KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VIETINBANK – CHI NHÁNH 6 Người hướng dẫn: TH.S NGUYỄN THỊ H
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
(VIETINBANK) – CHI NHÁNH 6
Người hướng dẫn: TH.S NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH
Người thực hiện: TRỊNH CHÂU NGÂN
Lớp : 09020302
Khoá : 13
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô Khoa Tài chính – Ngân hàng, trường Đại Học Tôn Đức Thắng, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức nền tảng bổ ích, cũng như những kinh nghiệm quý báu cho em, làm hành trang bước vào sự nghiệp sau này trong tương lai Đặc biệt là Cô Nguyễn Thị Hải Bình, cảm ơn Cô đã tận tình hướng dẫn, quan tâm, chỉ bảo, động viên em trong suốt hơn bốn tháng qua, giúp em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Anh, Chị Phòng Khách hàng Doanh nghiệp, Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh
6 Thành phố Hồ Chí Minh, Đặc biệt là Anh Nguyễn Công Du, Cô Nguyễn Thị Thoa, Anh Nguyễn Bảo Hoàng Quân, Anh Trác Văn Long, Anh Nguyễn Đức Anh, Anh Bùi Vũ An,…đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp em có cơ hội được quan sát, làm một số công việc thực tiễn tại Ngân hàng, cũng như nhiệt tình cho em những số liệu, hồ sơ phục vụ cho quá trình viết khóa luận này
Trong quá trình thực tập và viết khóa luận, do chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế, những nhận định, phân tích chủ yếu dựa vào kiến thức lý thuyết đã học và thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, nên dù đã cố gắng nổ lực nhưng báo cáo của em vẫn khó tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp
từ phía quý Thầy, Cô, cũng như các Anh, Chị tại Ngân hàng để đề tài có thể hoàn thiện hơn
Kính chúc mọi người luôn vui vẻ, dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống
TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 06 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trịnh Châu Ngân
Trang 3CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của Thạc sỹ Nguyễn Thị Hải Bình Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc
Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung luận văn của mình Trường Đại học Tôn Đức Thắng không
liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có)
TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 06 năm 2013
Tác giả
Trịnh Châu Ngân
Trang 4NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
TP.Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 04 năm 2013
CƠ QUAN THỰC TẬP
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 06 năm 2013
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
TP.Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 07 năm 2013
GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
Trang 7và chủ quan Đề tài “Quản trị rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh 6” đã trình bày những rủi
ro mà một Ngân hàng thương mại có thể gặp phải và tìm hiểu những giải pháp để đối phó với rủi ro đó
Với những ưu thế là một trong bốn trụ cột lớn của hệ thống ngân hàng Việt Nam, VietinBank có mạng lưới hoạt động đứng thứ hai, có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng, thị phần thanh toán quốc tế đứng thứ hai trong toàn hệ thống và những thuận lợi khác, VietinBank đã trở thành ngân hàng uy tín, đáng tin cậy đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đặc biệt, trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng
từ giai đoạn từ 2010 – 2012, Ngân hàng gần như chưa gặp phải bất kỳ rủi ro gây nên hậu quả nghiêm trọng nào Trong các rủi ro được tìm hiểu, phân tích, rủi ro trong kiểm tra chứng từ, rủi ro từ khách hàng và NHPH là nhóm các rủi ro gây ảnh hưởng lớn nhất đối với hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của Ngân hàng Những rủi ro này phát sinh từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan, có thể gây nên tổn thất nghiêm trọng về uy tín, tài chính cho Ngân hàng nếu như không được kiểm soát một cách chặt chẽ, thận trọng Bên cạnh đó, việc quản trị rủi ro tại VietinBank CN6 nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung vẫn còn nhiều hạn
Trang 8chế, thiếu bước đo lường rủi ro, chưa thực thi theo chuẩn mô hình quản trị và chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân
Các giải pháp trong khóa luận được đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế, thách thức từ môi trường bên trong và bên ngoài của Ngân hàng, cũng như phát huy những thế mạnh, cơ hội hiện hữu Trong đó, giải pháp đối với công tác quản trị, giải pháp nguồn nhân lực và khách hàng được phân tích, đề xuất theo hướng chuyên sâu, cụ thể, chi tiết về thời điểm, đối tượng, phạm vi, nội dung và cách thức thực hiện Những giải pháp khác về đảm bảo an toàn nguồn ngoại tệ, mở rộng quan hệ đại lý, công nghệ,…là nhóm các giải pháp hỗ trợ, hạn chế phần nào các rủi ro không mong muốn xảy ra, tăng cường hoạt động quản trị rủi ro, cũng như thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng
Trang 9MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
TÓM TẮT
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1
1.1 Khái quát về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1
1.1.1 Khái niệm 1
1.1.2 Đặc điểm 2
1.1.2.1 L/C là hợp đồng kinh tế giữa hai bên 2
1.1.2.2 L/C độc lập với hợp đồng cơ sở hàng hóa 2
1.1.2.3 L/C căn cứ vào chứng từ làm cơ sở thanh toán 3
1.1.3 Các bên tham gia thanh toán tín dụng chứng từ 3
1.1.3.1 Người yêu cầu mở L/C (Applicant for L/C, opener hay principal) 3
1.1.3.2 Người thụ hưởng L/C (Beneficiary of L/C) 3
1.1.3.3 Ngân hàng phát hành (NHPH – Issuing Bank, Opening Bank) 4
1.1.3.4 Ngân hàng thông báo (NHTB – Advising Bank) 4
1.1.3.5 Ngân hàng xác nhận (NHXN – Confirming Bank) 4
1.1.3.6 Ngân hàng được chỉ định (NHđCĐ – Nominated Bank) 5
Trang 101.1.4 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ 6
1.1.5 Phân loại L/C 7
1.1.5.1 Phân loại theo tính chất 7
1.1.5.2 Phân loại theo thời hạn thanh toán 7
1.1.5.3 Phân loại theo cách thức sử dụng 7
1.1.6 Ưu điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 8
1.1.6.1 Đối với nhà xuất khẩu 8
1.1.6.2 Đối với nhà nhập khẩu 8
