Kinh nghiệm thúc đẩy hoạt động ĐTRNN của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đầu tư ra nước ngoài của Việt nam giai đoạn 1989 - 2008 trong thời gian qua, thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 89)

- Hệ thống pháp luật, chính sách về lĩnh vực ĐTRNN ngày càng được cải thiện nhằm tạo môi trường pháp lý thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các

3.Kinh nghiệm thúc đẩy hoạt động ĐTRNN của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

33.1 Kinh nghiệm thúc đẩy họat động ĐTRNN của một số nước trên thế giới3.1.1 Kinh nghiệm đầu tư của Trung Quốc 3.1.1 Kinh nghiệm đầu tư của Trung Quốc

Những năm gần đây, các nước phát triển chiếm ưu thế vượt trội về ĐTTTRNN. Năm 2002, những nước này đã chiếm tới 9/10 tổng vốn FDI của thế giới. Trong số đó, các nước EU, Mỹ, Nhật Bản là những nước có số lượng vốn ĐTRNN rất lớn. Bên cạnh đó, nguồn vốn ĐTTTRNN của các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển trong những năm gần đây cũng gia tăng một cách đáng kể. Và điển hình ở châu Á những nứơc có khối lượng ĐTTTRNN đáng kể hiện nay như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… Trung Quốc là

Trong những năm gần đây, các nước đang phát triển chiếm ưu thế vượt trội về ĐTRNN. ở châu Á, những nước có khối lượng ĐTRNN đáng kể như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore…Đặc biệt, Trung Quốc hiện nay đang nổi lên như một nhà đầu tư lớn toàn cầu. Trung Quốc không chỉ là một thị trường lớn thu hút ĐTNN mà còn đang nhanh chóng trở thành một nhà đầu tư lớn nhất thế giới. Hiện nay hầu hết trên thị trường thế giới ngập tràn các sản phẩm của Trung Quốc.Đây là những quốc gia có một số đặc điểm tương đồng với Việt Nam, thông qua những kinh nghiệm ĐTRNN của các quốc gia này Việt Nam có thể học hỏi và rút ra những bài học cho mình trong vấn đề định hướng cũng như là quản lý, thúc đẩy họat động ĐTRNN cho các doanh nghiệp Việt Nam.

33.1.1 Kinh nghiệm ĐTRNN của Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những quốc gia đang phát triển và đã nhanh chóng trở thành nhà đầu tư lớn nhất thế giới. Có thể nhận thấy hầu hết tất cả các sản phẩm, hàng hóa của Trung Quốc đều tràn ngập trên khắp các thị trường thế giới. Tính đến cuối năm 2005, Trung Quốc đã ĐTRNN tổng cộng đạt 57,2 tỷ USD. Chỉ riêng trong năm 2008 ĐTRNN của Trung Quốc đã vượt trên 50 tỷ USD. Tính đến cuối năm 2008, Trung Quốc có khoảng 12.000 doanh nghiệp ĐTTT vào hơn 170 nước và khu vực trên thế giới, bao phủ gần 72% diện tích toàn cầu. Để đạt những thành tựu đó Trung Quốc đã xây dựng dự thảo Điều lệ hướng dẫn ĐTRNN của các doanh nghiệp Trung Quốc. Công việc này được tiến hành một cách thận trọng, có tham khảo kinh

nghiệm của mọt số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc. Chính sách ĐTRNN của Trung Quốc đã được nghiên cứu trên cơ sở cân đối giữa khối lượng vốn thu hút vào trong nước cân bằng với nhu cầu mở rộng thị trường ra bên ngoài thông qua các đối tác hợp tác đầu tư. Hơn nữa để thúc đẩy các doanh nghiệp ĐTRNN Trung Quốc cũng đã hoàn thiện các chính sách pháp luật có liên quan đến đầu tư, tín dụng dành cho các doanh nghiệp ĐTRNN với các khoản vay ưu đãi…Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đưa những khuyến khích cho các doanh nghiệp tăng cường đầu tư ở nước ngòai, chú trọng vào khâu sản xuất nguyên liệu để đưa về nước tạo điều kiện thúc đẩy các mặt hàng sản xuất trong nước như các ngành hàng chế tạo hóa dầu.

