Thực hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh nam thăng long (Trang 30 - 34)

I. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TễN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HầNG TMCP CÔNG THƯƠNG Ố CH

1.1Thực hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong thanh toán quốc tế

1. Các biện pháp phòng ngừa

1.1Thực hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong thanh toán quốc tế

trong thanh toán quốc tế

Mặc dù, các giải pháp nghiệp vụ vẫn luôn được NHTMCP Công Thương Ố Chi nhánh Nam Thăng Long, sau đây viết tắt là Ngân hàng, thực hiện thế nhưng không phải lúc nào cũng thực hiện tốt và những rủi ro nghiệp vụ vẫn xảy ra. Do đó, người viết vẫn xin đưa ra một số giải pháp nghiệp vụ và những lưu ý đặc biệt trong nghiệp vụ thanh toán tắn dụng chứng từ.

1.1.1 Đứng trên góc độ ngân hàng mở.

Để hạn chế rủi ro, Ngân hàng cần quan tâm thực hiện tốt các mặt sau:

- Trước khi quyết định phát hành thư tắn dụng: phải thẩm định để nắm vững được năng lực tài chắnh của khách hàng từ đó biết được tình hình tài chắnh, khả năng thanh toán của họ. Đây là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa rủi ro đặc biệt là rủi ro tắn dụng vì nó thể hiện bản chất của L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương và hàng hóa. Hiện nay, do cạnh tranh và sợ mất khách hàng nên Ngân hàng đôi lúc đã không tiến hành thẩm định kỹ tình hình tài chắnh của doanh nghiệp, bỏ qua nhiều bước quan trọng trong quy trình thẩm định khách hàng mà đơn giản chỉ dựa vào việc tắnh toán hiệu quả kinh tế của lô hàng để quyết định cho doanh nghiệp nhập khẩu vay vốn và mở L/C. Thực trạng này làm tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho các ngân hàng vì cán bộ ngân hàng không thể nào hiểu biết cặn kẽ bằng doanh nghiệp về tình hình thị trường tiêu thụ hàng hóa đó (giá cả, chủng loại, chất lượng, mẫu mã, khả năng tiêu thụ...), các khoản chi phắ phải tắnh đến (thué nhập khẩu, chi phắ vận chuyển hàng hóa từ cảng về kho, chi phắ kiểm hóa lưu kho, lưu bẫi...) chưa kể một số loại hàng hóa nguyên liệu đặc chủng chỉ dùng cho một số doanh nghiệp nhất định hoặc các mặt hàng chưa có ở thị trường trong nước,... do đó, Ngân hàng không thể tắnh toán được hiệu quả kinh tế của lô hàng một cách chắnh xác. Trong thực tế, khi nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán, Ngân hàng chỉ dựa vào lỗi trên chứng từ để từ chối thanh toán nhưng khi bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp, Ngân hàng không thể từ chối thanh toán thì Ngân

hàng đành phải sử dụng biện pháp phát mãi lô hàng. Tuy nhiên, việc phát mãi lô hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn từ khâu nhận hàng ở cảng đến khâu bảo quản và tiêu thụ hàng hóa. Để hạn chế rủi ro thì Ngân hàng ngoài việc quan tâm phân tắch, đánh giá năng lực tài chắnh, phương án kinh doanh của khách hàng theo đúng quy trình thẩm định, các ngân hàng còn phải tìm hiểu kỹ đạo đức kinh doanh của khách hàng hay chắnh là uy tắn của khách hàng trong quan hệ mua bán với đối tác nước ngoài, trong quan hệ với ngân hàng qua các giao dịch khác như tiền gửi, bảo lãnh, chuyển tiền. Qua đó đánh giá được mức độ tắn nhiệm cũng như nguồn thu của khách hàng có đảm bảo việc thanh toán đúng hạn hay không. Trên cơ sở đó, ngân hàng đưa ra được những tỷ lệ ký quỹ, hình thức tài trợ phù họp mà vẫn đảm bảo an toàn trong thanh toán.

