì sẽ gây rủi ro tín dụng cho NHPH
Rủi ro từ phía nhà XK: Rủi ro này thường xảy ra đối với NHCK Có hai
loại chiết khấu là chiết khấu miễn truy đòi và chiết khấu có bảo lưu quyền truy đòi.Chiết khấu có bảo lưu quyền truy đòi là khi NHPH từ chối thanh toán hay mất khảnăng thanh toán thì NHCK có quyền truy đòi lại nhà XK số tiền họ đã thanh toán vàlãi phát sinh nhưng nếu nhà XK không còn khả năng hoàn lại số tiền đó thì NHCK
đã gặp rủi ro
Rủi ro tín dụng từ phía NHPH: Nếu NHPH mất khả năng thanh toán hoặc
phải đóng cửa hoặc vỡ nợ thì cũng dẫn tới rủi ro cho người XK và NHCK Điều nàyphụ thuộc nhiều vào mức độ tín nhiệm của NHPH, mặc dù rất hiếm xảy ra nhưngcũng đã có những NHTM bị sụp đổ Vì vậy để tránh xảy ra tình huống trên nhà XKnên yêu cầu nhà NK chọn những NHTM lớn, có uy tín để phát hành L/C
là người NK, người XK và NH Do đó các bên tham gia cần phải tính toán để dựđoán trước những rủi ro và có biện pháp hợp lý như mua bảo hiểm Ngoài ra về phía
NH là người tài trợ cho người NK nên cũng cần quan tâm đúng mức đến mặt antoàn của hàng hóa
Rủi ro ngoại hối:
Khi tỷ giá thay đổi vượt dự tính của các bên sẽ gây ra thiệt hại trong việc giao dịchhàng hóa Sự biến động của tỷ giá phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chính sách tỷ
Trang 22giá, tốc độ lạm phát, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối, cung cầu ngoại hối,… củatừng quốc gia.
Khi ngoại tệ lên giá thì bất lợi cho nhà NK và có lợi cho nhà XK và ngược lại Đối với NH Nếu khi NH đã ứng trước để bán cho khách hàng - vay từ nguồnkhác để bán hay bán khống thì NH phải đối mặt với rủi ro đồng tiền thanh toán lên giá.Hoặc NH phải đối mặt với rủi ro đồng tiền thanh toán giảm giá so với đồng bản tệ
Rủi ro quốc gia:
Rủi ro quốc gia là những rủi ro về kinh tế, chính trị, chính sách của một quốc gialàm cho các bên tham gia quá trình mua bán không thể thực hiện được nghĩa vụ vàquyền lợi của mình Vì thế, trong thương mại quốc tế việc phân tích rủi ro quốc giatrở thành một bộ phận không thể thiếu Nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro quốc giabao gồm:
- Chính sách thương mại và các quy định khác về hoạt động xuất nhập khẩu cácmặt hàng sẽ rất dễ gây thiệt hại cho các bên tham gia
- Chính sách quản lý ngoại hối của nước nhập khẩu như việc quản lý ngoại hối,cấp giấy phép sử dụng và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài Khi chính phủ củanước NK áp dụng các biện pháp thắt chặt ngoại hối hoặc cấm vận trong thanhtoán thì gây rủi ro cho nhà XK và ngân hàng
- Nền kinh tế trong tình trạng suy thoái nghĩa là sức mua của người tiêu dùnggiảm, điều này ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp
- Hệ số an toàn của quốc gia tứ tỷ lệ nợ nước ngoài quá lớn so với GDP, mất khảnăng thanh toán dài hạn thì chính phủ có thể tuyên bố vỡ nợ hoặc hoãn thanhtoán các khoản nợ nước ngoài thì sẽ đẩy các NH vào tình trạng không thanh toánđược các khoản ngoại tệ cho nước ngoài
- Khi một quốc gia bị cấm vận thì mọi hoạt động thương mại và các giao dịch vớicác đối tác nước ngoài đều bị kiểm tra kiểm soát gắt gao điều này gây ảnhhưởng cho các giao dịch chưa được thanh toán
Trang 23Ngoài ra rủi ro pháp lý còn do hệ thống luật pháp không đồng bộ, thậm chínhiều khi trong hệ thống luật pháp của một nước còn mâu thuẫn lẫn nhau
Như vậy để giảm thiểu xảy ra rủi ro quốc gia thì trước khi ký kết hợp đồngngoại thương, các bên cần xem xét luật của quốc gia của đối tác và quy định rõtrong hợp đồng ngoại thương khi tranh chấp xảy ra thì áp dụng theo luật nào và thứ
tự ưu tiên như thế nào
Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức là rủi ro xảy ra khi một bên tham gia tín dụng chứng từ cố tìnhkhông thực hiện nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại tới quyền lợi của các bên còn lại.Đây là loại rủi ro mà các bên tham gia tín dụng chứng từ khó có thể lường trước vàkiểm soát được
Rủi ro từ phía người NK: Nếu không phải bạn hàng lâu năm và không có
uy tín trong kinh doanh, nhà NK thường lợi dụng những sai sót nhỏ của chứng từ,lỗi không ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà NK theo hợp đồng mua bán để trì hoãnthanh toán, ép người bán giảm giá, đặc biệt khi giá cả hàng hóa biến động theohướng bất lợi cho nhà NK hoặc không thanh toán
Rủi ro từ phía người XK: Khi nhà XK giao hàng không đúng hợp đồng
hoặc không giao hàng nhưng lại giả mạo chứng từ để xuất trình đòi tiền thanh toán.Trong trường hợp giá cả trên thị trường quốc tế tăng, người bán không muốn giaohàng nên mặc dù L/C đã được mở nhưng không có giá trị thanh toán, dẫn tới thiệt
Trang 24hại cho người mua vì đã phá vỡ kế hoạch kinh doanh của họ và họ vẫn phải chịunhững chi phí NH liên quan.