1.1.6.3 Đối với ngân hàng 8
1.2 Quản trị rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 8
1.2.1 Khái niệm 8
1.2.1.1 Khái niệm về rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 8
1.2.1.2 Khái niệm quản trị rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 9
1.2.2 Quy trình của công tác quản trị rủi ro 9
1.2.2.1 Nhận diện rủi ro và nguyên nhân của các rủi ro 10
1.2.2.2 Đo lường rủi ro 10
1.2.2.3 Áp dụng các biện pháp phòng chống rủi ro xảy ra 10
1.2.2.4 Giám sát, đánh giá và điều chỉnh phương pháp phòng chống 11
1.2.3 Tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro 11
1.2.3.1 Đối với ngân hàng 11
1.2.3.2 Đối với các đối tác 11
1.2.3.3 Đối với xã hội 12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 13
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) – CHI NHÁNH 6 14
2.1 Giới thiệu tổng quan về VietinBank 14
2.2 Giới thiệu tổng quan về VietinBank Chi nhánh 6 TP.HCM 15
Trang 112.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển VietinBank CN 6 TP.HCM 15
2.2.2 Hệ thống tổ chức của VietinBank CN 6 TP.HCM 17
2.2.3 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban 17
2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank Chi nhánh 6 – TP.HCM (2010 – 2012) 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 22
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 6 23
3.1 Quy trình, cách thức thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ tại VietinBank CN 6 – TP.HCM 23
3.1.1 Giới thiệu bộ phận Thanh toán quốc tế 23
3.1.2 Quy trình, cách thức thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ 23
3.1.2.1 Quy trình thư tín dụng nhập khẩu 24
3.1.2.2 Quy trình thư tín dụng xuất khẩu 26
3.2 Hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại VietinBank CN 6 – TP.HCM (2010 – 2012) 28
3.2.1 Doanh số thanh toán tín dụng chứng từ theo tài trợ nhập khẩu 31
3.2.2 Doanh số thanh toán tín dụng chứng từ theo tài trợ xuất khẩu 33
3.3 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại VietinBank CN 6 – TP.HCM 34
3.3.1 Đối với rủi ro liên quan đến chứng từ 34
3.3.1.1 Rủi ro trong kiểm tra chứng từ 34
3.3.1.2 Đối với rủi ro L/C giả 37
3.3.1.3 Đối với rủi ro thất lạc chứng từ 37
3.3.2 Đối với rủi ro từ khách hàng 38
3.3.2.1 Đối với rủi ro từ khách hàng nhập khẩu 38
3.3.2.2 Đối với rủi ro từ khách hàng xuất khẩu 40
Trang 123.3.3 Đối với rủi ro từ ngân hàng phát hành 41
3.3.4 Rủi ro từ thị trường nước xuất khẩu 42
3.3.5 Rủi ro hàng hóa 43
3.3.6 Rủi ro tỷ giá 44
3.4 Nhận xét hoạt động quản trị rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại VietinBank Chi nhánh 6 – TP.HCM 44
3.4.1 Thuận lợi 45
3.4.1.1 Cơ hội 45
3.4.1.2 Điểm mạnh 47
3.4.2 Khó khăn 49
3.4.2.1 Thách thức 50
3.4.2.2 Hạn chế 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 54
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 55
4.1 Định hướng phát triển của VietinBank – Chi nhánh 6 (2013 – 2015) 55
4.2 Một số giải pháp cụ thể tại VietinBank – Chi nhánh 6 56
4.2.1 Giải pháp đối với công tác quản trị 56
4.2.2 Giải pháp đối với nguồn nhân lực 58
4.2.2.1 Đối với nhân viên thanh toán quốc tế 58
4.2.2.2 Đối với đội ngũ quản trị 59
4.2.3 Giải pháp đảm bảo an toàn nguồn ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán 60
4.2.4 Giải pháp chăm sóc khách hàng và phát triển mạng lưới khách hàng 61
4.2.4.1 Chú trọng công tác hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng 61
4.2.4.2 Nâng cao công tác thẩm định và lựa chọn khách hàng 62
4.2.4.3 Phát triển mạng lưới khách hàng 62
4.3 Những giải pháp đề xuất tại Hội sở VietinBank 63
4.3.1 Mở rộng quan hệ đại lý 63
Trang 134.3.2 Hoàn thiện hệ thống lưu trữ thông tin về thị trường, luật pháp và ngân hàng đối tác nước ngoài 65 4.3.3 Nâng cấp công nghệ và hiện đại hóa ngân hàng 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 68
KẾT LUẬN CHUNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 14LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cùng với xu thế mở cửa và hội nhập, hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng ngày càng được mở rộng Sự giao thương buôn bán hàng hóa giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ không còn bị giới hạn về khoảng cách địa lý, về khối lượng hàng hóa hay số lượng giao dịch, mà đã trở nên khá thuận tiện
và dễ dàng Tự do hóa thương mại là cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp thu, học hỏi công nghệ kỹ thuật hiện đại, tiết giảm chi phí đối với những nguyên liệu, hàng hóa được sản xuất với chi phí rẻ từ nước ngoài, đồng thời tìm kiếm thêm nhiều khách hàng, gia tăng thị phần ngoài nước Song, lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng lớn Các doanh nghiệp trong quá trình xuất nhập khẩu đã gặp không ít khó khăn, thách thức liên quan đến các quy định pháp lý, quản trị và cả vấn
đề thanh toán
Nhằm giảm bớt gánh nặng cho các bên trong thanh toán quốc tế, các ngân hàng thương mại đã tham gia và đóng vai trò cầu nối quan trọng trong nghiệp vụ này, cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho các đối tác trong – ngoài nước, góp phần thúc đẩy kinh tế đối ngoại Trong các phương thức thanh toán mà các nhà xuất nhập khẩu hiện nay đang sử dụng, thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) dần chiếm ưu thế, được đánh giá cao bởi sự dung hòa lợi ích, quyền lợi và rủi ro giữa các bên
Bên cạnh đó, trong quá trình học tập tại trường Đại học Tôn Đức Thắng, em rất yêu thích môn học “Thanh toán quốc tế”, đặc biệt là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) và mong muốn tận mắt chứng kiến thực tiễn vận dụng phương thức thanh toán này tại ngân hàng Tuy được đánh giá là phương thức an toàn, nhưng nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ cũng không tránh khỏi những rủi ro tiềm ẩn mang tính khách quan và chủ quan Việc nắm rõ thực tiễn áp dụng nhưng không nhận biết rủi ro cũng dễ dẫn đến thất bại trong việc ứng dụng phương thức này Vì vậy, em chọn đề tài “Quản trị rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh 6” để thấy được
Trang 15những rủi ro mà một Ngân hàng thương mại có thể gặp phải và tìm hiểu những giải pháp để đối phó với rủi ro đó Qua đó, em vừa có thể tiếp cận thực tế, đồng thời rút
ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân và những ai có quan tâm đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng L/C
2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại một ngân hàng thương mại cụ thể, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh 6, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng phương thức này tại Ngân hàng trong những năm tiếp theo
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản trị rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh 6
4 Phạm vi nghiên cứu
Các rủi ro phát sinh trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh 6 giai đoạn 2010 – 2012
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần nở đầu và kết luận, kết cấu đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) Chi nhánh 6
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) Chi nhánh 6
Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ
Cuối mỗi chương, em rút ra kết luận làm cơ sở và đặt vấn đề để giải quyết trong chương tiếp theo Phần kết luận chung sẽ là lời kết tổng hợp, chốt lại vấn đề nghiên cứu của đề tài
Trang 16Do tính chất bảo mật vốn có của Ngân hàng và thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, nên dù đã cố gắng nổ lực nhưng vẫn khó tránh khỏi những thiếu sót Em xin chân thành đón nhận những ý kiến đóng góp của Thầy Cô, cùng các Anh, Chị Phòng Khách hàng Doanh nghiệp Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh
6 để đề tài có thể hoàn thiện hơn
Trang 17DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 ASEAN Association of Southeast
Asian Nations Hiệp hội các nước Đông Nam Á
2 B/L Bill of lading Vận đơn đường biển
3 CIC Credit Information
Center Trung tâm thông tin tín dụng
4 C/O Certificate of Origin Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Nam
16 NHPH Issuing Bank Ngân hàng phát hành
17 NHTB Advising Bank Ngân hàng thông báo
19 Nostro Nostro account Tài khoản nostro
Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu
Trang 18Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Trang 19DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG
trang Hình
1 Hình 1.1 Các ngân hàng là ngân hàng được chỉ định 5
2 Hình 1.2 Sơ đồ luân chuyển chứng từ và thanh toán theo phương thức
3 Hình 1.3 Quy trình của công tác quản trị rủi ro 9
4 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của VietinBank CN6 – TP.Hồ Chí Minh 17
5 Hình 3.1 Sơ đồ quy trình thư tín dụng nhập khẩu 24
6 Hình 3.2 Sơ đồ quy trình thu tín dụng xuất khẩu 27
3 Bảng 3.2 Doanh số thanh toán quốc tế theo tài trợ xuất – nhập khẩu
của VietinBank CN6 – TP.Hồ Chí Minh (2010 – 2012) 31
4 Bảng 3.3 Rủi ro từ các điều khoản đặc biệt trong chứng từ 35
Trang 20CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1.1 Khái quát về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
1.1.1 Khái niệm
Tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C) là phương thức thanh toán phổ biến trong giao dịch thương mại hiện nay “Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu) sẽ phát hành một thư bảo lãnh dưới dạng một tín dụng thư theo yêu cầu của người nhập khẩu, để cam kết với người xuất khẩu là sẽ trả tiền, hoặc chấp nhận trả tiền vào hối phiếu cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu thực hiện đúng các điều khoản đã ghi trong tín dụng, đồng thời xuất trình một bộ chứng từ thanh toán đầy đủ, đúng hạn theo quy định của thư tín dụng”
“Tín dụng chứng từ là bất kỳ một sự thỏa thuận nào của khách hàng với ngân hàng của mình, để ngân hàng này phát hành một thư tín dụng nhằm cam kết trả tiền cho người hưởng lợi hoặc chấp nhận hối phiếu, hoặc chỉ thị cho một ngân hàng khác làm việc đó thay mình, nếu người hưởng lợi thực hiện đúng các điều khoản trong thư tín dụng”
Tại điều 2 – Definitions, UCP 600, Tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau: “Credit means any arrangement, however named or described, that is irrevocable and thereby constitutes a definite undertaking of the issuing bank to honour a complying presentation” Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, dù cho là được gọi tên hay mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp
Như vậy, trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, các bên chỉ giao dịch dựa vào chứng từ mà không liên quan gì đến hàng hóa hay dịch vụ Mặt khác, tín dụng ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là “tín nhiệm”, chứ không phải chỉ “một khoản cho vay” theo nghĩa thông thường Điều này thể hiện dù cho ngân hàng có
Trang 21bắt buộc nhà nhập khẩu ký quỹ 100% thì ngân hàng cũng đã cấp cho nhà nhập khẩu vay sự “tín nhiệm” của mình Ngay cả khi ngân hàng cho phép nhà nhập khẩu không cần ký quỹ thì khoản tín dụng chỉ thực sự xảy ra khi ngân hàng thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu và ghi nợ vào tài khoản của nhà nhập khẩu Thuật ngữ “tín dụng” trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ mang nghĩa trừu tượng, ngân hàng thay cho nhà nhập khẩu thực hiện lời hứa trả tiền vì hệ số tín nhiệm của ngân hàng cao hơn nhà nhập khẩu
1.1.2 Đặc điểm
1.1.2.1 L/C là hợp đồng kinh tế giữa hai bên
Nhiều người nhầm tưởng rằng L/C là hợp đồng kinh tế điều chỉnh mối liên
hệ giữa 3 bên: ngân hàng, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu Đây là cách hiểu sai lầm
vì dù người đề nghị mở L/C tham gia với tư cách là người mua hàng hóa hay dịch
vụ, nhưng ngân hàng phát hành mới là người thanh toán L/C L/C được xem là lời hứa của ngân hàng sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu khi bộ chứng từ được xuất trình phù hợp, bất kỳ sửa đổi nào trong L/C phải có sự đồng ý của cả NHPH và nhà xuất khẩu (Theo khoản a, điều 10 UCP 600) Cho nên L/C thực tế chính là hợp đồng kinh tế điều chỉnh mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành và nhà xuất khẩu
1.1.2.2 L/C độc lập với hợp đồng cơ sở hàng hóa
Theo điều 4 UCP 600, L/C là một giao dịch riêng biệt với các hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác mà các hợp đồng này có thể làm cơ sở của L/C Các ngân hàng không bị ràng buộc hay liên quan đến các hợp đồng như thế, kể cả khi L/C có bất cứ dẫn chiếu nào đến các hợp đồng như thế