- Có các giải pháp phòng ngừa rủi ro từ phắa người xuất khẩu nước ngoài thông qua hệ thống thông tin từ bên ngoài. Trên thực tế, người xuất khẩu có thể gây rủi ro cho cả người nhập khẩu cũng như Ngân hàng khi họ là người không trung thực hoặc một truờng hợp người xuất khẩu cấu kết với ngân hàng xuất trình để lập chứng từ giao hàng giả nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng phát hành. Do đó, trước khi quyết định mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu, Ngân hàng TMCP Công Thương Ố Chi nhánh Nam Thăng Long đứng ở vị trắ ngân hàng phát hành thì không chỉ cần thẩm định khách hàng của mình mà còn phải tìm hiểu cả đối tác xuất khẩu nước ngoài thông qua hệ thống thông tin nội bộ, mạng internet, thậm chắ có thể tìm sự trợ giúp của cơ quan điều tra.

- Khi mở L/C nhập khẩu cho khách hàng: L/C nhập khẩu là cam kết của ngân hàng phát hành, khi L/C đã được phát hành một cách chắnh thức thì Ngân hàng phải chịu trách nhiệm không hủy ngang đối với L/C đó, vì vậy, việc phát hành được một L/C với nội dung chặt chẽ, an toàn cho người nhập khẩu. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, cán bộ TTQT tại Chi nhánh Nam Thăng Long cần nghiên cứu kỹ các điều kiện, điều khoản của hợp đồng, căn nhắc từng điều kiện, điều khoản trong L/C, phân tắch những bất lợi, rủi ro có thể xảy ra để có những tư vấn kịp thời cho khách hàng thậm chắ cân nhắc việc từ chối phát hành L/C nếu như khách hàng yêu cầu đưa vào những điều khoản quá rủi ro cho Ngân hàng.

- Khi kiểm tra bộ chứng từ và thanh toán L/C nhập khẩu: trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy bộ chứng từ chỉ có một lỗi thì cán bộ TTQT tại Ngân hàng

nên cân nhắc kỹ trước khi thông báo lỗi cho khách hàng, đặc biệt nếu lỗi đó còn chưa thực sự rõ ràng và còn đang phải cân nhắc. Trong quá trình bắt lỗi bên cạnh UCP, ISBP, cán bộ nghiệp vụ cân tham khảo thêm nhiêu nguồn thông tin khác nhau như ICC Opinión, ICC Docdex, các địa chỉ trang web chuyên về thư tắn dụng, các ý kiến của các chuyên gia đến từ các ngân hàng có uy tắn,... Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, các nguồn thông tin khác ngoài các sách tham khảo do ICC phát hành chắnh thức chỉ có tắnh chất tham khảo, Ngân hàng vẫn phải cân nhắc để đưa ra quyết định bắt lỗi của mình và lường trước các tình huống tranh cãi có thể xảy ra. Có như vậy, Ngân hang TMCP Công Thương Ố CN Nam Thăng Long mới có thể bảo vệ ý kiến của mình trong trường hợp có mâu thuẫn về việc bắt lỗi của các Ngân hàng với khách hàng và ngân hàng nước ngoài.

- Khi thanh toán bộ chứng từ, Ngân hàng nên thông bảo thời hạn thanh toán sớm hơn quy định của UCP trước 1 ngày để doanh nghiệp chuẩn bị sẵn nguồn tiền thanh toán và có thể kịp xử lý nếu như vì lý do nào đó doanh nghiệp không thể thanh toán đúng hạn hoặc muốn từ chối thanh toán. Trong trường hợp khách hàng yêu cầu từ chối thanh toán, khi điện từ chối cần chỉ rõ các lỗi của bộ chứng từ và nêu rõ chỉ thị trong điện từ chối.

1.1.2. Đứng trên góc độ là ngân hàng thông báo

Ngân hàng TMCP Công Thương Ố Chi nhánh Nam Thăng Long phải có trách nhiệm xác minh tắnh chân thực bề ngoài của L/C. Chỉ khi L/C được xác thực tắnh chân thực bề ngoài thì L/C mới có giá trị thực hiện đối với các bên có liên quan, vì vậy với tư cách là ngân hàng thông báo, Chi nhánh Nam Thăng Long phải kiểm soát rất chặt công việc này, nếu thấy bất cứ đấu hiệu bất thường nào, cán bộ TTQT chi nhánh cần áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để làm rõ và chi tiến hành thông báo chắnh thức cho người hưởng lợi khi L/C đẵ đáp ứng được những điều kiện về tắnh chân thực bề ngoài. Khi nhận được L/C, cán bộ TTQT chi nhánh Nam Thăng Long nên tư vấn cho khách hàng về những điều kiện, điều khoản trong L/C, chỉ ra những điều khoản chưa rõ ràng, những điều khoản bất lợi hoặc không thể thực hiện được để khách hàng có thể yêu cầu người mở L/C tiến hành sửa đổi nếu cần thiết. Việc tư vấn nội dung L/C; nên được thực hiện bởi những cán bộ có kinh nghiệm và có sự kiểm soát lại trước