Rủi ro từ phía người chuyên chở: Đã có trường hợp, người chuyên chở
nhận hàng từ người bán, lấy tiền cước rồi biến mất Khi đó, NH vẫn phải có tráchnhiệm thanh toán cho nhà XK, việc đòi bồi thường từ hãng tàu thì không nằm trongnội dung của L/C
Rủi ro đạo đức từ phía ngân hàng: Nhiều NH lợi dụng những sai sót nhỏ
của bộ chứng từ để trì hoãn hay từ chối thanh toán hoặc NH mở L/C trả chậm, khikhông nhận được tiền từ người NK thì họ cũng không tiến hành thanh toán chongười XK theo như cam kết
Rủi ro tác nghiệp:
Đây là những sai sót về nghiệp vụ do chính bản thân các bên tham gia gây nên
Đối với nhà XK thì đó là rủi ro không lập được bộ chứng từ hoàn hảo theoquy định của L/C vì phương thức tín dụng chứng từ đòi hỏi một cách khắt khe về sựphù hợp tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanh toán và L/C Một sự sai sota dù nhỏ cũng
có thể bị người mua và NHPH bắt lỗi và từ chối TT
Đối với nhà NK do không nắm vững về nghiệp vụ tín dụng chứng từ nên quyđịnh các điều khoản về chứng từ xuất trình theo L/C không chặt chẽ, khiến nhà XK
dễ dàng lập được bộ chứng từ hoàn hảo mặc dù giao hàng không theo đúng quyđịnh của hợp đồng
NH đóng vai trò quan trọng trong phương thức L/C và là người thay mặtnhà NK kiểm tra bộ chứng từ và cam kết thanh toán cho nhà XK trên cơ sở bộchứng từ phù hợp Nếu cán bộ NH không thành thạo nghiệp vụ sẽ gây khó khăn
Trang 25Đối với NH, việc đầu tư cho công nghệ NH đòi hỏi chi phí rất cao các NHnhỏ vốn ít không có điều kiện để trang bị công nghệ hiện đại thường gặp rủi ro
Rủi ro uy tín:
Rủi ro uy tín là những sai sót xảy ra làm giảm uy tín của các bên
Đối với nhà XNK, khi uy tín giảm sút thì các NH đánh giá hệ số tín nhiệmcủa các nhà XNK thấp và NH sẽ không tiến hành cho vay, mở L/C cho nhà NK hayngừng chiết khấu chứng từ cho các nhà XK
Đối với NH, Nếu một NH vì lý do nào đó bị giảm uy tín thì sẽ gặp nhiều khókhăn trong việc mở L/C L/C họ mở ra sẽ bị từ chối, bị yêu cầu xác nhận và chi phí
sẽ rất tốn kém NH dùng uy tín của mình để tài trợ cho KH, đứng ra cam kết thanhtoán cho nhà XK khi xuất trình phù hợp Uy tín của NH phụ thuộc vào trình độnghiệp vụ, tính chuyên nghiệp, việc thực hiện các cam kết, tình hình tài chính cũngnhư lịch sử phát triển…
1.2.3 Chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ của NHTM
Với các chiến lược kinh doanh khác nhau trong từng thời kỳ kinh tế thì căn cứvào số % nhất định của các chỉ tiêu mà NH có thể nắm được mức độ rủi ro trongphương thức tín dụng chứng từ
- Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ cho vay mở L/C:(=NQH/9DNCV)
%
Phản ánh rủi ro tín dụng trong phương thức tín dụng chứng từ NH tiến hànhcho KH mở L/C trả ngay vay để nhập hàng hoá Tuy nhiên đến hạn do nhiềunguyên nhân khách quan và chủ quan tác động như sự thay đổi về tỷ giá, thay đổicung cầu trên thị trường mà KH không có khả năng để trả nợ
- Tỷ lệ L/C quá hạn so với tổng số L/C: (= LCq / TLC)%
Là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh rủi ro tín dụng, đạo đức và rủi ro hàng hoátrong TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ trả chậm Người NK mở L/C trảchậm vay vốn từ nước ngoài để NK hàng hoá Tuy nhiên đến hạn, khách hàngkhông có khả năng TT, dẫn đến quá hạn và NH buộc phải trả nợ thay
- Tỷ lệ L/C bị từ chối xác nhận so với tổng số L/C: (= LCt / TLC)%
Trang 26Phản ánh rủi ro về uy tín của NHPH của nước NK trên trường quốc tế Khingười XK không tin tưởng vào khả năng thực hiện cam kết theo L/C của NHPH,hay lo sợ những rủi ro quốc gia của nước người NK thì họ không chấp nhận L/Cđược phát hành hoặc yêu cầu L/C phải được xác nhận bởi một NH có uy tín kháchoặc tại một quốc gia khác
