TMCP ĐÔNG Á– PGD BIÊN HÒA.

Một phần của tài liệu Đề tài đẩy MẠNH THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỂN mặt tại NGÂN HÀNGTMCP ĐÔNG á – PGD BIÊN hòa đến năm 2015 (Trang 28 - 33)

2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Đông Á – PGD Biên Hòa

NH TMCP Đông Á – PGD Biên Hòa được thành lập vào ngày 26/10/2007 với cơ cấu tổ chức gồm 6 phòng ban:

Sơđồ 2.1: Sơđồ tổ chức và các phòng ban.

“ Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự NH Đông Á PGD Biên Hòa”

Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, Đông Á Biên Hòa đã đạt được những thành tích xuất sắc. Bên cạnh kênh NH truyền thống, Đông Á Biên Hòa đã và đang phát triển kênh NH điện tử, với các thế mạnh vượt trội về công nghệ, mang đến nhiều tiện ích nhất cho khách hàng. Thế mạnh của NH Đông Á Biên Hòa còn thể hiện ở phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm của đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao với chất lượng phục vụ tốt nhất, luôn làm hài lòng khách hàng, góp phần đưa hình ảnh của NH Đông Á lên một tầm cao mới, xứng đáng là “Người bạn đồng hành tin cậy” của khách hàng. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Hành Chính Nhân Sự Phòng Tín Dụng Phòng Kế Toán Phòng Ngân Quỹ Phòng Sản Xuất Thẻ Phòng Tư Vấn

2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam:

Trong những năm gần đây, hệ thống thanh toán của ngành NH nước ta được cải thiện đáng kể và phục vụ khá tốt cho khách hàng đặc biệt trong thanh toán với các NH nước ngoài. Ở Việt Nam đã tham gia thanh toán SWIFT nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là chưa thoát khỏi ‘nền kinh tế tiền mặt’. Hệ thống thanh toán điện tử liên NH có sự tham gia của 443 đơn vị, thuộc 83 NH thành viên, với lượng giao dịch trung bình 35.000-45.000 món/ngày, vốn luân chuyển khoảng 35.000 tỷđồng/ngày.[12]

Như vậy, với sự tiến bộ của công nghệ NH, chất lượng các sản phẩm dịch vụ…hệ thống thanh toán của nước ta đang dần được cải thiện, đặc biệt là TTKDTM. Từ năm 2001 đến nay, tỷ trọng tiền mặt được sử dụng trong thanh toán so với tổng phương tiện thanh toán qua từng năm như sau:

Bảng 2.1: Tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt qua các năm. Năm Tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt 2004 20,3% 2005 19% 2006 17,21% 2007 16,36% 2008 14,6% “Nguồn: Tạp chí ngân hàng số 19/2009”[8]

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt qua các năm.

20.30% 19.00% 17.21% 16.36% 19.00% 17.21% 16.36% 14.60% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 2004 2005 2006 2007 2008 T trng thanh toán bng tin mt

Nhn xét:

Biểu đồ cho thấy xu hướng TTKDTM của người dân đang tăng dần qua các năm.Tuy nhiên, mức độ giảm không đáng kể và tỷ trọng này vẫn còn ở mức cao hơn so với thế giới. Tỷ trọng này ở các nước tiên tiến như Thụy Điển là 0,7%, Na Uy là 1%, còn Trung Quốc là nước phát triển trung bình nhưng cũng chỉở mức là 10%.

Nguyên nhân chủ yếu là do các phương thức TTKDTM hiện nay chưa thuận tiện, hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt còn nghèo nàn và kém hiệu quả; chất lượng, tiện ích và tính đa dạng của các dịch vụ thanh toán chưa phong phú.[12]

• Một trong các phương tiện thanh toán khá phổ biến hiện nay là thẻ thanh toán giao dịch qua máy ATM, máy POS; tuy số lượng thẻ, máy ATM, máy POS do các ngân hàng thương mại (NHTM) phát hành, lắp đặt ngày càng nhưng tác dụng giảm khối lượng tiền mặt vào lưu thông còn rất khiêm tốn. Tính đến cuối năm 2009, cả nước đã có hơn 22 triệu thẻ ATM đang được lưu hành, [14] song trên thực tế, đa số người dân chỉ sử dụng thẻ ATM chỉđể rút tiền, [12]khoảng 80% giao dịch qua ATM là để rút tiền mặt [15] thanh toán bằng thẻ chiếm khoảng 6% trong tổng số món giao dịch của các phương tiện TTKDTM.[21] • Séc là một phương tiện thanh toán mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng.

