1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

RỦI RO VÀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 10.TPHCM

99 140 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH RỦI RO VÀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 10.TPHCM TRẦN THỊ HUYỀN TRÂM KHÓ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

RỦI RO VÀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI

NHÁNH 10.TPHCM

TRẦN THỊ HUYỀN TRÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “RỦI RO VÀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG

TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH

10.TPHCM” do Trần Thị Huyền Trâm, sinh viên khóa 32, khoa Kinh tế, chuyên ngành Kế

Toán – Tài Chính, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp

đỡ từ quí thầy cô, quí ngân hàng, gia đình và bạn bè Với tình cảm chân thành nhất xin được gửi đến:

™ Cha mẹ - người đã sinh thành, dưỡng dục con khôn lớn Cảm ơn cha mẹ đã hết lòng yêu thương, dìu dắt con để con được như ngày hôm nay

™ Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các Thầy Cô Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, cùng toàn thể Thầy Cô khoa Kinh Tế đã truyền đạt cho em những kiến thức quí báu giúp em có thể tự tin và trưởng thành hơn để bước vào đời

™ Đặc biệt em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Anh Kiệt

đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp này

™ Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh 10.TPHCM và các anh chị Phòng Khách hàng đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập

™ Em xin chân thành cảm ơn anh Lưu Tiến Thảo và chị Vũ Hồng

Hà đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực tập tại quí ngân hàng

™ Bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tinh thần cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Một lần nữa, em xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, Ban Giám Đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh 10.TPHCM cùng các anh chị Phòng Khách hàng

Sinh viên thực hiện

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

TRẦN THỊ HUYỀN TRÂM Tháng 7 năm 2010 “Rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh 10.TPHCM”

TRAN THI HUYEN TRAM July, 2010 “ Risk and measures to reduce risk

in International Payment for Documentary credit in Vietnam joint stock commercial Bank for Industry and trade – branch 10.TPHCM”

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì hoạt động thanh toán quốc tế càng phát triển mạnh Phát triển càng mạnh thì rủi ro mà các doanh nghiệp và ngân hàng Việt Nam gặp phải càng lớn Vì thế để hạn chế các rủi ro này là vấn đề cấp bách của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các ngân hàng Hiện nay có nhiều phương thức được áp dụng trong thanh toán quốc tế như: nhờ thu, chuyển tiền, bảo lãnh, tín dụng chứng từ…nhưng trong phạm vi khóa luận tôi chỉ tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên quan đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, những rủi ro và biện pháp để hạn chế rủi ro tại chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh 10.TPHCM

Trên cơ sở tiếp xúc trực tiếp thực tế, tìm hiểu quy trình thanh toán xuất nhập khẩu và các rủi ro gặp phải của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Từ đó nêu bật thế mạnh và điểm yếu cần khắc phục của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh 10.TPHCM trong tiến trình toàn cầu hóa Đề ra các giải pháp mới nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác thanh toán quốc tế tại chi nhánh

Trang 5

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Cấu trúc của khóa luận 3

2.1.Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 4

2.1.1 Lịch sử hình thành của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 4

2.2.2 Cơ cấu tổ chức 12

2.2.4 Giới thiệu về bộ phận thanh toán quốc tế(TTQT) 14

2.2.4.2 Chức năng 15

2.2.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCPCTVN- Chi nhánh

2.2.5.1 Hoạt động huy động vốn 17

Trang 6

2.2.5.3 Hoạt động thanh toán quốc tế 19

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.1 Thanh toán quốc tế và vai trò của thanh toán quốc tế 21