1.3 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG
1.3.1 Nhân tố chủ quan
- Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp cũng như các ngân hàngthương mại phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt chịu sự chi phối lớncủa các quy luật cung cầu, qui luật cạnh tranh nên phải thường xuyên đối mặt vớirủi ro từ mọi phía, co khi do giá cả thay đổi do công nghệ yếu kém, khung hoảng tàichinh gây nên phản ứng dây chuyền khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn thua lỗtrong kinh doanh điều này dễ làm cho uy tín của các bên về mặt tài chính sụt giảm
- Do thiếu thông tin hay còn gọi là thông tin không cân xứng: về tình hình tàichính và hiệu quả kinh doanh cũng như uy tín và tính trung thực của đối tác nên đã
có những quyết định sai lầm gây ra rủi ro cho các bên tham gia giao dịch, đặc biệttrong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ theo UCP thì việc thanh toán hoàntoàn phụ thuộc vào bộ chứng từ chứ không phụ thuộc vào hàng hóa trao đổi
1.3.2 Nhân tố khách quan
- Do các vấn đề liên quan tới mâu thuẫn sắc tộc, đảng phái, tôn giáo,biểu tình, đình công, chiến tranh đe dọa tới tình hình an ninh của một quốc gia Dochính sách tiền tệ và tài khóa của mỗi quốc gia, tỷ lệ vay trả nợ trong và ngoài nướcviệc cân bằng cán cân thanh toán của từng nước, sự mở cửa của nền kinh tế cộngthêm chính sách quản lý ngoại hối của quốc gia đó cũng làm ảnh hưởng tới việcphòng ngừa rủi ro của các ngân hàng trong phương thức thanh toán L/C
- Do hệ thống luật pháp mỗi quốc gia có sự khác nhau nên đôi khi có sự mâuthuẫn giữa UCP với luật quốc gia và khi đó theo quan điểm của ICC là không thể
Trang 27thay đổi luật quốc gia , những tranh chấp nếu có tốt nhất là để cho toàn án xem xét
và phán quyết vì vậy dẫn tới rủi ro pháp lý
- Sự biến động trên thị trường ngoại hối cũng làm cho việc phòng ngừa rủi rotrong thanh toán gặp nhiều khó khăn vì do tỷ giá thường xuyên biến động theo quyluật của thị trường nó không chỉ ảnh hưởng tới cán cân thanh toán và trực tiếp lànền kinh tế của từng nước mà nó còn làm ảnh hưởng tới các giao dịch bằng ngoại tệcủa các bên tham gia giao dịch
1.3.3 Nhân tố nghiệp vụ
1.3.3.1.Các biện pháp né tránh rủi ro
- Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra có nghĩa là ngân hàng phảinắm được chắc chắn các đối tác giao dịch khi thấy có vấn đề không thuận lợi khitham giao mở L/C thì có thể dừng ngay việc đó lại
- Né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro VD: Hợpđồng quy định nhà NK mở 1 L/C cho nhà XK trong đó bộ chứng từ yêu cầu xuấttrình có vận tải đơn theo lệnh nhà NK Đây chính là nguyên nhân gây rủi ro choNHPH do nhà NK không cần hoàn thành nghĩa vụ thanh toán với NH vẫn có thểnhận hàng Để ngăn ngừa rủi ro này, NHPH phải yêu cầu vận tải đơn theo lệnh củaNHPH
- Có các chiến lược kinh doanh như việc dự trữ và nắm giữ số lượng, chủngloại ngoại tệ trong thanh toán cho các đối tác hợp lý
1.3.3.2.Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro
Ngăn ngừa rủi ro là sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số lần rủi ro hoặcgiảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại Nhóm biện pháp ngăn ngừa tổn thất baogồm:
- Chẳng hạn trước khi ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài, để hạn chế thiệthại, DN có thể chủ động thuê tư vấn luật, nhờ các chuyên gia giỏi nghiệp vụ ngoạithương thương thảo hợp đồng
- Rủi ro sẽ xảy ra nếu nhân viên của DN không có những hiểu biết cần thiết vềmôi trường văn hoá, chính trị của nước đối tác, dẫn đến hành xử không đúng và gặp
Trang 28rủi ro Biện pháp phòng ngừa: Đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ cho cán bộ,đặc biệt là kiến thức về văn hoá, luật pháp và cách ứng xử
- Khi NH ban hành các quy trình, quy chế mới điều chỉnh phương thức tíndụng chứng từ cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn nhưng không phải công nhân, cán
bộ nào cũng có thể thích ứng ngay nên cách phòng ngừa là phải thường xuyên theodõi, cập nhật đầy đủ, kịp thời các thông tin, chính sách, quy trình, quy chế của NH
1.3.3.3.Các biện pháp giảm thiểu rủi ro
Đây là các biện pháp để giảm thiểu những tổn thất, thiệt hại, mất mát do rủi ro
mang lại, bao gồm:
- Định giá lại những tài sản còn sử dụng được
- Ngân hàng sau khi xảy ra rủi ro thì tiếp tục truy đòi người mở L/C
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa rủi ro cho chặt chẽ
- Mua bảo hiểm
- Đa dạng hóa các đồng tiền
1.3.3.4.Các biện pháp dự phòng
Trong hoạt động kinh doanh, NH và DN có thể đưa ra rất nhiều biện pháp dựphòng, hạn chế rủi ro VD: Khi NK hàng hoá trị giá lớn, hàng nhạy cảm như phânbón, xăng dầu, sắt thép người bán thường yêu cầu người mua mở L/C tuần hoàn.Khi đó, độ rủi ro trong thanh toán là rất cao Vì vậy, nhà NK sẽ yêu cầu người báncung cấp một bảo lãnh thực hiện hợp đồng hay thư tín dụng dự phòng hoặc khôngchấp nhận mở L/C tuần hoàn hay đòi tiền bằng điện
Trang 29Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch bao gồm huy động và nhậntiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân, cho vay ngắn hạn,trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năngnguồn vốn của ngân hàng thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ quốc
tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác và các dịch vụngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước cho phép
Số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng với định hướng chủ yếu trong giai đoạnđầu là phục vụ các doanh nghiệp quân đội tham gia phát triển kinh tế và thực hiệnnhiệm vụ quốc phòng Cổ đông sáng lập chủ yếu là các Tổng công ty, Công ty và cácNhà máy thuộc Bộ Quốc phòng.Ngân hàng TMCP Quân đội ra đời là sự hội tụ củanhiều yếu tố mà trong đó quan trọng nhất phải kể đến đó là thời điểm và ý tưởngthành lập Ngân hàng
Ngay từ trước khi ra đời, mục tiêu hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội đãđược xác định rõ là thực hiện hoạt động như một ngân hàng đa năng phục vụ cho cácdoanh nghiệp quân đội làm kinh tế, làm dịch vụ ngân hàng đối với mọi thành phần kinh tế
Trang 30Trải qua gần 15 năm hoạt động và phát triển, Ngân hàng TMCP Quân đội bắt đầu từcon số hết sức khiêm tốn, vốn điều lệ chỉ có 20 tỷ đồng Ngân hàng có trụ sở chínhđặt tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội vào ngày 31 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng
có 1 Hội sở chính, 1 Sở giao dịch, 4 Công ty con tại Việt Nam, 2 Công ty liên kết và
34 chi nhánh cùng với 54 phòng giao dịch tại các tỉnh và thành phố trên cả nướcnhưng đến nay đã có những bước phát triển vượt bậc: Vốn điều lệ liên tục tăng và đãđạt 3.400 tỷ đồng vào cuối năm 2008, có gần 100 chi nhánh, phòng giao dịch tạinhững trung tâm kinh tế lớn của đất nước, với gần 2.000 cán bộ công nhân viên cótrình độ trên toàn hệ thống, đã cung cấp một danh mục các loại hình sản phẩm dịch
vụ đa dạng, phong phú đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng trong nền kinh tế Đồngthời MB còn mở rộng hợp tác với các ngân hàng trong và ngoài nước nhằm hợp tác
để cùng phát triển Hiện nay con số ngân hàng đại lý của MB đã lên tới 700 ngânhàng tại 75 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
