Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 82 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
82
Dung lượng
1,08 MB
Nội dung
- 1 - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Hòa mình cùng với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng không ngừng phát triển, nó đã và đang thực sự trở thành nền kinh tế thị trường. Để bắt kịp nhịp độ phát triển kinh tế của các nước trong khu vực và thế giới, tất cả các ngành nghề đều phải không ngừng vận độngđể tồn tại và phát tri ển, việc trao đổi mua bán trong kinh doanh ngày càng phát triển, nhu cầu về thanhtoán là rất lớn, đặc biệt là TTKDTM. Nó đã và đang trở thành phương tiệnthanhtoán phổ biến, được nhiều quốc gia khuyến khích sử dụng, đặc biệt là đối với các giao dịch thương mại, các giao dịch có giá trị và khối lượng lớn. Đó là một trong những cơ hội kinh doanh tốt cho NH. TTKDTM không chỉ thúc đẩy tăng trưởng cho hầu hết mọi l ĩnh vực kinh tế mà còn góp phần đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước. Dựa theo Quyết định số 291/ 2006/ QĐ – TTg ban hành ngày 29/12/2006 về phê duyệt đề án thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đếnnăm 2020. [7] • Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; • Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung m ột số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003; • Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004; Nghị đinh 30/CP ban hành ngày 09/05/1996 về quy chế phát hành và sử dụng Séc. [1] Nghị định 64/2001/ NĐ – CP ngày 20/09/2001 về hoạt độngthanhtoán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ. [2] Nghị định 159/ 2003 NĐ – CP ban hành ngày 10/12/2003 về cung ứng và sử dụng Séc .[3] - 2 - Trong môi trường kinh doanh ngày càng đa dạng và phức tạp như hiện nay, các NHTM phải không ngừng đổi mới hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, hiện đại hóa công nghệ nhằm nâng cao về số lượng và cả chất lượng các sản phẩm dịch vụ để đủ sức cạnh tranh và phát triển bền vững trên thị trường. Một trong các sản phẩm dịch vụ đang là vấn đề nóng bỏ ng hiện nay, cần được quan tâm phát triển đó là dịch vụ về thanh toán. Nhưng thanhtoán làm sao để đem lại lợi ích cao nhất lại là một khía cạnh khác, thanhtoánđể đem lại sự thuận tiện, an toàn cho mọi cá nhân và doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho đất nước. TTKDTM là dịch vụ khá phổ biến đem lại sự nhanh chóng, chính xác, an toàn và bảo mật cho khách hàng, giúp cho cả khách hàng và hệ thống NH không tốn chi phí cho việc bảo qu ản, kiểm đếm tiền mặt. Tuy nhiên, do hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, chưa đồng bộ nên TTKDTM tại Việt Nam vẫn chưa được phát triển rộng rãi và còn nhiều hạn chế. Đẩymạnh TTKDTM tại Việt Nam, đặc biệt là thanhtoán qua thẻ ngân hàng, từng bước phát triển việc thanhtoántiền bằng các công cụ thanhtoán là việc rất nên làm. Trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống Kinh t ế - Xã hội Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng đang có những bước chuyển biếnmạnh mẽ đểhòa nhịp với kinh tế thế giới, trong đó hiện đại hóa công nghệ thanh toán, phát triển các công cụ và tiện ích TTKDTM là mục tiêu trọng tâm của Chính phủ đặt ra. Đặc biệt, Đồng Nai là tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp,là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trong điểm của Đất nước nên nhu cầu về thanhtoán vố n là rất lớn. Hiện nay, thị trường tài chính Việt Nam đang cạnh tranh rất sôi động, các NHTM đang không ngừng nâng cao chất lượng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, tạo cơ hội tốt cho người sử dụng dịch vụ có nhiều sự lựa chọn mới và có điều kiện tiếp cận phương tiệnthanhtoán hiện đại. Các sản phẩm dịch vụ đ ã và đang được đa dạng hóa, phục vụ cho mục tiêu TTKDTM tại Việt Nam. Nhận thức được vai trò của TTKDTM, ngân hàng ĐôngÁ đã nổ lực rất nhiều nhằm phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ thanh