Như vậy, hợp đồng là cơ sở hình thành L/C nhưng một khi L/C đã được mở
và các bên chấp nhận thì dù L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia Việc hiểu rõ quy tắc này là rất quan trọng, vì dù có gặp bất cứ tranh chấp nào trong hợp đồng cơ
sở, người mua không có quyền ngăn cản ngân hàng thanh toán bộ chứng từ phù hợp
Trang 221.1.2.3 L/C căn cứ vào chứng từ làm cơ sở thanh toán
Theo điều 5 UCP 600, các ngân hàng giao dịch bằng chứng từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức khác mà L/C có liên quan
Như vậy, ngân hàng chỉ xem xét bộ chứng từ có phù hợp với các điều kiện, điều khoản L/C hay không để làm cơ sở thanh toán tiền cho người thụ hưởng Ngân hàng phải thanh toán vô điều kiện nếu chứng từ xuất trình phù hợp, mà không quan tâm đến thực tế hàng hóa có đúng với chứng từ được xuất trình hay không Nếu hàng hóa không khớp với chứng từ, thì hai bên người mua và người bán trực tiếp giải quyết với nhau trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, không liên quan đến ngân hàng Chỉ khi chứng từ xuất trình không phù hợp, nhưng ngân hàng vẫn thanh toán tiền hàng, thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm nếu người mua không đồng ý thanh toán
1.1.3 Các bên tham gia thanh toán tín dụng chứng từ
1.1.3.1 Người yêu cầu mở L/C (Applicant for L/C, opener hay principal)
Theo điều 2 UCP 600, người yêu cầu mở L/C được định nghĩa như sau:
“Applicant means the party on whose request the credit is issued” Người yêu cầu
mở L/C là bên mà theo yêu cầu của bên đó thư tín dụng được phát hành Trong thương mại quốc tế, người mua, người nhập khẩu là người nộp đơn xin mở L/C theo điều khoản của hợp đồng ngoại thương đã ký với người xuất khẩu
1.1.3.2 Người thụ hưởng L/C (Beneficiary of L/C)
Theo điều 2 UCP 600, người thụ hưởng được định nghĩa: “Beneficiary means the party in whose favour a credit is issued” Người thụ hưởng là bên hưởng,
mà vì quyền lợi của bên đó L/C được phát hành Tùy hoàn cảnh cụ thể mà người thụ hưởng có thể có những tên gọi khác nhau như người bán (seller), nhà xuất khẩu (exporter), người ký phát hối phiếu (drawer),…Người thụ hưởng nếu thực hiện đúng các điều khoản của L/C, thì họ sẽ nhận được tiền một cách chắc chắn, hoặc được chấp nhận trả tiền vào hối phiếu
Trang 231.1.3.3 Ngân hàng phát hành (NHPH – Issuing Bank, Opening Bank)
Theo điều 2 UCP 600, ngân hàng phát hành được định nghĩa: “Issuing bank means the bank that issues a credit at the request of an applicant or on its own behalf” Ngân hàng phát hành là ngân hàng phát hành L/C theo yêu cầu của người yêu cầu mở L/C hoặc nhân danh chính mình phát hành một L/C NHPH là ngân hàng phục vụ cho nhà nhập khẩu, nắm giữ tài khoản tiền gửi thanh toán của nhà nhập khẩu, được phép thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, là ngân hàng có tên tuổi, có uy tín trong giao dịch quốc tế NHPH thường được hai bên mua bán thỏa thuận trong hợp đồng, nếu không có chỉ định thì NHPH có thể là bất kỳ ngân hàng nào do nhà nhập khẩu chọn
1.1.3.4 Ngân hàng thông báo (NHTB – Advising Bank)
Theo điều 2 UCP 600, ngân hàng thông báo được định nghĩa: “ Advising bank means the bank that advises the credit at the request of the issuing bank” Ngân hàng thông báo là ngân hàng thực hiện việc thông báo L/C cho người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH NHTB thường là đại lý hoặc chi nhánh của NHPH tại nước người thụ hưởng Ngân hàng này ngoài việc có trách nhiệm thông báo L/C, còn có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bộ chứng từ của người xuất khẩu nộp vào, đảm bảo tính đúng đắn, tính hợp lệ, hợp pháp trước khi gửi bộ chứng từ đó cho NHPH L/C
1.1.3.5 Ngân hàng xác nhận (NHXN – Confirming Bank)
Theo điều 2 UCP 600, ngân hàng xác nhận được định nghĩa: “ Confirming bank means the bank that adds its confirmation to a credit upon the issuing bank ‘s authorization or request” Ngân hàng xác nhận là ngân hàng theo yêu cầu hoặc theo
sự ủy quyền của NHPH thêm sự xác nhận của mình vào L/C Ngân hàng xác nhận cam kết chịu trách nhiệm thanh toán cho người xuất khẩu, nếu NHPH L/C có vấn
đề (bị phá sản, mất khả năng thanh toán, từ chối sai, ).NHTB và ngân hàng xác
Trang 24nhận có thể là hai ngân hàng khác nhau, cũng có thể là một ngân hàng đồng thời
thực hiện vai trò “thông báo” và “xác nhận”
1.1.3.6 Ngân hàng được chỉ định (NHđCĐ – Nominated Bank)
Theo điều 2 UCP 600, ngân hàng được chỉ định được định nghĩa: “
Nominated bank means the bank with which the credit is available or any bank in
the case of a credit available with any bank” NHđCĐ là ngân hàng mà L/C quy
định có giá trị tại ngân hàng đó Đối với L/C có giá trị tự do, bất kỳ ngân hàng nào
cũng có thể là NHđCĐ NHđCĐ có trách nhiệm kiểm tra chứng từ giống như
NHPH khi nhận được bộ chứng từ
Hình 1.1 Các ngân hàng là ngân hàng được chỉ định
(Nguồn: PGS.TS.Nguyễn Văn Tiến (2009), Thanh toán quốc tế
và Tài trợ Ngoại thương, NXB Thống Kê, Hà Nội, 408)
Ngân hàng được chỉ định
(Nominated bank)
1) Ngân hàng xác nhận (Confirming bank)
2) Ngân hàng thanh toán (Paying bank)
3) Ngân hàng chiết khấu (Negotiation bank)
4) Ngân hàng chấp nhận (Acceptance bank)
5) Ngân hàng trả chậm (Deferred bank)
Trang 251.1.4 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ
Hình 1.2 Sơ đồ luân chuyển chứng từ
và thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
(Nguồn : PGS.TS.Nguyễn Đăng Dờn (2009), Thanh toán quốc tế, NXB Đại
học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh, 379)
(1) Người nhập khẩu căn cứ hợp đồng ngoại thương, làm đơn xin mở L/C gửi ngân hàng phục vụ mình
(2) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu (NHPH) sau khi kiểm tra hồ sơ xin mở L/C của người nhập khẩu và khẳng định tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ, tiến hành phát hành L/C và gửi ngay sang ngân hàng của người xuất khẩu (3) Ngân hàng của người xuất khẩu (NHTB) khi nhận được L/C, sẽ kiểm tra và
