Đối với cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Đầu tư ra nước ngoài của Việt nam giai đoạn 1989 - 2008 trong thời gian qua, thực trạng và giải pháp (Trang 101 - 102)

II. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động ĐTRNN của Việt Nam trong những năm sắp tới.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐTRNN CỦA

3. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy họat động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam trong những năm sắp tới.

3.1 Đối với cơ quan nhà nước

Thứ nhất Chính phủ, ngân hàng, bộ tài chính cần kết hợp đưa ra những quy định rõ ràng hơn trong họat động quản lý nguồn tiền vay cho các doanh nghiệp họat động ĐTRNN của các ngân hàng thương mại. Bởi một trong các lý do gây khó khăn cho

các doanh nghiệp hiện nay là không có một ngân hàng thương mại nào chấp nhận cho doanh nghiệp vay ngoại tệ để ĐTRNN. Vì họ không có cơ chế để quản lý nguồn tiền vay của các doanh nghiệp như là hiệu quả của họat động ĐTRNN của các doanh nghiệp. Bởi vậy Nhà nước cần đưa ra những cơ chế phù hợp để có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngân hàng thương mại với các thương vụ tại các đại sứ quán của ta ở nước ngoài để là cầu nối làm ăn với doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp một cách thuận lợi trong việc vay vốn để thực hiện ĐTRNN

Thứ hai là Ngân hàng nhà nước cần có các quy định về quản lý đồng tiền ĐTRNN khi cho vay, và cũng cần có những giám sát chặt chẽ trong việc chuyển tiền về nước ngoài thông qua hình thức thuế của các doanh nghiệp Việt Nam.

Ngân hàng nhà nước cần quy định một cách rõ ràng về lợi nhuận chuyển về tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Hơn nữa ngân hàng nhà nước cũng cần đơn giản hóa các vần đề về thủ tục thực hiện khi chuyển tiền ra nước ngoài và chuyển lợi nhuận từ nước ngoài về Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.

Thứ ba là các chính sách bảo hộ đầu tư đối với các doanh nghiệp ĐTRNN cũng cần phải được Nhà nước nghiên cứu, và đưa ra cho hợp lý. Bởi vì một thực tế

hiện nay là có rất nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sang một số thị trường kém phát triển hơn, luôn phải đối mặt với những rủi ro pháp lý cũng như sự hợp tác thiếu minh bạch, thiếu nhất quán của không ít các nhà đầu tư nước sở tại. Đã có những dự án mà nhà đầu tư Việt Nam góp vốn chung với nhà đầu tư nước sở tại gặp khó khăn, do đối tác tuỳ tiện trong hoạt động, không tuân thủ hợp đồng. Thậm chí, có DN cho biết, đối tác của họ đã sang nhượng cổ phần cho bên thứ ba, nhưng không hề có bất kỳ thông báo nào cho đối tác là các DN Việt Nam. Hiện tại, cùng với những quy định về cơ chế phối hợp thông tin, bảo vệ nhà đầu tư của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài..., vấn đề hỗ trợ giải quyết tranh chấp hầu như đang bị để ngỏ và vì thế, DN buộc phải tự xử thông qua các quan hệ cá nhân của mình.

Một phần của tài liệu Đầu tư ra nước ngoài của Việt nam giai đoạn 1989 - 2008 trong thời gian qua, thực trạng và giải pháp (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w