giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh nam thăng long

50 378 0
giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh nam thăng long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài Trong xu thế quốc tế hóa mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Ngày 11/1/2007 trở thành dấu mốc quan trong khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Đây là một sự kiện quan trọng mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam. Các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại đầu tư nói riêng được mở rộng. Hoạt động xuất nhập khẩu vì đó cũng phát triển và gia tăng về kim ngạch, tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, từ đó làm tăng vai trò của các ngân hàng thương mại qua công tác thanh toán xuất nhập khẩu. Trong bối cảnh đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam trong nhiều năm qua đã không ngừng phát triển và nâng cao hoạt động thanh toán quốc tế, đa dạng hóa các phương thức thanh toán như chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ… Trong đó, phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ là một nghiệp vụ cơ bản, phục vụ đắc lực cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế và đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thủ của ngân hàng. Lợi ích mà nghiệp vụ thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng tín dụng chứng từ nói riêng đem lại cho ngân hàng rất lớn. Tuy nhiên, tín dụng chứng từ là một nghiệp vụ không hề đơn giản và chưa phải là một phương thức thanh toán hoàn hảo, do đó những rủi ro mà nó đem lại vẫn còn tồn tại. Chính vì vậy, công tác hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam càng có ý nghĩa quan trọng và đòi hỏi phải có sự quan tâm thích đáng. Từ nhận thức đó, người viết quyết định chọn đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long” Báo cáo thực tập gồm 3 chương với kết cấu như sau: Chương I: Phương thức tín dụng chứng từ và các rủi ro phát sinh trong phương thức tín dụng chứng từ. Chương II: Thực trạng rủi ro và hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long. Chương III: Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Báo cáo thực tập nghiên cứu về lý luận phương thức tín dụng chứng từ, rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ và thực trạng áp dụng và hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long; từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị biện pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long. 3. Đối tượng nghiên cứu Các rủi ro phát sinh trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long. 4. Phạm vụ nghiên cứu - Tại: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long - Thời gian nghiên cứu: 2008 – 2011 5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu liên quan từ sách, tạp chí, các luận văn đã nghiên cứu từ trước và qua đợt thực tập tại phòng Thanh toán quốc tế thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long. - Dùng casestudy, các tình huống minh họa để phân tích, làm rõ rủi ro mà Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long gặp phải trong phương thức tín dụng chứng từ. Do hạn chế về tài liệu cũng như kiến thức chuyên ngành nên Báo cáo thực tập của tôi khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy cô để tôi hoàn thiện Báo cáo thực tập hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô và các anh/chị bạn bè tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành Bào cáo thực tập này/ CHƯƠNG I: PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ CÁC RỦI RO PHÁT SINH TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ I. GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1. Khái niệm chung về phương thức tín dụng chứng từ. Trong xu thế cạnh tranh mãnh liệt như hiện nay, các ngân hang thương mại muốn tồn tại và phát triển phải có những chiến lược để thu hút khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm nhằm tăng thu nhập. Ngoài những sản phẩm truyền thống như cho vay, kinh doanh ngoại hối,… thì thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ quan trọng đóng góp lớn vào thu nhập và tăng trưởng cho ngân hàng. Hơn thế nữa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, thì thanh toán quốc tế lại càng có vai trò quan trọng. Nó không chỉ là