Điển hình nhất các nghiên cứu mà tác giả thu thập được thường là hình thức nghiên cứu theo phương thức thức điều tra thông tin, phỏng vấn chuyên gia để đánh giá các nhân tố tác dộng đến
Trang 1LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Hà Nội – 1/2016
Trang 2ii
Đại học Quốc Gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: 1) PGS TS Nguyễn Ngọc Thanh
2) TS Lê Trung Thành
Phản biện 1: TS Đào Minh Phúc
Phản biện 2: PGS TS Nguyễn Cúc
Phản biện 3: PGS TS Nguyễn Thị Mùi
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc Gia chấm luận án tiến sĩ họp tại Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
vào hồi 15 giờ 00 ngày 27 tháng 1 năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
Hà Nội - 1/2016
Trang 3Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2016
Nghiên cứu sinh
Đặng Công Hoàn
Trang 4ii
Để hoàn thành Luận án này, tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ bảo của
các GVHD khoa học là PGS TS Nguyễn Ngọc Thanh và TS Lê Trung Thành đã dành
nhiều thời gian hướng dẫn hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện đề tài Bên cạnh đó, trong thời gian học tập của giai đoạn Nghiên cứu sinh, tác giả đã luôn nhận được sự quan tâm,
hỗ trợ, chỉ bảo, tạo điều kiện của các thầy cô, cán bộ nhân viên của Khoa Kinh tế chính
trị, của Trường Đại học Kinh tế-Đại học quốc Gia Hà Nội, các thành viên hội đồng khoa học và các đơn vị/cơ sở nghiên cứu khác, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân
thành và lời chúc sức khỏe tới tất cả các Thầy cô và các Anh chị
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm hỗ trợ của các đồng nghiệp ở các cơ quan đơn vị (Ngân hàng Nhà nước, Hội Thẻ Ngân hàng, Visa, Master, các NHTM, các tạp chí…), các đồng nghiệp ở Trung tâm Thẻ Techcombank và các nhà nghiên cứu đã cung cấp tài liệu, số liệu …giúp tác giả có nguồn tham khảo quan trọng để để sử dụng phân tích đánh giá và tổng hợp các nội dung liên quan đến đề tài Xin cảm ơn gia đình, bạn bè người thân đã luôn cổ vũ ủng hộ và trợ giúp
Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2016
Nghiên cứu sinh
Đặng Công Hoàn
Trang 5CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ TTKDTM VÀ TTKDTM CHO KHU VỰC DÂN CƯ
1.1.1 Về lợi ích và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi từ kinh tế tiền
1.1.2 Về vai trò cộng hưởng của phát triển dịch vụ TTKDTM đối với sự phát triển
1.1.3 Về vai trò của Nhà nước đối với sựphát triển TTKDTM cho người dân 17 1.1.4 Về thực tiễn triển khai TTKDTM ở một số trường hợp cụ thể 19 1.1.5 Về các nhóm giải pháp được khuyến nghị nhằm phát triển Dịch vụ
1.2.1 Về lợi ích, mục tiêu của phát triển dịch vụ TTKDTM với người dân 22 1.2.2 Về quản lý nhà nước đối với hoạt động cung ứng dịch vụ TTKDTM cho dân
Trang 6iv
1.2.4 Về các giải pháp đề xuất phát triển dịch vụ TTKDTM 28
1.3 KẾT LUẬN CHUNG VỀ CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN VỀ
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
2.1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TTKDTM VÀ DỊCH VỤ TTKDTM CHO
2.1.1 Quá trình hình thành DVTT và Dịch vụ TTKDTM qua NHTM 36 2.1.2 Tính tất yếu của phát triển dịch vụ TTKDTM trong nền kinh tế quốc dân 38 2.1.3 Khái niệm, đặc điểm dịch vụ TTKDTM dành cho dân cư 41 2.1.4 Một số dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư điển hình 44
2.2 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TTTKDTM CHO KHU VỰC DÂN CƯ
2.2.1 Nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ TTKDTM 53 2.2.2 Các chủ thể tham gia vào quá trình phát triển dịch vụ TTKDTM 60 2.2.3 Các chỉ số đánh giá phát triển dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư 63
2.3 LỢI ÍCH CỦA PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TTKDTM ĐỐI VỚI NỀN KINH
2.4 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TTKDTM
CHO KHU VỰC DÂN CƯ VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT
2.4.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc, Trung Quốc và Nigieria 77 2.4.2 Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 83
Trang 7v
ĐOẠN 2007-2014
3.1 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
3.1.1 Môi trường kinh tế xã hội và kết cấu dân số 87
3.1.2 Mức độ phát triển kinh tế thị trường trong lĩnh vực ngân hàng-tài chính 89
3.1.3 Môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán 93
3.1.4 Các chính sách Nhà nước đã triển khai để phát triển dịch vụ TTKDTM 97
3.1.5 Về Quản lý và hệ thống giám sát hoạt động TTKDTM 99
3.1.6 Sức ép từ hội nhập kinh tế Quốc tế và quá trình toàn cầu hóa 101
3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG
3.2.1 Thực trạng hành lang pháp lý của dịch vụ thẻ và dịch vụ TTĐT 102
3.2.2 Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ TTKDTM ở nước ta 104
3.2.3 Tình hình hoạt động phát triển dịch vụ Thẻ thanh toán 108
3.2.4 Về tình hình phát triển nhóm dịch vụ thanh toán điện tử 117
3.3 ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CỦA PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CHO DÂN CƯ VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT
3.3.1 Lợi ích của TTKDTM đối với với nền kinh tế và cộng đồng 122
3.3.2 Lợi ích của TTKDTM qua cảm nhận từ phía người dân 137
3.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TTKDTM CHO
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CHO KHU VỰC DÂN CƯ Ở
NƯỚC TA
4.1 DỰ BÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN
4.1.1 Dự báo tình hình kinh tế xã hội nước ta từ nay đến 2020 151
4.1.2 Cơ hội và thách thức đối với việc phát triển dịch vụ TTKDTM trong những
Trang 8vi
4.2 NHÓM GIẢI PHÁP CÁC NHTM CẦN ÁP DỤNG ĐỂ PHÁT TRIỂN
4.2.1 Những đề xuất cải thiện về mặt hệ thống cung ứng TTKDTM 164 4.2.2 Về chuẩn hóa công tác phát triển các nhóm dịch vụ TTKDTM 166 4.2.3 Khuyến nghị mô hình quản lý cung ứng dịch vụ TTKDTM 172
4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VỚI NHÀ NƯỚC NHẰM THÚC ĐẨY
4.3.1 Các nhóm giải pháp đề xuất với Chính phủ và Quốc hội 174 4.3.2 Giải pháp đề xuất đối với Ngân hàng Nhà nước 176 4.3.3 Đề xuất sự phối hợp của một số Bộ ngành có liên quan 179
Trang 9vii
ATM Máy rút tiền tự động
ACH Hệ thống bù trừ giao dịch thanh toán bán lẻ
CNTT Công nghệ thông tin
CSTT Chính sách tiền tệ
CNB Ngân hàng Trung ương Nigreria
ĐVCNT thanh toán bằng thẻ Đơn vị chấp nhận thẻ hay đơn vị bán hàng hóa dịch vụ chấp nhận DVTT Dịch vụ thanh toán
GPC GDP bình quân đầu người
HSBC Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải
IBPS Hệ thống thanh toán điện tử/internet liên ngân hàng
HTTT Hệ thống thanh toán
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt nam
NHTM Ngân hàng thương mại
NSNN Ngân sách Nhà Nước
NHTW Ngân hàng trung ương
POS Thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ đặt tại điểm bán hàng
PIN Mã số cá nhân của Thẻ thanh toán (Personal Iditification Number) PBOC Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc-NHTW
MPOS
Thiết bị thanh toán thẻ sử dụng công nghệ Mobile có tính chất di động
SWIFT Hệ thống viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn thế giới
TKTG Tài khoản tiền gửi thanh toán hay Tài khoản vãng lai của cá nhân TMĐT Thương mại điện tử
Trang 10viii
TTĐT Dịch vụ thanh toán điện tử
TCTQT Tổ chức thẻ quốc tế
TTCK Thanh toán chuyển khoản
TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt
TTLNH Thanh toán liên ngân hàng
TGTT Trung gian thanh toán
TOI Tổng thu nhập hoạt động (Total Operating Income) UNC Uy nhiệm chi hay Lệnh chi
UNT Ủy nhiệm thu hay là Nhờ thu
VAT Thuế giá trị gia tăng
WB Ngân hàng thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
Trang 11ix