3.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế 21

3.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế 21

3.2 Các phương thức thanh toán chủ yếu 23

3.2.1 Phương thức chuyển tiền 23

3.2.3 Phương thức trả tiền đổi chứng từ 24

3.2.4 Phương thức tín dụng chứng từ 24

3.3 Khái quát chung về phương thức tín dụng chứng từ 24

3.3.1 Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ 24

3.3.2 Trách nhiệm, quyền hạn của các bên tham gia trong phương thức thanh toán

tín dụng chứng từ 25

3.3.2.1 Người xin mở thư tín dụng (Applicant for L/C) 25

3.3.2.2 Người thụ hưởng thư tín dụng (Beneficiary) 25

3.3.2.3 Ngân hàng phát hành (Issuing Bank), hay ngân hàng mở (Opening

Bank) 25 3.3.2.5 Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank) 25

3.3.2.6 Ngân hàng thanh toán( Paying Bank) 26

3.3.3.7 Ngân hàng thương lượng( Negotiating Bank) 26

3.3.3 UCP – văn bản quốc tế điều chỉnh về phương thức thanh toán tín dụng

chứng từ 26 3.3.4 Tìm hiểu chung về thư tín dụng 27

3.3.4.1 Khái niệm thư tín dụng 27

3.3.4.2 Nội dung thư tín dụng 27

3.3.4.3 Các loại thư tín dụng thường gặp 27

3.3.4.4 Bộ chứng từ thanh toán kèm theo với thư tín dụng 28

3.3.5 Qui trình thực hiện thanh toán tín dụng chưng từ 29

3.3.6 So sánh phương thức tín dụng chứng từ với các phương thức khác 30

Trang 7

3.3.7 Rủi ro thường gặp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 31

3.3.7.1 Rủi ro kỹ thuật 31

3.3.7.1.1 Rủi ro đối với nhà xuất khẩu 32

3.3.7.1.2 Rủi ro đối với nhà nhập khẩu 33

3.3.7.1.3 Rủi ro đối với ngân hàng phát hành 34

3.3.7.1.4 Rủi ro đối với ngân hàng thông báo 35

3.3.7.1.5 Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận 35

3.3.7.1.6 Rủi ro đối với ngân hàng chỉ định 35

3.3.7.2 Rủi ro đạo đức 35

3.3.7.2.1 Rủi ro đối với nhà xuất khẩu 36

3.3.7.2.2 Rủi ro đối với nhà nhập khẩu 36

3.3.7.3 Rủi ro chính trị 36

3.3.6.4 Rủi ro khách quan từ nền kinh tế 37

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38

4.1 Qui trình thanh toán L/C XNK tại NHTMCPCTVN – CN10.TPHCM 38

4.1.1 Qui trình thanh toán L/C nhập khẩu 38

4.1.2 Qui trình thanh toán L/C xuất khẩu 43

4.1.3 Các loại L/C được nhà xuất nhập khẩu và NHTMCPCTVN –

CN10.TPHCM áp dụng 44

4.2 Thực trạng về rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng

4.2.1 Tình hình cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế 44

4.2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng

từ 47 4.2.3 Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng

4.2.3.1 Rủi ro tín dụng 53

4.2.3.2 Rủi ro xuất phát từ phía doanh nghiệp 54

4.2.3.3 Rủi ro hoạt động 55

Trang 8

4.4 Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

4.4.1 Giải pháp xuất phát từ bản thân doanh nghiệp 57

4.4.1.1 Đối với nhà xuất khẩu 57

4.4.1.2 Đối với nhà nhập khẩu 59

4.4.2 Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam –Chi

4.4.2.1 Giải pháp phòng ngừa đối với rủi ro thanh toán hàng nhập 60

4.4.2.2 Giải pháp phòng ngừa đối với rủi ro thanh toán hàng xuất 61

4.4.2.3 Giải pháp nhằm nâng cao uy tín và hoàn thiện hoạt động thanh toán tín

dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCPCTVN –CN10.TPHCM 62

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63

5.1 Kết luận 63 5.1.2 Những tồn tại cần giải quyết 64

5.2 Kiến nghị 64 5.2.1 Đối với ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 64

5.2.2 Đối với ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –CN10.TPHCM 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

PHỤ LỤC

Trang 9

NHTMCPCTVN Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần

Công Thương Việt Nam

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.2: Các chỉ số tài chính của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam từ 2006 -

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCPCTVN –CN10.TPHCM 16

Bảng 2.4 Tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –

Bảng 4.1: Tình hình cung cấp dịch vụ thanh toán XNK của ngân hàng 45

Bảng 4.2: Doanh số các phương thức thanh toán quốc tế tại chi nhánh 46

Bảng 4.3: Doanh số thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ 47

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu vốn điều lệ của NHTMCPCTVN 9

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức hoạt động kinh doanh của NHTMCPCTVN – CN 10.TPHCM

12 Hình 2.3 Sơ đồ thực hiện sự tập trung hóa của bộ phận TTQT 14

Biểu đồ 2.4 Lợi nhuận trước thuế của NHTMCPCTVN- CN10.TPHCM từ 2006 -

2009 16 Hình 4.1 Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu tại ngân hàng TMCPCông thương Việt

Hình 4.2 Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu tại ngân hàng chi nhánh 43

Biểu đồ 4.1 Doanh số thanh toán quốc tế tại NHTMCPCTVN và Chi nhánh 10 45

Biểu đồ 4.2 Doanh số các phương thức thanh toán quốc tế tại chi nhánh 46

Biểu đồ 4.3 Doanh số thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 48

Biểu đồ 4.4 Tình hình thanh toán L/C xuất tại NHTMCPCTVN – CN10.TPHCM 50

Biểu đồ 4.5 Tình hình thanh toán L/C nhập tại NHTMCPCTVN – CN10.TPHCM 50

Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ thanh toán L/C xuất – nhập năm 2009 51

Biểu đồ 4.7 Tỷ trọng thu phí của các phương thức thanh toán đối với hàng nhập khẩu

Biểu đồ 4.8 Tỷ trọng phí thu của các phương thức thanh toán đối với hàng xuất khẩu

Trang 13

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề:

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân Việt Nam đã

đổ biết bao xương máu để giành lại hòa bình, giành lại độc lập cho dân tộc Việt Nam.Thời chiến là thế, thời bình công cuộc đấu tranh trên thương trường còn khốc liệt hơn nữa đặc biệt là trên trường quốc tế.Và rào cản lớn nhất của người Việt Nam chính

là ngôn ngữ.Sự không thông hiểu sâu sắc về ngôn ngữ đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều rủi ro trong thanh toán quốc tế Với trình độ còn hạn chế đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp không ít khó khăn trong kinh doanh

Với sự tăng trưởng về kinh tế, hiện nay các DN đã nhận được sự tiếp sức khá mạnh mẽ từ phía các NHTM Vì thế rủi ro trong thanh toán quốc tế đã được giảm thiểu Cho đến nay, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước khi quan hệ mua bán với nhau thường sử dụng các phương thức thanh toán như: Chuyển tiền (Remittance), Ghi sổ (Open account), Uỷ thác thu (Collection), Tín dụng chứng từ (Documentary Credits) Nếu như ba phương thức đầu đều có sự bất lợi cho một bên là người mua hoặc người bán, Ngân hàng chỉ là trung gian và không bị ràng buộc trách nhiệm phải thanh toán, thì phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt hơn, nó đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên tham gia.Chính những ưu điểm nổi bật này mà phương thức tín dụng chứng từ được ưa chuộng hơn Ước tính có khoảng 80% các hợp đồng ngoại thương thoả thuận phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ không huỷ ngang Việc hoàn thiện và phát triển công tác thanh toán quốc tế, cụ thể là nghiên cứu và phòng chống rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ là một trong những mối quan tâm thường xuyên của mỗi Ngân hàng

Là một trong những NHTM lớn ở Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt

Trang 14

XNK trung bình hàng năm đạt: 3,8 tỷ USD, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh10 TPHCM đã triển khai và thực hiện tốt các nghiệp vụ thanh toán quốc tế nói chung và tín dụng chứng từ nói riêng, song việc hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ này còn gặp không ít khó khăn và bất cập Vì thế trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh10.TPHCM, trên cơ sở kiến thức đã học và

tham khảo tài liệu tôi đã chọn đề tài: “Rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh 10.TPHCM” làm khóa luận tốt nghiệp

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Với mục tiêu đi sâu vào phân tích nghiệp vụ thanh toán XNK tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh 10.TPHCM Luận văn nêu bật những cơ

sở khoa học để vận dụng, phân tích, đánh giá và rút ra kết luận Do vậy, mục tiêu của

đề tài bao gồm:

Thứ nhất, luận văn nghiên cứu những lý luận về thanh toán Xuất nhập khẩu, trong đó chú trọng phương thức phương thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay là tín dụng chứng từ Nêu một số khái niệm và quy trình thanh toán của các phương thức thanh toán quốc tế được Phòng thương mại Quốc tế (ICC) ban hành Trong phần này

có những lý luận thực tiễn nhằm khẳng định hoạt động thanh toán quốc tế rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay

Thứ hai, đề tài đi sâu vào phân tích tình hình thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh 10.TPHCM trong đó chú trọng phương thức tín dụng chứng từ trong những năm gần đây( 2006 - 2010)

Thứ ba, đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và đề xuất những giải pháp nhằm phát triển thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh 10.TPHCM

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu như sau:

Về không gian: tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh 10.TPHCM, số 530 – 532 Lê Hồng Phong , phường 1, Quận 10 TP HCM

Về thời gian: từ 29/3/2010 – 5/6/2010

Trang 15

Nôi dung: Rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàngTMCPCông thươngViệt Nam - Chi nhánh 10.TPHCM

1.4 Cấu trúc của khóa luận

Khóa luận gồm 5 chương

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trình bày một số khái niệm, lý luận cơ bản và phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả và thảo luận

Mô tả qui trình của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, thực trạng của tình hình hoạt động và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Chương 5: Kết quả và đề nghị

Qua những vấn đề nghiên cứu đưa ra các ưu nhược điểm của qui trình thanh toán

và đề xuất những ý kiến để nâng cao hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh 10.TPHCM

Trang 16

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1.Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Vào năm 1951, Ngân hàng Nhà nước được thành lập với chức năng chủ yếu là phát hành tiền tệ, thi hành ngân sách, cung cấp tín dụng, quản lý khối dự trữ quốc gia

… khi đó chỉ có một cấp ngân hàng do nhà nước quản lý Sau năm 1975, hệ thống ngân hàng một cấp không phát huy được tác dụng Vào ngày 26/3/1988 theo nghị định

số 53/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng thành lập ngân hàng chuyên doanh Từ đó hệ thống ngân hàng phân làm hai cấp:

-Ngân hàng Nhà nước làm chức năng Ngân hàng Trung ương, quản lý

Trang 17

Tên tiếng việt Ngân Hàng Công Thương Việt Nam

Tên tiếng Anh Vietnam Bank for Industry and Trade

Tên viết tắt tiếng Anh Vietinbank

Trụ sở chính Số 108 Trần Hưng Đạo Hoàn kiếm, Hà

Nội Điện thoại (84.4)3942.1030 Fax (84.4)3942.1032

Đăng ký kinh doanh Số 0101000742 do sở kế hoạch và Đầu tư

thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 25 tháng 03 năm 1997 và cấp bổ sung lần thứ

6 ngày 20 tháng12 năm 2007

2.1.2 Quá trình phát triển

Tình hình phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chia làm hai thời kỳ:

a) Trước khi cổ phần hóa(3/1988 – 12/2008)

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trước khi cổ phần hóa có tên giao dịch là ngân hàng Công thương Việt Nam

Là một Ngân hàng Thương mại quốc doanh lớn tại Việt Nam với tổng tài sản chiếm 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam

Với phương châm “Tin cậy, Hiệu quả, Hiện đại” ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là sự lựa chọn của nhiều tổ chức, doanh nghiệp,cá nhân Sau 20 xây dựng và phát triển đã khẳng định được vị trí của mình với một mạng lưới kinh doanh lớn mạnh mở rộng trên 53 tỉnh thành gồm: hội sở chính, 3 sở giao dịch(tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), 141 chi nhánh và trên 700 phòng/điểm giao dịch,

383 quỹ tiết kiệm, 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin,Trung tâm Thẻ và Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, 4 công ty hạch toán độc lập: Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm; Bên cạnh đó, NHTMCP Công thương

Trang 18

Việt Nam còn là đồng sáng lập và là cổ đông chính của ngân hàng INDOVINA và công ty chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam(Banknet)

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có uy tín với khách hàng trong nước

và quốc tế, có quan hệ truyền thống với nhiều tổng công ty lớn, các doanh nghiệp vừa

và nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp xây dựng, giao thông vận tải, viễn thông, xuất nhập khẩu, thương mại, du lịch…NHTMCPCTVN là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 Là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã tham gia với tư cách là thành viên sáng lập (các tổ chức tài chính – tín dụng) Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, còn là thành viên chính thức của hiệp hội các ngân hàng Châu Á (ABA), hiệp hội phát hành và thanh toán thẻ Visa Master, hiệp hội tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) Cho tới nay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có quan hệ đại lý với 850 ngân hàng của 80 quốc gia trên toàn thế giới, có thể đi bằng SWIFT có gắn mã khóa thẳng trực tiếp tới 19.000 ngân hàng, chi nhánh, và văn phòng đại diện của họ trên toàn cầu Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, trong điều kiện ngành ngân hàng có bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh,an toàn và hiệu quả Trong tương lai không xa, khách hàng có thể sử dụng các sản phẩm ngân hàng tiên tiến như hệ thống thanh toán điện tử 24/24 giờ, dịch vụ ngân hàng Internet, dịch vụ ngân hàng tại nhà, dịch vụ ngân hàng điện thoại, ngân hàng bán lẻ Trong suốt quá trình hoạt động NHTMCPCTVN luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững Với việc mở rộng mạng lưới kinh doanh, thâm nhập vào nhiều lĩnh vực mới, NHTMCPCTVN đã kinh doanh có lợi nhuận và phục vụ có hiệu quả cho nền kinh tế

Trang 19

b) Tình hình ngân hàng sau khi cổ phần hóa(12/2008- nay)

Sau khi cổ phần hóa NHTMCPCTVN hoạt động với:

Năm 2008, kinh tế Việt Nam phát triển trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam có nhiều biến động rất phức tạp và khó lường Ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ, kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến xấu Trong nước lạm phát tăng cao 22,9%, nhập siêu 17 tỷ USD Năm 2008, tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại, sau 3 năm đạt mức tăng trưởng GDP trên 8% thì năm 2008 GDP chỉ đạt 6,2%

Năm 2008 – cột móc đánh dấu bước ngoặc của NHTMCPCTVN: chuyển đổi thống nhất thương hiệu mới Vietinbank được đăng ký toàn cầu, đón nhận huân chương hạng nhì do nhà nước trao tặng Trong năm này, ngân hàng cũng có nhiều đổi mới thành lập sở giao dịch III(Trung tâm xử lý nghiệp vụ thương mại tập trung) và vào tháng 12/2008 NHCTVN chuyển đổi cổ phần hóa thành NHTMCP Công thương Việt Nam

