Nguyên nhân khách quan.

Một phần của tài liệu Đầu tư ra nước ngoài của Việt nam giai đoạn 1989 - 2008 trong thời gian qua, thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 72)

III. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐTRNN CỦA VIỆT NAM

2.2.1Nguyên nhân khách quan.

2. Những hạn chế và nguyên nhân 1 Những hạn chế

2.2.1Nguyên nhân khách quan.

Thứ nhất là Lĩnh vực ĐTRNN còn khá mới mẻ với Việt Nam.

Trước đây, Việt Nam chỉ là nước nhận đầu tư trực tiếp của các nước khác, cho đến những năm gần đây mới xuất hiện xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài. Thông thường với những lĩnh vực còn mới thì rất ít người quan tâm và nhiều người lo sợ bới vì chúng tiềm ẩn những rủi ro mà họ không lường trước hết được như những rủi ro về thị trường, rủi ro của yếu tố thời tiết, thời vụ, đất đai, nguồn nhân lực, chính sách của nước đi đầu tư. Vì thế khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến các lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài, hoặc có chăng là họ quan tâm đến với thái độ dè chừng, do vậy hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp còn do dự, lúng túng, xem xét hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đi trước. Nhận thức về hoạt động ĐTRNN của cơ quan quản lý nhà nước vẫn tồn tại nhiều điểm chưa thống nhất. Hiện tại, vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng hoạt động ĐTRNN chỉ thích hợp khi nền kinh tế dư thừa vốn, hoạt động ĐTRNN có khả năng làm cho nguồn vốn đầu tư trong nước bị giảm sút, khó quản lý nguồn vốn ĐTRNN, dẫn đến tình trạng chảy máu ngoại tệ hoặc không tạo ra nhiều việc làm trong nước. Nên khâu thẩm định, cấp giấy phép còn kéo dài, phức tạp. Bên cạnh đó, lĩnh vực này còn quá mới mẻ, trên thực tế có xuất hiện cũng chỉ rất ít và lẻ tẻ cho nên

chưa được các Bộ, ngành quan tâm, xem xét điều chỉnh và tạo điều kiện. Chính vì vậy, trong quá trình điều hành xử lý công việc, một số cơ quan nhà nước đã quá thận trọng và can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến tính năng động, tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, do các cơ quan nhà nước không thống nhất được chủ trương dự án dẫn đến thời gian xem xét cấp phép ĐTRNN bị kéo dài, gây ảnh hưởng hoặc làm lỡ thời cơ đầu tư của doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân càng làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình tiếp cận lĩnh vực mới mẻ này, đã và đang hạn chế sự phát triển của xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đầu tư ra nước ngoài của Việt nam giai đoạn 1989 - 2008 trong thời gian qua, thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 72)