Trung Quốc hiện nay cũng đang đẩy mạnh việc nới lỏng thủ tục quản lý ngoại hối với các doanh nghiệp ĐTRNN. Tới nay, nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc, trong đó có Petro China, Sinopec, Haier và Tập đoàn năng lượng Huaneng đã thiết lập được một số liên doanh và công ty cổ phần ở Mỹ, và bây giờ là bắt đầu lan sang các nước ở Nam Mỹ. Tại Argentina, Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực đường sắt, viễn thông, dầu mỏ và khí đốt, với tổng số vốn đầu tư ước tính lên tới 20 tỉ đô la Mỹ. Ở Chile, Trung Quốc sẽ đầu tư cho một dự án rất lớn về khai thác đồng, đủ cung cấp cho nhu cầu của nước này trong vòng 20 năm. Những họat động ĐTRNN của các doanh nghiệp Trung Quốc đã và đang thúc đẩy năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.

Các doanh nghiệp nhà nước hàng đầu của Trung Quốc khi thực hiện ĐTRNN thừơng áp dụng các phương thức đầu tư như liên doanh hay mua lại những đối tác nước ngoài sẵn sàng chuyển giao kỹ thuật, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hoặc là mua sẵn các thương hiệu của nwocs ngoài. Ví dụ như trường hợp của Nhà máy điện tử TLC(tivi, đầu máy video…) lớn nhất ở Huệ Châu (Quảng Đông) đã sát nhập với hãng Thomson của Pháp từ tháng 11/2003 với khoản vốn góp chung 560 triệu USD để có các chi nhánh Thomson ở Châu Âu và Mỹ. Điều này đã tạo một lợi thế cho các doanh nghiệp Trung Quốc có điều kiện bắt kịp với công nghệ hiện đại của thế giới cũng như tạo dựng được thương hiệu và mở rộng thị trường của mình trên thị trường quốc tế.

Với một quốc gia đang phát triển như Hàn Quốc, để thúc đẩy họat động ĐTRNN chính phủ nước này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp này ĐTRNN. Kể từ năm 1980, ĐTRNN của Hàn Quốc có sự gia tăng rất nhanh đặc biệt là có sự hậu thuẫn bởi các biện pháp cải cách của chính phủ, chính sách tập trung mở rộng khả năng đầu tư, hỗ trợ về tài chính, vốn, bãi bỏ các điều lụât và điều lệ gây hạn chế ĐTRNN. Hơn nữa với các chính sách về ngoại giao, đa dạng hóa, đa phương hóa, hợp tác khu vực mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước cũng là động lực thúc đẩy họat động ĐTRNN của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Theo báo cáo của Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc, các doanh nghiệp sản xuất Hàn Quốc đã đầu tư hơn 19 tỷ USD ra nước ngoài, do hàng lọat các doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư và sản xuất ở thị trường nước ngoài để tận dụng chi phí lao động rẻ hơn.

Trên đĐây là những quốc gia có một số đặc điểm tương đồng với Việt Nam, thông qua kinh nghiệm ĐTRNN của các quốc gia này.

Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm cũng như bài học của các nước để có những bước ngoặt thúc đẩy hoạt động ĐTRNN của mình trong những năm sắp tới

như :

- Chính phủ tạo điều kiện thúc đẩy sự hình thành các tập đoàn kinh tế lớn, vững mạnh có tiềm lực tài chính mạnh và ưu thế về khoa học công nghệ để thực hiện ĐTRNN. Các tập đoàn kinh tế này sẽ là các đầu tàu dẫn dắt các doanh nghiệp khác đầu tư ra nước ngoài và tạo dựng được thương hiệu cũng như sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

- Chính phủ đưa ra nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp ĐTRNN như nới lỏng dòng vốn ngoại tê.giảm thuế lợi tức gửi về nước, khấu trừ chi phí đầu tư dự án, có nước còn đưa ra chính sách miễn thuế thu nhập trong 3 năm đối với các nhà đầu tư địa phương khi đầu tư ra nước ngoài ( Hàn Quốc).

- Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho các công ty trong nước mở rộng ĐTRNN như bãi bỏ các luật lệ gây hạn chế ĐTRNN về chính sách cũng như những rườm rà trong thủ tục cấp phép, thực hiện ưu đãi về tài chính (như hỗ trợ vốn, cho vay với lãi suất thấp,…..) để tạo khả năng tài chính cho các doanh nghiệp ĐTRNN.

-

Xây dựng hệ thống đảm bảo để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp đầu tư ở nước ngoài. Việc tích cực tham gia ký kết các hiệp định bảo hộ đầu

tư, hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, hiệp định hỗ trợ tư pháp, hiệp định hợp tác kinh tế, hiệp định đầu tư mậu dịch, hiệp định bảo hiểm xã hội nhằm tạo môi trường bên ngoài thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoàiĐTRNN.

- Chính phủ khuyến khích thành lập các tập đoàn kinh tế, có tiềm lực tài chính mạnh và ưu thế về khoa học công nghệ để thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Các tập đoàn kinh tế này sẽ là các đầu tàu dẫn dắt các doanh nghiệp khác đầu tư ra nước ngoài.

Thành lập tổ chức thương mại có liên hệ với chính phủ, tổ chức này với với nhiệm vụ thúc đẩy giao thương giữa các doanh nghiệp trong nước với thế giới bên ngoài.

Chính phủ đưa ra nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài như nới lỏng dòng vốn ngoại tê.giảm thuế lợi tức gửi về nước, khấu trừ chi phí đầu tư dự án, có nước còn đưa ra chính sách miễn thuế thu nhập trong 3 năm đối với các nhà đầu tư địa phương khi đầu tư ra nước ngoài ( Hàn Quốc)

Đối với một số dự án với mục đích là tạo nguôn nguyên liệu đầu vào xuất ngược trở lại chính quốc thì nhiều quốc gia đưa ra ưu đãi cho doanh nghiệp đó là miễn thuế nhập khẩu khi xuất nguyên liệu về nước.

Các hiệp hội ngành nghề cũng đóng một vai trò quan trọng. Việc thường xuyên tổ chức các chuyến chuyến khảo sát môi trường đầu tư tại nước ngoài, tham gia liên kết với những hội, địa phương có thế mạnh trong cùng ngành nghề sẽ tăng thêm cơ hội đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp.

Qua sự nghiên cứu kinh nghiệm ĐTRNN của 2 quốc gia trên, Việt Nam có thể tiếp thu được một số bài học sau:

Việt Nam cần có nhiều biện pháp để khuyến khích sự hình thành của các tập đòan kinh tế, từng bước hoàn thiện hơn nữa các hệ thống chính sách, luật pháp cũng như là hệ thống tài chính, ngân hàng, phát triển cơ sở hạ tầng và tạo môi trường thuận lợi cho các công ty, tập đoàn kinh tế họat động.

Thứ hai Việt Nam cần chú trọng tập trung vào việc xúc tiến các họat động hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cũng như hướng dẫn các doanh nghiệp ĐTRNN qua việc

hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng như liên doanh với các doanh nghiệp ở nước ngoài. Vì thông qua các hình thức liên doanh này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tích lũy những kinh nghiệm về thị trường trong nước, các mặt hàng có thế mạnh, cũng như luật pháp chính sách đầu tư của nước sở tại. Sau đó khi đã tìm hiểu kỹ về thị trường, pháp luật cũng như tích lũy về mặt tài chính các doanh nghiệp có thể chuyển sang hình thức đầu tư 100% vốn của Việt Nam để có điều kiện làm chủ thị trường, có thể tự quản lý họat động sản xuất kinh doanh của mình một cách lớn nhất.

Thứ ba là Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa việc xúc tiến các họat động ĐTRNN, đặc biệt là gắn kết chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp ĐTRNN với các hiệp hội ngành nghề. Một mặt vừa để các doanh nghiệp có cơ hội trao đổi, tìm hiểu về môi trường đầu tư, cơ hội kinh doanh mặt khác các hiệp hội thông tấn của Việt Nam có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi họ gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu Đầu tư ra nước ngoài của Việt nam giai đoạn 1989 - 2008 trong thời gian qua, thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 89)