Tên tiếng việt Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công

Thương Việt Nam Tên tiếng Anh Vietnam joint stock commercial Bank for

Industry and Trade Tên viết tắt tiếng Anh Vietinbank

Trụ sở chính Số 108 Trần Hưng Đạo Hoàn kiếm, Hà

Nội Điện thoại (84.4)3942.1030

Fax (84.4)3942.1032

Đăng ký kinh doanh Số 0101000742 do sở kế hoạch và Đầu tư

thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 25 tháng 03 năm 1997 và cấp bổ sung lần thứ 6 ngày 20 tháng12 năm 2007

Trang 20

Hình thức cổ phần hóa:

Theo phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt, ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam được cổ phần hóa theo hình thức giữ nguyên phần vốn Nhà nước tại

NHTMCPCTVN theo giá trị được xác định lại, đồng thời được phát hành cổ phiếu thu

hút thêm vốn theo nguyên tắc Nhà nước nắm giữ cổ phần cho phép không thấp hơn

51% vốn điều lệ của NHTMCP CÔNG THƯƠNG

Tổng khối lượng cổ phần phát hành lần đầu chiếm 20% vốn điều lệ của

NHTMCP CÔNG THƯƠNG tương đương với 2.680 tỷ đồng

Vào ngày 25/12/2008 NHTMCPCTVN đã tổ chức bán thành công 53.600.000

cổ phần với giá cao nhất là 40.000đồng/cp và giá thấp nhất là 20.000đồng/cp Đây là

một điểm tiêu biểu của chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh chứng khoán đang giảm

mạnh

Vốn điều lệ sau khi cổ phần hóa

Theo công văn số 300/CV- HĐQT- NHCT 26 ngày 5 tháng 11 năm 2008 của

NHTMCPCTVN về việc trình Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt một số nội dung cổ

phần hóa của NHTMCPCTVN và công văn số 2901/CV – TTg- ĐMDN của Thủ

tương Chính Phủ về đồng ý với các nội dung trong công văn số 300 nêu trên, cơ cấu

vốn điều lệ dự kiến của NHTMCPCTVN như sau:

Bảng 2.1 Cơ cấu vốn điều lệ

Sau khi cổ phần hóa, tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước sẽ quản

lý phần vốn nhà nước tại NHTMCPCTVN Và theo lộ trình đến năm 2012, tỷ lệ sở

hữa của nhà nước sẽ giảm xuống còn 51%, tỷ lệ sở hữa cổ đông trong nước là 29% và

tỷ lệ sở hữa cổ đông chiến lược nước ngoài là 20%

Trang 21

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu vốn điều lệ của NHTMCPCTVN

2.1.3 Kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong những năm gần đây(2006 -2008)

Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế đất nước, NHTMCPCTVN đã có những bước phát triển vượt bậc trong nhưng năm gần đây với kết quả kinh doanh rất khả quan:

Trang 22

Bảng 2.2 CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2006-2008

4 Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh 11.218 14.835 20.126

5 Tổng chi phí hoạt động kinh doanh (8.788) (10.953) (12.150)

5 Thu nhập hoạt động kinh doanh thuần 2.430 3.882 3.961

6 Chi phí dự phòng rủi ro (1.600) (2.353) (2.242)

8 Thuế thu nhập doanh nghiệp (227) (379) (481)

10 Tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu (%) 10,69% 10,80% 10,6%

11 Tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản (%) 0,45% 0,69% 10,9%

Nguồn tin: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán 2006 - 2008 Với câu định vị thương hiệu: “Nâng giá trị cuộc sống” đã nhấn mạnh tính hiệu

quả và là mục tiêu hoạt động của NHTMCPCTVN Với những thành tích đã đạt được,

NHTMCPCTVN đã khẳng định được vị trí của mình: hoàn thành cơ bản đề án tái cơ

cấu ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, xử lý dứt điểm giải quyết hết số nợ tồn

động, tỷ lệ nợ xấu dưới 1 %; tài sản nợ - tài sản có được cơ cấu lại theo hướng an toàn,

bền vững; các chỉ tiêu về quy mô, tốc độ tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng và hiệu

quả đều cao hơn năm trước; tình hình tài chính được cải thiện lành mạnh, hoạt động

kinh doanh nghiệp vụ, dịch vụ đang được đổi mới, có nhiều tiến bộ và đạt được nhiều

kết quả về cải tiến công nghệ, hiện đại hóa ngân hàng.

Và để đứng vững hơn nữa, NHTMCPCTVN đã đưa ra những định hướng cho

những năm tiếp theo.Tiếp tục cơ cấu lại toàn diện hoạt động, thực hiện 4 hóa: Hiện đại

hóa; Cổ phần hóa; Chuẩn hóa các nghiệp vụ, quản trị ngân hàng, nhân sự cán bộ; Công

khai minh bạch hóa,lanh mạnh tài chính

Trang 23

2.2 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh10 TPHCM

2.2.1 Sự ra đời và phát triển

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh10 TPHCM có trụ sở đóng tại 530-532 Lê Hồng Phong Phường 1, Quận 10 Quận 10 là một quận khá sầm uất của thành phố Hồ Chí Minh Với diện tích 5,92 km2 chiếm 0,29% diện tích toàn thành phố và 4,2% diện tích nội thành

Vị trí địa lý của quận: phía Đông giáp quận 3, phía Tây giáp quận 11, phía Nam giáp quận Tân Bình Ranh giới hành chính đựợc xác định bởi các đường bao: kinh Bao Ngạn, đường Lý Thường Kiệt, đường Nguyễn Chí Thanh, đường Hùng Vương, đường Điện Biên Phủ, đường Cách Mạng Tháng Tám

Với vị trí và qui mô lãnh thổ của quận, vấn đề đầu tiên cần quan tâm là phải vận dụng ưu thế của quận ở vị trí trung tâm, có những trục lộ quan trọng của thành phố xuyên qua như đường 3 Tháng 2, Điện Biên Phủ… có thể phát triển các khu thương mại, dịch vụ thương mại sầm uất trong tương lai cùng với việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm quỹ đất đai, tận dụng mặt bằng xây dựng và bố trí các công trình sản xuất, thương mại văn hoá…

Hiện nay, quận 10 ngoài một trung tâm thương mại lớn là trung tâm thương mại

Lý Thường Kiệt, còn có siêu thị Miền Đông, siêu thị Maximark, chợ Nguyễn Tri Phương, chợ Chí Hoà…Tuy nhiên, trên địa bàn quận 10 có ít các công ty lớn hoạt động xuất nhập khẩu, đa số là cơ sở tư nhân, cá thể hoạt động trong các ngành tiểu thủ công nghiệp Ở đây, tập trung nhiều khu chung cư như Ấn Quang, Ngô Gia Tự, Nguyễn Kim…

