Giải pháp quản lý rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

MỤC LỤC

RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1. Khái niệm rủi ro trong thanh toán quốc tế

- Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt chịu sự chi phối lớn của các quy luật cung cầu, qui luật cạnh tranh nên phải thường xuyên đối mặt với rủi ro từ mọi phía, co khi do giá cả thay đổi do công nghệ yếu kém, khung hoảng tài chinh gây nên phản ứng dây chuyền khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn thua lỗ trong kinh doanh điều này dễ làm cho uy tín của các bên về mặt tài chính sụt giảm. - Do thiếu thông tin hay còn gọi là thông tin không cân xứng: về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh cũng như uy tín và tính trung thực của đối tác nên đã có những quyết định sai lầm gây ra rủi ro cho các bên tham gia giao dịch, đặc biệt trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ theo UCP thì việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào bộ chứng từ chứ không phụ thuộc vào hàng hóa trao đổi.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI 1. Sự ra đời và phát triển

Ngân hàng có trụ sở chính đặt tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội vào ngày 31 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng có 1 Hội sở chính, 1 Sở giao dịch, 4 Công ty con tại Việt Nam, 2 Công ty liên kết và 34 chi nhánh cùng với 54 phòng giao dịch tại các tỉnh và thành phố trên cả nước nhưng đến nay đã có những bước phát triển vượt bậc: Vốn điều lệ liên tục tăng và đã đạt 3.400 tỷ đồng vào cuối năm 2008, có gần 100 chi nhánh, phòng giao dịch tại những trung tâm kinh tế lớn của đất nước, với gần 2.000 cán bộ công nhân viên có trình độ trên toàn hệ thống, đã cung cấp một danh mục các loại hình sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng trong nền kinh tế. MB từ một ngân hàng nhỏ, còn mới mẻ song đã trở thành một Ngân hàng có một vị thế nhất định trong hệ thống các các Ngân hàng thương mại, được NHNN đánh giá là một trong số ít Ngân hàng TM hoạt động hiệu quả, MB vẫn là một trong những ngân hàng TMCP có kết quả kinh doanh ấn tượng, phát triển hàng đầu Việt Nam: 4 lần liên tiếp vinh dự được trao tặng giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” do người tiêu dùng bình chọn dựa trên các tiêu chí: năng lực lãnh đạo, bảo vệ thương hiệu, nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm, kết quả kinh doanh và tính ổn định. Ngày đầu thành lập, MB chỉ một địa điểm giao dịch duy nhất tại 28A Điện Biên Phủ nhưng qua 14 năm hoạt động và phát triển, số lượng chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước đã gần 100, nắm giữ trên 50% vốn góp của 3 công ty là Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long, Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Hà Nội, Công ty quản lý quỹ và khai thác tài sản MB.

THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI MB

Đồng thời mở rộng quan hệ trên nhiều lĩnh vực khác nhau như vay vốn, tài trợ xuất nhập khẩu, ủy thác, thanh toán, ngân hàng đại lý… Cho đến nay mạng lưới các Ngân Hàng đại lý của MB đã mở rộng tới hơn 700 Ngân Hàng trên 75 quốc gia, đảm bảo thanh toán và giao dịch với tất cả các châu lục trên thế giới. Từ khi hoạt động thanh toán quốc tế của MB đi vào hoạt động năm 1996 thì lượng L/C NK luôn chiếm tỷ trọng lớn, luôn luôn chiếm trên 85% doanh số thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ và doanh thu từ hoạt động thư tín dụng nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu phí từ hoạt động thanh toán quốc tế. Tình trạng mất cân đối này một mặt do nguyên nhân khách quan là tình trạng nhập siêu quá lớn của các doanh nghiệp Việt Nam, mặt khác cũng do nguyên nhân chủ quan từ phía MB chưa chủ động tìm nguồn khách hàng trong khi tại nhiều nơi MB có chi nhánh, tiềm năng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại đây rất lớn.

Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là rủi ro có thể xảy ra bởi trong quá trình thực hiện hợp đồng, do những điều kiện khách quan như sự biến động của giá hàng, tỷ giá ngoại tệ, lãi suất NH, chính sách thuế,… và do bản thân DN kinh doanh kém hiệu quả, dẫn đến mất khả năng TT, thậm chí phá sản và gây ảnh hưởng đến hoạt động chung của ngân hàng. Người hưởng lợi L/C - Công ty TNHH, Trung Quốc lấy lý do nhận được L/C gốc quá chậm nên không kịp giao hàng và fax đề nghị người NK hủy L/C thứ nhất đã được thông báo qua Ngân hàng ABN AMRO, Trung Quốc, đồng thời mở ngay L/C thứ hai thông báo qua Ngân hàng Standard Chartered Bank, Trung Quốc để kịp giao hàng.

