0
Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1989 - 2008 TRONG THỜI GIAN QUA, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 56 -58 )

III. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐTRNN CỦA VIỆT NAM

2. Hệ thống pháp luật về hoạt động ĐTRNN của Việt Nam trong giai đoạn 1989 –

2.2. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Trước những khó khăn của các doanh nghiệp đang gặp phải cũng như công tác quản lý của nhà nước không được đảm bảo. Năm 2005 Luật đầu tư được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/07/2005, thay thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Luật Đầu tư đã dành hẳn một chương quy định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Đến năm 2006, nhằm kế thừa và phát huy có chọn lọc những mặt tích cực và khắc phục hạn chế của hệ thống luật hiện hành về ĐTRNN và nâng cao quyền tự chủ, tự do kinh doanh của doanh nghiệp, Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam được Chính phủ ban hành ngày 09/8/2006 ( thay thế Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999) với mục tiêu chính là:

- Phù hợp với thực tiễn hoạt động và yêu cầu của hoạt động ĐTRNN; cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động ĐTRNN bình đẳng như các doanh nghiệp Việt Nam.

- Quy định rõ ràng, cụ thể và minh bạch hơn các vấn đề liên quan đến thủ tục đầu tư theo hướng giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước và tăng quyền chủ động cho doanh nghiệp;

- Tăng cường hiệu quả của quản lý nhà nước và xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ĐTRNN.

Tinh thần chung của Nghị định 78/2006/NĐ-CP là quy định các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đều có quyền ĐTRNN, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, được lựa chọn hay thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư thích ứng với yêu cầu kinh doanh và được pháp luật Việt Nam bảo hộ; giảm thiểu các quy định mang tính "xin - cho" hoặc "phê duyệt" bất hợp lý, trái với nguyên tắc tự do kinh doanh, gây phiền hà cho hoạt động đầu tư, nhưng có tính đến lộ trình cam kết

Thủ tục ĐTRNN được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng tại Quyết định số 1175/2007/QĐ- BKH ngày 10/10/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Ngày 25/7/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 121/2007/NĐ-CP quy định về ĐTTTRNN trong hoạt động dầu khí. Có thể nói đây là một trong các thế mạnh của Việt Nam. Theo đó, Thủ tướng chấp thuận đầu tư với các dự án dầu khí sử dụng vốn Nhà nước từ 1000 tỷ đồng trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế khác từ 3000 tỷ đồng trở lên. Các dự án dầu khí không thuộc quy định trên do đại diện chủ sở hữu hoặc nhà đầu tư quyết định.

Ngày 16/2/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/09/NĐ-CP về sửa đổi một số điều trong NĐ 121/2007/NĐ-CP ngày 25/7/2007 của Chính phủ quy định ĐTRNN trong họat động dầu khí. Nghị định mới bổ sung định nghĩa người điều hành phải là doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư thành lập để triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài.

Thẩm quyền chấp thuận và quyết định đầu tư của TTCP được quyết định với các dự án dầu khí hình thành thông qua ký kết họat động dầu khí có sử dụng vốn Nhà nứơc từ 3000 tỷ đồng trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 5000 tỷ đồng trở lên. Ngoài ra các dự án dầu khí được hình thành thông qua chuyển nhượng quyền lợi tham gia vào họat động dầu khí chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ công ty có sử dụng vốn Nhà nước từ 5000 tỷ đồng trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 8000 tỷ đồng trở lên cũng phải đựơc Thủ tướng chấp thuận đầu tư và ra quyết định đầu tư. Để chuẩn bị đầu tư hoặc thực hiện họat động hình thành dự án dầu khí hoặc triển khai dự án, nhà đầu tư phải thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam, nước tiếp nhận đầu tư hoặc ở nước thứ ba theo quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp nhà đầu tư ủy quyền cho người điều hành triển khai dự án dầu khí người điều hành được ghi tên trong giấy chứng nhận đầu tư cấp cho nhà đầu tư. Người điều hành được phép sử dụng giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh để phục vụ các họat động liên quan đến triển khai dự án. Nếu dự án đăng ký không có khả năng thu hồi chi phí, nhà đầu tư được phép phân bổ phần chi phí đó vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư trong thời gian không quá 5 năm kể từ ngày kết thúc dự án.

Với việc ban hành, sửa đổi bổ sung một số văn bản đã tạo ra khung pháp luật thông thoáng hơn, từng bước một chú trọng sát với thực tế, mở rộng hành lang pháp lý hơn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam vững bước vươn ra thị trường khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1989 - 2008 TRONG THỜI GIAN QUA, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 56 -58 )

×