Quá trình xây dựng và trưởng thành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh10 TPHCM gắn liền với sự đổi mới của hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và những thành quả của công cuộc đổi mới và phát triển kinh

tế xã hội của đất nước

Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam - Chi nhánh 10.TPHCM từ một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, đến nay Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh 10.TPHCM với tên giao dịch tiếng anh là

Trang 24

branch 10 thực hiện sự chỉ đạo và điều hành tập trung của hội sở chính Hiện nay cơ

cấu tổ chức của chi nhánh hoạt động với 5 phòng nghiệp vụ và 1 tổ quản lý rủi ro với

tổng số nhân viên 76 người

2.2.2 Cơ cấu tổ chức

Hệ thống tổ chức của chi nhánh có các phòng ban tổ chức gần giống như một

bộ máy thống nhất của ngân hàng hội sở chính bao gồm có các cấp lãnh đạo Ban Giám

đốc ngân hàng, các phòng ban có trưởng phòng phụ trách và các nhân viên

NHTMCPCTVN- CN10.TPHCM tổng thể có tất cả 76 thành viên tạo thành một thể

thống nhất đồng lòng xây dựng cho chi nhánh phát triển đi lên Sau đây là sơ đồ chi

tiết của chi nhánh 10:

Hình 2.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

NHTMCPCTVN – CN 10.TPHCM

Nguồn tin: Phòng tổ chức hành chính

2.2.3 Chức năng của các phòng ban

P hòng khách hàng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng để

khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản

lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành và hướng dẫn của

Ph Kế

toán

105 Ngô Gia Tự P2,Q10

Ph Tổ chức hành chính

Ph Khách hàng

Ph.Ngân quỹ

Tổ quản

lý rủi

159 Tô Hiến Thành, P13, Q10

Phòng GD

số 3

PGD Tô Hiến Thành

Phòng

GD số1

272 Ngô Quyền, P8, Q10

Trang 25

NHTMCPCTVN Hiện tại chi nhánh vừa mới sát nhập phòng tài trợ thương mại vào phòng khách hàng nên phòng khách hàng còn là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về tài trợ, các chức năng chính của phòng là thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ khác phát sinh bằng ngoại tệ, xử lý thông tin và tham mưu cho lãnh đạo trong công tác thanh toán quốc tế

Phòng ngân quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ

tiền mặt theo đúng quy định của NHNN và NHTMCPCTVN Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn

Phòng tổ chức hành chính: Đảm nhận công tác hành chính, văn thư lưu trữ,

quản lý phân bổ các loại tài sản, phương tiện làm việc, phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn cho chi nhánh

Quỹ tiết kiệm: Thực hiện việc huy động tiền gửi tiết kiệm của các thành phần

kinh tế

Phòng kế toán giao dịch: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp

với khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán,

xử lý hạch toán các giao dịch theo quy định của nhà nước và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Quản lý và chịu trách nhiệm đối với các hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên, thực hiện nhiệm vụ từ VND cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của ngân hàng

Phòng thông tin điện toán: Phòng thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống

thông tin điện toán tại chi nhánh Bảo trì bảo dưỡng máy tính, đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng máy tính của chi nhánh

Tổ quản lý rủi ro: Là tổ có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra hoạt động của các

phòng ban nhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi ro

Trang 26

2.2.4 Giới thiệu về bộ phận thanh toán quốc tế(TTQT)

2.2.4.1 Cơ cấu của bộ phận TTQT

Bộ phận thanh toán quốc tế ra đời cùng với sự ra đời của chi nhánh Bộ phận thanh toán quốc tế không tách riêng thành một phòng ban mà gộp chung vào phòng khách hàng

Do ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã tiến hành tập trung hóa mảng thanh toán quốc tế( xuất nhập khẩu) nên tất cả các nhân viên phòng khách hàng kiêm cán bộ TTQT Tất cả các cán bộ phòng khách hàng đều có thể thực hiện các giao dịch liên quan đến thanh toán quốc tế

Qui trình tập trung hóa này được tiến hành vào đầu năm 2009 và đến cuối năm

2009 thì tất cả các chi nhánh đều đã thực hiện

Hình 2.3 Sơ đồ thực hiện sự tập trung hóa của bộ phận TTQT

Bộ phận xử lý

nghiệp vụ TTQT

Chi nhánh

Phòng KH

SGD

Hội sở chính

Thanh toán viên(CBKH)

Trang 27

2.2.4.2 Chức năng

ƒ Tiếp xúc, giới thiệu, hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng về dịch vụ thanh toán quốc tế

ƒ Tiếp nhận hồ sơ, nhập thông tin khách hàng

ƒ Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế

ƒ Kiểm tra theo dõi quá trình thanh toán của khách hàng

ƒ Lưu giữ hồ sơ thông tin khách hàng

ƒ Giải đáp thắc mắc của khách hàng Cung cấp thông tin, hồ sơ về giao dịch đang thực hiện cũng như giao dịch đã kết thúc cho khách hàng

ƒ Giải quyết một số vấn đề phát sinh giữa các ngân hàng liên quan đến công việc (tranh cãi về một số quan điểm trong việc bắt bất hợp lệ bộ chứng từ hay khi ngân hàng nước ngoài thu phí không hợp lý nhằm bảo vệ lợi ích cho khách hàng, thực hiện rà soát đối với những trường hợp thanh toán trễ hẹn, hoặc xảy ra nhầm lẫn)

ƒ Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phân công

2.2.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCPCTVN- CN10.TPHCM những năm gần đây (2006 -2009)

Nền kinh tế phát triển kéo theo các dịch vụ bên cạnh nền kinh tế cũng phát triển Những năm gần đây, ngành ngân hàng phát triển mạnh, hàng loạt các ngân hàng đua nhau mọc lên, chi nhánh, phòng giao dịch trải khắp trên các quận, huyện và thành phố Hòa cùng với sự phát triển ấy, NHTMCPCTVN nói chung và NHTMCPCTVN –CN10.TPHCM nói riêng cũng đã có nhiều đổi mới Kết quả hoạt động kinh doanh cũng có nhiều biến chuyển Dưới đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCPCTVN – CN10.TPHCM từ năm 2006 – 2009:

