Đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đầu tư ra nước ngoài của Việt nam giai đoạn 1989 - 2008 trong thời gian qua, thực trạng và giải pháp (Trang 102 - 107)

II. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động ĐTRNN của Việt Nam trong những năm sắp tới.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐTRNN CỦA

3.2Đối với các doanh nghiệp

3. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy họat động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam trong những năm sắp tới.

3.2Đối với các doanh nghiệp

Thứ nhất doanh nghiê ̣p cần nhanh nhạy nắm bắt thông tin về các chính sách thu hút đầu tư, luật pháp, chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiê ̣p và tình hình kinh tế ở các nước sở tại. Ngoài ra thông tin về

các tiềm năng, cơ hô ̣i đầu tư trong mô ̣t số ngành, lĩnh vực; các dự án kêu go ̣i đầu tư nước ngoài của các nước; các dự án đầu tư đã được chính phủ 2 nước kí thỏa thuâ ̣n...Các chỉ số kinh tế vĩ mô ta ̣i các nước sở ta ̣i, thông tin về thi ̣ trường tiêu thu ̣ cũng là các yếu tố doanh nghiê ̣p cần quan tâm trước khi quyết đi ̣nh thực hiê ̣n dự án đầu tư. Trong thời điểm hiê ̣n nay, trong thời kỳ khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, một số nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế, các doanh nghiê ̣p nên tâ ̣n du ̣ng cơ hô ̣i, sự tăng giá nguyên nhiên liê ̣u để đẩy ma ̣nh đầu tư sang mô ̣t số thi ̣

tàu, là nòng cốt xương sống của nền kinh tế, thực hiện vai trò là những “người tiên phong” cho việc thực hiện họat động ĐTRNN. Trước tiên Nhà nước cần lựa chọn đưa ra các loại hình và cơ cấu tập đoàn kinh tế ở Việt Nam như quy mô lớn, kinh doanh đa ngành nghề, tiềm lực tài chính mạnh, có các công ty tài chính hoặc ngân hàng để thực hiện điều phối sử dụng vốn. Tiếp đến Việt Nam cần xây dựng một hệ thống luật pháp tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế. Đây là mô hình mới mẻ ở Việt Nam vì thế cần xây dựng một hệ thống pháp luật hòan chỉnh cho sự ra đời của chúng.

Thứ ba song song với khâu nghiên cứu thị trường, một trong những điều tối quan trọng mà doanh nghiệp Việt Nam cần làm là nắm vững pháp luật của nước sở tại và tôn trọng những nguyên tắc pháp luật đó. Trên thực tế, tuy không nhiều, nhưng

không phải chưa từng có những doanh nghiệp vi phạm pháp luật của nước sở tại, dẫn tới làm mất uy tín của các nhà đầu tư Việt Nam. Doanh nghiệp cũng cần xây dựng được quan hệ liên kết để tăng sức mạnh của tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đối với các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại. Hiện nay chính phủ các nước tiếp nhận đầu tư cơ bản đều khuyến khích, kêu gọi đầu tư nước ngoài (thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại một số nền kinh tế, chẳng hạn như CHLB Nga rất đơn giản); quan hệ giữa Việt Nam với một số nền kinh tế là những quan hệ kinh tế và chính trị đặc biệt nên nhận được sự ủng hộ của chính phủ hai bên. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của một số nền kinh tế đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, không thống nhất, có trường hợp thiếu minh bạch và khó tiếp cận. Đại diện một doanh nghiệp của Việt Nam đang có dự án tại Lào cho biết, chính sách ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp của nước này được áp dụng trên toàn quốc nhưng có địa phương vẫn thu thêm thuế thu nhập... Sự khác biệt về ngôn ngữ và thiếu hụt nhân lực chất lượng cao cũng là những trở ngại lớn khác mà doanh nghiệp cần có kịch bản đối phó trước khi quyết định đầu tư vốn ra nước ngoài.

Thứ tư doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác quản lý, sử dụng lao động cần được đặc biệt chú trọng với các nước có trình độ thấp như Lào, Campuchia. , bởi vì hầu hết một số nước nguồn lao động tại chỗ còn hạn chế về trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư cả về số lượng và chất lượng. Việc người lao động địa phương tự ý nghỉ việc hoặc làm việc chỉ ba tiếng một ngày là chuyện bình thường. Doanh nghiệp cũng phải làm quen dần việc trả lương hàng ngày cho người lao động ở đây. Việc phải

đưa lao động từ Việt Nam sang hay đưa lao động Lào sang Việt Nam đào tạo đã làm tăng thêm chi phí đầu tư của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, đầu tư quốc tế trở thành một họat động mang lại nhiều hiệu quả không chỉ cho các doanh nghiệp đầu tư cũng như cho nước tiếp nhận đầu tư. Và trong tiến trình hội nhập này không chỉ có sự đặc quyền của các quốc gia có nền kinh tế phát triển, có tiềm lực mạnh về tài chính, khoa học công nghệ, trình độ quản lý cao mà đã có sự tham gia tích cực của các quốc gia đang phátt triển với tư cách là nước đầu tư. Việt Nam không nằm ngoài trong xu thế chung đó, và cũng đang nỗ lực thúc đẩy và xúc tiến họat động ĐTRNN.

Trong gần 20 năm thực hiện ĐTRNN, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã từng bước tiếp cận được với thị trường thế giới, học hỏi và cũng đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên do là một nước mới thực hiện ĐTRNN các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức do những hạn chế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm sản xuất ở nước ngoài, hạn chế trong tìm hiểu môi trường của nước nhận đầu tư. Bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn trong những tồn

doanh nghiệp thực hiện họat động ĐTRNN. Trong những năm sắp tới, với sự phát triển của nền kinh tế, và trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay ngày càng có nhiều cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam, Việt Nam cũng đang tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách, xúc tiến họat động ĐTRNN của các doanh nghiệp, do đó hứa hẹn sự mở rộng đầu tư nước ngoài sẽ ngày càng phát triển trong quan hệ ngoại thương quốc tế.

Một phần của tài liệu Đầu tư ra nước ngoài của Việt nam giai đoạn 1989 - 2008 trong thời gian qua, thực trạng và giải pháp (Trang 102 - 107)