một nguồn thu nhập đối với ngân hàng mà còn là cấu nối cho việc xuất khẩu và nhập khẩu. Chính vì lẽ đó, rất nhiều phương thức thanh toán quốc tế xuất hiện đề phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh giữ bên mua và bên bán như phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phương thức nhờ thu và phương thức tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức thanh toán trong giao dịch mua bán cũng quan trọng và không hề dễ dàng. Nếu không lựa chọn cẩn thận, thong minh thì chính phương thức thanh toán mà chúng ta chọn sẽ dẫn đến rất nhiều rủi ro trong thanh toán. Phương thức tín dụng chứng từ ra đời đã chứng tỏ được tính ưu việt và đảm bảo tính an toàn cho cả bên mua và bên bán hơn hẳn các phương thức khác, cho nên tính đến thời điểm này thanh toán bằng tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được áp dụng nhiều nhất. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng (nhà nhập khẩu), một ngân hàng phát hành một bức thư (gọi là thư tín dụng – L/C), theo đó ngân hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho người hưởng (nhà xuất khẩu) khi xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định của thư tín dụng. 1 Sở dĩ phương thức thanh toán này được gọi là tín dụng chứng từ vì trong thanh toán các bên chỉ giao dịch với nhau bằng chứng từ mà không liên quan đến hàng hóa, dịch vụ hay các thực hiện khác. Thuật ngữ “tín dụng” ở đây được dùng theo nghĩa rộng, tức là “tín nhiệm”, chứ không phải để chỉ “khoản cho vay” theo nghĩa thông 1 Học viện ngân hàng (2012), Giáo trình Thanh toán quốc tế thường. Ngân hàng dùng sự tín nhiệm của mình để cho người mua “vay” để được người bán giao hàng chứ không phải là cho vay bằng tiền. 2. Nội dung phương thức tín dụng chứng từ 2.1. Thư tín dụng – Công cụ quan trọng của thanh toán TDCT 2.1.1. Khái niệm Theo Điều 2, UCP 600 – “Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ”: “Tín dụng là bất cứ một sự thỏa thuận nào, dù cho được mô tả hoặc đặt tên như thế nào, là không thể hủy bỏ và theo đó là một sự cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành để thanh toán khi xuất trình phù hợp” Hay nói cách khác: Thư tín dụng là một văn bản pháp lý do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người xin mở cam kết trả tiền cho người thụ hưởng một số tiền nhất định, trong thời hạn nhất định với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ hàng hóa phù hợp với những điều khoản và điều kiện quy định của thư tín dụng. 2.1.2. Đặc điểm của thư tín dụng - Thư tín dụng là hợp đồng kinh tế hai bên. Thư tín dụng là hợp đồng kinh tế độc lập chỉ của hai bên là Ngân hàng phát hành (NHPH) và nhà xuất khẩu. Mọi yêu cầu và chỉ thị của nhà nhập khẩu đã do NHPH đại diện, do đó, tiếng nói chính thức của nhà nhập khẩu không được thể hiện trong L/C. Nhiều nhà xuất khẩu và nhập khẩu cho rằng “L/C là của họ”, ngân hàng chỉ cung cấp dịch vụ để hưởng phí, do đó mọi thỏa thuận giữa nhà nhập khẩu và xuất khẩu mới là quan trọng, việc ngân hàng có đồng ý hay không chỉ là yếu tố tiền phí dịch vụ. Cách hiểu này hoàn toàn sai lầm, nếu hai bên nhập khẩu và xuất khẩu định sửa đổi L/C nhưng NHPH không đồng ý, thì sửa đổi L/C này sẽ không có giá trị thực hiện. Do vậy, cần phải hiểu rằng L/C là hợp đồng kinh tế giữa NHPH và người xuất khẩu. - Thư tín dụng độc lập với hợp đồng cơ sở. Khi đã được mở thì L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng thương mại thể hiện ở chỗ nghĩa vụ của ngân hàng đối với người hưởng lợi L/C không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người mua và người bán. Khi L/C được mở và đã được các bên chấp thuận, thì cho dù nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không, cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan. Khi nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ hoàn toàn phù hợp về bề mặt hình thức với những điều khoản quy định trong L/C thì NHPH phải trả tiền vô điều kiện mặc dù hàng hóa không hoàn toàn đúng như trên chứng từ và trong hợp đồng thương mại. 2.2. Chủ thể tham gia thanh toán L/C và trách nhiệm của chủ thể đó. 2.2.1. Người yêu cầu mở L/C – Applicant - Là người viết đơn yêu cầu mở L/C, thông thường là nhà nhập khẩu - Trách nhiệm của người yêu cầu mở L/C là hoàn trả ngân hàng phát hành số tiền mà ngân hàng