Trang 28

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCPCTVN – CN10.TPHCM

so với

2008 Nguồn vốn huy

động(tỷ VND) 879 1.077 22,53% 1.306 21.26% 1.507 15,39%

Dư nợ cho vay(tỷ

VND) 527 717 36,05% 998,4 39,25% 1264,8 26,68% Doanh số

TTQT(TriệuUSD) 13,304 20,462 53,8% 35,785 74,88% 65,628 83,39% Doanh số mua

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006 - 2009

Biểu đồ 2.4 Lợi nhuận trước thuế của NHTMCPCTVN- CN10.TPHCM từ

2006 - 2009

Trang 29

Nhận xét: Nhìn chung hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 4 năm 2006,

2007, 2008, 2009 khá hiệu quả Cụ thể nguồn vốn huy động tăng đáng kể qua các năm, lợi nhuận trước thuế năm 2007 là 18,271 tỷ VNĐ, tức là tăng hơn năm 2006 là 32,52%, trong khi đó năm 2008 là 27,531 tỷ VNĐ so với năm 2007 tăng 50,68% Lợi nhuận năm 2009 là 33,725 tỷ VNĐ so với năm 2008 tăng 22,67% Các khoản thu dịch

vụ năm 2007 cũng tăng so với 2006 với tốc độ tăng là 36,17%, đến năm 2008 tăng so với năm 2007 là 75%, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 36,07% Các khoản thu dịch

vụ năm 2009 tăng không cao như năm 2008 Năm 2009, tình hình hoạt động của chi nhánh đạt hiệu quả cao hơn năm 2008, lĩnh vực thanh toán quốc tế tăng đều so với các năm trước Tuy tình hình hoạt động của chi nhánh không ổn định qua các năm nhưng nhìn chung vẫn có tăng Để đạt được kết quả đó cũng là một nỗ lực phấn đấu của NHTMCPCTVN – CN10.TPHCM, vừa quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ vừa có các

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền gửi DN,CN 249,58 28,39 315,08 29,25 410,95 31,46 496,87 32,97Tiền gửi TK, TP,KP 516,71 57,78 597,61 55.49 751,17 57,52 815,23 54,1 Tiền gửi KBNN Q10 112,71 13.83 164,31 15,26 143,88 11,02 194,9 12,93Tổng cộng 879 100 1.077 100 1.306 100 1.507 100

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006 - 2009 Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm từ năm 2006 chỉ có

879 tỷ đồng thì đến năm 2009 đã tăng lên 1507 tỷ đồng

Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng năm 2009 là 1.507 tỷ đồng tăng 201

tỷ đồng so với năm 2008 trong đó:

- Tiền gửi của các doanh nghiệp, cá nhân là 496,87 tỷ đồng tăng 20,91% so

Trang 30

- Tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu năm 2009 là 815,23 tỷ đồng tăng

8,53% so với năm 2008

- Tiền gửi kho bạc nhà nước năm 2009 là 194,9 tỷ đồng tăng 35,46% so với

năm 2008

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh10.TPHCM không

ngừng đẩy nhanh tốc độ huy động vốn nhất là tiền nhàn rỗi trong dân cư

2.2.5.2 Hoạt động cho vay và đầu tư

Bên cạnh việc đáp ứng vốn kịp thời cho các doanh nghiệp lớn, chi nhánh còn

chủ trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình, kinh tế tư nhân cá thể

địa bàn

Bảng 2.5 Tình hình dư nợ cho vay

2006 2007 2008 2009 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cho vay NH 243,94 46,28 321,36 44,82 501,24 50,20 561,42 44,38

Cho vay trung

266,4 tỷ đồng so với năm 2008 trong đó:

- Dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 44,38% tổng dư nợ

- Dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm 54,6% tổng dư nợ

- Nợ quá hạn chiếm 1,02% tổng dư nợ

Tình hình cho vay biến động bất thường theo từng năm Năm 2006, 2007 cho

vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn với 53,72% năm 2006 và 55,18% năm 2007

và không có nợ quá hạn Nhưng đến năm 2008 thì tình hình đảo ngược, cho vay ngắn

hạn chiếm ưu thế hơn với 50,20% Nguyên nhân là do năm 2008 khủng hoảng kinh tế

trầm trọng nên các doanh nghiệp không dám đầu tư lớn và ngân hàng cũng không dám

cho vay các khoản trung và dài hạn mà chủ yếu tập trung vào ngắn hạn để nhanh thu

hồi vốn, năm 2008 xuất hiện nợ quá hạn chiếm 1,16% tổng dư nợ Năm 2009, nền

Trang 31

kinh tế Việt Nam và thế giới đã ổn định hơn nên cho vay trung dài hạn chiếm 54,6% tổng dư nợ và nợ quá hạn đã giảm xuống còn 1,02%

2.2.5.3 Hoạt động thanh toán quốc tế

Bảng 2.6 Doanh số thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh 10.TPHCM

2007 và đến năm 2009 là 65,628 triệu USD tăng 83,39% so với năm 2008

Trang 32

Với kết quả đạt được qua các năm như trên, NHTMCPCT – CN10.TPHCM

đã góp phần không nhỏ vào kết quả chung của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Trang 33

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thanh toán quốc tế và vai trò của thanh toán quốc tế

3.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế

Chủ trương phát triển nền kinh tế mở, giao lưu hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới không ngừng tăng lên Khi kinh tế phát triển kéo theo các dịch vụ khác cũng phát triển và quan hệ giữa các tổ chức kinh tế không còn bó hẹp trong một quốc gia hay một vùng lãnh thổ Mối quan hệ này được mở rộng ra với các nước trong khu vực và trên thế giới.Vì thế hoạt động mua bán của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài diễn ra thường xuyên hơn Ngày càng tạo niềm tin cho các đối tác nước ngoài Hoạt động thanh toán quốc tế là một hoạt động quan trọng xảy ra trong các cuộc

ký kết hợp tác quốc tế

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức cá nhân nước này với các tổ chức cá nhân nước khác hoặc giữa một quốc gia với các tổ chức quốc tế thường được thông qua các Ngân hàng của các nước có liên quan