MB từ một ngân hàng nhỏ, còn mới mẻ song đã trở thành một Ngân hàng cómột vị thế nhất định trong hệ thống các các Ngân hàng thương mại, được NHNNđánh giá là một trong số ít Ngân hàng TM hoạt động hiệu quả, MB vẫn là một trongnhững ngân hàng TMCP có kết quả kinh doanh ấn tượng, phát triển hàng đầu Việt Nam: 4lần liên tiếp vinh dự được trao tặng giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” do ngườitiêu dùng bình chọn dựa trên các tiêu chí: năng lực lãnh đạo, bảo vệ thương hiệu, nguồnnhân lực, chất lượng sản phẩm, kết quả kinh doanh và tính ổn định
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân Đội
Cơ cấu tổ chức của MB được thể hiện qua sơ đồ sau:
Trang 31Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP Quân Đội
Nguồn: Báo cáo thường niên 2009
Cơ quan kiểm
toán nội bộ
Ban kiểm soát
Cơ quan nghiên cứu phát triển
Hội đồng Quản trị
Hội đồng tín dụngBan lãnh đạo
Các ủy ban
cao cấp
Khối quản trị rủi ro
Khối kiểm soát
4 Khối tài chính kế toán
5 Trung tâm công nghệ
2 Khối hành chính và quản lý chất lượng
3 Khối quản lý mạng lưới và kênh phân phối
1 Khối Treasury
2 Khối doanh nghiệp lớn và các định chế tài chính
3 Khối doanh nghiệp nhỏ và vừa
4 Khối khách hàng
cá nhân
5 Khối đầu tưĐại hội đồng cổ đông
Trang 322.1.3 Các kết quả đạt được
2.1.3.1 Phát triển tổ chức và hệ thống
Ngày đầu thành lập, MB chỉ một địa điểm giao dịch duy nhất tại 28A Điện BiênPhủ nhưng qua 14 năm hoạt động và phát triển, số lượng chi nhánh và phòng giao dịchtrên cả nước đã gần 100, nắm giữ trên 50% vốn góp của 3 công ty là Công ty cổ phầnchứng khoán Thăng Long, Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Hà Nội,Công ty quản lý quỹ và khai thác tài sản MB
Cùng với sự phát triển của hệ thống, cho đến 31/12/2008, tổng số lượng cán bộcông nhân viên của MB là 1.984 người, đội ngũ nhân lực có kiến thức, nhiệt huyết, có tâmgắn với sự phát triển vững mạnh của MB, trong đó trình độ đại học và trên đại học chiếmđến 78%, cán bộ trẻ chiếm tới 85% Trong năm 2008, MB đã thực hiện tái cấu trúc lại bộmáy nhân sự, thành lập trung tâm đào tạo và triển khai hàng loạt khóa đào tạo quan trọngtrong năm Đội ngũ cán bộ của ngân hàng luôn được chú trọng đào tạo và đào tạo lại đểđáp ứng đòi hỏi công tác của giai đoạn mới
2.1.3.2 Phát triển quy mô hoạt động
Sự lớn mạnh về quy mô hoạt động không chỉ được phản ánh ở các chỉ tiêu tổng tàisản, tổng dư nợ tín dụng, vốn huy động mà còn thể hiện ở sự gia tăng, đa dạng hóa các sảnphẩm dịch vụ ngân hàng Qua gần 15 năm hoạt động và phát triển, tính đến 31/12/2008,vốn điều lệ của MB tăng 170 lần so với ngày đầu thành lập, đạt 3.400 tỷ đồng, tổng tài sảnđạt 41.809,74 tỷ đồng
2.1.3.3 Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn được đẩy mạnh
MB đã không ngừng gia tăng nguồn vốn huy động bằng việc mở rộng nhiều kênhhuy động vốn: từ dân cư, từ doanh nghiệp, tham gia thị trường chứng khoán và phát hànhtrái phiếu
Ngoài ra MB còn thường tổ chức các chương trình tiết kiệm dự thưởng đồng thời quảng
bá hình ảnh, thương hiệu cho ngân hàng, nâng cao uy tín và hình ảnh tốt cho khách hàng
Trên cơ sở chủ động về nguồn vốn, MB đã đa dạng hóa hình thức cho vay, đồngthời nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại nợ vay, đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp vừa
và nhỏ
Trang 33Các hoạt động phi tín dụng như hoạt động bảo lãnh, hoạt động kinh doanh vốn vàngoại tệ, hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động kinh doanh thẻ cũng góp phần mang lạilợi nhuận và nâng cao uy tín cho MB.