phát hành đã thanh toán cho người hưởng lợi khi tiếp nhận bộ chứng từ hoàn hảo (xuất trình phù hợp) 2.2.2. Người hưởng lợi – Beneficiary - Là người hưởng giá trị L/C, thông thường là người xuất khẩu. - Trách nhiệm của người hưởng lợi là phải giao hàng theo L/C và xuất trình chứng từ theo quy định của L/C. 2.2.3. Ngân hàng phát hành thư tín dụng – Issuing Bank - Là ngân hàng theo yêu cầu của người làm đơn mở L/C phát hành thư tín dụng, hay chính là phát hành cam kết thanh toán. - Trách nhiệm của ngân hàng phát hành là thanh toán cho người hưởng lợi đối với một xuất trình phù hợp. 2.2.4. Ngân hàng thông báo – Advising Bank - Theo Điều 2, UCP 600, Ngân hàng thông báo là ngân hàng tiến hành thông báo tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. - Trách nhiệm của ngân hàng thông báo là: + Xác minh tính chân thực bề ngoài của thư tín dụng: Ngân hàng thông báo phải có trách nhiệm xác định được thư tín dụng là thật hay giả; kiểm tra mức độ rõ ràng của L/C: có đọc được hay không, chữ có rõ hay không, chứ không quan tâm đến nghĩa của từ hay nội dung của L/C; và phải xác định được người thụ hưởng của L/C có phải là khách hàng của mình không. Nếu đã kiểm tra mà NHTB không phát hiện được thì phải thông báo rõ tình trạng của L/C cho người thụ hưởng. + Ngân hàng thông báo còn có trách nhiệm tư vấn cho khách hàng. NHTB phải cảnh báo cho khách hàng khi phát hiện L/C không khả thi hay không chân thực bề ngoài và tư vấn để tìm giải pháp hạn chế rủi ro cho người hưởng và các chủ thể có liên quan. 2.2.5. Ngân hàng xác nhận – Confirming Bank Ngân hàng xác nhận là ngân hàng theo yêu cầu hoặc sự ủy quyền của ngân hàng phát hành thêm sự xác nhận của mình đối với một tín dụng. Trong đó, Xác nhận là một cam kết chắc chắn của NHXN thêm vào sự cam kết chắc chắn của NHPH để thanh toán hoặc thương lượng thanh toán khi xuất trình phù hợp – Điều 2, UCP 600. Ngân hàng xác nhận trong quá trình giao dịch khi người xuất khẩu hay người thụ hưởng muốn có sự bảo đảm chắc chắn được thanh toán, thì một ngân hàng có thể đứng ra xác nhận L/C theo yêu cầu của NHPH. Muốn được xác nhận, NHPH phải trả phí xác nhận rất cao và thường phải đặt cọc, mức đặt cọc có thể tới 100% giá trị L/C. Thông thường, NHXN phải là một ngân hàng lớn có uy tín trên trường quốc tế. Người thụ hưởng có thể chỉ định NHXN, nếu không chỉ định thì NHPH sẽ tự chọn, và lúc đó NHTB thường được đề nghị làm NHXN. Nhưng cũng có lúc L/C được thông báo ở ngân hàng này nhưng lại được ngân hàng khác xác nhận. 2.2.6. Ngân hàng chiết khấu – Negotiation Bank Là ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ hàng hóa của người bán, sau đó ngân hàng này đứng ra đòi tiền NHPH L/C. Có 2 hình thức chiết khấu: - Chiết khấu miễn truy đòi: khi NHCK chiết khấu cho Người thụ hưởng một số tiền nhất định và cam kết sẽ không đòi lại số tiền đó cho dù NHCK không đòi được tiền NHPH. - Chiết khấu có truy đòi: sẽ đòi lại số tiền nếu không lấy được từ NHPH. 2.2.7. Ngân hàng được chỉ định – Nominated Bank Theo Điều 2, UCP 600: Ngân hàng được chỉ định là ngân hàng mà tín dụng quy định có giá trị tại ngân hàng đó hoặc là tại bất cứ ngân hàng nào trong trường hợp tín dụng có giá trị tại bất cứ ngân hàng nào. Cụ thể, ngân hàng được chỉ định là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu. Việc chỉ định này do NHPH thực hiện để NHĐCĐ thay mặt mình tiếp nhận, kiểm tra và thực hiện việc thanh toán hay chiết khấu bộ chứng từ xuất trình phù hợp. Đối với L/C có giá trị tự do, thì bất kỳ ngân hàng nào đều có thể trở thành NHĐCĐ. 2.2.8. Ngân hàng hoàn trả - Reimbursement Bank Ngân hàng hoàn trả là ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy quyền để hoàn tiền cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (tức ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng chiết khấu) khi nhận được cam kết của ngân hàng này rằng: Bộ chứng từ hàng hóa của người bán hoàn toàn phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C. NHPH L/C phải chuyển tiền ngay tới ngân hàng hoàn trả khi nhận được thông báo hoàn tiền của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu. 2.3. Quy trình thanh toán L/C (8) (7) (2) (10) (9) (1) (3) (5) (6) HĐTM (4) Sơ đồ 1.1 Quy trình thanh toán L/C (1) Nhà nhập khẩu làm đơn yêu cầu mở L/C (2) Ngân hàng phát hành L/C (3) Thông