ký vào góc phải rồi gửi L/C kèm theo thư thông báo cho người xuất khẩu (4) Nếu người xuất khẩu (người thụ hưởng) đồng ý các điều kiện đã ghi trong thư tín dụng, thì tiến hành thủ tục gửi hàng cho người nhập khẩu
(5) Ngay sau đó, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo hướng dẫn đã ghi trong L/C rồi gửi cho NHTB, để xin thanh toán
(6) NHTB kiểm tra bộ chứng từ nếu đúng với yêu cầu của thư tín dụng, thì gửi ngay bộ chứng từ này sang NHPH L/C
(7)
(2) (6)
(8) (1)
Người nhập khẩu Người nộp đơn (Application)
Người xuất khẩu Người thụ hưởng (Beneficiary)
Hợp đồng ngoại thương (Foreign Trade Contract)
(9) (5) (3) (4)
Trang 26(7) NHPH kiểm tra thật kỹ bộ chứng từ, nếu bộ chứng từ sai sót thì từ chối thanh toán và báo ngay cho NHTB biết, nếu bộ chứng từ đúng hoàn toàn so với L/C thì NHPH tiến hành trả tiền, hoặc chấp nhận trả tiền vào hối phiếu, rồi chuyển tiền hoặc hối phiếu sang NHTB
(8) NHPH ký hậu vận đơn và trao bản gốc bộ chứng từ cho người nhập khẩu để
họ đi nhận hàng ở cảng
(9) NHTB ghi Có vào tài khoản (nếu thanh toán theo L/C trả ngay và gửi giấy báo Có cho nhà xuất khẩu) Nếu thanh toán theo L/C chấp nhận, thì NHTB gửi hối phiếu cho người xuất khẩu, hoặc chiết khấu hối phiếu theo yêu cầu của người xuất khẩu
1.1.5 Phân loại L/C
1.1.5.1 Phân loại theo tính chất
L/C hủy ngang (Revocable L/C)
L/C không hủy ngang (Irrevocable L/C)
L/C dự phòng (Stand by L/C)
1.1.5.2 Phân loại theo thời hạn thanh toán
L/C trả ngay (At sight letter of credit)
L/C chấp nhận trả (Acceptance letter of credit)
L/C trả chậm (Deferred payment L/C)
L/C chiết khấu (Negotiated L/C)
1.1.5.3 Phân loại theo cách thức sử dụng
L/C không hủy ngang, không xác nhận (Unconfirmed Irrevocable L/C)
L/C không hủy ngang, có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C)
L/C không hủy ngang, miễn truy đòi (Irrevocable Without Recourse L/C)
L/C chuyển nhượng (Transferable L/C)
L/C tuần hoàn (Revolving L/C)
L/C giáp lưng (Back to back L/C)
L/C đối ứng (Reciprocal L/C)
L/C ứng trước (Advance L/C)
Trang 271.1.6 Ưu điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
1.1.6.1 Đối với nhà xuất khẩu
Với tư cách là người hưởng lợi, người xuất khẩu được đảm bảo rằng khi xuất trình chứng từ phù hợp (cho NHPH hay NHđCĐ) với các điều khoản L/C thì sẽ được thanh toán, không cần chờ đến khi người nhập khẩu chấp nhận hàng hóa Như vậy, rủi ro về tình trạng tài chính của nhà nhập khẩu được thay thế bằng cam kết trả tiền của NHPH, nếu chứng từ phù hợp với điều khoản của L/C Bên cạnh đó, cam kết NHPH thường được thừa nhận rộng rãi trong nước và quốc tế nên nhà xuất khẩu không cần lo lắng
1.1.6.2 Đối với nhà nhập khẩu
Nhà nhập khẩu sẽ nhận được các chứng từ về hàng hóa do mình quy định trong L/C, đồng thời NHPH giúp kiểm tra bộ chứng từ với chuyên môn và trách nhiệm cao nhất Bên cạnh đó, nhà nhập khẩu cũng có cơ sở tin rằng NHPH sẽ không trả tiền trước khi nhà xuất khẩu giao hàng, bởi vì điều này đòi hỏi nhà xuất khẩu phải xuất trình bộ chứng từ giao hàng hoàn chỉnh
1.1.6.3 Đối với ngân hàng
Trong phương thức thanh toán L/C, ngân hàng chịu trách nhiệm cao hơn so với các phương thức khác, qua đó thể hiện vai trò rất quan trọng của ngân hàng khi
mà phương thức thanh toán L/C ngày càng được ưa chuộng Bên cạnh đó, phương thức này cũng giúp ngân hàng mở rộng được quan hệ đối tác với ngân hàng các nước khác trong khu vực và thế giới, là cơ hội để ngân hàng thể hiện năng lực, độ tín nhiệm trước bạn bè quốc tế
1.2 Quản trị rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
1.2.1 Khái niệm
1.2.1.1 Khái niệm về rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Khái niệm về rủi ro có thể chia thành 2 trường phái:
Theo trường phái truyền thống: rủi ro là điều không lành, không tốt bất ngờ xảy đến hoặc rủi ro là sự không may (từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1993)
Trang 28 Theo trường phái trung hòa: rủi ro là sự bất trắc có thể xảy ra và có thể đo lường được bằng xác suất (Frank Knight)
Như vậy, rủi ro trong thanh toán quốc tế của NHTM là những rủi ro về kinh
tế có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Rủi ro xảy ra khi quyền lợi của các bên bị vi phạm do các nguyên nhân từ quan hệ giữa các bên tham gia hay từ những nguyên nhân khách quan khác Rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng L/C không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán, mà còn được hiểu theo nghĩa rộng là bất kỳ sự chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thanh toán quốc tế Rủi ro có thể xảy ra đối với các bên tham gia: người bán, người mua và với các ngân hàng có liên quan
1.2.1.2 Khái niệm quản trị rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận diện, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro Như vậy, quản trị rủi ro trong thanh toán quốc
tế bằng L/C là việc nhận biết các rủi ro có thể xảy ra trong nghiệp vụ, từ đó có các biện pháp đối phó với các rủi ro, ngăn chặn rủi ro xảy ra hay hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực mà rủi ro mang lại
1.2.2 Quy trình của công tác quản trị rủi ro
Hình 1.3 Quy trình của công tác quản trị rủi ro
Nhận diện rủi ro
Đo lường rủi ro
Biện phápphòng chống rủi ro
Giám sát, đánh giá
Thực hiện
Phân tích, tìm nguyên nhân của rủi ro
Đề xuất Điều chỉnh
(Nguồn: PGS.TS.Nguyễn Đăng Dờn (2012), Quản trị ngân hàng thương mại hiện
đại, NXB Phương Đông, 310)
Trang 291.2.2.1 Nhận diện rủi ro và nguyên nhân của các rủi ro
Điều kiện tiên quyết của hoạt động quản trị rủi ro là phải nhận diện được rủi
ro Nhận diện rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt đông kinh doanh, phân tích dựa trên đặc thù sản phẩm và dịch vụ để có thể thống kê được tất
cả các loại rủi ro, kể cả dự báo những loại rủi ro mới có thể xuất hiện trong tương lai, để từ đó có biện pháp kiểm soát, tài trợ cho từng loại rủi ro phù hợp
Nhà quản trị bằng kiến thức và kinh nghiệm thực tế rà soát toàn bộ hoạt động của nghiệp vụ thanh toán L/C; xem xét tất cả các khía cạnh từ bản thân bộ phận thanh toán quốc tế đến các đối tác tham gia trong quy trình nhằm thống kê tất cả các rủi ro đã và có thể xảy ra cho ngân hàng Qua đó, làm cơ sở cho các biện pháp thích hợp