2.1.3.4 Phát triển sản phẩm, dịch vụ
Trong giai đoạn hiện nay MB đã tăng thêm nhiều tiện ích, sản phẩm dịch vụ, nhằmđáp ứng nhu cầu tốt nhất cho khách hàng như: dịch vụ chuyển tiền, thanh toán trong nước
và quốc tế, thanh toán séc, mua bán và chuyển đổi ngoại tệ
Các tiện ích không dùng tiền mặt trong thanh toán được đẩy mạnh nghiên cứu, ápdụng Ngoài ra MB còn hoàn thiện các sản phẩm khác như cho vay du học, phát triển cácsản phẩm liên kết với Viettel, sản phẩm chiết khấu,…
2.1.3.5 Phát triển công nghệ
Trong điều kiện phát triển ngân hàng hiện đại thì MB luôn thấy rõ tầm quan trọng củacông nghệ, vì vậy MB đã đầu tư nguồn lực để phát triển lĩnh vực này Các hệ thống máy chủ,máy trạm, các chương trình thanh toán, hạch toán kế toán, thông tin được đầu tư đúng mức
Ngoài ra, MB còn cung cấp nhiều sản phẩm ứng dụng từ công nghệ thông tin nhưdịch vụ ATM, Internet banking, Mobile banking, Home banking…
2.1.3.6 Hợp tác cùng phát triển
Trong suốt gần 15 năm qua, MB không ngừng nhận được sự hỗ trợ, hợp tác củacác ngân hàng bạn bè trong nước và quốc tế Sự hợp tác trước hết trong lĩnh vực đào tạocán bộ, hợp tác phát triển công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật, cũng như chia sẻkhó khăn Đồng thời mở rộng quan hệ trên nhiều lĩnh vực khác nhau như vay vốn, tài trợxuất nhập khẩu, ủy thác, thanh toán, ngân hàng đại lý… Cho đến nay mạng lưới cácNgân Hàng đại lý của MB đã mở rộng tới hơn 700 Ngân Hàng trên 75 quốc gia, đảmbảo thanh toán và giao dịch với tất cả các châu lục trên thế giới
2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ TẠI MB
2.2.1 Thực trạng hoạt động TTQT
Vào năm 1996 MB bắt đầu triển khai hoạt động TTQT theo quyết định số 37/NH-QĐ ngày 15/01/1996 của Ngân hàng Nhà nước và thành lập phòng TTQT vàQuan hệ Ngân hàng đại lý
Trang 34Hoạt động TTQT được coi là một trong những hoạt động hiệu quả nhất của
MB và doanh thu phí từ hoạt động TTQT đóng góp một phần đáng kể vào thu nhậpcủa NH
Lợi nhuận trước thuế Doanh thu từ phí TTQT
Nguồn: Báo cáo thường niên MB 2008
Doanh thu phí từ hoạt động TTQT tăng trưởng đều qua các năm, chiếm tỷ lệtương đối trong tổng thu nhập của NH Tính đến hết 31/12/2008 với số lượng thanhtoán viên trên toàn hệ thống chưa đến 60 người trong tổng số 2000 cán bộ nhân viêncủa MB mà đạt được tỷ lệ doanh thu trong tổng thu nhập như trên, có thể thấy hoạtđộng TT tại MB tương đối hiệu quả Giai đoạn 2003-2004, phí thu được từ hoạtđộng TTQT không có biến động nhiều năm 2003 đạt 6.4 tỷ đồng, năm 2004đạt tăng 6.31 tỷ đồng
Tuy nhiên sang năm 2005 thì doanh thu từ phí TTQT đã có bước tăng vượtbậc, gấp 2,2 lần so với năm 2004 con số năm 2005 là 13.76 tỷ đồng Có được kết
Trang 35quả như vậy là nhờ vào chính sách khách hàng của MB có thay đổi từ chỗ tập trungchủ yếu vào các DN, bạn hàng truyền thống là các DN quân đội sang các DN vừa
và nhỏ
Và từ 2005 đến nay doanh thu từ phí TTQT tăng khá mạnh qua các năm.Năm 2008 đạt 45.821 tỷ đồng, tăng 1,86 lần so với năm 2007, chiếm chiếm 5.3%tổng thu nhập NH Tính đến tháng 6 đầu năm 2009, doanh thu từ phí TTQT đạt 46,777
tỷ đồng, hơn doanh thu của cả năm 2008 Rõ rang doanh thu từ phí TTQT ngày cànggia tăng với tốc độ lớn
Cũng như các NHTM khác, MB có 3 phương thức TTQT được áp dụngphổ biến đó là: Phương thức tín dụng chứng từ, nhờ thu và chuyển tiền