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1: Chỉ số mức độ phổ biến của dịch vụ thẻ tại Hàn Quốc 16 Bảng 2.1: Kết quả ủng hộ chính sách TTKDTM ở Nigieria 72 Bảng 2.2: Lý do tán thành chính sách phát triển TTKDTM 73 Bảng 2.3: So sánh chi phí giao dịch bình quân của TTKDTM 74 Bảng 2.4: Ảnh hưởng của dịch vụ thẻ với thu NSNN ở Hàn Quốc 76 Bảng 3.1: Mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán của nước ta 106 Bảng 3.2: Mức độ cải thiện của một số chỉ số thuộc nhóm Kinh tế xã hội 107 Bảng 3.3: Số lượng thẻ phát hành và số Ngân hàng phát hành thẻ 2007-2014 109 Bảng 3.4: Mức độ phát triển hệ thống ATM/POS giai đoạn 2007-2014 111 Bảng 3.5: Tình hình doanh số giao dịch bình quân của chủ thẻ (chỉ số 4) 113 Bảng 3.6: Số lượng ĐVCNT và doanh số thanh toán thẻ qua POS 116 Bảng 3.7: Danh mục các công ty cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tại 119 Bảng 3.8: Tình hình giao dịch thanh toán ví điện tử 2014-2015 120 Bảng 3.9: Tỷ lệ TTKDTM/TPTTT, GDP đầu người và Tổng thu NSNN 124 Bảng 3.10: Mức độ tương quan giữa GPC và tỷ lệ TTKDTM 126 Bảng 3.11: Mức độ tương quan giữa TTKDTM/TPTTT và NSNN 127 Bảng 4.1 Chi phí đầu tư một số cấu phần quản lý TTKDTM 157
Biểu đồ 1.1: Thị phần doanh số thẻ của Hàn Quốc so với một số nước 15 Biểu đồ 1.2: Các yếu tố anh hưởng tới ứng dụng TTĐT trong chính phủ 18 Biểu đồ 1.3: Các hạng mục nghiên cứu để hình thành nên GEAR -2011 19 Biểu đồ 3.1: Phân bổ dân số theo khu vực và theo độ tuổi của Việt Nam 88 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu các loại thẻ đã được phát hành đến 31/12/2014 110 Biểu đồ 3.3: Về tình hình giao dịch thẻ ghi nợ nội địa 2014 115 Biểu đồ 3.4: Phân tích các dữ liệu về chuyên gia tham gia phỏng vấn 129 Biểu đồ 3.5: Mức độ trải nghiệm TTKDTM của các chuyên gia 131 Biểu đồ 3.6: Đánh giá của các chuyên gia về hiệu quả/lợi ích của TTKDTM 131
Trang 12x
Biểu đồ 3.9: Những giải pháp Nhà nước nên áp dụng để phát triển TTKDTM 135 Biểu đồ 3.10: Kết quả phản hồi điều tra theo khách hàng và theo địa bàn 138 Biểu đồ 3.11: Phân bố theo ngành nghề của khách hàng điều tra 139 Biểu đồ 3.12: Mức độ sử dụng các công cụ TTKDTM của người dân 140 Biểu đồ 3.13: Các lý do về lợi ích cụ thể khi sử dụng dịch vụ TTKDTM 141 Biểu đồ 3.14: Các lý do dẫn đến việc khách hàng lựa chọn dịch vụ TTKDTM 142 Biểu đồ 3.15: Lý do chính khiến khách hàng không sử dụng TTKDTM 143 Biểu đồ 3.16 Các “lo ngại” chủ yếu khi sử dụng dịch vụ TTKDTM 144
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC BỔ SUNG NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
Phụ lục 1 Các mẫu phiếu điều tra phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia
kinh tế và phỏng vấn khách hàng của tác giả
192
Phụ lục 2 Các mô hình hệ cấu trúc hệ thống thanh toán quốc gia phổ biến
và một số lưu đồ thực hiện xử lý giao dịch thẻ và TTĐT
199
Trang 131
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế đất nước đang từng bước phát triển theo hướng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế Các công cụ kinh tế thị trường trong nền kinh tế nước ta đang ngày càng được hoàn thiện và phát triển để phục vụ tốt hơn quá trình phát triển nền kinh tế đất nước Với đặc điểm là một nền kinh tế đi sau, có điểm xuất phát thấp nên quá trình hoàn thiện các hệ thống thiết chế kinh tế thị trường là một công việc khá khó khăn nhất là các hoạt động liên quan đến tài chính-ngân hàng, lĩnh vực huyết mạch của nền kinh tế
Hoạt động của hệ thống Tài chính-Ngân hàng-Thanh toán luôn chiếm vị trí quan trọng của nền kinh tế quốc dân Với tư cách là doanh nghiệp "đặc biệt", hoạt động của các NHTM đều liên quan hết thảy đến các pháp nhân nhân và thể nhân trong nền kinh tế Do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong suốt một thời gian dài trước đây, chúng ta chưa đánh giá đầy đủ vai trò các quan hệ hàng hóa - tiền tệ Từ đó dẫn đến cách tiếp cận chưa thật
sự phù hợp đối với vai trò quan trọng của hoạt động thanh toán trong nền kinh tế, thậm chí có nhiều lúc chúng ta đã hiểu các DVTT một cách chủ quan dẫn đến những thói quen thanh toán chi trả của người dân đôi khi đã trở thành một cản trở cho quá trình phát triển
và minh bạch hóa nền kinh tế Chính vì vậy, hoạt động phát triển các DVTT qua ngân hàng trước những năm 1990 phát triển chậm và manh mún Quá trình này đã dẫn đến hệ thống NHTM chưa thực sự làm tròn vai trò là một TGTT khi mà số lượng người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ do NHTM cung cấp chưa nhiều, tỷ lệ sử dụng thanh toán tiền mặt
trong hoạt động thanh toán, chi trả của người dân khá cao Đến khoảng năm 2000, với đại
bộ phận dân cư, dịch vụ TTKDTM vẫn là cái gì đó khá xa xỉ, phương tiện thanh toán chủ yếu của họ vẫn là tiền mặt như là một hệ quả tất yếu từ tâm lý ăn chắc mặc bền của người dân Điều này đã góp phần dẫn tới thực trạng là sự minh bạch của nền kinh tế nước ta được đánh giá chưa cao, hiệu quả trong sử dụng dịch vụ thanh toán nói chung và dịch vụ TTKDTM vẫn còn thấp, tình trạng tham nhũng trong nền kinh tế có nhiều điều kiện hơn
để phát triển Đây cũng là vấn đề đã từng xảy ra đối với một số nền kinh tế đang phát triển
khác
Trang 142
Tình trạng chậm phát triển của dịch vụ TTKDTM trong nền kinh tế tại nước ta được nhìn nhận có nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng thanh toán nói riêng và hệ thống NHTM nói chung dẫn đến tiền mặt đã trở thành sự lựa chọn chủ yếu của người dân Ngay cả đến thời điểm này, một số nghiên cứu của các tác giả khác đã công bố vẫn nhìn nhận một thực tế là cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển dịch vụ TTKDTM cũng như chất lượng dịch vụ TTKDTM phục
vụ người dân vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện Quy trình cung cấp dịch vụ chưa thật sự thuận tiện, còn rườm rà, thái độ phục vụ chưa chuyên nghiệp, sản phẩm dịch vụ đôi lúc còn manh mún nên chưa tạo ra sự yên tâm cho người dân khi lựa chọn sử dụng dịch vụ này
Đứng trước thực tế những đòi hỏi phát triển nền kinh tế hướng tới sự phát triển bền vững, hiệu quả, minh bạch và tuân theo các chuẩn mực hội nhập quốc tế Việc phát triển dịch vụ TTKDTM nói chung và Dịch vụ TTKDTM cho đối tượng dân cư là yêu cầu tất yếu để đưa nền kinh tế hướng tới nền kinh tế thị trường hiện đại, tạo ra sự thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân Đương nhiên, việc phát triển các dịch vụ TTKDTM sẽ không thể tách rời vai trò của các NHTM-định chế chủ yếu được phép làm chức năng cung ứng DVTT trong nền kinh tế Việt Nam Đây là một nhiệm vụ không dễ dàng, nhưng vì mục tiêu hiệu quả cho người dân, NHTM và Nhà nước, Việt
Nam sẽ không có sự lựa chọn khác Theo tác giả, phát triển dịch vụ TTKDTM cho khách
hàng dân cư cần phải có sự cải thiện, đổi mới, tập trung vào phân khúc khách hàng phù hợp để hạn chế sự bất cập, đơn điệu, hình thức hướng tới việc tạo thuận lợi thực sự cho người dân trong quá trình sử dụng dịch vụ
Sự phát triển dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư trong thời gian tới phải đảm
bảo ba yếu tố chủ đạo là: (1) Tiếp tục mở rộng phạm vi sử dụng dịch vụ của người dân;
(2) Tăng chất lượng của các loại hình dịch vụ TTKDTM sẽ được người dân sử dụng theo tiêu chuẩn thuận lợi, an toàn, hiệu quả và giảm thiểu các mặt trái; (3) Phát triển dịch vụ TTKDTM phải gắn liền với các chính sách của nhà nước để đạt được lợi ích cân bằng cho cả người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế, hướng tới sự minh bạch, hiệu quả xã hội
Câu hỏi được đặt ra cho tác giả khi thực hiện đề tài là thực trạng của việc phát triển dịch
vụ TTKDTM của người dân trong thời gian vừa qua như thế nào? và giải pháp nào để thúc đẩy phát triển dịch vụ TTKDTM cho người dân để đưa lại lợi ích, hiệu quả cho họ
Trang 153
và từ đó tác động cộng hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế? sẽ là những vấn đề cần phải được luận giải và trả lời Trước thực trạng đó, trong quá trình học tập nghiên cứu, làm việc thực tế trong lĩnh vực cung ứng DVTT Ngân hàng, tác giả quyết định lựa chọn
đề tài “Phát triển Dịch vụ Thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư tại
Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
và nhìn nhận vấn đề liên quan dưới góc độ nghiệp vụ ngân hàng
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho dân cư ở Việt Nam
2.2 Câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Luận án hướng tới trả lời một số câu hỏi nghiên cứu chủ đạo sau:
- Phát triển Dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư là gì? Và vai trò căn bản của phát triển TTKDTM đối với dân cư, nền kinh tế thị trường như thế nào?
- Tình hình phát triển dịch vụ TTKDTM của khu vực dân cư ở Việt nam đang diễn
ra thực tế như thế nào?
- Làm thế nào để phát triển dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư nước ta trong thời gian tới?