3.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế

Sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO thì quan hệ thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam với các nước càng xảy ra mạnh mẽ Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào quan hệ tích lũy trong nước Trải qua thời kỳ bao cấp với chính sách tự cung, tự cấp mới thấy được rằng Đảng ta đã có đường lối đúng đắn khi quyết định thay đổi mở rộng quan hệ đối ngoại,

mở cửa giao thương với nhiều nước trên thế giới

Vai trò của thanh toán quốc tế trong nền kinh tế được thể hiện trong ba lĩnh vực:

Trang 34

a) Đối với lĩnh vực ngoại thương

Thanh toán quốc tế là mắc xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động của nền kinh tế quốc dân Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong giao dịch mua bán hàng hóa giữa các cá nhân tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau

Thanh toán quốc tế góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ tạo nên sự liên tục trong quá trình sản xuất và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm

vi quốc tế

Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng hoàn thành các quan hệ ngoại thương Hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và ngoại thương nói chung chỉ có thể phát triển bình thường khi khâu thanh toán cuối cùng được thực hiện và giải quyết

Thanh toán quốc tế không những có tác dụng duy trì các mối quan hệ ngoại thương, mà còn có tác dụng thúc đẩy ngoại thương phát triển mạnh mẽ hơn

b) Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng

Thanh toán quốc tế là một loại hình dịch vụ liên quan đến tài khoản ngoại bảng của ngân hàng Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng giải quyết tốt hơn nhu cầu đa dạng hóa của khách hàng về dịch vụ tài chính có liên quan đến thanh toán quốc

tế Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín của ngân hàng và tạo niềm tin cho khách hàng Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ là một nghiệp vụ đơn thuần mà còn là hoạt động nhằm hỗ trợ bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng

Hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản của ngân hàng Khi thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể thu hút được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc tế với ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán

Thanh toán quốc tế còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Các ngân hàng sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến để hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng qui mô và mạng lưới ngân hàng

Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng mở rộng qui mô với các ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác

Trang 35

được nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng

Nhờ phát triển các phương thức thanh toán quốc tế mà có sự liên kết giữa hệ thống ngân hàng trong nước với ngân hàng nước khác càng được mở rộng hơn, hình thành sự liên kết mang tính toàn cầu của hệ thống ngân hàng – đây là điều kiện quan trọng để vừa thúc đẩy các quan hệ quốc tế càng ngày được phát triển, vừa là điều kiện

để hình thành hệ thống an ninh tài chính quốc tế

c) Đối với lĩnh vực ngoại giao xã hội

Thanh toán quốc tế không chỉ phát sinh trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, lĩnh vực tài chính ngân hàng mà thanh toán quốc tế còn trực tiếp góp phần thực hiện các quan hệ ngoại giao xã hội giữa các nước

Trong thanh toán quốc tế việc các bên lựa chọn phương thức thanh toán là một điều kiện rất quan trọng Tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể các bên tham gia lựa chọn phương thức phù hợp để cả hai bên cùng có lợi, người bán thu tiền nhanh và đầy đủ, người mua nhập hàng đúng số lượng, chất lượng, đúng hạn Để phù hợp với tính đa dạng, phong phú với mối quan hệ thương mại và thanh toán quốc tế, người ta thiết lập nhiều phương thức thanh toán khác nhau: chuyển tiền( Remittance), ghi sổ( Open account), nhờ thu(Collection of payment), trả tiền đổi chứng từ( Cash against document – CAD), tín dụng chứng từ( Documentary credits – D/C)

3.2 Các phương thức thanh toán chủ yếu

3.2.1 Phương thức chuyển tiền

Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng của ngân hàng ( gọi là người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định

Tùy theo yêu cầu khách hàng mà ngân hàng có thể sử dụng các hình thức chuyển tiền sau đây: chuyển tiền bằng thư ( Mail Transfer – M/T), chuyển tiền bằng điện( Telegraphic Transfer – T/T), chuyển tiền qua mạng SWIFT Chuyển tiền bằng thư có ưu điểm là rẻ nhưng chậm còn chuyển tiền bằng điện và SWIFT nhanh nhưng phí chuyển cao

Trang 36

Chuyển tiền có hai hình thức là chuyển tiền trả trước và chuyển tiền trả sau Chuyển tiền trả trước có lợi cho nhà xuất khẩu, chuyển tiền trả sau có lợi cho nhà nhập khẩu, ngân hàng chỉ làm trung gian thanh toán và nhận hoa hồng chứ không bị ràng buộc gì

Phương thức nhờ thu được tiến hành dựa trên cơ sở những qui định của “Điều

lệ thống nhất về nhờ thu” (The Uniform Rules for Collection) do Văn Phòng Thương Mại Quốc Tế (ICC) phát hành, số xuất bản No.522 có hiệu lực từ 01/01/1996 và căn

cứ vào hối phiếu do người xuất khẩu lập ra

Phương thức nhờ thu có hai loại: nhờ thu trơn (Clean Collection) và nhờ thu kèm chứng từ(Documentary Collection)

3.2.3 Phương thức trả tiền đổi chứng từ

Phương thức trả tiền đổi chứng từ là phương thức thanh toán mà nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở tài khoản tín thác ( Trust account) để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, với điều kiện nhà xuất khẩu trình những chứng từ theo yêu cầu

đã được thỏa thuận cho ngân hàng để được thanh toán tiền

3.2.4 Phương thức tín dụng chứng từ

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng ) theo yêu cầu của khách hàng (người mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu cho người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định đề ra trong thư tín dụng

3.3 Khái quát chung về phương thức tín dụng chứng từ

3.3.1 Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ

Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of

Trang 37

Credit), trong đó, ngân hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng

Nội dung chủ yếu của thư tín dụng là sự cam kết của ngân hàng phát hành L/C

sẽ trả tiền cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu tuân thủ những điều kiện qui định trong L/C và chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng để thanh toán

Như vậy, trong phương thức TDCT ngân hàng không chỉ là trung gian thu hộ, chi hộ mà còn là đại diện cho nhà nhập khẩu thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, đảm bảo cho nhà xuất khẩu nhận được số tiền tương ứng với hàng hóa mà họ đã cung ứng

3.3.2 Trách nhiệm, quyền hạn của các bên tham gia trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

3.3.2.1 Người xin mở thư tín dụng (Applicant for L/C): Là người nhập khẩu hay

người mua yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một thư tín dụng và có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của ngân hàng cho người bán theo thư tín dụng này Người xin mở thư tín dụng còn được gọi là người mở (opener), người trả tiền (accountee) hay người ủy thác (principal)

3.3.2.2 Người thụ hưởng thư tín dụng (Beneficiary): Theo quy định của thư tín

dụng, là người được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán Tùy hoàn cảnh cụ thể mà người thụ hưởng thư tín dụng có thể có những tên gọi khác nhau như: người bán (seller), nhà xuất khẩu (exporter), người ký phát hối

phiếu (drawer)…

3.3.2.3 Ngân hàng phát hành (Issuing Bank), hay ngân hàng mở (Opening Bank):

Là ngân hàng, theo yêu cầu của người mua, phát hành một thư tín dụng cho người bán hưởng Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng mua bán Nếu không có sự thỏa thuận trước, thì nhà nhập khẩu được phép tự chọn ngân hàng phát hành

3.3.2.4 Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Là ngân hàng được ngân hàng phát

hành yêu cầu thông báo L/C cho người hưởng Ngân hàng thông báo thường là ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước nhà xuất khẩu

3.3.2.5 Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Trong trường hợp nhà xuất khẩu

Trang 38

nhận thư tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành Thông thường ngân hàng xác nhận là một ngân hàng lớn có uy tín và trong nhiều trường hợp ngân hàng thông báo được đề nghị là ngân hàng xác nhận

Ngân hàng chỉ định (Nominated Bank): Là ngân hàng xác nhận hoặc bất cứ ngân hàng nào khác được ngân hàng phát hành ủy nhiệm để khi nhận được bộ chứng

từ xuất trình phù hợp với những quy định trong thư tín dụng thì:

ƒ Thanh toán (pay) cho người thụ hưởng Ngân hàng được chỉ định thanh toán

có tên gọi là Paying Bank

ƒ Chấp nhận (accept) hối phiếu kỳ hạn Ngân hàng được chỉ định chấp nhận hối phiếu có tên gọi la Accepting Bank

ƒ Chiết khấu (negotiate) hối phiếu hoặc bộ chứng từ Ngân hàng được chỉ định chiết khấu bộ chứng từ hoặc hối phiếu có tên gọi là Negotiating Bank

ƒ Chịu trách nhiệm trả chậm hối phiếu (deferred payment) giá trị của L/C Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của ngân hàng chỉ định là giống như ngân hàng phát hành khi nhận được bộ chứng từ của nhà xuất khẩu gửi đến

3.3.2.6 Ngân hàng thanh toán ( Paying Bank): là một ngân hàng được ngân hàng

phát hành L/C chỉ định đứng ra để thanh toán cho người hưởng lợi

3.3.3.7 Ngân hàng thương lượng ( Negotiating Bank): là một ngân hàng được ngân

hàng phát hành chỉ định để đứng ra thương lượng và chiết khấu hối phiếu cho nhà xuất khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu muốn nhận tiền ngay

3.3.3 UCP – văn bản quốc tế điều chỉnh về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Khi thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, các bên XNK phải thỏa thuận với nhau về việc sử dụng UCP UCP(The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits) là bản qui tắc và cách thực hiện thống nhất về tín dụng chứng từ

do phòng thương mại quốc tế(ICC) tại Paris công bố lần đầu tiên vào năm 1933 Từ đó đến nay đã qua 6 lần sửa đổi

Hiện nay, ấn bản mới nhất là UCP600 được coi là hoàn chỉnh và ngày càng được nhiều ngân hàng các nước thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong thanh toán quốc

tế

Trang 39

3.3.4 Tìm hiểu chung về thư tín dụng

3.3.4.1 Khái niệm thư tín dụng

Là một bức thư do một ngân hàng phát hành, trên cơ sở yêu cầu của khách hàng

là người nhập khẩu, trong đó ngân hàng này cam kết trả một số tiền nhất định hoặc chấp nhận trả tiền trên hối phiếu, trong một thời hạn nhất định cho người xuất khẩu với điều kiện người này xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản đã quy định trong thư

3.3.4.2 Nội dung thư tín dụng

40A: Loại thư tín dụng

20: Số hiệu thư tín dụng (Credit number)

31C: Ngày phát hành thư tín dụng (Date of Issue)

31D: Ngày và thời hạn hết hiệu lực của thư tín dụng

50: Người mở thư tín dụng

59: Người thụ hưởng thư tín dụng

32B: Số tiền thư tín dụng

39A: Dung sai

42C: Thời hạn trả tiền của hối phiếu (Date of Payment)

45A: Mô tả hàng hóa, những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa

44C: Ngày giao hàng (Shipment Date)

46A: Bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình

78: Sự cam kết trả tiền của NHPH

3.3.4.3 Các loại thư tín dụng thường gặp

™ Phân loại theo loại hình (Types):

• Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C)

Trang 40

™ Phân loại theo phương thức sử dụng (Uses):

• Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C)

• Thư tín dụng không thể hủy ngang không xác nhận (Unonfirmed Irrevocable L/C)

• Thư tín dụng không thể hủy ngang miễn truy đòi (Irrevo –cable L/C without Recourse)

• Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)

• Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red Clause L/C)

• Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C)

• Thư tín dụng có thể chuyển nhượng (Transferable L/C)

• Thư tín dụng giáp lưng (Back - to - Back L/C)

• Thư tín dụng thanh toán dần (Deferred Payment L/C)

™ Phân theo thời điểm thanh toán (Payment)

• Thư tín dụng trả ngay (Sight L/C)

• Thư tín dụng trả chậm (Deferred/Usance L/C)

3.3.4.4 Bộ chứng từ thanh toán kèm theo với thư tín dụng

™ Chứng từ tài chính (Financial Documents):

Chứng từ tài chính là chứng từ được sử dụng thanh toán, chi trả gồm có hối phiếu (Bill of Exchange/Draft), giấy nhận nợ, Séc, hoặc các phương tiện thanh toán tương tự…

™ Chứng từ thương mại (Commercial Documents):

Chứng từ thương mại thông thường còn được gọi là chứng từ hàng hóa và bao

bì hàng hóa, gồm có:

• Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

• Chứng từ vận tải, gồm có: Vận đơn đường biển (Marine/Ocean Bill of Lading), vận đơn hàng không (Airway Bill), chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông (Road,Rail or Iland water way document), chứng từ vận tải đa phương thức (Multimodal transport document)…

• Chứng từ bảo hiểm (Isurance policy/certificate)

Ngày đăng: 28/02/2019, 11:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w