khi gửi cho khách bàng để tránh việc tư vấn thiếu hoặc tư vấn không chắnh xác làm giảm hiệu quả và ý nghĩa của việc tư vấn.

1.1.3. Đứng trên góc độ là ngân hàng xác nhận

Ngân hàng xác nhận là ngân hàng bổ sung cam kết của mình vào L/C theo yêu cầu và sự ủy quyền của ngân hàng phát hành. Ngân hàng xác nhận có nghĩa vụ giống như ngân hàng phát hành và trong trường hợp ngân hàng phát hành không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình như cam kết thì ngân hàng xác nhận sẽ phải đứng ra thực hiện nghĩa vụ đó. Vì vậy, nghiệp vụ xác nhận L/C là nghiệp vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi Ngân hàng TMCP Công Thương Ố CN Nam Thăng Long cần phải thẩm định và cân nhắc kỹ lưỡng trước quyết định có đồng ý xác nhận một L/C khi có yêu cầu. Để đảm bảo uy tắn của Ngân hàng và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, Ngân hàng chỉ nên đồng ý xác nhận L/C khi L/C đáp ứng đủ các yếu tố sau:

- Ngân hàng phát hành là ngân hàng có uy tắn tốt, có hoạt động hiệu quả và tình hình tài chắnh lành mạnh, có mối quan hệ lâu dài và lịch sử quan hệ tốt với ngân hàng xác nhận. Đe việc thẩm định được hiệu quả và nhanh chóng, Ngân hàng nên cân nhắc việc cấp hạn mức xác nhận L/C cho các ngân hàng, trước hết là các ngân hàng thường xuyên có nhu cầu xác nhận L/C.

- Xác định được uy tắn, đạo đức kinh doanh của người yêu cầu mở L/C và người hưởng lợi, họ phải là những doanh nghiệp có tình hình hoạt động vả kết quả tài chắnh lành mạnh, có lịch sử thanh toán tốt. Các điều kiện L/C phải rõ ràng, phù hợp với thông lệ quốc tế, có tắnh khả thi và không mang lại rủi ro cho ngân hàng xác nhận.

- Mặt hàng xuất khẩu là mặt hàng có chất lượng cao, tiêu thụ dễ dàng trên thị trường quốc tế, giá cả ổn định.

1.1.4. Đứng trên góc độ là ngân hàng chiết khấu

Yếu tố quan trọng để ngân hàng có thể quyết định có thực hiện chiết khấu cho khách hàng hay không chắnh là dựa vào bộ chứng từ hàng xuất vì vậy cán bộ TTQT tại Ngân hàng TMCP Công Thương Ố CN Nam Thăng Long cần phải kiểm tra bộ chứng

từ hàng xuất một cách cẩn thận, khi phát hiện sai sót phải yêu cầu người bán chỉnh sửa kịp thời, có biện pháp hạn chế rủi ro bằng các hình thức như kiểm tra bộ chứng từ qua nhiều cấp khác nhau, đối chiếu với nội dung L/C để kiểm tra khách hàng đã lập chứng từ đúng như yêu cầu của L/C chưa. Ngoài việc kiểm tra chứng từ, Ngân hàng với tư cách là ngân hàng chiết khấu cũng cần tìm hiểu và thẩm định về uy tắn của ngân hàng phát hành, người yêu cầu mở L/C và đặc biệt là người hưởng lợi (người yêu cầu chiết khấu), tìm hỉểu về mặt hàng xuất khẩu có phải là mặt hàng cấm nhập hay có đủ điều kiện được nhập khẩu tại nước người nhập khẩu hay không, biến động thị trường đối với mặt hàng kinh doanh của khách hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh nam thăng long (Trang 30 - 34)