2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây về dịch vụ TTKDTM
- Khái quá hóa các vấn đề lý luận liên quan đến dịch vụ TTKDTM Thực hiện nghiên
cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ TTKDTM đối với một số nước điển hình
Trang 164
- Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư giai đoạn
2007-2014 ở nước ta
- Đề xuất định hướng, giải pháp phát triển dịch vụ TTKDTM ở nước ta
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu về phát triển dịch vụ TTKDTM giành cho khu vực dân cư Việt Nam Trong đó đặt trọng tâm vào nghiên cứu đánh giá sự phát triển, và lợi ích mà việc phát triển dịch vụ TTKDTM mang lại cho dân cư và nền kinh tế thị trường Trên cơ sở đó đề xuất định hướng, giải pháp cho việc phát triển dịch vụ này một cách hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Vê không gian: Do khả năng, thời gian có hạn, đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu
và đề ra giải pháp phát triển các dịch vụ TTKDTM thông qua các phương tiện thanh
toán thực hiện dịch vụ hiện đại, có hàm lượng ứng dụng CNTT cao theo xu thế chung
của nhiều nước thế giới đang triển khai như: Thẻ thanh toán (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng,
thẻ trả trước), dịch vụ thanh toán điện tử (Internet banking, Mobile Banking, ví điện tử…) phục vụ nhóm khách hàng dân cư
Do dịch vụ TTKDTM còn có một số phương thức khác thuộc nhóm thanh toán chứng từ (lệnh chi, nhờ thu, Séc…) xuất hiện khá sớm trong quá trình hình thành dịch vụ thanh toán nhưng thông thường tính chất giao dịch không được ghi nhận theo thời gian thực (“Real time”)…trong xu hướng phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay đang ngày càng không phải là ưu tiên lựa chọn của người dân nên luận án sẽ không đề cập sâu
Về nhóm khách hàng dân cư: theo quy định chung của Pháp Luật Việt Nam cũng như thông lệ trên thế giới, hành vi được phép đứng tên đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng tài chính nói chung là những người đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân
sự Tại Việt Nam, theo quy định hiện nay của nghị định 101/CP/2012 thì đối tượng được phép sử dụng dịch vụ TTKDTM là đối tượng từ 15 tuổi trở lên, do vậy khái niệm dân cư
ở dây được hiểu là những cá nhân trong độ tuổi từ trưởng thành từ 15 tuổi trở lên
Ngoài ra, tại Việt Nam do quy định hiện hành của Pháp luật thì các NHTM là chủ
thể duy nhất được phép cung ứng trực tiếp DVTT vì vậy các dịch vụ TTKDTM khác
Trang 175
không thông qua hệ thống ngân hàng sẽ…chưa thuộc phạm vi đề cập sâu của lần nghiên cứu này
Về thời gian: Do giới hạn về dữ liệu, thời gian, Luận án dự kiến xem xét thực trạng
phát triển dịch vụ TTKDTM trong giai đoạn 2007-2014, trong quá trình sử dụng dữ liệu chạy mô hình, tác giả sẽ mở rộng phần quan sát thêm một số năm của một số biến số có liên quan trong giai đoạn từ 1994-2007 nhằm tăng độ tin cậy của dữ liệu phân tích
4 Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên các quan điểm của duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng
sử dụng các phương pháp nghiên cứu có kết hợp định lượng và định tính để luận giải và trả lời các câu hỏi nghiên cứu Cụ thể, các phương pháp nghiên cứu được áp dụng gồm:
- Phương pháp phân tích định tính:
+ Tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu các tài liệu, dữ liệu thu thập được, kết quả điều tra khảo sát từ đó thực hiện phân tích, tổng hợp, quy nạp để đưa ra tìm ra các khoảng trống nghiên cứu và thực hiện luận giải về mặt lý luận, thực tiễn của hoạt động phát triển dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư
+ Thực hiện khảo sát điều tra phỏng vấn: Luận án thực hiện khảo sát, điều tra,
phỏng vấn hai nhóm gồm: (1) 81 chuyên gia kinh tế và (2) 341 người dân đang sử dụng
dịch vụ TTKDTM để đánh giá về các nội dung liên quan đến phát triển dịch vụ TTKDTM
Sau khi có kết quả khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp thống kê tổng hợp đưa ra các kết luận khảo sát
Đối với mẫu mẫu khảo sát là các chuyên gia kinh tế-kỹ thuật, tác giả đã chọn mẫu dựa trên dự liệu về chức vụ, nghề nghiệp của những người công tác trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động thanh toán mà tác giả thu thập được trong quá trình làm việc
tương tác trong những năm vừa qua gồm: Cán bộ quản lý Trung tâm thẻ các Ngân hàng;
Cán bộ Quản lý tại các đơn vị cung ứng dịch vụ hỗ trợ thanh toán; Quản lý, chuyên viên
từ cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; phóng viên báo chí và các giảng viên công tác tại các cơ sở đào tạo kinh tế-kỹ thuật-công nghệ ở trong và ngoài nước Đối với mẫu điều
tra dân cư, tác giả đã tham khảo mô hình mà các tác giả Nigieria đã áp dụng trong nghiên cứu TTKDTM ở nước này đồng thời tham khảo thêm nguyên tắc chọn mẫu của các của một số công ty điều tra thị trường đã thực hiện trong quá trình tác nghiệp ở các NHTM
Trang 186
Việt Nam như: Nielsen, Cimigo…nhằm đảm bảo mẫu có tính đại diện và tin cậy phù hợp
nhất cho nhóm khu vực dân cư nước ta gồm: (i) Đa dạng về đối tượng điều tra theo nghề
nghiệp; (ii) Phân bổ đều theo các khu vực của đất nước theo các lát cắt: Bắc-Trung-Nam, Thành thị xen kẹ với nông thôn (iii) Tập trung vào việc sử dụng dịch vụ ở nhiều Ngân hàng khác nhau và (iv) Theo nhiều độ tuổi và thu nhập khác nhau… Mẫu điều tra được
thực hiện thông qua việc khách hàng trả lời bảng hỏi Việc xử lý bảng hỏi thực hiện theo các nguyên tắc thống kê để đưa ra các kết luận về dữ liệu điều tra
Từ kết luận này kết hợp với mô hình toán kinh tế để đánh giá, kết luận về vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài
- Phương pháp phân tích định lượng
Luận án sẽ sử dụng mô hình toán kinh tế thông qua thông qua phương pháp hồi quy
tuyến tính để với sự hỗ trợ của phần mềm Stata và Exel đánh giá về tương quan giữa tỷ lệ
TTKDTM trong TPTTT của nền kinh tế với các biến số khác (GDP đầu người-GPC, thu NSNN) để xem xét về mức độ tác động liên quan giữa phát triển TTKDTM với lợi ích của người dân và Nhà nước thông qua hai biến đại diện này Với dự liệu dùng để thực hiện mô hình được thu thập trong giai đoạn từ 1994-2014 tương ứng với 21 quan sát từ nguồn của Tổng Cục thống kê, WB… và nguồn thu thập tính toán của tác giả
Dựa trên kết quả dữ liệu hồi quy và một nhóm các giả thiết phù hợp để đảm bảo mô hình thể hiện các kết quả khoa học, tác giả sẽ thực hiện xem xét đưa ra các kết luận đánh
giá mô hình trên cơ sở lý thuyết kinh tế học: (1)Mức độ giải thích tác động của TTKDTM
với GPC và thu NSNN như thế nào; (2)“Ngưỡng” bắt đầu hiệu quả của phát triển TTKDTM bắt đầu từ khi nào; (3) Tỷ lệ phát triển TTKDTM của năm nay tác động đến các biến GPC, Thu NSNN năm sau như thế nào từ đó xác định mốc thời điểm TTKDTM
bắt đầu tác động làm tăng/giảm các biến số trên Việc này nhằm mục đích chứng minh sự phát triển TTKDTM có những tác động lợi ích rất cụ thể cho nền kinh tế từ đó đòi hỏi Nhà nước phải có các giải pháp phù hợp để tiếp tục phát triển loại hình dịch vụ quan trọng này Trong phần trình bày mô hình cũng sẽ có việc test kiểm định mức độ tương quan và tính phân phối chuẩn của các biến
Ngoài ra, tùy từng nội dung, luận án cũng có sử dụng bộ chỉ số phản ánh mức độ phát triển của TTKDTM để đánh giá về thực trạng hiện tại của các công cụ TTKDTM
Trang 197
phổ biến tại Việt Nam từ đó định vị chính xác tình hình này Luận án cũng sẽ sử dụng nghiệp sơ đồ, bảng biểu đề trình bày các nội dung lý luận và thực tiễn từng nội dung nghiên cứu có liên quan
5 Những đóng góp mới và ý nghĩa của Luận án:
Với năng lực và thời gian có hạn, luận án dự kiến sẽ có các đóng góp mới và các ý nghĩa chủ yếu sau:
Về mặt lý luận, học thuật
Luận án có những đóng góp mới về mặt lý luận về dịch vụ thanh toán không dùng
tiền mặt và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư: (i) Hoàn thiện
các khái niệm liên quan đến dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư; (ii) Xác định rõ nội dung phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt giành cho khu vực dân cư thông qua các công cụ/phương tiện thanh toán hiện đại có ứng dụng công nghệ cao; (iii) Xác định bộ chỉ số đánh giá phát triển thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư, (iv) Hoàn thiện một bước việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư trong điều kiện phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; (v) Trên cơ sở khoa học kinh tế chính trị chuyên ngành, luận án đã làm rõ thêm vai trò của Nhà nước trong việc phát triển dịch vụ Thanh toán không dùng tiền mặt và lợi ích của phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư với nền kinh tế (vi) trình bày được kinh nghiệm quốc tế và mô hình phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư ở một số quốc gia điển hình
Về đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
Từ mô hình khung nghiên cứu và các kết quả rút ra từ mặt lý luận, thực tiễn, Luận
án xác định phát triển dịch vụ TTKDTM là nhiệm vụ quan trọng đối với nền kinh tế, trong
đó kết quả xử lý mô hình và kết quả phỏng vấn chuyên sâu chuyên gia kinh tế, người dân đều cho thấy dịch vụ TTKDTM có lợi ích đối với người dân, doanh nghiệp và nền kinh
tế Quá trình phát triển dịch vụ TTKDTM chịu tác động của nhiều yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan do vậy các đề xuất mới từ kết quả nghiên cứu được hướng vào các nhóm
giải pháp trọng tâm gồm: (i) Vai trò của Nhà nước (ở đây hiểu là Quốc hội, Chính phủ,
NHNN và các bộ ban ngành) là rất quan trọng đối với việc phát triển loại hình dịch vụ
Trang 208