Bên cạnh việc thống kê được các rủi ro, nhà quản trị cần kết hợp phân tích để xác định đâu là nguyên nhân của các rủi ro để các giải pháp đưa ra xác thực và phát huy được hiệu quả mong muốn
1.2.2.2 Đo lường rủi ro
Đo lường rủi ro là việc thu thập số liệu, lập bảng, phân tích, đánh giá để qua
đó xác định mức độ ảnh hưởng của từng rủi ro Đối với ngân hàng, việc đo lường rủi ro dựa vào hai tiêu chí là: tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng khi
có rủi ro xảy ra Việc làm này nhằm mục đích xếp loại các hạng mục rủi ro theo mức độ nặng nhẹ để ưu tiên thực hiện giải pháp và tính toán tài trợ rủi ro cho phù hợp, ưu tiên về giải pháp và cả mức độ tài trợ cao hơn cho những rủi ro có ảnh hưởng nghiêm trọng
1.2.2.3 Áp dụng các biện pháp phòng chống rủi ro xảy ra
Đây chính là trọng tâm của hoạt động quản trị rủi ro Đó là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động nhằm ngăn ngừa, phòng tránh hoặc giảm thiểu tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi Các biện pháp kiểm soát có thể là: phòng tránh rủi ro, ngăn ngừa hay hạn chế tổn thất, chuyển giao rủi ro, đa dạng rủi ro… Các biện pháp đưa ra phải theo bám sát những
dữ liệu thu thập được từ bước 1 và 2 nhằm đạt hiệu quả quản trị cao nhất
Trang 301.2.2.4 Giám sát, đánh giá và điều chỉnh phương pháp phòng chống
Khi biện pháp quản rị rủi ro được triển khai cần thực hiện việc giám sát thường xuyên và liên tục; lập báo cáo định kỳ để đánh giá việc lại quá trình thực hiện nhằm kịp thời điều chỉnh nếu biện pháp đưa ra chưa phù hợp hay còn thiếu sót
so với tình hình thực tế Đây là bước không thể thiếu vì các biện pháp đề ra khi đưa vào thực tế sẽ có những sai khác so với dự tính của nhà quản trị do sự biến động của tình hình thực tế hay những khía cạnh chưa được nhà quản trị nắm bắt hết Những điều chỉnh đúng đắn, kịp thời sẽ giúp cho giải pháp trở nên hoàn thiện và phát huy hiệu quả cao nhất
1.2.3 Tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro
1.2.3.1 Đối với ngân hàng
Quản trị rủi ro là yếu tố cần thiết theo đặc thù kinh doanh của các ngân hàng Sản phầm mà các NHTM mua và bán trên thị trường là các dịch vụ lưu chuyển vốn
và các tiện ích ngân hàng khác Mặt khác, các NHTM kinh doanh theo hình thức dùng uy tín để thu hút nguồn vốn và dùng năng lực quản trị của mình để sử dụng nguồn vốn đó, phát triển nó thông qua các dịch vụ ngân hàng Do đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm rất nhiều rủi ro Ngân hàng chỉ đạt được lợi ích mong muốn chỉ khi tìm ra được cơ hội kinh doanh trong mối quan hệ giữa rủi ro và lợi ích, đồng thời thực hiện tốt quản trị rủi ro nhằm ngăn ngừa, hạn chế, giảm thiểu thiệt hại đến mức ngân hàng chấp nhận được Như vậy, đối với ngân hàng thì càng thực hiện tốt quản trị rủi ro thì khả năng sinh lời càng cao
1.2.3.2 Đối với các đối tác
Quản trị tốt rủi ro không những giúp ngân hàng tránh được những tổn thất không mong đợi mà còn gián tiếp phòng ngừa rủi ro cho đối tác tham gia trong chuỗi hoạt động Ngân hàng là trung gian đứng giữa bốn nhóm người cần vốn và người thiếu vốn: hộ gia đình, doanh nghiệp, Chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài Nếu rủi ro xảy ra cho ngân hàng như mất khả năng thanh khoản…sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến hàng ngàn người gửi tiền, hàng ngàn doanh nghiệp không được đáp ứng
Trang 31vốn, hàng ngàn ngân hàng khác bị thiệt hại… Các ngành liên quan có thể lâm vào tình trạng bị rủi ro và thậm chí dẫn đến phá sản theo
1.2.3.3 Đối với xã hội
Khi một ngân hàng xảy ra rủi ro sẽ kéo theo sự sụp đổ của các ngành kinh doanh có liên quan, nó sẽ làm cho nền kinh tế bị suy thoái, gây rối loạn trật tự xã hội Hơn thế nữa, các chính sách tiền tệ của nhà nước được điều tiết thông qua các ngân hàng, nếu các ngân hàng không quản trị tốt rủi ro sẽ làm cho các chính sách không phát huy được hiệu quả như mong đợi, làm ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế và xã hội
Rủi ro của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, bởi lẽ trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế của mỗi nước đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới Giữa các ngân hàng đều nắm giữ tài khoản Nostro của nhau để dễ dàng trong giao dịch Do đó, sự sụp đổ của ngân hàng trong nước sẽ kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng trong khu vực và thế giới Thực tế đã chứng minh qua cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á (1997), cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001 – 2002) và cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ (2008)
Trang 32KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Mở đầu của chương một là tổng quan những lý luận cơ bản của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, bao gồm khái niệm, đặc điểm, các bên tham gia trong quá trình thanh toán, quy trình thực hiện, phân loại L/C và ưu điểm của phương thức này Tiếp theo đó, bài viết xoáy sâu hơn vào vấn đề cụ thể mà toàn khóa luận đang hướng đến, khái quát những kiến thức nền tảng liên quan đến khái niệm rủi ro, khái niệm quản trị rủi ro, các bước thực hiện, cũng như tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Đó là những cơ sở lý luận phục vụ cho việc tìm hiểu, phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh 6, Thành phố Hồ Chí Minh Việc tổng hợp, xây dựng nội dung của chương được rút kết từ những nguồn đáng tin cậy, của những tác giả có uy tín về lĩnh vực thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại Vì vậy, chương một cũng được xem là chương định hướng cho những giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro trong chương bốn của khóa luận
Trang 33CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) – CHI NHÁNH 6
2.1 Giới thiệu tổng quan về VietinBank
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tiền thân là Ngân hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam, được thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách
ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Sự ra đời của Ngân hàng đã đánh dấu sự khởi đầu của hệ thống ngân hàng hai cấp, tách bạch rõ chức năng quản lý Nhà nước với chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng
Tên đăng ký tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
Tên đăng ký tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade
Tên giao dịch: VietinBank
Hội sở: 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội, Việt Nam
Mạng lưới hoạt động : Ngân hàng có 1 Hội sở chính, 1 Sở giao dịch, 3 Đơn
vị sự nghiệp, 2 Văn phòng đại diện, 147 Chi nhánh cấp 1 với 1.123 đơn vị mạng lưới tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước và 3 Chi nhánh tại nước ngoài (Lào, Đức, Anh)
Có 3 đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm thẻ, Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Có 7 công ty hạch toán độc lập: hoạt động ở các lĩnh vực cho thuê tài chính, chứng khoán, quản lý nợ và khai thác tài sản, bảo hiểm, vàng bạc đá quý, quản lý quỹ và chuyển tiền toàn cầu
Trang 34VietinBank là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh với Ngân hàng INDOVINA, có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới VietinBank cũng là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001/2000, là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế
Sau hơn hai mươi năm hoạt động và phát triển, bằng chính nổ lực của mình, VietinBank đã và đang vươn lên giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, từng bước chiếm lĩnh thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước VietinBank là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới
2.2 Giới thiệu tổng quan về VietinBank Chi nhánh 6 TP.HCM
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển VietinBank CN 6 TP.HCM
VietinBank Chi nhánh 6 TP.HCM được thành lập sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng với tên gọi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Quận 6 theo Quyết định thành lập 175/QĐ-NHQGVN ngày 17/10/1975 của Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, hoạt động với chức năng là trung tâm tiền tệ Tín dụng phục vụ cho nhu cầu khôi phục và phát triển kinh tế Ngày 1/7/1988, NHNN Quận 6 bắt đầu hoạt động độc lập theo Nghị định 531/HĐBT ngày 26/3/1988 và Quyết định 402/HĐBT của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), với tên gọi là Ngân hàng Công thương Chi nhánh 6 trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam
Tại TP.Hồ Chí Minh có 18 chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, trong đó VietinBank Chi nhánh 6 là một trong 18 chi nhánh đó Hiện nay VietinBank CN6 có 1 quỹ tín dụng đặt tại trung tâm Chi nhánh và 5 phòng giao dịch, bao gồm PGD số 01, PGD số 02, PGD Nguyễn Tri Phương, PGD Bình Thới, PGD Phú Trung Sau khi hệ thống Vietinbank chuyển sang hoạt động theo mô hình
Trang 35ngân hàng thương mại Cổ phần, Ngân hàng thống nhất chuyển đổi tên tất cả Sở Giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện và Đơn vị sự nghiệp
Tên đầy đủ bằng Tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 6 – Thành phố Hồ Chí Minh
Tên đầy đủ bằng Tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade – Ho Chi Minh City Branch No.6
Tên viết tắt bằng Tiếng Anh: VietinBank – Ho Chi Minh City Branch No.6
Địa chỉ: 76 – 78 – 80 đường Tháp Mười, Phường 2, Quận 6, TP.HCM
Điện thoại: (08) 38.572.934
Swift Code: ICBVVNVX922
VietinBank CN 6 TP.HCM tuy trụ sở không lớn lắm, cơ sở vật chất vẫn còn một số hạn chế, không có nhiều ưu thế về “địa lợi”, song Ngân hàng luôn có các giải pháp năng động, mang tính chiến lược giúp họ từng bước hoàn thiện, phát triển
ổn định và bền vững Yếu tố tạo nên sự thành công của Chi nhánh phần lớn dựa trên đội ngũ nhân viên ngân hàng chất lượng cao, với sở trường, chuyên môn của từng người được ban lãnh đạo cân nhắc, đề bạt phù hợp; cùng sự nhiệt tình, hăng hái đóng góp hết mình vào công việc chung của toàn thể các thành viên Bên cạnh đó, Chi nhánh còn thường xuyên tổ chức nghiên cứu thị trường, khai thác triệt để thế mạnh kinh tế của Quận 6 – thương mại, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp với quy mô nhỏ và vừa - đưa ra các sản phẩm tín dụng kết hợp với các sản phẩm tài chính khác tạo thành dịch vụ trọn gói tiện ích, mang đến sự hài lòng không chỉ cho những khách hàng trong khu vực, mà còn với các khách hàng mở rộng ngoài Quận
và Thành phố
Nếu như những năm đầu mới thành lập (1988 – 1994), hình thức huy động vốn của Chi nhánh còn nghèo nàn, hiệu quả thấp, sản phẩm cho vay còn khá ít ỏi, nguồn thu chủ yếu là từ lãi vay, thì đến nay Chi nhánh đã có những đổi mới tích cực, mang tính toàn diện trong hoạt động kinh doanh Đến ngày 31/12/2012, nguồn vốn huy động 2.494 tỷ đồng, tăng trưởng 51%; dư nợ cho vay nền kinh tế 1.112 tỷ đồng, tăng trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận trên 48 tỷ đồng,…
Trang 362.2.2 Hệ thống tổ chức của VietinBank CN 6 TP.HCM
Đội ngũ cán bộ nhân viên là một nguồn lực quan trọng, giữ vai trò trung tâm
và quyết định sự thành công của VietinBank CN 6 Vấn đề tổ chức một bộ máy nhân sự hợp lý, vận hành hiệu quả là cả một “nghệ thuật” Trong suốt thời gian hoạt động vừa qua, đội ngũ này đã đồng hành, đoàn kết và hợp tác để điều hành hoạt động kinh doanh hiệu quả, tạo sự phát triển vững chắc cho Chi nhánh Về cơ cấu tổ chức, hiện tại, VietinBank CN 6 TP.HCM hoạt động với 70 cán bộ nhân viên, được phân chia vào các phòng ban với chức năng và nhiệm vụ riêng cho từng cá nhân
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của VietinBank CN 6 – TP.HCM
(Nguồn: Quy chế về hoạt động của VietinBank CN 6 – TP.HCM)
2.2.3 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban
Phòng khách hàng cá nhân:
Trực tiếp giao dịch với cá khách hàng là cá nhân
Phát hành các loại thẻ cho cá nhân
Tiếp cận, tìm hiểu, giới thiệu các sản phẩm tín dụng thuộc về cá nhân cho khách hàng
Giám đốc Chi nhánh
Trung ương
Phòng
KHCN
P.KS nội bộ
Phòng KHDN
P.Kế toán
P.Hành chính
5 PGD
P.Ngân quỹ
Tổ QL
RR
Tổ tài trợ TM
Tổ TT điện toán
Trang 37 Báo cáo kết quả hoạt động thuộc phạm vi khách hàng cá nhân cho PGĐ 1
Tiếp nhận chỉ thị từ Phó Giám đốc 1
Phòng ngân quỹ:
Thực hiện các nghiệp vụ thu, chi cho ngân hàng
Lập và trình báo cáo lĩnh vực ngân quỹ cho Phó Giám đốc 1
Tiếp nhận chỉ thị trực tiếp từ Phó Giám đốc 1
Tổ quản lý rủi ro:
Dự báo những rủi ro có thể xảy đến với NH trong hoạt động tín dụng
Kiểm tra và lập các tờ trình thẩm định rủi ro tín dụng
Lập và trình báo cáo rủi ro cho Trưởng phòng Khách hàng Doanh nghiệp
Tiếp nhận mọi chỉ thị trực tiếp từ Phòng Khách hàng Doanh nghiệp
Phòng khách hàng doanh nghiệp:
Trực tiếp tiếp cận với các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, duy trì
và tìm kiếm KHDN
Phát triển và triển khai các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp
Thực hiện các nhiệm vụ hướng dẫn lập hồ sơ vay, thẩm định các dự án… khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng
Thực hiện huy động vốn, tiền gửi của các DN lớn để giữ và mở rộng nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, đầu tư, thanh toán của Ngân hàng
Lập các báo cáo về hoạt động của phòng cho Giám đốc Chi nhánh
Tiếp nhận chỉ thị trực tiếp từ Giám đốc Chi nhánh
Tổ tài trợ thương mại:
Tài trợ xuất, nhập khẩu cho các cơ quan, tổ chức kinh doanh hàng hóa
Quản lý các công tác tài trợ xuất, nhập khẩu
Tiếp nhận chỉ thị từ phòng khách hàng doanh nghiệp
Phòng hành chính:
Đảm bảo cho các cá nhân và bộ phận trong ngân hàng thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ để đạt được hiệu quả trong công việc
Trang 38 Đảm bảo trong việc tuyển dụng nhân sự, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên theo yêu cầu và chiến lược của công ty
Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, quy định của Ban giám đốc
Phòng kế toán:
Thực hiện toàn bộ công việc kế toán của ngân hàng như: kế toán tiền mặt,
kế toán TSCĐ, kế toán chi phí…
Quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán của ngân hàng
Đảm bảo an toàn Tài sản của ngân hàng về mặt giá trị
Hoạt động dưới sự giám sát của Phó giám đốc 2
Tổ thông tin điện toán:
Quản lý thiết bị máy tính
Đảm bảo đường truyền nhanh chống và sự chính xác của đường truyền
Đảm bảo độ bí mật và an toàn cho khách hàng
Tiếp nhận chỉ thị trược tiếp từ Phòng Kế toán
Phòng giao dịch:
Tiếp xúc với khách hàng
Chăm sóc và phục vụ các giao dịch trực tiếp với khách hàng
Lập các báo cáo về hoạt động của Phòng và gửi về cho Phó giám đốc 2
Tiếp nhận chỉ thị, tuân thủ các yêu cầu dưới sự giám sát của PGĐ 2
2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank Chi nhánh 6 – TP.HCM (2010 – 2012)
Giai đoạn từ năm 2010 – 2012, nền kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, lạm phát tăng cao, thị trường xuất khẩu truyền thống giới hạn nguồn cầu, bất động sản, chứng khoán điêu đứng,…Tuy tình trạng nợ xấu, khả năng huy động và sử dụng vốn hợp lý vẫn là bài toán nan giải với nhiều ngân hàng; nhưng với những chính sách sáng suốt, kịp thời và hiệu quả, lại một lần nữa ban lãnh đạo của VietinBank đã khẳng định vị thế trụ cột của mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam Hiện tại, VietinBank là một trong số ít các ngân hàng thương mại
Trang 39duy trì được mức tăng trưởng hàng năm dương và đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 1%/năm
Để đạt được thành công đó, bên cạnh những nổ lực từ phía ban lãnh đạo, là
sự đồng lòng, phấn đấu, đoàn kết của cả tập thể nhân viên trong hệ thống, cũng như
sự liên kết chặt chẽ giữa hội sở - sở giao dịch – chi nhánh và các ban - ủy ban khác VietinBank CN 6 – TP.HCM là một trong số những nhân tố ấy, kiên trì, bền bĩ, từng bước góp phần đưa Ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VietinBank – Chi nhánh 6 TP.HCM (2010 – 2012)
ĐVT: Triệu đồng
Số liệu 2012 2011 2010
Chênh lệch 2012/2011
Chênh lệch 2011/2010
Giá trị Tỷ lệ
(%) Giá trị
Tỷ lệ (%)
Thu nhập 440.580 441.925 160.141 -1.345 -0,30% 281.784 175,96%
Chi phí 392.538 380.356 138.852 12.182 3,20% 241.504 173,93%
Lợi nhuận 48.042 61.569 21.289 -13.527 -21,97% 40.280 189,21%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh 6)
Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2012, nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chuyển biến theo hướng tích cực Tốc độ tăng trưởng về doanh thu năm 2010 đạt 40,09%, của năm 2011 đạt 175,96%, năm 2012 doanh thu
có giảm nhẹ nhưng không đáng kể Năm 2011 được xem là năm thành công rực rỡ của Ngân hàng, khi mà mức tăng trưởng doanh thu gần gấp ba lần so với năm 2010 Sang năm 2012, tuy doanh thu của Ngân hàng thấp hơn so với năm trước đó, giảm 0,3%, song nếu xét trên tổng bình diện chung của ngành ngân hàng Việt Nam năm vừa qua, thì mức doanh thu này đã được xem là thành công của VietinBank CN6 – TP.Hồ Chi Minh
Trong suốt ba năm qua, chi phí hoạt động của Ngân hàng tăng ổn định, hợp
lý, không có bất kỳ khoản mục nào gia tăng bất thường Năm 2010 – 2011, mức
Trang 40tăng trưởng của chi phí tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của doanh thu, đạt 55,49% vào năm 2010 và 173,93% vào năm 2011 Điều đó cho thấy Ngân hàng luôn quan tâm đến từng đồng vốn đầu tư, tài trợ của mình, sử dụng vốn hiệu quả sao cho mức sinh lợi là cao nhất, an toàn nhất Năm 2012, tuy chi phí tăng trưởng theo hướng trái ngược với doanh thu, tăng 3,2% so với năm trước đó, nhưng nhìn chung mức tăng này không cao lắm, không ảnh hưởng nhiều đến tính thanh khoản của Ngân hàng
Từ năm 2010 – 2012, lợi nhuận còn lại của Ngân hàng có xu hướng tăng nhưng không ổn định Năm 2010, lợi nhuận thu về giảm 21,89% so với năm 2009, năm 2011 tốc độ tăng trưởng này đã vượt lên tăng gần gấp ba lần so với năm trước
đó, đánh dấu một năm hoạt động kinh doanh thành công của Ngân hàng Do nhiều yếu tố vĩ mô, vi mô của nền kinh tế tác động, cộng với sự sụt giảm của doanh thu và mức tăng tỷ lệ nghịch của chi phí, năm 2012 lợi nhuận của Ngân hàng giảm mạnh đến 21, 97% so với năm thắng lợi 2011 Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng quan toàn ngành Ngân hàng năm vừa qua, trong khi phần lớn các Ngân hàng phải công
bố thua lỗ, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, nhiều ngân hàng phải tiến hành cơ cấu toàn bộ hệ thống hay sáp nhập để có thể duy trì hoạt động, thì mức lợi nhuận đạt được của VietinBank CN 6 – TP.HCM đã được đánh giá là kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững, luôn đảm bảo tổng lợi nhuận dương