Trang 362.2.2 Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ
Như đã phân tích ở trên phương thức tín dụng chứng từ có ưu điểm là đảm bảotính an toàn và tương đối bình đẳng cho người nhập khẩu và xuất khẩu nên được ápdụng rất phổ biến, đặc biệt là ở các quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam
Điều này cũng phản ánh rõ nét trong cơ cấu sản phẩm thanh toán quốc tế của
MB với trung bình tỷ trọng giá trị thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từqua các năm chiếm tới hơn 50% trong tổng giá trị thanh toán xuất nhập khẩu
2.2.2.1 Thanh toán hàng hóa nhập khẩu theo L/C
Việt Nam là nước nhập siêu trong nhiều năm liền nên số lượng các giao dịchthanh toán quốc tế cho việc nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao.Và các giao dịchthanh toán quốc tế tại MB cũng không nằm ngoài xu hướng này, đặc biệt là thanhtoán qua L/C
Từ khi hoạt động thanh toán quốc tế của MB đi vào hoạt động năm 1996 thìlượng L/C NK luôn chiếm tỷ trọng lớn, luôn luôn chiếm trên 85% doanh số thanhtoán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ và doanh thu từ hoạt độngthư tín dụng nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu phí từhoạt động thanh toán quốc tế
Trang 37Đồ thị 2.3:Tương quan giữa L/C xuất và L/C nhập 6
tháng đầu năm 2009
18%
92%
DT L/C xuất khẩu DT L/C nhập khẩu
Nguồn: Báo cáo 6 tháng đầu năm 2009, MB
Xét về giá trị kim ngạch NK thanh toán bằng L/C qua MB trong 6 năm (từ
2005 đến 2008) theo số liệu thống kê trong bảng 2.2 ta thấy doanh số thanh toánhàng hóa nhập khẩu bằng L/C liên tục tăng, cụ thể như sau:
Năm 2005 số lượng L/C thanh toán tại MB đạt 1508 lượt đến năm 2008 là
2413 lượt Có được kết quả như vậy là do nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng chiếnlược, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng gia tăng Do đó doanh số thanh toán hànghóa nhập khẩu qua L/C tại MB tăng đột biến bởi các doanh nghiệp thuộc Bộ quốcphòng là khách hàng truyền thống của MB Bên cạnh đó, việc gia tăng đó cũngphần nào do bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới Sự phục hồi của kinh tế thếgiới đã có những tác động tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam Hơnnữa, giá cả thế giới tăng đặc biệt là giá xăng dầu đã khiến giá nhập khẩu hàng hóavào Việt Nam tăng lên đáng kể Vì những lý do trên mà doanh số thanh toán hànghóa NK tăng lên đáng kể ở tất cả các NHTM trong đó có MB
Năm 2006 doanh số thanh toán hàng nhập khẩu theo L/C tại MB tiếp tụctăng, tuy nhiên không có biến động lớn
Năm 2007 lại đánh dấu một mốc tăng trưởng ngoạn mục của doanh số thanhtoán L/C nhập khẩu đạt 2325 lượt năm 2007, tăng gấp đôi so với năm 2006 vàchiếm 88.81% tổng số L/C Lý do chính vẫn là do nhu cầu nhập khẩu các mặt hàngphục vụ quốc phòng gia tăng, giá trị các L/C NK thường lớn nên doanh số thanhtoán L/C NK tăng mạnh Ngoài ra, do mở rộng danh mục khách hàng, MB không
Trang 38chỉ tập trung vào các doanh nghiệp Quân đội mà còn hướng tới các doanh nghiệpvừa và nhỏ trên khắp cả nước nên góp phần mở rộng bạn hàng và gia tăng doanh số.Đây cũng là lý do tạo đà tiếp tục tăng cho năm 2008 Năm 2008, thanh toán L/C NKđạt 2413 lượt đạt 89.18%.
Theo số liệu 6 tháng đầu năm 2009, doanh số thanh toán hàng hóa nhập khẩuqua L/C tại MB đạt 347.86 triệu USD Con số này còn khiêm tốn so với kết quả đạtđược của năm 2007 Tuy nhiên, việc thanh toán L/C thường diễn ra vào cuối nămnên hy vọng 6 tháng cuối năm có chuyển biến tốt hơn
Nhìn chung sự gia tăng liên tục của doanh số thanh toán hàng hóa nhập khẩutheo tín dụng chứng từ của một ngân hàng TMCP như MB cũng là một thành tíchđáng chú ý Đóng góp vào thành công này chính là sự tin tưởng, đồng thuận củakhách hàng vào dịch vụ TTQT của MB Các khách hàng lớn phải kể đến như : Cáccông ty thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Thương mại, Bộ Xây dựng, Bưu chính viễn thông
và các KH truyền thống, gắn bó khăng khít với NH như Công ty XNK tổng hợp VạnXuân, Công ty điện tử viễn thông quân đội, Công ty xăng dầu quân đội, Công tyIntimex…
2.2.2.2 Thanh toán hàng hóa xuất khẩu theo L/C
Theo số liệu bảng 2.2 tỷ trọng của L/C XK tuy vẫn thấp nhưng đã tăng lênmột mức đáng kể Đặc biệt, năm 2005, trị giá L/C NK chỉ đạt 1267 lượt, thì con sốnày đã tăng thành 2413 lượt, chiếm hơn 89% tổng giá trị thanh toán XNK theo L/Cvào cuối năm 2008 Cơ cấu xuất khẩu qua các năm chủ yếu là các mặt hàng nôngsản: gạo, cà phê, hạt điều… và các sản phẩm gia công may mặc… Các KH xuấttrình bộ chứng từ XK qua MB chủ yếu là KH tại các Chi nhánh khu mục miền Nam
CN Sài Gòn, CN Gò Vấp… và khu vực miền Trung CN Đà Nẵng, CN KhánhHòa…
Trang 39196.88 46.61
371.83 58.52
418 58.37
416.94 157.44
1049.59
175.52 1631.85
0 500 1000 1500 2000
Đồ thị 2.4 : Tỷ trọng doanh thu L/C XK và NK trong
tổng DT thanh toán L/C
Doanh thu L/C xuất khẩu Doanh thu L/C nhập khẩu Tổng thanh toán L/C
Nguồn: Báo cáo của Phòng TTQT, MB 2003-2008
Qua đồ thị 2.4 ở trên thấy rằng lượng L/C XK tại MB luôn chiếm tỷ trọngnhỏ, luôn luôn dưới 15% doanh số thanh toán XNK theo phương thức tín dụngchứng từ, gây mất cân đối lớn về cơ cấu L/C XK và L/C NK Tình trạng mất cânđối này một mặt do nguyên nhân khách quan là tình trạng nhập siêu quá lớn của cácdoanh nghiệp Việt Nam, mặt khác cũng do nguyên nhân chủ quan từ phía MB chưachủ động tìm nguồn khách hàng trong khi tại nhiều nơi MB có chi nhánh, tiềm năngxuất khẩu của các doanh nghiệp tại đây rất lớn Sự mất cân đối này có thể dẫn đếntình trạng mất cân đối ngoại tệ nghiêm trọng và ảnh hưởng đến hoạt động thanhtoán quốc tế Mặc dù trong những năm qua, MB đã có những cố gắng lớn trong việclàm giảm tỷ lệ mất cân đối này song vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy L/C
XK phát triển
2.2.3 Thực trạng rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại MB
Như chúng ta đã biết tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán có nhiều ưuđiểm, an toàn hơn so với các phương thức thanh toán khác, song không có nghĩa làphương pháp này không có rủi ro
Trong phương thức chuyển tiền hay nhờ thu, vai trò của ngân hàng chỉ là trunggian thanh toán hộ còn rủi ro do người mua và người bán gánh chịu Còn theo phương
Trang 40thức tín dụng chứng từ thì NH, kể cả NHPH và NHTB, được coi là chủ thể của hợp đồng,nên nếu rủi ro xảy ra thì NH cũng sẽ là người chịu thiệt hại Rủi ro trong trong thanh toántín dụng chứng từ có thể xảy ra với tất cả các NH tham gia nhất là đối với NHPH L/C.
vụ, theo UCP 600 và các thông lệ quốc tế khác Và MB cũng không thể tránh khỏirủi ro tác nghiệp này
- Đối với L/C nhập khẩu: Các khâu trong giao dịch L/C NK xuất hiện rủi ro tác
nghiệp đó là:
Thứ nhất, rủi ro trong khâu soạn điện mở, sửa đổi, thanh toán L/C: Đây là khâu rất
quan trọng bởi L/C một khi phát hành ra là cam kết của NHPH về việc thanh toáncho một bộ chứng từ xuất trình phù hợp Do đó chỉ cần 1 sai sót nhỏ cũng dẫn tớirủi ro cho NH Các lỗi cụ thể như:
TTV đánh sai lỗi chính tả phần mô tả hàng hóa trong L/C hay liệt kê thiếuchứng từ yêu cầu xuất trình, gây tốn kém chi phí sửa đổi và làm giảm uy tíncủa NH
TTV khi làm điện thanh toán do nhầm lẫn đánh sai số tiền và phải làm điệnchuyển bổ sung số tiền sai sót Hay có trường hợp điện thanh toán ghi saingày giá trị hiệu lực và đã phải điện sửa đổi và bị phạt
Thứ hai, rủi ro trong khâu kiểm tra chứng từ, thông báo sai sót:
Chậm trễ trong việc kiểm tra bộ chứng từ: Do việc sử dụng UCP600 vàUCP500 đã xảy ra nhiều lỗi trong khâu kiểm tra chứng từ Thường hay nhầmlẫn về thời gian quy định cho việc kiểm tra chứng từ Theo UCP600 quy định