quan trọng này Nhóm giải pháp đề xuất với Nhà nước là rất quan trọng trong việc định hình đường hướng cho quá trình phát triền loại hình dịch vụ này thông qua cac công cụ điều tiết, chính sách khuyến khích phát triển trong từng thời kỳ nhằm nâng cao hiệu quả
và hạn chế mặt trái của phát triển dịch vụ TTKDTM; (ii) Để phát triển loại hình dịch vụ này, theo tác giả, mô hình cung cấp dịch vụ này từ phía NHTM là rất quan trọng, cho
dù mới dừng lại ở mức khuyến nghị nhưng mô hình cung cấp dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư theo hướng tập trung hóa là tất yếu và cũng là mô hình kinh điển mà các ngân hàng trên thế giới áp dụng, triển khai theo mô hình này các khiếm khuyết liên quan đến chất lượng sản phẩm dịch vụ, sự chưa thật phù hợp của sản phẩm theo đối tượng và phân khúc khách hàng, sự rủi ro trong quá trình sử dụng dịch vụ TTKDTM…sẽ được tối ưu hóa
6 Kết cấu của Luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án sẽ được trình bày theo 4 chương
Chương 1 Tổng quan về các nghiên cứu về Phát triển Thanh toán Không dùng tiền mặt và Thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về phát triển Dịch vụ Thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư
Chương 3: Thực trạng phát triển Dịch vụ Thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư tại Việt Nam giai đoạn 2007-2014
Chương 4: Định hướng và một số giải pháp phát triển hoạt động phát triển dịch vụ Thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư ở Việt Nam
Trang 219
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT VÀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CHO KHU VỰC DÂN CƯ
1.1 NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ NƯỚC NGOÀI
Trong khả năng tiếp cận của mình, tác giả nhận thấy các công trình liên quan đến TTKDTM do các tác giả nước ngoài thực hiện cũng không thật sự phổ biến ở phương diện nghiên cứu hình thành khái niệm và hệ thống hóa lý thuyết Một phần do các hoạt động phát triển dịch vụ TTKDTM chủ đạo phục vụ cá nhân như thanh toán thẻ, TTĐT, thương mại điện tử…có thời gian chưa lâu nên cũng chưa hình thành những khái niệm và
lý thuyết đầy đủ về các dịch vụ này Tuy nhiên các nghiên cứu của các nước, các tổ chức/cá nhân nước ngoài lại thường có tính nghiệp vụ chuyên sâu, tính thực tiễn khá cao phục vụ trực tiếp cho hoạt động quản trị kinh doanh của các đơn vị/cá nhân thường chiếm tỷ lệ lớn Điển hình nhất các nghiên cứu mà tác giả thu thập được thường là hình thức nghiên cứu theo phương thức thức điều tra thông tin, phỏng vấn chuyên gia để đánh giá các nhân
tố tác dộng đến loại hình dịch vụ này, trong khuôn khổ tìm kiếm phát hiện của tác gỉả, có
một số chủ đề/vấn đề nghiên cứu đã được các tác giả nước ngoài đã đề cập gồm: (1) Về
cơ sở lý luận, lợi ích, tính tất yếu khách quan và các nhân tố ảnh hưởng đến TTKDTM; (2) Về vai trò cộng hưởng của dịch vụ TTKDTM đối với sự phát triển của nền kinh tế; (3)
Về ảnh hưởng của chính sách nhà nước và môi trường kinh tế xã hội đến phát triển dịch
vụ TTKDTM; (4) Về thực tiễn triển khai TTKDTM và hệ thống thanh toán ở một số quốc gia và (5) Về một số giải pháp đề xuất phát triển TTKDTM của một số tác giả, cụ thể nội
dung đã được đề cập như sau:
1.1.1 Về lợi ích và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển từ kinh tế tiền mặt sang phi tiền mặt
Ở phương diện lý thuyết, một số tác giả nước ngoài đã có những trình bày hoặc mô
tả chung nhất về khái niệm dịch vụ TTKDTM, trong đó quan trọng nhất là chứng minh quá trình phát triển từ nền kinh tế tiền mặt sang phi tiền mặt là sự tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường Trong số các nghiên cứu ta giả thu thập được, có các công trình nghiên cứu của nhóm tác giả người Nigieria đã có quan điểm khá rõ ràng về TTKDTM
Trang 2210
và quá trình chuyển đổi hoạt động TTKDTM trong nền kinh tế từ thực tiễn của một nước
có điều kiện khá tương đồng với nước ta ở một số khía cạnh cụ thể sau:
- Lợi ích của TTKDTM trong nền kinh tế
Trong nghiên cứu có tựa đề đánh giá chính sách phát triển TTKDTM ở Nigieria
trong quá trình phát triển nền kinh tế Nigieria (An Appraisal of Cashless Economy Policy
in Devolopment of Nigierian Econnomy), Raymond Ezejiofor (2013) đã sử dụng phương
pháp điều tra nghiên cứu chọn mẫu để phỏng vấn chuyên sâu với các giả thuyết được hình thành nhằm kiểm định sự phù hợp với mục đích của nghiên cứu Mẫu sử dụng để điều tra trong nghiên cứu này kích cỡ 135 người và sử dụng kỹ thuật phân tích mẫu theo tiêu chuẩn quốc tế Bộ câu hỏi điều tra là công cụ cơ bản thu thập dữ liệu để phân tích trả lời các câu hỏi theo giả thuyết và dữ liệu thu thập được xác thực qua các kiểm tra logic và phần mềm hỗ trợ xử lý dữ liệu Các kết luận rút ra của tác giả Raymond Ezijofor (2013)
đã cho thấy:
+ Phần lớn người dân Nigieria có nhận thức về chính sách phát triển TTKDTM và
số đông nhận định chính sách này sẽ góp phần thúc đẩy: việc phòng chống rửa tiền, hạn
chế tham nhũng và giảm rủi ro xảy ra khi mang theo tiền mặt
+ Các rào cản chính sẽ có thể cản trở việc triển khai chính sách TTKDTM được tập
trung nhận diện là: tội phạm công nghệ cao và trình độ dân trí của người dân sẽ ảnh hưởng
đến khả năng “thẩm thấu” chính sách này
Cũng liên quan đến vấn đề này của phát triển dịch vụ TTKDTM trong nền kinh tế,
trong nghiên cứu có tên là Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tiền dựa trên tiền mặt sang
nền kinh tế phi tiền mặt- Kinh nghiệm Nigieria (Afro Asian Journal of Social Sciences,
ISSN: 2229-5313), hai tác giả Princewell N Achor và Anuforo Robert (2013) tập trung vào trình bày về bài học kinh nghiệm của Nigieria trong việc chuyển từ nền kinh tế tiền mặt sang nền kinh tế phi tiền mặt và các đánh giá về các chính sách này dưới góc nhìn chuyên sâu của lý thuyết kinh tế Trong báo cáo nghiên cứu, hai tác giả đã thực hiện mô
tả bước chuyển của Nigeria từ một nền kinh tế tiền mặt sang nền kinh tế phi tiền mặt Kể
từ khi công bố lộ trình của nhà nước về phát triển các chính sách TTKDTM do Ngân hàng Trung ương Nigieria (CNB) đưa ra, các bên liên quan đã có những quan điểm rất khác nhau về chính sách này, trong đó ít nhiều cũng đã có sự tranh cãi trong giới học giả và các
Trang 2311
nhà kinh tế Để chứng minh cho luận điểm việc phát triển dịch vụ TTKDTM là tất yếu khách quan, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra nghiên cứu thực nghiệm bằng bảng hỏi với số người được hỏi trên 650 người (bao gồm doanh nhân, sinh viên, dân thành thị) Dựa trên các nghiên cứu của mình, các tác giả đã phần nào chỉ rõ về các lợi ích khách quan của phát triển dịch vụ TTKDTM ở các khía cạnh:
+ Phát triển dịch vụ TTKDTM sẽ giúp giảm được nạn ăn cắp, cướp giật tiền mặt
do tình hình an ninh không ổn định như từng xảy ra
+ TTKDTM sẽ giúp giảm được tình trạng tham nhũng và tăng minh bạch hóa nền
kinh tế
+ TTKDTM sẽ giúp giảm được một số hành vi lừa đảo thường xuất phát trong quá
trình TTKDTM trong thanh toán chi trả
+ TTKDTM sẽ giúp giảm chi phí giao dịch thanh toán chi trả
Các quan điểm này cũng phần nào giống với các quan điểm của các tác giả Raymond
Ezejiofor (2013) khi ông cũng quan điểm rằng phòng chống rửa tiền, tham nhũng và giảm
rủi ro xảy ra khi mang theo tiền mặt chính là các lợi ích căn bản nhất của TTKDTM
- Về các mặt trái và các điều kiện triển khai TTKDTM
Trong nghiên cứu của mình, Raymond Ezejiofor (2013) đã xuất phát từ thực tế
Nigiêria chưa đủ tiềm lực để chấp nhận và xây dựng các chính sách kinh tế phi tiền mặt rộng khắp cả nước, do vậy CNB đã có các chính sách mang tính thí điểm, phát triển theo hướng có trọng tâm ở một số địa bàn, lĩnh vực cụ thể Một vấn đề rõ ràng ở đây đã được
tác giả nhấn mạnh là ảnh hưởng của yếu tố trình độ phát triển chưa cao cả về hạ tầng
công nghệ và giáo dục đối với các hoạt động TTKDTM Tác giả cũng cho rằng tội phạm công nghệ cao và trình độ dân trí của người dân sẽ ảnh hưởng đến khả năng thẩm thấu
chính sách này đối với cộng đồng dân cư Ở khía cạnh khác hai tác giả Princewell N Achor
và Anuforo Robert (2013) đã dựa trên kết quả nghiên cứu để kết luận rằng: gian lận khi
phát triển nền kinh tế phi tiền mặt, nạn mù chữ và phân cấp trong xã hội Nigeria, sự nghèo nàn và thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng và các khoản thu phí bừa bãi từ các NHTM là
nguyên nhân chính cản trở đến quá trình phát triển dịch vụ TTKDTM ở trong nền kinh tế
Princewell N Achor and Anuforo Robert (2013) cũng chỉ rõ bất chấp những lợi ích
mà CBN đưa ra, các bên liên quan vẫn bày tỏ ý kiến đối lập với việc chuyển đổi Trong
Trang 2412
khi một số người hoan nghênh sáng kiến của CBN, những người hoài nghi về sự thành công của chính sách này khi viện dẫn việc từ 1960 đến nay Nigeria đã trải qua một vài lần thay đổi chính phủ, cải tổ hiến pháp, cải tổ hệ thống ngân hàng nhưng đều chưa đem lại thay đổi tích cực đáng kể cho chỉ số phát triển con người của Nigeria Sự chuẩn bị của CNB cho việc áp dụng chính sách mới đã khiến một số người đặt câu hỏi về môi trường
văn hóa xã hội và các tệ nạn phát sinh liên quan đến phát triển dịch vụ TTKDTM Điều
này đồng nghĩa với sự khám phá thú vị của các tác giả về vai trò của thể chế kinh tế và
sử ổn định chính trị có vai trò quan trọng trong chính sách phát triển dịch vụ TTKDTM
Ngoài ra, các tác giả nhấn mạnh đến, sự thiếu ổn định của hệ thống điện lưới, cơ sở
hạ tầng thanh toán, sự gian lận trong TTĐT và đăc biệt là lo ngại về nạn mù chữ và phân cấp trong xã hội Nigeria cũng là những mặt cản trở Chính vì vậy việc nâng cao hiểu biết của người dân về thanh toán phi tiền mặt rất được ủng hộ, người dân cần được tham gia các buổi hội thảo, đào tạo để hiểu về phi tiền mặt [69, 72]
- Về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển dịch vụ TTKDTM
Trong nghiên cứu của mình, hai tác giả Princewell N Achor and Anuforo Robert
(2013) đã chứng minh, ở nền kinh tế phát triển như Mỹ, Châu Âu…việc sử dụng tiền mặt
để mua sắm hàng tiêu dùng đã giảm từ năm 1980 Còn hầu hết các nước kém phát triển hơn như Nigeria đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế thuần túy tiền mặt sang phi tiền mặt nhằm mục tiêu phản triển kinh tế xã hội Việc đưa ra chính sách thúc đẩy dịch
vụ TTKDTM từ từ cuối năm 2011, theo lý giải của CBA chủ yếu nhà mục tiêu đẩy mạnh việc phát triển và hiện đại hóa HTTT của Nigeria phù hợp với mục tiêu của nước này là lọt vào top 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2020 Đó cũng là một thực tế khách quan vì một HTTT được xây dựng hiệu quả và hiện đại sẽ là động lực chính cho sự tăng trưởng của nên kinh tế và phải tương tác, ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển kinh tế Cho
dù thực tế có các ý kiến trái chiều về mặt trái của TTKDTM và một số nhân tố có thể cản trở nhưng đánh giá quan điểm chung của các bên liên quan về những lợi ích của chính sách này và các lý luận để chứng minh để các bên thấy và ủng hộ việc chuyển đổi từ nền kinh tế tiền mặt sang phi tiền mặt mà các tác giả đưa ra để cải thiện , hạn chế mặt trái có thể phát sinh của quá trình này
Trang 2513
Các tác giả nêu trên cũng dẫn chứng rõ rõ, việc một số nghiên cứu khác của các học giả Nigieria
đã thực hiện như Omotunde, Tunmibi &John-Dewole (2013), Akhalumeh&Ohiokha (2011), Echekoba
& Ezu (2012) và trực tiếp của CBN (2011)…đều tán thành chính sách này khi cho rằng một nền kinh tế
dựa trên tiền mặt sẽ “cổ súy” nạn tham nhũng dưới dạng rửa tiền, rò rỉ tiền mặt…Trong khi đó, nền kinh
tế phi tiền mặt giảm thiểu những tệ nạn xã hội hoặc hành vi gian lận kể trên Quan trọng hơn, một nền
kinh tế dựa trên tiền mặt kết hợp với chi phí cao của tiền mặt cùng với giá trị chuỗi, thì cả nhà nước, các NHTM, doanh nghiệp và cá nhân đều phải chịu các chi phí cao phát sinh liên quan tới khối lượng xử lý tiền mặt
Tóm lại, có sự ủng hộ rất lớn cho chính sách về nền kinh tế không dùng tiền mặt bởi
nhóm đối tượng được khảo sát, phần lớn khách hàng nhất trí với quan điểm về sự cần thiết phải phát triển dịch vụ TTKDTM Chính từ các lập luận như vậy đã làm cơ sở cho việc chính sách quyết liệt của CBN đồng thời xác lập thêm vai trò của nhà nước trong việc phát triển dịch vụ TTKDTM như là hình thức bắt buộc gián tiếp giúp cho sự lan tỏa lợi ích của dịch vụ TTKDTM trong nền kinh tế
1.1.2 Về vai trò cộng hưởng của phát triển dịch vụ TTKDTM đối với sự phát triển kinh tế
Các nghiên cứu của các tác giả người Nigieria như Raymond Ezejiofor (2013), của
Princewell N Achor and Anuforo Robert (2013) và nhóm tác giả Omotude Muyiwa, Sunday Tunmibi and John Dewole (2013) đều đã chỉ rõ các tác động ảnh hưởng của dịch
vụ TTKDTM tới sự phát triển nền kinh tế, dựa vào phương pháp điều tra khảo sát và thống kê, các tác giả đã chứng minh rằng lợi ích của TTKDTM tới nền kinh tế thông qua
các phương diện quốc gia như: (i) Sự ổn định của hệ thống tài chính tiền tệ, (ii) Hiệu quả
về nguồn lực và giảm chi phí, (iii) Lành mạnh hóa nền kinh tế quốc gia và minh bạch nhằm phòng chống tham nhũng
Ở một khía cạnh khác các tác giả Nigieria cũng đã đưa ra quan điểm về sự phát triển TTKDTM là một tất yếu trong các bước phát triển của các hình thái tiền tệ từ vật chất sang phi vật chất và có sự tác động đến cộng đồng dân cư trong các kết quả nghiên cứu của mình
Về chủ đề vai trò cộng hưởng của phát triển TTKDTM mặt đối với nền kinh tế, tác giả nhận thấy các nghiên cứu của các Tổ chức tư vấn thị trường ở Hàn Quốc cũng đã có
Trang 2614
các đánh giá, luận giải rất cụ thể về ảnh hưởng của phát triển dịch vụ TTKDTM đối với quá trình phát triển của nền kinh tế nâng cao đời sống nhân dân Hàn Quốc
Trong nghiên cứu theo đặt hàng của TCTQT Master Card, Group Executive GP&S
(2011) đã công bố báo cáo có tên: War Against Cash-Korea Experience, các tác giả đã
nghiên cứu chuyên sâu về các chính sách mà chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng để chống
lại nền kinh tế tiền mặt từ đó đã chỉ ra một số lợi ích, tiềm năng mà phát triển TTKDTM
(chủ yếu là Thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) mang lại cho người dân, các ngân hàng Nghiên cứu
cũng đề cập đến những chính sách khá “cứng rắn” mà chính phủ Hàn Quốc áp dụng trong nhiều năm để phát triển bền vững dịch vụ thẻ, nhất là trong các giai đoạn khủng hoảng
thẻ tín dụng ở Hàn Quốc giai đoạn 1997-2002 Các tác giả cũng chỉ ra các thành tựu đạt
được của Hàn Quốc trong quá trình triển khai TTKDTM và sự chấp nhận, cảm nhận ủng
hộ của người dân đối với loại hình dịch vụ hiện đại này đã góp phần từng bước đưa Hàn
Quốc trở thành một trong những nước có nền kinh tế gần như phi tiền mặt tuyệt đối và Hàn Quốc cũng trở thành một trong những nước có sự phát triển về thẻ thanh toán hàng đầu thế giới Còn theo BC Card (2009) được trình bày trong “Market Report Research”:
Korea Credit Card Market-Recent Trend and Issues đã thực hiện cung cấp báo cáo nghiên
cứu trong nội bộ về hành vi sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng dân cư ở Hàn Quốc và các phát sinh về TTKDTM trong hoạt động kinh doanh phát hành thẻ tín dụng của BC Card
Các nghiên cứu cũng chỉ rõ, tương tự nhiều Quốc gia khác, quá trình phát triển kinh
tế của Hàn Quốc cũng có nhưng nút thăng trầm lên xuống theo nhịp điệu của nền kinh tế thế giới Trước khủng hoảng tài chính châu Á 1997, nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng đầy ấn tượng, với hệ thống ngân hàng và hệ thống tài chính được đánh giá là hoạt động tốt Sau khi tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều thập kỷ, Hàn Quốc đã trở thành một trong các quốc gia công nghiệp hàng đầu châu Á
Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á bắt đầu như một cơn bão quét qua rất nhiều nước một cách nhanh chóng trong đó có Hàn Quốc bắt đầu từ 1997 dẫn đến việc giảm mạnh tính thanh khoản của các khoản vay ngân hàng ở Hàn Quốc càng làm cho đồng Won thêm mất giá Chính phủ Hàn Quốc đã phải đề nghị IMF hỗ trợ tài chính và thực tế IMF và các tổ chức quốc tế một chương trình cứu trợ lên đến 57 tỷ USD
Trang 2715
Cùng với quá trình thăng trầm và phát triển kinh tế, lĩnh vực thẻ tại Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng và đã tiến một bước rất xa chỉ trong một khoảng thời gian khá ngắn Trong khi thẻ ghi nợ và tín dụng được xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào những năm
1950, thì ở Hàn Quốc đến tận năm 1969 thẻ tín dụng mới được ra đời Tuy nhiên, ngày nay thị trường thẻ trong đó chủ yếu là Thẻ tín dụng của Hàn Quốc đã được các TCTQT đánh giá là có mức độ phát triển đứng hàng đầu thế giới (thậm chí nhiều TCTQT đánh giá phát triển của Thẻ thanh toán tại Hàn Quốc chỉ đứng sau Mỹ), dịch vụ thẻ nói riêng và ngành Ngân hàng nói chung đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc trong suốt thời gian qua [14]
Biểu đồ 1.1: Thị phần doanh số thẻ của Hàn Quốc so với một số nước
Nguồn: BC Card, FSS, MCI Report 15/4/2011
Nhìn vào biểu đồ thấy: Chỉ tính riêng năm 2007, Hàn Quốc đã đứng đầu Châu Á và đứng trong top 5 nước có doanh số thanh toán thẻ nhiều nhất thế giới Còn theo báo cáo của các TCTQT thì thời điểm hiện nay số lượng thẻ toàn thị trường Hàn Quốc vẫn duy trì
ở khoảng 106 triệu thẻ hoạt động bao gồm 100,3 triệu thẻ tín dụng (96 triệu thẻ cá nhân
và 4,3 triệu thẻ công ty) và khoảng 4,7 triệu thẻ ghi nợ và Prepaid Card
Số liệu tính toán cũng cho thấy: dịch vụ thẻ của Hàn Quốc đã có những bước phát triển rất manh mẽ, đặc biệt là từ 1999 - ngay sau cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á kết thúc và đạt đến mức cao nhất vào năm 2002 và đã tăng tới hơn 5,8 lần so với năm 1999
là năm kinh tế Hàn Quốc được coi là phục hồi sau khủng hoảng Đến năm 2009, số thẻ tín dụng đã đạt tới 106 triệu thẻ, tăng tới 2,7 lần một tốc độ tăng trưởng-cao chưa từng có trong lĩnh vực thanh toán thẻ nói riêng cũng như TTKDTM nói chung
Trang 28Nguồn: Tính toán của tác giả dựa theo Group Exacutive GP&S, Laferty [60, 63]
Ngoài ra, do số lượng thẻ phát hành tại thị trường Hàn Quốc rất lớn, nên các giao dịch của thẻ quốc tế mang thương hiệu Quốc tế phát hành tại Hàn Quốc chi tiêu trong nội địa hoàn toàn do các ngân hàng trong nội địa xử lý, không thông qua TCTQT Vì thế, toàn
bộ phí thu được từ các giao dịch này là do các ngân hàng, tổ chức trong nước hưởng mà không phải trả cho TCTQT Do vậy, ngành thẻ tại Hàn Quốc là ngành mang lại lợi nhuận cao do không phải thanh toán các phí chuyển đổi ngoại tệ và chỉ phải trả mức phí xử lý giao dịch (interchange) là khá thấp “Về cơ chế thanh toán thẻ tín dụng, tại Hàn Quốc hình thức thanh toán trả góp (installment) rất phát triển, cho phép chủ thẻ chia khoản chi tiêu làm nhiều phần bằng nhau và trả dần gốc và lãi cho ngân hàng Chủ thẻ được phép lựa chọn và thay đổi hình thức thanh toán linh hoạt (revolving hoặc installment) cho từng khoản chi tiêu phù hợp với tình hình tài chính của mình bằng cách đăng ký tại POS khi thanh toán hoặc liên hệ với tổ chức phát hành thẻ “ [19]
Như vậy có thể nói rằng, các nghiên cứu liên quan đến thực trạng phát triển dịch vụ
thẻ của Hàn Quốc các tác giả đã thực hiện nghiên cứu chuyên sâu vào các đối tượng: (i)
Từ nghiên cứu số liệu, dữ liệu thống kê để đánh giá mức độ ảnh hưởng và các tác động của việc phát triển thanh toán thẻ tại Hàn Quốc đối với nền kinh tế; (ii) Các chính sách của chính phủ tác động đến hoạt động cung ứng DVTT thẻ tại Hàn Quốc đã đạt được các kết quả ra sao (iii) Mức độ đóng góp của hoạt động thanh toán trong tổng thể hoạt động
Trang 2917
kinh doanh tài chính khác của các đơn vị cung ứng DVTT và (iv) Mô hình hình cung ứng dịch vụ và kết cấu chung nhất về các sản phẩm DVTT thẻ tại Hàn Quốc Dưới góc nhìn
của các tác giả này, phần khoảng trống của các tài liệu trên là chưa đánh giá các phần cảm
nhận về lợi ích của phát triển dịch vụ TTKDTM có tác động như thế nào đối với người dân theo điều kiện của từng quốc gia Bên cạnh đó sự ảnh hưởng của thể chế kinh tế xã
hội, trình độ dân trí, hành vi thói quen tiêu dùng, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội…đối với hoạt động cung ứng TTKDTM cho dân cư chưa được các tác giả đã nghiên cứu đề cập sâu
Cũng cần nói thêm, các hoạt động TTKDTM hiện nay trên thế giới đang có sư chi phối bởi các một số định chế quan trọng có mối quan hệ gắn liền với quá trình kết nối HTTT không dùng tiền mặt toàn cầu đó là các TCTQT Hiện tại trên thế giới đang tồn tại
5 TCTQT mang tính toán cầu, có vai trò chi phối hợp động thanh toán thẻ toàn cầu là:
Visa, Master Card, American Express, JCB và Discover, gần đây có thêm tổ chức thẻ
CUP của China Union pay (Trung Quốc) nhưng mức độ phổ biến là còn thấp Trong quá trình hoạt động, các tổ chức này thường xuyên có các chuyên đề điều tra, khảo sát, đánh giá, nghiên cứu các hoạt động TTKDTM ở các Quốc gia, vùng lãnh thổ…Ngoài các TCTQT, một số công ty nghiên cứu thị trường khác cũng có các chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực cụ thể của hoạt động TTKDTM trong chừng mực nào đó cũng
có thể tham khảo về mặt số liệu, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
1.1.3 Về vai trò của Nhà nước đến phát triển TTKDTM cho người dân
Liên quan đến chủ đề này, trong nghiên cứu được thực hiện theo đặt hàng của TCTQT Visa, Economist Intellgene Unit- EIU (2012), đã đưa ra báo cáo có tựa đề:
Government E-payment Adoption Ranking-A Global Index and Benchmarking Study hay
có nghĩa là “ứng dụng TTĐT trong chính phủ, chỉ số toàn cầu và so sánh thực tiễn tại một
số quốc gia” Đây là một nghiên cứu chuyên sâu về ứng dụng TTĐT trong Chính
phủ-một điều kiện căn bản cho hoạt động TTKDTM do EIU thực hiện để đo lường mức độ phát triển/chưa phát triển ứng dụng TTĐT của chính phủ qua các quộc điều tra năm
2007 và 2011
Theo EIU, chỉ số ứng dụng TTĐT của chính phủ-GEAR (Government E-Payments Adoption Ranking) ngày càng được xem xét khá phổ biến ở nhiều nước GEAR được đưa
Trang 3018
ra với mục tiêu đánh giá sự mở rộng của các quốc gia cung cấp DVTT trên nền tảng công nghệ điện tử và những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của chính phủ trong việc phát
triển hình thức này Ngoài ra thông qua GEAR, “EIU nghiên cứu và đánh giá sự tăng
trưởng và bước tiến trong việc chấp nhận, phổ biến TTĐT trong chính phủ cũng như vị trí xếp hạng của các quốc gia tham gia nghiên cứu thay đổi theo từng đợt nghiên cứu từ
đó giúp gợi ý các quốc gia có các chính sách và giải pháp phù hợp để thực hiện nhằm triển khai các ứng dụng phù hợp và cải thiện các điều kiện còn yếu nhằm tăng vị trí xếp hạng cho những năm tiếp theo” [17]
Theo quan điểm trong đánh giá của EIU, TTĐT là hình thức TTKDTM được thực
hiện trao đổi qua kênh điện tử như: Internet và tương tự, hệ thống mạng di động – Mobile banking và HTTT bằng thẻ (qua EDC và intenet), theo lý thuyết này của EIU có thể hàm
ý các loại giao dịch cụ thể sau: Chuyển khoản, gửi tiền online, ghi nợ trực tiếp (thanh
toán tự động), chuyển tiền điện tử và thẻ thanh toán… EIU cũng chỉ ra rằng việc nghiên cứu được thực hiện dựa trên các nguồn lực có sẵn, các trang web và cổng điện tử chính phủ để mô phỏng các giao dịch trong thực tế từ đó thực hiện công bố kết quả xếp hạng của các quốc gia có liên quan do vậy GEAR là một chỉ số có tính tổng hợp và sự thực tiễn khá cao
Biểu đồ 1.2: Các yếu tố anh hưởng tới ứng dụng TTĐT trong chính phủ
Nguồn: EIU Report and Visa International Document 5/2012 [17, 61]
Để có kết quả nghiên cứu tổng quan về mỗi quốc gia dựa trên số liệu về việc sử dụng TTĐT trong các chuỗi giao dịch Các nhóm nghiên cứu của EIU đã dựa vào dựa vào trên bối cảnh kinh tế, xã hội, chính trị và cơ sở hạ tầng của mỗi quốc gia Các yếu tố này cũng ảnh hưởng và thay đổi theo từng thời gian nghiên cứu giữa hai đợt nghiên cứu đã thực
Trang 3119
hiện là 2007 và 2011: Công dân tới chính phủ (C2G), Chính phủ tới Công dân (G2C),
Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G), chính phủ tới doanh nghiệp (G2B), cơ sở hạ tầng, bối cảnh kinh tế xã hội và bối cảnh chính trị
Trong các chỉ số do có liên quan đến GEAR có liên quan đến một loạt các hạng mục nhỏ hơn có liên quan với một sự tương tác tác theo một ma trận điểm số cho từng quốc gia và vùng lãnh thổ nghiên cứu Các chỉ số nhỏ này được thực hiện bởi các nhóm nghiên cứu và sau đó được tổng hợp theo mô hình nghiên cứu Tổng thể từ 31 chỉ tiêu của năm
2007, đến năm 2011, GEAR sẽ được tạo ra từ 37 hạng chỉ tiêu từ 7 nhóm mục chính
Biểu đồ 1.3 Các hạng mục nghiên cứu để hình thành nên GEAR -2011
Nguồn: EIU Report and Visa international Document 5/2012 [17, 61]
Tóm lại, trong phần nghiên cứu này của EIU, các tác giả đã cho ra đời một bộ chỉ
số tổng hợp nhằm đánh giá mức độ ứng dụng TTĐT trong chính phủ, chỉ số này ảnh hưởng bởi một hệ thống 17 chỉ số giao dịch (chỉ số về hoạt động thanh toán) và 20 chỉ số
về cơ sở hạ tầng, bối cảnh kinh tế xã hội Chỉ số này càng cao đồng nghĩa với hoạt động TTĐT, TTKDTM của quốc gia đã phát triển và sẽ có nhiều cơ hội để phát triển Mô hình
này cũng đã có sự đánh giá cho trường hợp Việt Nam và là một kênh tham khảo quan trọng trong việc đánh giá cơ sở hạ tầng TTKDTM của đề tài
1.1.4 Về thực tiễn triển khai TTKDTM ở một số trường hợp cụ thể
Về phần thực tiễn triển khai dich vụ TTKDTM, KhamPha Panmalaythong (2012)
trong luận án tiến sĩ có tên là “Hoàn thiện và Phát triển TTKDTM của Kho bạc Quốc Gia
Lào.” cũng đã có những trình bày về hoạt động phát triển dịch vụ TTKDTM qua kênh
dịch vụ công Đây là một công trình nghiên cứu về ứng dụng TTKDTM ở một nước có nền kinh tế kém phát triển, tuy nhiên, luận án này tác giả mới chỉ nghiên cứu TTKDTM trong phạm vi thanh toán qua Kho bạc Quốc Gia Lào nên tập trung đề cập hầu như đến
Trang 3220
các thanh toán liên quan đến cấp/phát ngân sách mà không đề cập đến các hoạt động TTKDTM phục vụ dân cư như thẻ thanh toán, internet banking…Nhưng bằng phương pháp nghiên cứu chính là khảo sát tài liệu, phân tích tổng hợp tác giả cũng đã trình bày được một số luận điểm trong đó chứng minh sự hiệu quả của dịch vụ TTKDTM trong việc cấp phát ngân sách là đưa lại lợi ích cho nền kinh tế và nhà nước hơn hẳn tiền mặt Khoảng trống nghiên cứu ở trong nội dung này chính là do nghiên cứu phạm vi hẹp, có tính đặc thù của một kênh thanh toán cụ thể cho hoạt động TTKDTM nên các bài học rút
ra cho hoạt động TTKDTM cho khu vưc dân cư nhìn chung là không nhiều [23]
Ở một khía cạnh khác, trong nghiên cứu của các tác giả Hàn Quốc chỉ rõ, những đóng góp rất đáng kể của dịch vụ TTKDTM vào quá trình phát triển của kinh tế Hàn Quốc trong đó tiêu biểu nhất là dịch vụ Thẻ Song song với quá trình thăng trầm và phát triển kinh tế, lĩnh vực thẻ tại Hàn Quốc đã phát triển hết sức nhanh chóng và đã tiến một bước rất xa chỉ trong một khoảng thời gian khá ngắn Đến nay, dịch vụ thanh toán thẻ nói riêng
và ngành Ngân hàng nói chung đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc trong suốt thời gian qua
1.1.5 Về các nhóm giải pháp được khuyến nghị nhằm phát triển Dịch vụ TTKDTM cho người dân
Từ các phân tích kết quả khảo sát thực tế của nhóm đối tượng nghiên cứu về các vấn
đề lợi ích, sự ổn định của hệ thống tài chính khi phát triển TTKDTM, các khó khăn cản trở và các lo ngại của người dân khi thôi không sử dụng tiền mặt, một số tác giả cũng có đưa ra các khuyến nghị, giải pháp cho phát triển TTKDTM
Raymond Ezejiofor (2013) đã đưa ra một vài khuyến nghị rất quan trọng là: “Chính
phủ nên triển khai chiến lược tập trung vào đào tạo người dân ít hiểu biết về kinh tế phi tiền mặt Đây có thể hiểu như là các hoạt động thông tin tuyên truyền, dẫn luận của nhà nước áp dụng cho triển khai hoạt đông TTKDTM và triển khai một chương trình đào tạo
“khung” hướng tới tầng lớp dân cư để tăng các các kiến thức an toàn cho các giao dịch thanh toán qua mạng tại Nigeria”[72]
Còn Princewell N Achor, Anuforo Robert (2013) thì cho rằng một sự chuyển đổi
trong mô hình chính sách thường đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề bất thường về nhận thức kinh tế Chuyển đổi kinh tế ảnh hưởng lớn đến hoàn cảnh xã hội và các chuyên
Trang 3321
gia tin rằng người dẫn dắt mà cụ thể ở đây là nhà nước phải có khả năng chèo lái toàn
bộ quá trình chuyển đổi Một số nền kinh tế không thể thay đổi hoàn toàn hoặc chuyển
đổi trên diện rộng do có một số vấn đề cố hữu gắn liền với mô hình hoạt động của họ Trên phương diện toàn cầu, dịch vụ thanh toán là một trong những chính sách đã trải qua
sự nhiều thay đổi cốt lõi Trong lịch sử, rất nhiều hình thức thanh toán đã từng tồn tại song hành cùng với sự phát triển kinh tế Dần dần, việc trao đổi trở nên phổ biến nhiều hơn và bất cập xảy ra khi trao đổi hàng hàng sẽ rất khó xảy ra sự trùng hợp nhu cầu và vì vậy đã
ra đời rất nhiều hình thái của tiền tệ trong đó có hình thức phi tiền mặt gắn với sự phát triển mạnh mẽ các giao dịch tài chính điện tử trên toàn cầu một sự thật hiển nhiên là một HTTT hiệu quả và hiện đại là động lực chính cho sự tăng trưởng của nên kinh tế Một lý