toán, tuy nhiên tỷ trọng TTKDTM trong tổng doanh số thanhtoán vẫn còn nhiều hạn chế. Đứng trước nhu cầu thanhtoán ngày càng tăng cao và những hạn chế của thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt hiện nay, ngân hàng ĐôngÁ cần có những chiến lược để phát triển, góp phần “phổ cập” TTKDTM trong dân cư. - 3 - Phấn đấu đếnnăm 2010, sẽ có 20 triệu tài khoản cá nhân, 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và 50% công nhân lao động trong các khu vực DN được trả lương qua tài khoản; khu vực DN sẽ có khoảng 80% các khoản thanhtoán giữa DN với nhau được thực hiện qua tài khoản tại các NH… Qua thời gian tiếp xúc với thực tiễn hoạt động của ngân hàng cùng với những bức xúc từ nhu cầu của thị trường kinh doanh hiện nay, em nhận thấy công tác thanhtoánkhôngdùngtiền m ặt là rất cấn thiết. Xuất phát từ những lí do trên và được sự cho phép của Ban lãnh đạo ngân hàng Đông Á, em chọn và viết đề tài: “ ĐẨYMẠNHTHANHTOÁNKHÔNGDÙNGTIỂNMẶTTẠINGÂN HÀNG TMCP ĐÔNGÁ–PGDBIÊNHÒAĐẾNNĂM 2015” Đềtài nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống, khoa học trên cơ sở sẵn có các tiềm năng về dịch vụ. Đồng thời bảo đảm dưới góc độ thực tế, đưa ra những giả i pháp thiết thực nhất giúp chất lượng hoạt động dịch vụ, hoạt độngthanhtoánkhôngdùngtiềnmặt của Ngân hàng phát triển, thu hút được số đông khách hàng đến với sản phẩm thanhtoán của Đông Á. Đây cũng là hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và hiện đại trong thanh toán. 2. Tổng quan đềtài nghiên cứu: Thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt là hình thức thanhtoán đang được khuyến khích áp dụng ở Việ t Nam. Nó đã và đang là mục tiêu quan trọng của Chính phủ Việt Nam, đang là đềtài hấp dẫn được nhiều cá nhân và tổ chức quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi một cách sôi nổi. Đã có nhiều cuộc hội thảo và nhiều đềtài nghiên cứu về lĩnh vực này và cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu mang lại ý nghĩa thực tiễn, được nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính áp dụng vào thực tiễn, nhiều Chính sách của Nhà n ước cũng đã ra đời để phục vụ cho mục tiêu thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt của Đất nước. Chính phủ đã ban hành quyết định Quyết định 291[7] về đề án thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đếnnăm 2020 với những mục tiêu, lộ trình cụ thể đểđếnnăm 2020, về cơ bản không còn thanhtoán bằng tiềnmặt trong thu chi ngân sách. Đồng thời, tỷ lệ các giao dịch thanh toán, chi tiêu thực hiện qua tài khoản sẽ đạt 90%. - 4 - Ngày 1/1/2005, NHNN công bố Nghị định quản lí thanhtoán bằng tiềnmặt đã thông qua. Nhà nước, báo chí khuyến khích nhắc nhở nhân dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội mở tài khoản và thanhtoánkhôngdùngtiền mặt. Để hỗ trợ cho công tác thanhtoánkhôngdùngtiền mặt, ngày 9/11/2005 Luật Giao dịch điện tử đã được Quốc hội thông qua, tạo hành lang pháp lý cho các nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, trong đó có dịch vụ thanhtoánkhôngdùngtiền mặt, tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia sâu rộng vào các hoạt động thương mại điện tử, cung cấp các dịch vụ thanhtoán cho các chủ thể tham gia kinh doanh trực tuyến trên mạng và qua tài khoản trên phạm vi toàn xã hội. Văn bản ban hành rất đồng bộ với cơ chế thanhtoán hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập. Ngân hàng Nhà nước TP HCM và Ngân hàng TMCP ĐôngÁ (DAB) cũng đã phối hợp tổ chức cuộc hội thảo về “ Thanhtoánkhôngdùng tiề n mặt” nhằm khuyến khích sử dụng thẻ như một giải pháp để phát triển nhanh việc thanhtoánkhôngdùngtiền mặt, giảm bớt lượng tiềnmặt rất lớn đang được sử dụng trong các giao dịch thanhtoán hàng ngày. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã đề ra một số đề án thành phần khác như: đề án chi trả trợ cấp ưu đãi xã hội và trợ cấp xã hội, đề án hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt độngthanhtoán của nền kinh tế; đề án TTKDTM trong khu vực doanh nghiệp, nhóm đề án TTKDTM trong khu vực dân cư, nhóm đề án phát triển các hệ thống thanh toán, gồm một số tiểu đề án như xây dựng trung tâm thanhtoán bù trừ tự động phục vụ cho các giao dịch bán lẻ; xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất; kết nối hệ thống thanhtoán bù trừ và quyết toán chứng khoán với hệ thống thanhtoán liên ngân hàng qu ốc gia. Trên thế giới, các quốc gia ở châu Âu đã sớm áp dụng phương thức TTKDTM và đã mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế. Trong đó, Mỹ là quốc gia đi tiên phong về lĩnh vực thanhtoán điện tử trong hoạt độngngân hàng, thẻ thanh toán. Nhiều đềtài phục vụ cho TTKDTM đã ra đời như: - Đềtài nghiên cứu về thị trường thẻ thông minh Châu Á– Thái Bình Dương của Frost & Sullivan. - Giải pháp chìa khóa trao tay c ủa BGS áp dụng công nghệ DUET (Direct Universal Electronic Transaction – Giao dịch điện tử trược tiếp phổ biến ) - 5 - - Ngoài ra, còn có nghiên cứu về hoạt động dịch vụ thẻ thanhtoán của Stuart Tomlinson. Kinh nghiệm của nước ngoài cho thấy, trong lĩnh vực thanhtoán qua ngân hàng có nhiều luật khác nhau như Luật Thanhtoán bằng tiền mặt, Luật Séc, Luật Hối phiếu, Luật Phòng chống rửa tiền… đều được xây dựngđồng bộ. Theo TS. Nguyễn Đại Lai: “Thụy Điển là một trường hợp rất hay. Cuộc cách mạng về TTKDTM ở quốc gia này mới bắt đầu từ 1999, vậy mà kể từ sau năm 2000, tỷ lệ tiềnmặt trong tổng phương tiệnthanhtoán của Thụy Điển chỉ còn 0,7%, một con số đáng khâm phục nếu biết rằng trước 1999 tỷ lệ đó là trên 17%”.[20] Bên cạnh đó, ở giác độ nghiên cứu khoa học của sinh viên. Các kiến nghị đưa ra thể hiện quan điểm rõ ràng, tập trung vào v ấn đề nghiên cứu. Nhiều Sinh viên chuyên ngành tài chính ngân hàng trong phạm vi cả nước đã có nhiều tham luận và có nhiều báo cáo nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực TTKDTM. Tất cả những tham luận và báo cáo nghiên cứu này đều thể hiện được tính cấp thiết cũng như gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễnđể giải quyết vấn đề có tính khoa học. Trong phạm vi trường Đại học Lạc Hồng, đềtài về TTKDTM hầu như chưa có Sinh viên nào thực hiện. Tuy nhiên, cũng có một số đềtài làm về thanhtoán thẻ, marketing thẻ ngân hàng, đó là một phần trong đềtài TTKDTM. - Đềtài của tác giả Nguyễn Ngọc Phương Thanh: “ Đẩymạnh hoạt động Marketing thẻ tạiNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Biên Hòa” - Đề tài: “ Giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ tạiNgân hàng ĐôngÁ phòng giao dịch BiênHòa–Đồng Nai” củ a tác giả Phan Thị Huyền – Sinh viên khoa Quản trị - Kinh tế quốc tế. Trong báo cáo nghiên cứu này, tác giả đi sâu phân tích các phương thức TTKDTM: thanhtoán bằng Séc, thanhtoán bằng Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, thanhtoán bằng thẻ, .nhưng chủ yếu tác giả tập trung vào phương thức thanhtoán bằng thẻ, dùng thẻ làm phương tiện phổ biếnđể thực hiện TTKDTM. Mong muốn của tác giả là phát triển rộng rãi phương thức thanhtoán bằng thẻ ra công chúng, góp ph ần mở rộng TTKDTM trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, dựa trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các nước tiến bộ đã đi trước. Xuất phát từ nhu cầu của các cá nhân và tổ chức, mở rộng phương thức TTKDTM không những giải quyết nhu cầu về thanhtoán mà còn - 6 - góp phận thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hóa– Hiện đại hóa Đất nước, góp phần khắc phục những tồn tại và khó khăn trong công tác TTKDTM. Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra những cách đánh giá và nhìn nhận vấn đề trong bối cảnh và tình hình mới, đánh giá kết quả sử dụng thẻ ngân hàng với công tác thanhtoánkhôngdùngtiền mặt. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả tiến hành điều tra, phân tích, sàng lọc, so sánh những vấn đề liên quan ở 2 chương cùa báo cáo. Tìm hiểu phương thức TTKDTM qua thẻ tại Việt Nam, tăng giảm ra sao, tìm hiểu những vấn đề liên quan đến TTKDTM: các vấn đề về chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng kĩ thuật, cơ chế chính sách . ở nhiều góc độ khác nhau.Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng công tác TTKDTM tại Việt Namđến nă m 2015. 3. Mục tiêu nghiên cứu: - Nghiên cứu thực trạng về thanhtoánkhôngdùngtiềnmặttại Việt Nam. - Đi sâu nghiên cứu thực trạng về thanhtoánkhôngdùngtiềnmặttạiNgân hàng TMCP ĐôngÁ–PGDBiên Hòa. - Dựa trên cơ sở đó, đưa ra những biện pháp đẩymạnh hoạt độngthanhtoánkhôngdùngtiềnmặt thông qua việc phát triển các dịch vụ thanh toán, đặc biệt là thẻ ngân hàng. 4. Phạm vi nghiên cứ u: - Đối tượng nghiên cứu: cá nhân trên địa bàn Thành phố Biên Hòa.( kể cả khách hàng của NH TMCP ĐôngÁ ) với mẫu điều tra là 68 mẫu. - Phạm vi nghiên cứu: • Thời gian: từ năm 2007 đến cuối năm 2009. • Không gian: tại địa bàn Thành phố Biên Hòa, cụ thể là ở ngân hàng ĐôngÁ–PGDBiên Hòa. - 7 - 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp tại bàn gồm: so sánh, thống kê, phân tích. - Phương pháp tại hiện trường gồm: điều tra khảo sát thực tế bằng bảng câu hỏi. Ngoài ra , tác giả còn sử dụng công cụ Excel và phần mềm xử lý số liệu SPSS 16.0 để hỗ trợ cho việc tính toán và phân tích. 6. Những đóng góp mới của đề tài: - Khắc phục những tồn tại trong hệ thố ng thanhtoánkhôngdùngtiền mặt, đặc biệt là thanhtoán bằng thẻ. - Đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng khi thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt - Góp phần “phổ cập” thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt trong dân cư. 7. Kết cấu nội dung: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng biểu, phụ lục, đềtài gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lí luận về thanhtoánkhôngdùngtiền mặ t. - Chương 2: Thực trạng hoạt độngthanhtoánkhôngdùngtiềnmặttạingân hàng TMCP ĐôngÁ–PGDBiên Hòa. - Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác thanhtoánkhôngdùngtiềnmặttạiNgân hàng TMCP ĐôngÁ–PGDBiên Hòa. - 8 - CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANHTOÁNKHÔNGDÙNGTIỀNMẶT 1.1. Khái niệm thanhtoánkhôngdùngtiền mặt: Thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt (TTKDTM) là cách thanhtoánkhông có sự xuất hiện của tiềnmặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả sang tài khoản của người thụ hưởng mở tạiNgân hàng (NH) hoặc là bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của Ngân hàng. 1.2. Nguồn gốc hình thànhthanhtoánkhôngdùngtiền mặt: Thanhtoán là một khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất, trao đổi và lưu thông hàng hóa. Vì vậy, các phương tiệ n thanhtoán phải không ngừng đổi mới, phát triển theo hướng hiện đại để phù hợp với nhịp độ tăng trưởng của quá trình sản xuất, trao đổi và lưu thông hàng hóa cũng như phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của xã hội, sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, lưu thông hàng hóa ngày càng được mở rộng cả về quy mô, phạ m vi, nhu cầu của con người ngày càng cao, khối lượng hàng hóa, dịch vụ ngày càng đa dạng cả về khối lượng và chất lượng, các quan hệ thương mại được mở rộng ra trên phạm vi quốc tế thì thanhtoándùngtiềnmặt càng bộc lộ những hạn chế nhất định của nó. • Đầu tiên, khối lượng tiềnmặt trong lưu thông tăng lên gây khó khăn cho quá trình điều hòa, lưu thông tiền mặt, gây s ức ép về mặt giá cả, đó là một trong những nguyên nhân gây nên lạm phát cao. • Mặt khác, thanhtoán bằng tiềnmặt phải tốn chi phí rất lớn cho việc in ấn, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm… • Tiếp đến, khi quan hệ thanhtoán mở rộng ra phạm vi quốc tế thì chi phí về thủ tục chuyển đổi tiền sẽ rất lớn, thời gian đểthanhtoán bị hạn chế, điều này làm kiềm hãm quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. • Hơn nữa, thanhtoántiềnmặt hạn chế khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại, hạn chế nạn tiền giả. - 9 - Từ thực tế khách quan này, một phương thức thanhtoántiến bộ hơn đã ra đời và ngày càng được mở rộng cả về quy mô và phạm vi, đó là phương thức TTKDTM với hình thức tiền tệ ghi sổ, trong đó, NH đứng ra làm trung gian thanhtoán giữa các khách hàng. Nó đã khắc phục được những hạn chế trên của thanhtoándùngtiền mặt. 1.3. Đặc điểm của TTKDTM: - Gọn nhẹ, không giữ trong người nên an toàn. - Không thực hiện thao tác bằng tiền mặt. - Thanhtoán qua hệ thống tài khoản ngân hàng - Có thể kiểm soát được thông tin giao dịch trên tài khoản. - Thực hiện được giao dịch mọi lúc, mọi nơi. - Tiết kiệm thời gian và chi phí. 1.4. Vai trò của TTKDTM trong nền kinh tế thị trường: TTKDTM có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường. Tính đến cuối năm 2009, ngành NH đã đạt tỷ lệ TTKDTM 86%; tốc độ quay vòng đồng vốn giảm từ 3 - 5 ngày trong năm 2001 xuống còn 20 phút năm 2009. Toàn quốc đã có hơn gần 10.000 máy rút tiền tự động ATM và hơn 36.000 POS, 22 triệu thẻ thanh toán, 25/49 tổ chức tín dụng trong nước có dịch vụ Internet Banking, Home Banking, SMS banking, Mobile Banking và Ví điện tử. [20] 1.4.1, Thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóakhông ngừng phát triển: TTKDTM cung cấp cho các chủ thể thanhtoán những công cụ thanhtoán nhanh chóng, thuận tiện và hiện đại. Khi th ực hiện thanh toán, khách hàng không phải mang theo tiềnmặt mà chỉ cần sử dụng một số hình thức thanhtoánkhôngdùngtiền mặt, do vậy sẽ tránh được những rủi ro như mất trộm, giảm chi phí vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản tiền mặt. Nhờ đó chất lượng của hoạt độngthanhtoán ngày càng nâng cao, góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa, mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế và h ạn chế được hoạt động rửa tiền. 1.4.2, Góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, giảm chi phí lưu thông xã hội Công tác TTKDTM gắn liền với công tác kế hoạch hoá lưu thông tiền tệ. Thực hiện tốt công tác TTKDTM tức là tăng nhanh tỷ trọng TTKDTM trong chu chuyển tiền tệ, giúp: - 10 - • Giảm lượng tiềnmặt trong lưu thông. • Giảm được các chi phí cần thiết phục vụ cho lưu thông tiềnmặt như: chi phí in ấn, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền. • Tác động trực tiếp đến thị trường giá cả, kiềm chế lạm phát. • Đảm bảo an toàn cho việc dự trữ tiền và tài sản của xã hội, • Đẩymạnh t ốc độ lưu chuyển tiền tệ tiến tới ổn định tiền tệ. • Giải quyết được tình trạng thiếu tiềnmặt trong ngân quỹ làm cho hoạt động của ngân hàng được thực hiện trong suốt, hoàn thiện chức năng trung gian thanhtoán của NHTM. 1.4.3, Góp phần tăng nguồn vốn cho ngân hàng thương mại: • TTKDTM tạo điều kiện cho NHTM thực hiện chức năng “tạo ti ền”. TTKDTM sử dụngtiền ghi sổ, thực hiện thanhtoán bằng cách trích từ tài khoản người phải trả sang tài khoản người thụ hưởng hoặc bù trừ giữa các NHTM với nhau. Do đó, TTKDTM luôn tạo ra một lượng tiền nhàn rỗi mà NH có thể sử dụngđể tăng nguồn vốn tín dụng, tăng nguồn vốn cho đầu tư . • Đồng thời, thông qua hình thức thanhtoán này, NH nắm được một cách chính xác, hợ p lý tình hình thiếu vốn của các bên tham gia thanhtoánđể kịp thời cho vay, phát tiềnđúng mục đích và có vật tư hàng hóa đảm bảo. Đây chính là cơ sở để NH thực hiện chức năng tạo tiền của mình. • TTKDTM giúp cho ngân hàng tập trung được nguồn vốn trong xã hội phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.4.4, Phục vụ cho việc chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia c ủa NHNN: • Giảm được khối lượng lớn tiềnmặt trong lưu thông và làm tăng khối lượng tiền ghi sổ, điều đó giúp cho NH Trung ương có thể sử dụng hữu hiệu các công cụ của chính sách tiền tệ. • Nhà nước có thể kiểm soát được lượng tiềnmặt lưu thông trên thị trường để có biện pháp quản lý lạm phát, quản lý sự biếnđộng củ a thị trường, thiết lập các chính sách tài chính –tiền tệ quốc gia. Bên cạnh đó, việc thanhtoán qua ngân hàng sẽ kiểm soát được tình trạng thu chi của các doanh nghiệp hạn chế tình trạng tham ô, chi tiêu mờ ám, trốn thuế, rửa tiền…