thanh toán không dùng tiền mặt. liên hệ với thực trạng ở viêt nam

34 400 0
thanh toán không dùng tiền mặt. liên hệ với thực trạng ở viêt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  BÀI THẢO LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 1 ĐỀ TÀI NHÓM: THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT. LIÊN HỆ VỚI THỰC TRẠNG VIÊT NAM. Giảng viên hướng dẫn: Phạm Quốc Khang. Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5 Lớp: N11 Huế, 10/2011 1 Thanh toán không dùng tiền mặt và thực trạng Việt Nam TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  BÀI THẢO LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 1 ĐỀ TÀI NHÓM: THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT. LIÊN HỆ VỚI THỰC TRẠNG VIÊT NAM. Giảng viên hướng dẫn: Phạm Quốc Khang. Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5 1. Ngô Thị Bích Nhạn 2. Châu Lê Xuân Thi 3. Trần Minh Nhật 4. Trần Thị Khánh Vân 5. Võ Thị Thảo Trinh 6. Nguyễn Thị Mai Liên 7. Đào Thị Thiên Ngọc 8. Nguyễn Văn Thành Như 9. Nguyễn Thanh Phong 10.Nguyễn Thùy Nhiên 11.Sisudon Kongsay 12. SolangKoun Phoutsady Huế, 10/2011 2 Thanh toán không dùng tiền mặt và thực trạng Việt Nam TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011 Mục lục Lời mở đầu 4 Chương 1. Cơ sở lý luận chung của đề tài 5 Chương 2. Thực trạng về thanh toán không dùng tiền mặt Việt Nam 10 Chương 3. Các giải pháp cụ thể để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 19 Chương 4. Mục tiêu và định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đến năm 2020 31 Kết luận 33 Tư liệu tham khảo 34 3 Thanh toán không dùng tiền mặt và thực trạng Việt Nam TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011 LỜI MỞ ĐẦU Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam thời gian qua, đất nước chúng ta đã thu được kết quả bước đầu rất khả quan, tạo được niềm tin trong nhân dân cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước . Cùng với những thành tựu đổi mới của đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, đóng vai trò tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng và các doanh nghiệp chính là hai nhân tố chủ chốt trong nền kinh tế đã đóng góp cho sự thành công đó . Doanh nghiệp với sự tài trợ của ngân hàng đẫ không ngừng mở rộng sản xuất, cung ứng khối lượng hàng hoá lớn cho thị trường trong nước cũng như quốc tế . Thanh toán trong ngân hàng là hoạt động không thể thiếu trong sự lớn mạnh của ngân hàng ,nó làm cho việc lưu thông tiền tệđược nhanh chóng, bắt kịp với xu thế hiện đại,đưa hệ thống ngân hàng thương mại bắt kịp với các nước trong khu vực và rút ngắn khoảng cách với các ngân hàng thương mại trên thế giới.Do đó,việc hoàn thiện và phát triển công tác thanh toán không dùng tiền mặt trong ngân hàng là hết sức cần thiết. Thanh toán không dùng tiền mặt trong những năm gần đây đã đạt được những tiến bộ vượt bậc từng bước hoà nhập với quốc tế. Việc thanh toán được thực hiện qua hệ thống máy vi tính đã giải quyết tốt ba yêu cầu của công tác thanh toán là nhanh chóng, chính xác, an toàn. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt ngày một tăng, nạn khan hiếm tiền mặt được đẩy lùi. Tuy nhiên công tác thanh toán không dùng tiền mặt nước ta hiện nay vẫn còn một số tồn tại cần quan tâm nghiên cứu. Vì những lý do trên mà chúng em thực hiện bài tiểu luận với đề tài: “Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và liên hệ thực trạng Việt Nam” Do thời gian có hạn, kinh nghiệm chưa có nhiều nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Mong sẽ nhận được sự góp ý của thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! 4 Thanh toán không dùng tiền mặt và thực trạng Việt Nam TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011 ĐỀ TÀI: THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT. LIÊN HỆ VỚI THỰC TRẠNG CỦA VIỆT NAM. Chương 1. Cơ sở lý luận chung của đề tài. 1. Lưu thông tiền tệ. 1.1. Khái niệm và vai trò của lưu thông tiền tệ. Lưu thông tiền tệ là sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế, để thực hiện các quan hệ thương mại, hàng hoá, phân phối thu nhập, hình thành nguồn vốn và phúc lợi xã hội. 1.2. Các hình thức lưu thông tiền tệ. 1.2.1. Lưu thông bằng tiền mặt.  Ưu điểm: Đơn giản, có thể áp dụng nhiều nơi, chu chuyển nhanh.  Nhược điểm: Tốn kém về mặt chi phí lưu thông, gây ra hiện tượng tiêu cực xã hội như: trộm, cắp, trốn thuế… 1.2.2. Lưu thông không dùng tiền mặt. Là quá trình tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán không trực tiếp bằng tiền mặt mà trực tiếp bằng cách trích chuyển trên các tài khoản ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc bù trừ lẫn nhau giữa những người phải thanh toán và những người thụ hưởng.  Ưu điểm: An toàn, nhanh chóng, gọn nhẹ, không gây ách tắc trong chu chuyển và có hiệu quả kinh tế cao. Khắc phục được một phầm chi phí lưu thông. Tăng cường khả năng kiểm soát của nhà nước và của ngân hàng, tạo ra sự văn minh, lịch sự trong thanh toán.  Nhược điểm: Mọi thanh toán phải thông qua ngân hàng. Phải có trình độ nhất định mới tham gia được. Trang bị cơ sở vật chất ban đầu khá tốn kém. Vấn đè bảo mật còn nhiều bất cập. Chí phí in ấn, quản lý còn cao. 2. Sự cần thiết phải phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. 2.1. Nguồn gốc của thanh toán không dùng tiền mặt.  Sản suất hàng hoá ngày càng phát triển, hàng hoá đưa vào lưu thông càng nhiều, đòi hỏi phải có thêm lượng tiền đưa vào thêm đáp ứng nhu cầu của hàng hoá đưa vào lưu thông. Hơn nữa người ta thấy rằng trong mua bán chịu, tờ giấy ghi nợ cũng có giá trị như tiền vậy. Tiền giấy ra đời và nó đã giúp cho việc trao đổi hàng hoá diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều. 5 Thanh toán không dùng tiền mặt và thực trạng Việt Nam TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011  Nhưng sản xuất không ngừng phát triển, khối lượng tiền đưa vào lưu thông ngày một lớn, đặc biệt là khi có lạm phát. Tiền giấy bộc lộ những hạn chế nhất định như: Chi phí in ấn, bảo quản, tiền giả, kiểm đếm…Hơn nữa trong nền kinh tế phát triển như ngày nay khối lượng tiền trong một giao dịch là rất lớn, nếu thanh toán bằng tiền mặt thì rõ ràng là bất tiện. Như vậy đòi hỏi phải có phương thức thanh toán mới ưu việt hơn khắc phục được những hạn chế trên, phù hợp với một giai đoạn phát triển kinh tế mới.Thanh toán không dùng tiền mặt xuất hiện như một tất yếu, thể hiện bước phát triển và hoàn thiện đỉnh cao của lịch sử phát triển của tiền tệ. 2.2. Sự cần thiết phải phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.  Hiện nay khi mà nền kinh tế thế giới đã phát triển sang một giai đoạn mới, lúc này ngân hàng phải phát huy đầy đủ các chức năng của mình đó là trung tâm thanh toán trong nền kinh tế. Ở đây ta hiểu thanh toán không dùng tiền mặt là sự vận động của tiền tệ với chức năng là phương tiện thanh toán giữa các tổ chức cá nhân trong xã hội bằng cách trích chuyển vốn tiền tệ từ tài khoản này sang tài khoản khác hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian thanh toán của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác. 2.3. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.  Thanh toán bằng Séc +Séc: là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập theo quy định của pháp luật, yêu cầu ngân hàng phải trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên Séc. +Đặc điểm của séc là có tính thời hạn. Thời hạn hiệu lực của tờ séc được ghi rõ trên tờ séc và tùy thuộc vào phạm vi không gian mà séc lưu hành trong nội địa thời gian ngắn hơn trong thanh toán quốc tế +Theo công ước Genève năm 1931 được nhiều nước áp dụng, một tờ séc cần ghi đủ những điều sau đây: -Tiêu đề của séc -Địa điểm và ngày tháng năm phát hành séc -Số tiền -Tên địa chỉ của người yêu cầu trích tài khoản, tài khoản được trích trả, ngân hàng trả tiền, tên địa chỉ của người hưởng số tiền trên séc, chữ ký của người phát hành séc. Nếu là tổ chức thì phải có chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng và dấu của tổ chức đó (nếu có). Các yếu tố trên đây phải được ghi rõ ràng, chính xác tuyệt đối, không tẩy xóa và phải được ghi cùng một loại chữ, một thứ mực không được ghi bằng mực đỏ 6 Thanh toán không dùng tiền mặt và thực trạng Việt Nam TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011 +Điều kiện đẻ thực hiện hình thức chi trả bằng Séc: - Để thực hiện hình thức này thì trước tiên, người mua phải có tiền tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có thể phát hành Séc hoặc tài khoản thanh toán. -Rủi ro của người bán trong trường hợp nhận Séc là có thể khi người bán đem Séc tới ngân hàng để nhận tiền thì số dư trên tài khoản của người mua không còn hoặc không đủ để chi trả -Để tránh rủi ro trên, mà trong một số trường hợp người bán phải yêu cầu người mua ký phát séc bảo chi chứ không phải là séc thông thường. Séc bảo chi tức là séc đó đã được ngân hàng đảm bảo chi trả. Trong trường hợp này, người mua phải ký quỹ tại ngân hàng để thực hiện bảo chi Séc.  Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi – chuyển tiền - Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng , kho bạc nhà nước yêu cầu ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ mình trích tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người hưởng thụ - Uỷ nhiệm chi được dùng để thanh toán các khoản trả tiền hàng dịch vụ hoặc chuyển tiền trong từng hệ thống và các hệ thống ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước. - Séc chuyển tiền cầm tay là một loại chuyển tiền được sử dụng theo yêu cầu của khách hàng. Séc chuyển tiền được áp dụng trong cùng hệ thống ngân hàng, kho bạc nhà nước do ngân hàng, kho bạc nhà nước lập và trao cho khách hàng sau đã lưu tiền vào một tài khoản. Thời hạn hiệu lực tối đa của séc chuyển tiền cầm tay là 30 ngày kể từ ngày phát hành ghi trên tờ séc.  Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (UNT) UNT được áp dụng thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản trong cùng một chi nhánh ngân hàng hoặc các chi nhánh ngân hàng, kho bạc nhà nước cùng hệ thống hoặc khác hệ thống. Uỷ nhiệm thu dòng thụ hưởng lập gửi vào ngân hàng , kho bạc nhà nước phục vụ mình để thu tiền hàng đã giao dịch hoặc dịch vụ đã cung ứng. Khách hàng mua và bán phải có sự tín nhiệm lẫn nhau trên cơ sở có ký hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng.  Thanh toán bằng thư tín dụng Thư tín dụng là lệnh của ngân hàng bên mua đối với ngân hàng bên bán khác địa phương yêu cầu trả tiền theo các chứng từ của người bán đã giao hàng hoá cung ứng dịch vụ theo đúng điều khoản của người mua. Theo thể thức thanh toán này, khi bên bán đã sẵn sàng giao hàng, bên mua phải ký quỹ vào ngân hàng một số tiền đủ để mở thư tín dụng thanh toán tiền mua hàng. 7 Thanh toán không dùng tiền mặt và thực trạng Việt Nam TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011 Thời hạn hiệu lực thanh toán của một thư tín dụng là 3 tháng kể ngày bên mua nhận mở thư tín dụng  Thanh toán bằng chứng từ điện tử Theo quy chế của Ngân hàng công thương Việt Nam, thanh toán chứng từ điện tử được hiểu là : Việc chuyển tiền và hoàn tất một lệnh thanh toán thông qua mạng máy tính giữa các chi nhánh trong nội bộ ngân hàng công thương việt namvới các ngân hàng khác ngoài hệ thống. Thanh toán điện tử có thể là chuyển có hoặc chuyển nợ đã được uỷ quyền. Phương thức thanh toán điện tử của Ngân hàng công thương Việt Nam là sự kế thừa và thay thế phương thức thanh toán liên hàng truyền thống, liên hàng qua mạng máy vi. tính bằng một chương trình thanh toán mới nhờ việc áp những thành tựu của công nghệ tiên tiến  Thanh toán bằng hình thức thẻ thanh toán Thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền mặt tựđộng. Thẻ thanh toán có nhiều loại, trước mắt áp dụng 3 loại thẻ :Thẻ ghi nợ; Thẻ ký quỹ thanh toán; Thẻ tín dụng . Người sử dụng thẻ có thể để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hoặc tại các quầy trả tiền mặt tựđộng, mỗi lần rút không quá 5 triệu, mỗi ngày một thẻ chỉ được rút tiền mặt một lần. 8 Thanh toán không dùng tiền mặt và thực trạng Việt Nam TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011 Chương 2. Thực trạng về thanh toán không dùng tiền mặt Việt Nam 1.Quy định khi sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt 1.1. Quy định chung  Các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đoàn thể, cá nhân được quyền lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán.  Các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước mở tài khoản tại kho bạc nhà nước  Các đơn vị và cá nhân có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt phải theo những quy định trong thể lệ thanh toán.  