do quan trọng để áp dụng chính sách là hướng tới việc xây dựng nền kinh tế tài chính vững mạnh thông qua việc cung cấp những lựa chọn dịch vụ giao dịch hiệu quả (giảm chi phí dịch vụ giao dịch) hơn để đồng thời nâng cao tính hiệu quả của các CSTT, quản lý lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cũng từ đó sẽ góp phần kiềm chế một số hậu quả tiêu cực do sử dụng tiền mặt
Còn ở Hàn Quốc, các nghiên cứu của BC Card, Master, Visa …cho thấy vai trò
quan trọng của Nhà nước trong việc xác lập, tạo lập các cơ sở hạ tầng, hành lang pháp
lý, các chính sách hỗ trợ cộng hưởng cho hoạt động phát triển dịch vụ TTKDTM tại Hàn Quốc Các báo cáo nghiên cứu này cũng đã chỉ rõ một số chính sách mà chính phủ Hàn
Quốc đã áp dụng chuyên biệt cho thị trường thẻ tín dụng nhằm đẩy mạnh phát triển dịch
vụ TTKDTM này và sau đó là các chính sách nhằm kiểm soát tránh đổ vỡ của thị trường nhằm phát triển thị trường thẻ một cách bền vững, thúc đẩy mạnh dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư và từ đó cộng hưởng tới nền kinh tế thị trường sau này
Ngoài các công trình nghiên cứu tiêu biểu nên trên mà tác giả đã có khả năng tiếp cận, có một số nghiên cứu khác nhằm cung cấp cho tổ chức của họ hoặc là giành để bán cho các cá nhân đơn vị có liên quan ở các nước phục vụ nghiên cứu xây dựng chính sách hoạt động quản lý/kinh doanh DVTT như: Lafferty (2013-2005), Master Card
International advisor (2013), Moody’s (2014)…Nhìn chung các công trình nghiên cứu
này thường đề cập đến các khía cạnh chuyên sâu của từng loại dịch vụ cụ thể của hoạt động TTKDTM (ATM, Cashless…) hoặc nghiên cứu chung về xu hướng phát triển của TTKDTM ở một số quốc gia cụ thể (Trung Quốc, Hàn quốc, Nigieria…) chứ chưa phải
Trang 3422
là các công trình nghiên cứu được triển khai quy mô từ chọn khung lý thuyết đến đánh giá thực tiễn và các giải pháp thực hiện
Tóm lại, qua nghiên cứu tổng quan các đề tài của tác giả ngoài nước đã nghiên cứu,
có thể nói chủ đề này đã có những nghiên cứu chuyên sâu, cẩn thận tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu trên mới chỉ phân tích đánh giá thực trạng các công cụ TTKDTM đã triển khai hoặc nghiên cứu nội dung thiên về kỹ thuật nhằm, phục vụ các chính sách quản lý nhà nước và đề ra các mục tiêu quốc gia nhưng chưa có các biện pháp/giải pháp chi tiết để thực hiện hoặc ứng dụng phù hợp ít nhất cho trường hợp đặc thù như nền kinh tế Việt nam
Theo tác giả, phát triển dịch vụ TTKDTM sẽ phục thuộc đặc thù của từng nước Vì vậy, từng thời điểm các lý luận và thực tiễn này cần phải bổ sung phù hợp nhất là việc ứng dụng vào các nền kinh tế trong điều kiện biến động nhanh chóng về tình hình chính trị và kết cấu dân cư khác nhau thì mới đảm bảo lợi ích và hiệu quả
1.2 NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG NƯỚC
Có thể do hoạt động cung ứng dịch vụ TTKDTM nói chung và phát triển dịch vụ TTKDTM cho dân cư riêng ở nước ta đang cho thấy sự quan trọng của nó trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nên cũng đã có nhiều công trình luận án, luận văn, đề tài
đã từng nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến nội dung này Trong điều kiện tiếp cận được, đối với các công trình nghiên cứu trong nước, trong khuôn khổ của luận án này tác giả sẽ thực hiện việc tổng quan tài liệu theo các chủ đề chính để bám sát nội dung đề tài nghiên cứu tuy nhiên sẽ có có lồng ghép theo nhóm tài liệu Theo các tài liệu tác giả sưu tầm được có liên quan đến hoạt động TTKDTM và hoạt động thanh toán nói chung, từng chủ đề đã được triển khai nghiên cứu như sau:
1.2.1 Về lợi ích, mục tiêu của phát triển dịch vụ TTKDTM với người dân
Về mục tiêu, định hướng phát triển TTKDTM trong nền kinh tế trong thực tế đã luôn được Chính phủ quan tâm chỉ đạo khá sát sao Trong đề án phát triển TTKDTM 2011-2015 được ban hành kèm theo quyết định 2453/2011-TTg của Thủ tướng chính phủ (2011), Chính phủ đã có các chỉ đạo khá đầy đủ và toàn diện các mục tiêu (cả định tính, định lượng), phương hướng và một số chính sách nhằm thúc đẩy TTKDTM trong giai đoạn tới Tuy nhiên văn bản này chỉ mang tính tổng thể, định hướng và sẽ phụ thuộc rất
Trang 3523
nhiều vào quá trình thực thi cụ thể để triển khai thành công mục tiêu này Trong đề án
này, chính phủ cũng phần nào đã đề cập đến xác định việc phát triển dịch vụ TTKDTM
cho người dân như là một ưu tiên của nước ta trong thời gian tới và nó được đặt trong sự phát triển chung của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế [4]
Ở một phương diện khác, quan điểm định hướng phát triển TTKDTM có ứng dụng các phương tiện điện tử như là một phương thức chủ đạo cũng được một số tác giả triển
khai nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu có tên Phát triển TTĐT dành cho khu vực dân
cư ở Việt Nam tác giả Nguyễn Thu Hà và nhóm cộng sự (2012) đã trình bày quan điểm
về phát triển TTKDTM mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế như là một tất yếu khách quan, các lợi ích này thể hiện ở nhiều khía cạnh và cũng khá trùng khớp với quan điểm của các học giả nước ngoài
Do là người có kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động phát triển TTKDTM, nên tác giả Nguyễn Thu Hà không đi sâu nhiều vào các phân tích thuyết khi triển khai nghiên cứu như các luận án khác mà có thiên hướng đi theo hướng nhìn nhận dưới góc độ kỹ thuật, nghiệp vụ khi tập trung xem xét mở rộng kênh TTĐT chứ không đề cập sâu đến khái niệm
dịch vụ TTKDTM dù TTKDTM hiện đại cho người dân để đạt được mục tiêu hiệu quả
nhất thiết phải dựa trên một nền tảng hạ tầng công nghệ điện tử Trong đề tài này nhóm
tác giả cũng đã đã sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra về một số kinh nghiệm phát triển thẻ tại Hàn Quốc và dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ấn Độ… để đưa vào so sánh, đánh giá và rút ra các bài học cho Việt Nam đồng thời tác giả đã có những luận giải về các ưu điểm, sự tiện lợi và sự tiết kiệm của dịch vụ thanh toán điện tử so với tiền mặt Từ những phân tích đó, các tác giả cho rằng vai trò của dịch vụ TTKDTM với người dân là rất rõ ràng ở nhiều khía cạnh
Ở một đề tài khác, DVTT và dịch vụ TTKDTM cũng đã được tác giả Nguyễn Thị
Thúy (2012) đề cập và tổng hợp về mặt lý luận trong Luận án tiến sĩ có tên: “Hoàn thiện
cơ chế quản lý hoạt động thanh toán qua các tổ chức Cung ứng DVTT ở Việt nam” Về
mặt lý luận, tác giả đã đã nghiên cứu và tổng hợp được khá đầy đủ về khá niệm thanh toán, cung ứng DVTT và các cơ chế quản lý hoạt động cung ứng DVTT Các tác giả Lê Đình Hợp (2000), Nguyễn Thị Thúy (2012) cũng đã xuất phát từ quan điểm của Mác về
tiền tệ để rút ra các kết luận về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán như là một “Phương
án sử dụng tiền tệ làm thước đo để trả các khoản về mua hàng hóa, nộp thuế, trả lương,
Trang 3624
đóng góp các khoản dịch vụ khác cho hoạt động kinh tế xã hội” và ngày nay trong nền kinh tế hiện đại, khái niệm thanh toán gồm tất cả sự vận động của các PTTT được chấp nhận như tiền mặt, tiền ghi sổ và các phương tiện thay thế tiền mặt khác” Các tác giả
cũng đã tham khảo kinh nghiệm thiết lập cơ chế quản lý hoạt động thanh toán ở một số nước như Anh, Nhật Bản để rút ra các bài học cho việc đề xuất mô hình quản lý cung ứng DVTT phù hợp với điều kiện Việt Nam
Đi sâu về phần khái niệm, lợi ích và quan điểm phát triển từng loại hình TTKDTM
cụ thể, tác giả Hoàng Tuấn Linh (2008) nghiên cứu Trong luận án Tiến sĩ Kinh tế “Giải
pháp Pháp Phát triển Dịch vụ Thẻ tại các NHTM Nhà nước Việt Nam” cũng đã nêu khá
chi tiết về khái niệm chi tiết từng loại thẻ, cách thức phân loại dịch vụ thẻ, quy trình hoạt động, thông lệ phát hành, hệ thống ATM và POS…Theo tác giả, cái khái niệm về dịch vụ thẻ cũng như quy trình thanh toán của thẻ đã được tác giả tham khảo từ mô hình của các TCTQT do vậy khá sát với thực trạng phát triển của loại hình đặc biệt này Tuy nhiên, theo mục tiêu của Luận án, tác giả chỉ đề cập đến phần lý luận hoạt động thẻ thanh toán với tư cách là một công cụ của dịch vụ TTKDTM, chưa đề cập đến các phương tiện quan trọng khác của dịch vụ TTKDTM là TTĐT, điều này cũng là dễ hiểu bởi thời điểm các năm 2006-2008 những ứng dụng về dịch vụ TTĐT như Mobilebanking, Internet Banking,
ví điện tử… vẫn mới chỉ ở mức sơ khai
1.2.2 Về quản lý nhà nước đối với hoạt động cung ứng dịch vụ TTKDTM cho dân cư
Hoạt động quản lý nhà nước đối với DVTT nói chung và dịch vụ TTKDTM nói riêng luôn có vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển loại hình dịch vụ này
Phần tổng quan nghiên cứu của các tác giả nước ngoài ở phần 1.1 cũng đã nêu rõ tầm
quan trọng của chính sách nhà nước và mô hình quản lý hoạt động phát triển dịch vụ TTKDTM Ở trong nước, các học giả cũng đã có những đề cập đến chủ đề này Tác giả Nguyễn Thị Thúy (2012) đã đưa ra những phân tích khá sâu sắc về thực tiễn hoạt động quản lý hoạt động thanh toán tại các đơn vị cung ứng DVTT cũng như đề cập đến mô hình quản lý nhà nước về hoạt động thanh toán cũng như những thực trạng thay đổi điều chỉnh trong những năm gần đây Theo tác giả, hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh toán có vai trò quan trọng đối với sự phát triển TTKDTM và định hướng phát
Trang 3725
triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Việc quản lý nhà nước
đối với hoạt động thanh toán được thể hiện ở các khía cạnh: (i) xác lập và hoàn thiện hành
lang pháp lý; (ii) xây dựng cơ sở hạ tầng thanh toán quốc gia, (iii) xây dựng bộ tiêu chuẩn