báo thư tín dụng (4) Giao hàng (5) Lập chứng từ và xuất trình chứng từ tới NHĐCĐ (6) Thanh toán hoặc Chiết khấu chứng từ (7) Gửi chứng từ đòi tiền NHPH (8) NHPH kiểm tra chứng từ để đưa ra kết luận từ chối hay đồng ý trả tiền (9) Người nhập khẩu làm thủ tục thanh toán cho NHPH (10) NHPH chuyển giao chứng từ cho Người nhập khẩu để nhận hàng. NHTB NHCK NHXN Người thụ hưởngNgười yêu cầu mở L/C NHPH II. CÁC RỦI RO PHÁT SINH TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1. Khái niệm chung về rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Căn cứ vào tính chất của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thì rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau: “Rủi ro trong Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ là những biến cố không mong đợi có thể xảy ra trong quá trình tiến hàng phương thức tín dụng chứng từ, khiến quyền lợi của một hoặc các bên tham gia bị vi phạm” 2 Rủi ro trong Thanh toán bằng L/C có rất nhiều loại, tùy phương diện và căn cứ nhìn nhận mà rủi ro có những tên gọi, đặc điểm khác nhau. 2. Phân loại Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi nói tới rủi ro trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM. Bài thực tập này sẽ đưa ra cách nhìn nhận khác về các loại rủi ro dựa vào các nhân tố chính tác động tới phương thức TDCT. 2.1. Rủi ro do nhân tố khách quan. 2.1.1. Rủi ro từ phía khách hàng của ngân hàng. Rủi ro do khách hàng gây nên đang là mối quan tâm của hầụ hết các ngân hàng vì mức độ và quy mô mở rộng hơn rất nhiều so với trước kia. Nó xuất phát từ những nguyên nhân sau đây: - Thứ nhất: là do trình độ yếu kém, sự hạn chế trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thương mại quốc tế nói riêng cùa các doanh nghiệp, theo số liệụ thống kê có tới 70% doanh nghiệp chưa được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ ngoại thương trong khi tới 80% doanh nghiệp tham gia buôn bán quốc tế. - Thứ hai: là do các doanh nghiệp bị các đối tác lừa đảo rất tinh vi, khách hàng không có khả năng thanh toán cho ngân hàng, do đó rủi ro đối với ngân hàng là không thể tránh khỏi. 2 TS. Trần Hoàng Ngân (2006), Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê, trang 250 - Thứ ba: là ngân hàng còn gặp rủi ro đạo đức từ phía khách hàng của mình. Rủi ro này hình thành khi khách hàng cố tình không thực hiện nghiệp vụ của mình, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên tham gia. - Thứ tư: rủi ro do đối tác gây nên. Chẳng hạn khi đóng vai trò là ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết khấu, ngân hàng phát hành và người nhập khẩu cố tình không trả lại khoản tiền mà ngân hàng đã thanh toán hộ, hoặc ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán hay được miễn trách trong khoảng thời hạn thanh toán theo luật. 2.1.2. Rủi ro do cơ chế chỉnh sách thay đổi Hoạt động quốc tế mang tính chất phức tạp hơn so với buôn bán nội thương vì liên quan tới nhiều quốc gia, mỗi quốc gia lại cơ chế chính sách riêng. Vì vậy bất cứ sự thay đổi nào cũng sẽ ảnh hưởng tối hoạt động của I doanh nghiệp, sự vận động tự do thương mại, hoạt động thanh toán quốc tế. Chẳng hạn như: - Chính phủ thay đổi chính sách tiền thệ, quy chế quản lý, mua bán ngoại tệ lãi suất. Khi cơ chế quản lý ngoại hối thay đổi, những quy định về chuyển tiền ra nước ngoài eủa nước nhập khẩu nếu bị thay đổi sẽ gây rủi ro cho ngân hàng chiết khấu và người xuất khẩu. - Chính phủ thay đổi thuế suất đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu hay cắt giảm hạn ngạch của các mặt hàng khiến số lượng các mặt hàng xuất nhập khẩu giảm, và như thế các dịch vụ mà ngân hàng cung ứng cho các doanh nghiệp cũng giảm theo. - Chính phủ cấm lưu hành các mặt hàng mà trước đây vẫn được phép nhập từ nước ngoài, điều này khiến các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn do không tiêu thụ được lượng hàng đã nhập, thậm chí có thể bị phá sản. Và khi không bán được hàng hóa thì các doanh nghiệp không thể hoàn thành nghĩa vụ tới các ngân hàng, rủi ro đối với ngân hàng là không thể tránh khỏi. 2.1.3. Rủi ro pháp lý Là rủi ro xảy ra khi các bên không tuân thủ theo các nguồn luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên tham gia trong hoạt động thanh toán quốc tế, gồm: Đỉều ước quốc tế, Luật quốc gia, Tập quán thương mại quốc tế. Rủi ro pháp lý xảy ra trong trường hợp các tranh chấp hay khiếu kiện giữa các bên tham gia thanh toán. Nguyên nhân chính là môi trường pháp lý và luật pháp của [...]... tín của Vietinbank NTL 2 Thực trạng hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Nam Thăng Long 2.1 Một số biện pháp hạn chế rủi ro được áp dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Nam Thăng Long Trong nhiều năm qua, do đã phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Nam. .. VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG 1 Một số rủi ro đặc trưng phát sinh trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh Nam Thăng Long Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cho đến nay vẫn được coi là phương thức thanh toán an toàn nhất cho tất cả các bên giao dịch Phương thức này đã giải quyết được... trong phương thức này CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG I GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG 1 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long 1.1 Cơ cấu tổ chức GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC... khách hàng, hoạt động Marketing và thu hút khách hàng còn kém, chưa hiểu quả Những mặt còn tồn tại trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phương thức TDCT tại NHTMCP Công Thương – Chi nhánh Nam Thăng Long là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro như đã nêu ở phần II chương này CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH... NHÁNH NAM THĂNG LONG I ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG 1 Các biện pháp phòng ngừa 1.1 Thực hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong thanh toán quốc tế Mặc dù, các giải pháp nghiệp vụ vẫn luôn được NHTMCP Công Thương – Chi nhánh Nam Thăng Long, sau đây viết tắt là Ngân hàng, ... trình của phương thức tín dụng chứng từ, Đây là cơ sở để phân tích những rủi ro ẩn chứa trong phương thức này Đồng thòi, khái niệm về rủi ro và những loại rủi ro phát sinh trong phương thức tín dụng chứng từ cũng được nghiên cứu ở chương này Người viết hy vọng chương I sẽ đem đến một cái nhìn tổng quan về phương thức thanh toán tín đụng chứng từ và những rủi ro thường phát sinh trong phương thức này... và công cụ dụng cụ của ngân hàng 2 Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Nam Thăng Long 2.1 Sản phẩm thanh toán xuất nhập khẩu Ngân hàng TMCP Công Thương – CN Nam Thăng Long tập trung 2 dịch vụ thanh toán: - Dịch vụ thư tín dụng (L/C) xuất nhập khẩu - Dịch vụ nhờ thư xuất nhập khẩu 2.2 Sản phẩm tiền gửi Sản phẩm tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công Thương – CN Nam Thăng. .. nhiên Ngân hàng TMCP Công Thương cùng Chi nhánh Nam Thăng Long không ngừng cố gắng cải thiện Và kết quả cho thấy, Chi nhánh đã đạt những thành tựu nhất định II TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG 1 Tình hình chung của hoạt động Thanh toán quốc tế 1.1 Về doanh số TTQT Bảng 2.1 Doanh số Thanh toán. .. thanh toán và chịu nhiều thiệt thòi 2 Tình hình hoạt động Thanh toán quốc tế bằng Tín dụng chứng từ 2.1 Tỷ trọng thanh toán bằng L/C Hiện nay, trong hoạt động TTQT, có rất nhiều phương thức thanh toán như: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ, … Tuy nhiên, tại Ngân hàng TMCP Công Thương – CN Nam Thăng Long dịch vụ TTQT chỉ bao gồm 2 hình thức là Nhờ thu và Tín dụng Chứng từ Bảng 2.2 Doanh số phương thức. .. nhánh Nam Thăng Long đã đúc rút ra những kinh nghiệm và ngày càng tập trung vào công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán nay Sau đây, là những biện pháp hạn chế rủi ro mà Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Nam Thăng Long đã áp dụng và đạt được những kết quả tích cực 2.1.1 Tích cực ban hành sửa đổi, bổ sung các quy chế tác nghiệp phù hợp với sự phát triển, ứng dụng các công . hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long. Chương III: Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ. nhận thức đó, người viết quyết định chọn đề tài Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng. và hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long; từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị biện pháp hạn chế rủi ro trong

Ngày đăng: 31/10/2014, 18:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan