II. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động ĐTRNN của Việt Nam trong những năm sắp tới.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐTRNN CỦA
1.1 Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách quy định hoạt động ĐTRNN.
ĐTRNN đã trở thành một xu hướng mới trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khi tiến hành hoạt động ĐTRNN vẫn còn lúng túng, e ngại. Một trong những nguyên nhân đó là trong hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa thực sự khuyến khích hoạt động của các doanh nghiệp. Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp, Việt Nam tiến hành hoàn chỉnh các văn bản qui phạm pháp luật.
Mặc dù sự ra đời của Nghị định 78/2006/NĐ-CP đã tạo ra sự thay đổi trong hoạt động ĐTRNN. Tuy nhiên theo một số chuyên gia Cục đầu tư nước ngoài, nghị định này vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc khó khăn cho doanh nghiệp. Để Nghị định này thực hiện tốt bên cạnh đó phải tiến hành xây dựng các văn bản, pháp luật khác có liên quan đến ĐTRNN, và thực hiện các biện pháp sau :
- Xây dựng các quy định, các tiêu chí về đánh giá năng lực của các doanh nghiệp đưa ra các quy định về chế độ kiểm tra, đánh giá hoạt động của dự án đầu tư tại nước ngoài.
- Xây dựng các quy chế hướng dẫn chi tiết, cụ thể việc chuyển giao công nghệ ra nước ngoài.
- Trong quá trình ban hành các văn bản pháp quy cần có sự phối hợp, phân cấp giữa các ban, ngành, địa phương để tránh những sai sót, chồng chéo trái ngược nhau gây khó khăn cho các nhà đầu tư.
- Chính phủ cần giao cho Bộ Tài chính nghiên cứu thành lập quỹ hỗ trợ để cho doanh nghiệp ĐTRNN vay vốn ưu đãi, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động đầu tư.
- Cần ban hành khung pháp lý, pháp luật chính sách về ĐTRNN theo hình thức gián tiếp, các hoạt động ĐTRNN liên quan tới hình thức mua cổ phần, mua lại và sát nhập.
- Chính phủ cần có những sửa đổi trong những quy định theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển tiền trước khi có giấy chứng nhận ĐTRNN.
- Chính phủ cần yêu cầu các Bộ, ngành có liên quan sớm ban hành các văn bản còn thiếu liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp ở nước ngoài tạo hành lang pháp lý đồng bộ điều chỉnh hoạt động kinh tế mới này. Ví dụ như Ngân hàng cần xây dựng các chính sách về cho vay vôn với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp, hoặc là Bộ LĐTB-XH hướng dẫn các văn bản hướng dẫn doanh nghiệp đưa người lao động ra nước ngoài.
- Nhà nước cần đưa ra các quy định ban hành về việc kiểm tra, thanh tra giám sát hoạt động ĐTRNN một cách thường xuyên, để đánh giá hiệu quả hoạt động ĐTRNN. Từ đó thấy được những vướng mắc hạn chế trong hoạt động ĐTRNN để kịp thời điều chỉnh các văn bản quy phạm một cách phù hợp hơn.
- Cải cách trong thủ tục hành chính như thủ tục đăng ký và cấp giấy phép đầu tư với hoạt động ĐTRNN của Việt Nam tránh gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện ĐTRNN.
Hệ thống pháp luật chính không chỉ là một khung pháp lý hướng dẫn hoạt động của các doanh nghiệp mà còn là một cơ sở tiền đề quan trọng quyết định hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Một hệ thống pháp luật ĐTRNN thông thoáng, bắt kịp với sự phát triển của đất nước, và thế giới sẽ một tiền đề, một động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động ĐTRNN.
phép ĐTRNN, doanh nghiệp phải thông qua 11 đầu mối trong khoảng thời gian từ 5- 7 tháng. Trong khi đó giá nguyên liệu, vật tư tăng lên khiến cho tốc độ trượt giá của các chi phí cũng như tổng mức đầu tư các dự án ngày càng lớn. Điều này đang là vấn đề bức xúc cho các doanh nghiệp, làm chậm hoặc lỡ mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy cần đưa ra các giải pháp để các thủ tục tiến hành một cách nhanh chóng, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp.
Thứ nhất, tiến hành điều chỉnh quy trình thẩm định, giao việc thẩm định chung cho một đơn vị đầu mối chung không cần xin ý kiến tham gia của nhiều cơ quan chức năng như hiện nay như cơ quan thuế, ngân hàng, cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật tương ứng, Ủy ban nhân dân tỉnh nơi đăng ký kinh doanh ….Tiến tới bỏ hình thức cấp phép chuyển sang hình thức đăng ký đầu tư cho thuận tiện, mà không làm giảm tính chất quản lý của Nhà nước.
Thứ hai, tiến hành kiểm tra xem xét lại hệ thống giấy phép, rà soát lại nội dung trong hồ sơ dự án, đưa ra kiến nghị đề xuất các loại giấy phép không cần thiết nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.