kỹ thuật và dịch vụ thanh toán; (iv) giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…[39,42]
Cũng nói về vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy TTĐT và TTKDTM, các tác giả Nguyễn Thu Hà (2012), Hoàng Tuấn Linh (2008), Đặng Công Hoàn (2013), Nghiêm Thanh Sơn (2014) trong các bài nghiên cứu/bài báo của mình đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển dịch vụ [TTKDTM cho người dân, theo các tác giả, đối với thực trạng kinh tế xã hội nước ta hiện nay, việc phát triển TTKDTM là tất yếu tuy nhiên việc mở rộng dịch vụ hiện đại này còn gặp khá nhiều khó khăn cản trở và một trong lý do đó chính là thói quen, tâm lý của người dân và đơn vị bán hàng Do vậy, Nhà nước cần xem xét đến việc cân nhắc các giải pháp mang tính bắt buộc
áp dụng dịch vụ TTKDTM bên cạnh việc tạo lập cơ sở hành lang pháp lý và xây dựng hạ tầng thanh toán như kinh nghiệm như một số nước khác đã làm
Ở một khía cạnh khác, tác giả Nghiêm Thanh Sơn (2014) và nhóm cộng sự trong đề
tài cấp ngành có tên là “hoàn thiện cấu trúc tổng thể các hệ thống thanh toán tại Việt
Nam” cũng đã đề cập sâu sắc về quan điểm về việc nhà nước sẽ có vai trò quan trọng
trong việc hình hình thành, tạo lập và giám sát các hệ thống thanh toán quốc gia cũng như các hoạt động vận hành các loại hệ thống thanh toán này Các hệ thống thanh toán trong
đó có các hệ thống thanh toán liên quan trực tiếp đến dịch vụ TTKDTM cho người dân như hệ thống ACH, chuyển mạch thẻ, hệ thống IBPS…cho người dân phải dược thực hiện đặt trong một cơ chế giám sát, quản lý tổng thể bởi nhà nước đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp và sự ổn định của hệ thống tiên tệ quốc gia [39]
1.2.3 Về thực trạng triển khai và các chỉ số đánh giá phát triển dịch vụ TTKDTM ở nước ta
Về thực trạng TTKDTM ở nước ta, ở phương diện hoạt động ứng dụng TTĐT, trong
đề tài của mình, tác giả Nguyễn Thu Hà (2012) đã triển khai nghiên cứu quá trình phát triển các dịch vụ TTKDTM phổ biến đã triển khai ở Việt Nam trước 2012 như: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước, mobile banking, Internet banking…với số liệu được thu
Trang 3826
thập chủ yếu từ Hiệp hội thẻ và NHNN Việt Nam Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã cũng đã tổng kết thực trạng về một số tồn tại và yếu kém hiện tại của TTĐT thông qua
các cấu phần cụ thể: (i) về cơ sở pháp lý; (ii) về phát triển sản phẩm TTĐT, (iii) về cơ sở
hạ tầng thanh toán và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ TTKDTM; (iv) về nhân sự,(v) về công nghệ thanh toán điện tử…sau khi đánh giá và chỉ rõ các hạn chế của thực trạng của
hoạt động TTĐT như trên, tác giả cũng đã chỉ rõ một số nguyên nhân gây ra hạn chế đó
như do: (i) nhận thức và thói quen (ii) do thiếu động cơ kinh tế đủ mạnh để phát triển
TTKDTM, (iii) hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, (iii) vốn đầu tư còn thiếu và yếu, (iv) tâm lý sợ rủi ro về công nghệ đã hạn chế TTĐT, (v) trình độ cán bộ và công tác thông tin tuyên truyền…[8]
Ở phạm vi rộng hơn, đề cập đến thực trạng phát triển của hệ thống thanh toán quốc gia, tác giả Nghiêm Thanh Sơn (2014) cũng đã trình bày khá chi tiết về thực trạng triển khai các hệ thống thanh toán trong quốc gia trong đó có hệ thống thanh toán phục vụ TTKDTM của người dân như: Hệ thống chuyển mạch thẻ, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống thanh toán bù trừ chứng khoán, hệ thống thanh toán song phương VCB…Tác giả cũng đã thực hiện phân tích và đề ra các chuẩn mực giám sát, đánh giá về
cơ sở hạ tầng thanh toán phục vụ khách hàng cá nhân và phục vụ các tổ chức theo thông
lệ quốc tế Từ đó có sự so sánh, đối chiếu để đánh giá thực trạng phát triển hệ thống cơ sở
hạ tầng thanh toán nước ta trước khi đề ra các giải pháp phát triển hiệu quả
Cũng đề cập đến thực trạng hoạt động phát triển dịch vụ TTKDTM qua một số giai đoạn và vấn đề cụ thể, các tác giả Văn Tạo (2009), Trịnh Thanh Huyền (2011, 2014), cũng đã phân tích thực trạng, điều kiện hoạt động hiện nay của hoạt động TTKDTM ở Việt Nam, một số tồn tại và yếu điểm cần phải khắc phục từ đó đưa ra một số giải pháp
để cải thiện hoạt động TTKDTM Do phạm vi giới hạn của các bài báo, các tác giả chỉ phản ảnh các thực tiễn của hoạt động TTKDTM ở một số khía cạnh cụ thể mà chưa đi sâu vào phân tích các các nguyên nhân sâu xa xuất phát từ lợi ích để đánh giá thực trạng và
tìm giải pháp tổng thế dài hạn Tuy nhiên, theo tác giả đây cũng là các bài báo đã xuất
hiện từ khá sớm có nghiên cứu các yếu tố trực tiếp liên quan đến phát triển dịch vụ TTKDTM của khu vực dân cư trên giác độ là một loại hình thanh toán mới hiện đại và ứng dụng hàm lượng công nghệ điện tử cao Cũng liên quan đến thực tiễn phát triển dịch
vụ TTKDTM ở nước ta, tác giả Nguyễn Thị Thúy (2012) trong nghiên cứu cũng đã đưa
Trang 3927
ra những phân tích khá sâu sắc về thực tiễn hoạt động quản lý hoạt động thanh toán tại các đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán, theo đó phần thực tiễn của hoạt động cung ứng DVTT cũng được tác giả trình bày khá sâu nhằm mục đích hướng tới hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán trong đó có dịch vụ TTKDTM có hiệu quả phục vụ kinh doanh của đơn vị cung ứng DVTT Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Thị Thúy cũng đi sâu phân tích về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng DVTT tại Việt Nam chủ yếu là hệ thống ngân hàng từ đó đã đề xuất giải pháp để hoàn thiện cơ chế và tổ chức quản lý các hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng DVTT Ngoài ra luận án này cũng sử dụng một
số chỉ số điển hình để so sánh đánh giá phát triển dịch vụ TTKDTM cho người dân như:
tỷ lệ người dân sử dụng dịch vu ngân hàng, tỷ lệ TTKDTM/TPTTT, số ATM, POS, giá trị giao dịch/số lượng giao dịch TTKDTM
Đánh giá sâu hơn về thực trạng của một số dịch vụ cụ thể, tác giả Hoàng Tuấn Linh (2008), cũng đã trình bày một nghiên cứu về dịch vụ quan trọng nhất trong dịch vụ TTKDTM là Thẻ thanh toán Luận án cũng đề cập đến các khía cạnh kỹ thuật của hoạt
động phát hành và thanh toán thẻ như: Mô tả quy trình về phát hành thẻ, thanh toán thẻ;
công cụ quản trị rủi ro thẻ và các báo cáo thông kê về tình hình phát hành thanh toán thẻ phát tại một số NHTM điển hình Tuy nhiên trong giới hạn đề tài, nội dung nghiên cứu
của tác giả Hoàng Tuấn Linh về dịch vụ thanh toán thẻ vẫn có một số “khoảng trống” theo
mà đề tài tác giả đang theo đuổi có thể khai thác như sau: (i) Luận án chỉ đề cập phạm vi
nghiên cứu dịch vụ thẻ trong các NHTM nhà nước, trong khi đó chưa đề cập đến hoạt động phát hành thẻ của các ngân hàng cổ phần và ngân hàng nước ngoài, (ii) cũng trong phần thực tiễn, tác giả chỉ nghiên cứu hoạt động TTKDTM với góc nhìn xem xét đánh giá hiệu quả với “nhà cung cấp” DVTT chứ chưa nghiên cứu sâu đến việc Phát triển dịch vụ TTKDTM xét cả trên góc độ lợi ích của người dân là nội dung mà đề tài của tác giả đang lựa chọn và (iii) Chưa đánh giá sâu các tác động ảnh hưởng trên khía cạnh hội nhập với dịch vụ TTKDTM
Cũng liên quan đến một hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán, tác giả Lê Thị Phương Liên (2008) đã trình bày về một nghiệp vụ rất truyền thống của NHTM là Hoạt đông thanh toán Quốc tế Từ thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2001-2007, tác giả đã thực hiện đưa ra các giải pháp mà theo tác gải
Trang 40luận án này: (i) thực tiễn các tác giả trong ước đã nghiên cứu bị giới hạn về thời gian vì
thời điểm nghiên cứu đã >3 năm nên nhiều nội dung thực tiễn của dịch vụ TTKDTM đã
có thay đổi khá nhiều, thậm chí một số công trình, luận án khác đã nghiên cứu về TTKDTM nhưng tính thời sự của dữ liệu, sự kiện thực tế không còn nhiều do thời gian thực hiện đã khá lâu như của tác giả Lê Đình Hợp (2000), Trần Tấn Lộc (2004), Nguyễn Danh Lương (2003)…; (ii) các nghiên cứu thiên về kỹ thuật và hoạt động kinh doanh của đơn vị cung ứng DVTT hơn là nghiên cứu thực tiễn của phát triển TTKDTM với nhóm đối tượng dân cư; (iii) các nghiên cứu thiên về phát triển một nhóm dịch vụ TTKDTM cụ thể chứ chưa thực sự nghiên cứu tổng thể như: Về thẻ thanh toán (tác giả Hoàng Tuấn Linh), Thanh toán điện tử (tác giả Nguyễn Thu Hà), về thanh toán quốc tế (Tác giả Lê Thị Phương Linh…) hoặc về một phạm vị nghiệp vụ cụ thể như Nguyễn Diệu Linh (2013) về quản trị rủi ro thẻ, Lê Thị Hồng Phượng (2012), Tôn Nữ Thùy Linh (2011)… về mở rộng TTKDTM; (iv) các nghiên cứu thực hiện trên phương diện chuyên ngành thường là Tài chính Ngân hàng hoặc Quản trị kinh doanh chứ chưa nghiên cứu chuyên sâu phát triển dịch vụ TTKDTM dưới góc độ kinh tế chính trị
1.2.4 Về các giải pháp đề xuất phát triển dịch vụ TTKDTM
Trong các đề tài, bài báo, luận án nghiên cứu mà tác giả có cơ hội tiếp cận đến 30/6/2015, các nghiên cứu của các tác giả đều có đưa ra nhiều giải pháp để thực hiện tăng cường phát triển dịch vụ TTKDTM ở cả khía cạnh số lượng và dịch vụ Các tác giả Nguyễn Thu Hà (2012), Nguyễn Thị Thúy (2012), Nghiêm Thanh Sơn (2014)…đã dựa trên các mục tiêu của Đề án thúc đẩy TTKDTM của Chính phủ ban hành kèm theo quyết định số 2453/2011/TTg và dựa trên phân tích thực trạng các cấu phần liên quan đến hoạt động thanh toán cụ thể (ở đây là TTĐT và Hoạt động quản lý cung ứng DVTT) để đề ra
các giải pháp theo từng phạm vi theo hướng đề xuất gồm; (i) Giải pháp với các NHTM
và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các giải pháp này được thể hiện trên các khía cạnh: sản phẩm dịch vụ, quy trình, hạ tầng công nghệ, quản trị rủi ro…(ii) Giải pháp đề