Bảng 2.1: Tỷ trọng cỏc phương thức TTQT tại MB (2005-2008)
Bảng 2.1: Tỷ trọng cỏc phương thức TTQT tại MB (2005-2008)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHềNG NGỪA RỦI RO TẠI MB .1 Kết quả đạt được

- Nhìn chung MB cũng giống như các NHTM khác đều tồn tại hệ thống phòng ngừa rủi ro chưa theo kịp được sự biến động của thị trường, đây cũng là một vấn đề mà hệ thống ngân hàng nước ta cần xem xét và cùng nhau đưa ra biện pháp khắc phục. - Qua thực tế thì nguồn ngoại tệ mua vào của MB rất nhỏ so với nguồn ngoại tệ cho vay để thanh toán L/C vì vậy việc thiếu hụt ngoại tệ trong thanh toán cũng là một khó khăn mà MB gặp phải trong thời gian vừa qua vì chúng ta biết nền kinh tế có những biến đổi thường xuyên và khó lường nên tỷ giá liên tục thay đổi việc giữ trữ ngoại tệ bị chi phối dẫn tới việc thiếu ngoại tệ thanh toán và thừa khi muốn kinh doanh nội tệ. - Công nghệ cũng là một chìa khóa để giành thắng lợi tuyệt đối trong kinh doanh đặc biệt lĩnh vực ngân hàng, hàng ngày hàng giờ lượng thông tin cũng như lượng công việc cần phải xử lý tại MB liên tục tăng chính vì vậy nhu cầu về sử dụng công nghệ ngân hàng trong kinh doanh của MB là rất cần thiết song do sự phát triển về công nghệ còn hạn chế cộng thêm nguồn vốn đầu tư chưa nhiều với một ngân hàng mới nên việc thiếu thốn công nghệ là điều không tránh khỏi.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI MB

- Cung cấp các dịch vụ đa dạng, được đóng gói dưới dạng các giải pháp tài chính tổng thể được cá thể hóa cho mỗi khách hàng, bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng bán lẻ, ngân hàng đầu tư, ngân hàng tư nhân, bảo hiểm, tín dụng tiêu dùng bất động sản, cho thuê tài chính. Bên cạnh việc xây dựng những mối quan hệ hợp tác gắn bó lâu dài và hiệu quả với những đối tác chiến lược như Tổng công ty Bay dịch vụ, Công ty Tân Cảng, Tổng công ty viễn thông Quân đội (Viettel), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)… MB sẽ không ngừng củng cố mối quan hệ với các tổ chức, định chế khác như các công ty bảo hiểm, các đại lý chấp nhận thẻ…. Để để thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển NH trong giai đoạn 2008 - 2012: “Phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả” và đạt được yêu cầu phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu của nghiệp vụ TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ, NHQĐ cần phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức này.

CÁC GIẢI PHÁP PHềNG NGỪA RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI MB

- Xây dựng một chiến lược đào tạo phù hợp, đào tạo cần tập trung theo các khâu xung yếu và đúng đối tượng, không chỉ tiến hành đào tạo TTV mà cần có kế hoạch đào tạo kết hợp cán bộ các phòng ban liên quan như: Cán bộ Quan hệ khách hàng, quản lý tín dụng, kiểm soát nội bộ,… nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về tín dụng chứng từ, UCP600… NHQĐ cần xây dựng chiến lược đào tạo từ HS đến CN để đạt đuợc chất lượng nhân viên đồng đều và vận hành tốt cơ chế hoạt động một cửa. Trong công tác thẩm định, NHQĐ không chỉ tiến hành phân tích một cách kỹ lưỡng năng lực tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của KH cũng như phương án kinh doanh, tính khả thi của lô hàng NK như giá cả… mà còn phải đặc biệt quan tâm tới tư cách, uy tín, khả năng quản lý của KH mở L/C cũng như đối tác nước ngoài của KH. Để thực hiện giải pháp này, NHQĐ cần có những chính sách ưu đãi đối với hàng XK như ưu đãi về lãi suất, cho vay ngoại tệ thu mua hàng XK, áp dụng biểu phí ưu đãi, có thể miễn phí thông báo của NHQĐ nếu L/C đã được thông báo qua một ngân hàng Việt Nam, cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, lập chứng từ hộ khách hàng… Kết hợp với khách hàng từ khâu ký kết hợp đồng cho đến khi hàng hóa được XK để đảm bảo bộ chứng từ hoàn hảo có thể nhanh chóng đòi tiền nước ngoài, tăng uy tín của NHQĐ.

KIẾN NGHỊ

Việc cung cấp thông tin, tư vấn trong nội bộ cũng như cho DN, cho các ngân hàng với nhau, ngoài việc giúp hạn chế rủi ro trong thanh toán mà còn đem lại cho NHQĐ một nguồn thu dịch vụ mới, góp phần đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, thu hút khách hàng cũng như khẳng định thêm vị thế của mình trên thương trường. Đặc biệt khi hoạt động kinh doanh của các DN không còn bó hẹp tại một số thị trường truyền thống mà đang mở rộng tới nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, liên minh Châu Âu… Đây là các quốc gia có hệ thống luật pháp trong kinh doanh phức tạp, tinh vi nên trình độ am hiểu về thông lệ, pháp luật quốc tế là yêu cầu tất yếu đối với các cán bộ XNK. Như vậy, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục đưa thêm tiền ra lưu thông để thu gom ngoại tệ làm dồi dào quỹ dự trữ ngoại hối bên cạnh đó thì NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý dự trữ ngoại hối và sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ quốc gia, tăng cường các biện pháp kinh tế khuyến khích các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ cho các NHTM.