II. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động ĐTRNN của Việt Nam trong những năm sắp tới.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐTRNN CỦA
1.4 Tăng cường tổ chức công tác xúc tiến hoạt động đầu tư.
Hiện nay, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ĐTRNN còn ít ỏi của các doanh nghiệp Việt Nam đó là khi đầu tư doanh nghiệp chưa có sự hiểu biết rõ ràng về môi trường đầu tư, tập quán sinh hoạt và tiêu dùng của người dân, các lợi thế của mình so với nước nhận vốn đầu tư. Do vậy công tác xúc tiến đầu tư tạo cơ hội cho các doanh nghiệp biết về môi trường đầu tư, từ đó xác định những lợi thế của mình để tận dụng cho các thị trường là hết sức cần thiết. Hoạt động xúc tiến đầu tư cần chú trọng đến các hoạt động sau:
- Tích cực tham gia ký kết và triển khai các hiệp định bảo hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, hiệp định hỗ trợ tư pháp, hiệp định đầu tư,…nhằm tạo môi trường bên ngoài thuận lợi và an toàn cho các doanh nghiệp.
- Nhanh chóng tham gia hợp tác đầu tư giữa các cấp: chính phủ- chính phủ, địa phương- địa phương để tranh thủ nguồn tài nguyên của nước nhận đầu tư, đặc biệt là đối với một số nước như Lào, Campuchia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiến hành thực hiện dự án đầu tư.
- Chủ động tham gia các hoạt động kinh tế quốc tế để các nước biết đến môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam qua đó tạo điều kiện cho các doanh nghiêp tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh tại nước.
- Xây dựng Website cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoàiĐTTTRNN. Trên đó các doanh nghiệp quan tâm có thể tìm được: thông tin thị trường, thông tin đối tác, thông tin về yêu cầu kỹ thuật như đối với ngành thuỷ sản, thông tin về môi trường đầu tư ( các quy định pháp lý, thủ tục xuất nhập khẩu, các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm,...), văn hoá, thị hiếu người tiêu dùng.
- Nâng cao vai trò của các đại sứ, lãnh sứ quán, và phòng thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cần quán triệt quan điểm gắn kết ngoại giao với kinh tế. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tìm kiếm cơ hội đầu tư, hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào một quốc gia như cung cấp hộ chiếu, xin visa, đảm bảo an ninh tài sản và an toàn cá nhân...hướng dẫn thủ tục đầu tư. Các đại sứ, tham tán cần cung cấp chính xác, liên tục về thực trạng cũng như biến động về kinh tế của quốc gia khu vực cho chính phủ, các cơ quan thương mại và doanh nghiệp để lựa chọn nơi đầu tư thích hợp.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích và hỗ trợ thành lập các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, tiến tới thành lập hiệp hội đầu tư ra nước ngoài ở từng khu vực và từng nước, các hiệp hội ngành hàng như hiệp hội cà phê, hiệp hội thủy sản,... Các hiệp hội hoạt động tích cực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư cũng như quá trình sản xuất kinh doanh ở nước ngoài.
ban hành các chính sách phù hợp và thiết thực đồng thời giải quyết các vướng mắc hỗ trợ kịp thời cho nhà đầu tư.
- Hỗ trợ, tư vấn về thủ tục đầu tư cho doanh nghiệp. Tiến hành thu thập, dịch thuật và in ấn các văn bản pháp luật, các hướng dẫn thực hiện như về thủ tục đầu tư, đăng ký lao động, chuyển vốn, thủ tục hải quan, các loại thuế... để cung cấp cho doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư, xây dựng thương vụ ở nước ngoài, mở các lớp đào tạo xúc tiến và quản lý họat động ĐTRNN.
- Tiếp tục kết hợp các họat động xúc tiến đầu tư kết hợp các chuyến thăm và làm việc tại các nước của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhằm quảng bá môi trường đầu tư Việt Nam. Phối hợp chặt chẽ và nâng cao hiệu quả họat động xúc tiến đầu tư – thương mại – du lịch.