Tuy nhiên, tỷ lệ thanh toán bằng séc mới chiếm khoảng 2% trong tổng thanh toán phi tiền mặt.

• Thương mại điện tửở Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản do thói quen ưa sử dụng tiền mặt của người dân. Hầu hết người dân chưa sử dụng phương thức này để thanh toán mặc dù nó có nhiều lợi ích như: giảm thời gian và chi phí giao dịch thông qua Internet, tạo điều kiện tiếp cận với nền kinh tế số hóa…90% khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán của NH là để vấn tin nhanh, chỉ có 10% là để chuyển khoản, thanh toán.[19]

• Hành lang pháp lý còn nhiều hạn chế và thiếu đồng bộ cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho việc phát triển TTKDTM vì các tổ chức kinh tế cũng như ngành NH sợ khi thực hiện thanh toán, nếu có xảy ra sự cố gì thì các NHTM không có cơ sở nào để giải quyết.

• Kinh phí để triển khai các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng đang là vấn đề khó khăn đối với các NHTM ở Việt Nam như: chi phí lắp đặt

các thiết bị thanh toán, địa điểm, an ninh…Tuy nhiên, các ngân hàng lại chưa có sự liên thông đầy đủ, thiếu thống nhất trong hệ thống thanh toán POS tại Việt Nam.

Mô hình giao dịch thương mại điện tử hiện nay như sau:

Sơđồ 2.2:Một số hình thức giao dịch thương mại điện tử

“Nguồn: www.wikipedia.org”[22]

Theo thống kê của NHNN, tính đến quý 1/2010, TTKDTM đã chiếm 85% trong tổng doanh số thanh toán qua NH, trong đó, lượng thanh toán bằng điện tử chiếm trên 60%. [15] Tuy nhiên, trong các quan hệ giao dịch nói trên, hiện nay giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau là quan hệ chủ yếu, [22]các quan hệ giao dịch thương mại điện tử khác như giữa doanh nghiệp với chính phủ, doanh nghiệp với người tiêu dùng…còn rất ít mặc dù nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong kinh doanh bán lẻ.

Các NH đang không ngừng đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động TTKDTM. Tính đến cuối năm 2009, cả nước đã có 9.965 máy ATM,36.620 máy POS so với 4.280 máy ATM, 22.959 máy POS vào cuối năm 2007, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng phương tiện TTKDTM, hệ thống liên minh thẻ như Smartlink, VNBC, Banknet cũng đang không ngừng phát triển để làm thanh toán trung gian giữa các ngân hàng, phục vụ cho lộ trình xây dựng và phát triển một hệ TTKDTM theo đúng chỉđạo của Thủ tướng Chính phủ”.

Các liên minh thẻ hiện nay bao gồm:

• Công ty Smartlink có 28 thành viên, với gần 4.500 máy ATM (43%), 20.200 máy POS/EDC (55%) và số lượng thẻđã phát hành gần 8 triệu thẻ (39%); [16] • Liên minh thẻ Đông Á (VNBC) có 9 thành viên tham gia đã phát hành

2.500.000 thẻ (12%), với 1180 máy ATM (11%), gần 2.000 máy POS/EDC (6%);[17]

• Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Banknet có 15 thành viên với số lượng máy ATM đạt gần 4.800máy (46%), máy POS/EDC đạt gần 14.000 máy (39%) và đã phát hành gần 10 triệu thẻ (chiếm 49%). [15]

Các liên minh này đã phần nào kết nối hoạt động thẻ của các ngân hàng lại với nhau. Thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Thị phần thẻ và máy ATM, máy POS của 3 liên minh thẻ Smarlink, Đông Á và Banknetvn tính đến đầu năm 2010. Thị phần Smartlink Liên minh thẻ Đông Á (VNBC) Banknet Số lượng thẻ phát hành ~8.000.000 39% 2.500.000. 12% ~10.000.000 49% ATM ~ 4.500 43% 1.180 11% ~4.800 46% POS 20.200 55% ~2.000 6% 14.000 39% “Nguồn: Tổng hợp của tác giả”

Một phần của tài liệu Đề tài đẩy MẠNH THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỂN mặt tại NGÂN HÀNGTMCP ĐÔNG á – PGD BIÊN hòa đến năm 2015 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)