Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định:

Một phần của tài liệu Đề tài đẩy MẠNH THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỂN mặt tại NGÂN HÀNGTMCP ĐÔNG á – PGD BIÊN hòa đến năm 2015 (Trang 80 - 82)

A. Phí chiết khấu đại lý (Phí đại lý), do Ngân hàng thu:

3.3.5.4, Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định:

Môi trường kinh tế xã hội ổn định luôn là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển của đất nước, tất nhiên là không loại trừ thanh toán điện tử, thanh toán qua thẻ ngân hàng. Kinh tế xã hội có ổn định và phát triển bền vững thì đời sống người dân mới được nâng cao cả về vật chất và trình độ nhận thức và họ mới có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thanh toán hiện đại. Đây cũng một điều kiện để có thể mở rộng quan hệ quốc tế, là điều kiện tốt để các ngân hàng mở rộng quan hệ với các tổ chức thẻ quốc tế.

TÓM TT CHƯƠNG 3

Thanh toán trong nền kinh tế nói chung, TTKDTM nói riêng đang là vấn đề được xã hội quan tâm: tăng nhanh tốc độ hiệu quả thanh toán, an toàn cao; giảm thanh toán bằng tiền mặt. Vì vậy, tìm mọi giải pháp hữu hiệu là cần thiết và phải đặt nó trong tổng thể giải pháp chung của quốc gia. Do đó, khi phát triển và đẩy mạnh hơn nữa phương thức TTKDTM ta nên chú ý đến những nhân tố sau:

• Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong hoạt động thanh toán của nền kinh tế. Đây là điều kiện tiền đề để phát triển TTKDTM theo đúng định hướng của Nhà nước.

• Phát triển TTKDTM trong từng khu vực của nền kinh tế trên cơ sở bảo đảm an toàn cho các hoạt động của ngân hàng và khách hàng tham gia thanh toán qua hệ thống tài khoản ngân hàng. Có thể nói, trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới hiện nay, TTKDTM trong khu vực công thực sự là một giải pháp có hiệu quả, đi tiên phong, mở đường, làm hình mẫu để triển khai TTKDTM tại Việt Nam.

• Tạo điều kiện cho các cá nhân và tổ chức có nhu cầu và đáp ứng đủ các yêu cầu về năng lực, thủ tục để được cung cứng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, trong đó có dịch vụ thanh toán.

• Nhanh chóng phát triển và hoàn thiện công nghệ thanh toán theo hướng tập trung, hiện đại; với sự liên kết giữa các hệ thống, các hình thức thanh toán. Tác dụng lớn nhất của việc hạn chế thanh toán tiền mặt là Nhà nước có thể quản lý được phần lớn các khoản chi tiêu của các tổ chức, doanh nghiệp, góp phần giám sát việc thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, thu ngân sách phục vụ các lợi ích xã hội khác; đây là cơ hội để Việt Nam có thể thanh toán về cơ bản tệ nạn tham nhũng nhức nhối đến cả chục năm nay. Ở các nước phát triển người ta đã có thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho các khoản chi tiêu lớn, đây là điều nước ta cần học tập và phát triển.

Một phần của tài liệu Đề tài đẩy MẠNH THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỂN mặt tại NGÂN HÀNGTMCP ĐÔNG á – PGD BIÊN hòa đến năm 2015 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)