Việc mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, kho bạc nhà nước thì thực hiện qua tài khoản được ghi bằng đồng Việt Nam. Trường hợp ghi bằng ngoại tệ phải thực hiện theo quy chế quản lý ngoại hối của chính phủ Việt Nam ban hành. 1.2. Quy định đối với ngân hàng:  Thực hiện ủy thác thanh toán của chủ tài khoản, bảo đảm chính xác, an toàn, thuận tiện. Các ngân hàng và kho bạc có trách nhiệm chi trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trong phạm vi số dư tiền gửi theo yêu cầu của chủ tài khoản.  Kiểm tra khả năng thanh toán của chủ tài khoản trước khi thực hiện thanh toán và được ủy quyền từ chối thanh toán nếu tài khoản không đủ tiền, đồng thời không chịu trách nhiệm về những nội dung liên đới của bên khách hàng  Nếu thiếu sót trong quá trình thanh toán, gây thiệt hại cho khách hàng thì ngân hàng và kho bạc phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và tùy theo mức độ thiệt hại mà có thể bị xử lý theo pháp luật. 1.3.Quy định đối với khách hàng: - Để đảm bảo thực hiện thanh toán đầy đủ kịp thời, các chủ tài khoản phải có đủ tiền trên tài khoản, mọi trường hợp thanh toán quá số dư là phạm pháp và phải xử ký theo quy định của pháp luật. - Chủ tài khoản phải lập chứng từ theo mẫu in sẵn do ngân hàng ấn hành và các chứng từ phải đầy đủ các yếu tố quy định về mẫu, chữ ký đăng ký tại ngân hàng. 9 Thanh toán không dùng tiền mặt và thực trạng Việt Nam TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011 2.Thực trạng về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. 2.1.Những thành tựu đổi mới và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2001 - 2005 Trong giai đoạn 2001 - 2005 hoạt động thanh toán ngân hàng có sự chuyển biến mạnh mẽ. Nhiều phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích ra đời, đáp ứng được nhiều loại nhu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán, với phạm vi tiếp cận mở rộng tới các đối tượng cá nhân và dân cư. Những bước phát triển gần đây trong lĩnh vực thanh toán ngân hàng thể hiện, như sau: - Tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần: Năm 1997 là 32,2%; năm 2001 là 23,7%; năm 2004 là 20,3%, năm 2005 là 19% và đến tháng 3 năm 2006 là 18,5% ; - Từ nền tảng thanh toán hoàn toàn thủ công (mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy) chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động sử dụng chứng từ điện tử, đến nay các giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn. Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần trước đây, nay chỉ còn vài phút (đối với các khoản thanh toán khác hệ thống, khác địa bàn), chỉ trong vòng vài giây hoặc tức thời (đối với các khoản thanh toán trong cùng hệ thống, hoặc cùng địa bàn); - Dịch vụ tài khoản cá nhân của hệ thống ngân hàng thương mại phát triển khá nhanh. Số lượng tài khoản cá nhân trong toàn hệ thống ngân hàng cuối năm 2004 tăng gần 10 lần so với năm 2000 (từ 135 nghìn tài khoản lên tới 1 triệu 297 nghìn tài khoản). Số lượng tài khoản cá nhân đến cuối năm 2004 là 2 triệu; năm 2005 đã tăng lên 5 triệu tài khoản với số dư khoảng 20.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 150% về số tài khoản và 120% về số dư. Có được kết quả như trên là do nhiều yếu tố tác động như: môi trường pháp lý trong lĩnh vực thanh toán ngân hàng có những thay đổi theo hướng phù hợp hơn, mạng lưới điểm giao dịch phục vụ khách hàng của các ngân hàng được mở rộng, thanh toán điện tử liên ngân hàng được triển khai có hiệu quả,… Nhưng có một số lý do chính trực tiếp thúc đẩy sự gia tăng tài khoản cá nhân trong thời gian qua, đó là: các ngân hàng thương mại đã có nhiều nỗ lực trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán của khách hàng; chú trọng phát triển đa dạng và phong phú các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng bán lẻ với những ứng dụng công nghệ tin học tiên tiến; bắt đầu quan tâm đến công tác tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo, khuyến mãi cho các sản 10 Thanh toán không dùng tiền mặt và thực trạng Việt Nam [...]... Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán hiện nay là lực cản lớn trong việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; - Thiếu động cơ kinh tế đủ mạnh để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt: đối với nhiều đối tượng giao dịch, các công cụ và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt không chứng tỏ có lợi ích hơn hẳn về kinh tế so với tiền mặt Ngược lại, thanh toán không dùng tiền mặt còn phải... tham gia hệ thống thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và những quy định khác liên quan đến các hệ thống thanh toán, trên có sở đó tạo khuôn khổ pháp lý chung để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; + Đối với các giao dịch thanh toán từ xa qua các thiết bị điện tử như thanh toán qua điện thoại di động, Internet v.v…, hoàn thiện cơ sở pháp lý hiện 17 Thanh toán không dùng tiền mặt.. . thực hiện kết nối giữa hệ thống TTLNH với hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán 5.2 Xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ tự động phục vụ cho các giao dịch bán lẻ (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện): 24 Thanh toán không dùng tiền mặt và thực trạng Việt Nam TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011 - Phát triển hệ thống thanh toán bán lẻ, trung tâm thanh toán bù trừ bán lẻ trên cơ sở khuyến khích sự tham... máy móc kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán 30 Thanh toán không dùng tiền mặt và thực trạng Việt Nam TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011 Chương 4 Mục tiêu và định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đến năm 2020 1 Mục tiêu tổng thể Đề án được đặt trong mối quan hệ với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo... nối hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán với hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện): - Hoàn thiện cơ chế thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán theo hướng kết nối giữa hệ thống quyết toán chứng khoán với hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia, nhằm bảo đảm cơ chế chuyển giao gắn với thanh toán. .. thuận lợi cho việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt 16 Thanh toán không dùng tiền mặt và thực trạng Việt Nam TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011 Chương 3 Các giải pháp cụ thể để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế (Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện từ năm 2006 đến năm... khoản - Đạt mức 80% các khoản thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau thực hiện qua tài khoản tại Ngân hàng đến cuối năm 2010 và đạt 95% đến năm 2020 3 Định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đến năm 2020 31 Thanh toán không dùng tiền mặt và thực trạng Việt Nam TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011 3.1.Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt phải phù hợp với trình độ phát triển của nền... Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựngthực hiện từ năm 2007 đến năm 2010) - Từng bước yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản chi tiêu của chính phủ, tiến tới áp dụng phương thức thanh toán không dùng tiền 18 Thanh toán không dùng tiền mặt và thực trạng Việt Nam TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011 mặt đối với hầu hết các khoản chi của những người có chức vụ, các khoản chi tiêu thường xuyên và chi... người thanh toán chỉ phải chịu phần chi phí nhỏ trong đó (kiểm đếm, vận chuyển), trong khi đó tiền mặt có điểm ưu việt rất lớn là thanh toán tức thời và 13 Thanh toán không dùng tiền mặt và thực trạng Việt Nam TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011 vô danh, thủ tục đơn giản Vì vậy, tiền mặt đã trở thành một công cụ rất được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng. .. - Hoàn thiện hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán (bao tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, cổ phiếu được niêm yết ) theo những 26 Thanh toán không dùng tiền mặt và thực trạng Việt Nam TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011 khuyến nghị của Ủy ban các Hệ thống Thanh toán và Quyết toán (CPSS) thuộc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), xét về dài hạn, khi thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng . toán không dùng tiền mặt và thực trạng ở Việt Nam TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011 ĐỀ TÀI: THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT. LIÊN HỆ VỚI THỰC TRẠNG CỦA VIỆT NAM. Chương. hàng. 9 Thanh toán không dùng tiền mặt và thực trạng ở Việt Nam TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011 2 .Thực trạng về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. 2.1.Những

Ngày đăng: 23/02/2014, 14:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan