tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán số 320

31 1.5K 9
tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán số 320

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TI LIU HNG DN THC HIN CHUN MC KIM TON S 320 mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán MC LC PHN 1. QUY NH CHUNG 1 Cỏc chun mc kim toỏn liờn quan n VSA 320 2 Phm vi ỏp dng 3 i tng ỏp dng 4 Mc tiờu 5 Cỏc thut ng ch yu PHN 2. CC YấU CU V HNG DN 1. Mi quan h gia mc trng yu v ri ro kim toỏn 2. Xỏc nh mc trng yu tng th i vi BCTC v mc trng yu thc hin khi lp k hoch kim toỏn 2.1. Xỏc nh mc trng yu i vi tng th BCTC 2.1.1. Tm quan trng ca vic xỏc nh mc trng yu i vi tng th BCTC 2.1.2. Phng phỏp xỏc nh mc trng yu i vi tng th BCTC 2.2. Xỏc nh mc trng yu i vi mt nhúm cỏc giao dch, s d ti khon hoc thuyt minh BCTC: 2.2.1. Mt s trng hp c bit phi xỏc nh mc trng yu cho mt nhúm cỏc giao dch, s d ti khon hoc thuyt minh BCTC c th 2.2.2. Cỏch phõn b mc trng yu cho tng nhúm giao dch, tng s d ti khon hoc thuyt minh: 2.3. Xỏc nh mc trng yu thc hin 3. Sa i mc trng yu trong quỏ trỡnh kim toỏn 3.1. Phõn bit mc trng yu k hoch v mc trng yu thc t 3.2. Ni dung sa i mc trng yu 3.2.1. Cp nht li giỏ tr ca tiờu chớ xỏc nh mc trng yu 3.2.2. Sa i tiờu chớ xỏc nh mc trng yu 3.2.3. Sa i t l % tớnh mc trng yu 3.3. nh hng ca vic sa i mc trng yu n cụng vic kim toỏn 4. Xác định mức trọng yếu trong một số trường hợp đặc biệt 4.1. Mức trọng yếu đối với Công ty con 4.2. Mức trọng yếu đối với đơn vị có nhiều bộ phận 4.3. Mức trọng yếu với tập đoàn 4.4. Mức trọng yếu với các đơn vị có qui mô nhỏ 5. Sử dụng mức trọng yếu trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 6. Tài liệu hồ kiểm toán 7. So sánh sự khác nhau giữa các yêu cầu của VSA 320 (ban hành năm 2010) và VSA 320 hiện hành PHỤ LỤC: Các biểu mẫu BẢNG KÝ TỰ VIÊT TẮT PHẦN 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1 Các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến VSA 320 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 (VSA 320) có mối quan hệ với các chuẩn mực kiểm toán (ban hành năm 2010) như sau: - Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 – “Mục tiêu tổng thể của KTV và công ty kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam”: Mục tiêu tổng thể của một cuộc kiểm toán BCTC là đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng BCTC, xét trên phương diện tổng thể, không còn chứa đựng những sai sót trọng yếu do gian lận hay nhầm lẫn, từ đó giúp KTV đưa ra ý kiến về việc liệu BCTC đã được lập trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan hay chưa. - Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 – “Tài liệu, hồ kiểm toán”: KTV phải phản ánh các xét đoán chuyên môn về tính trọng yếu trong hồ kiểm toán. - Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 – “Lập kế hoạch kiểm toán BCTC”: Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, trước khi tiến hành đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu, KTV phải xem xét các vấn đề về xác định mức trọng yếu. - Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 – “Tìm hiểu đơn vị, môi trường hoạt động của đơn vị và đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu”: KTV phải tiến hành các thủ tục đánh giá rủi ro về sai sót trọng yếu ở mức độ tổng thể BCTC và cấp độ từng cơ sở dẫn liệu, do gian lận hoặc nhầm lẫn, thông qua việc tìm hiểu đơn vị được kiểm toán, môi trường hoạt động của đơn vị, bao gồm cả hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với các rủi ro có sai sót trọng yếu đã xác định. - Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330 – “Thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro”: Mục tiêu của KTV là thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp đối với các rủi ro có sai sót trọng yếu đã xác định thông qua việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp. - Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 450 – “Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán”: Mức trọng yếu được sử dụng trong việc đánh giá ảnh hưởng của các sai sót được phát hiện trong cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của những sai sót không được điều chỉnh, nếu có, đối với BCTC. - Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 – “Báo cáo kiểm toán về BCTC”: Trên cơ sở các bằng chứng thu thập được, KTV phải đưa ra ý kiến liệu các BCTC có được lập và trình bày trung thực, hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, với các quy định chung về lập và trình bày BCTC. 2 Phạm vi áp dụng (VSA 320, 01) Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán” (VSA 320) quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên (“KTV”) và Công ty kiểm toán trong việc áp dụng khái niệm “mức trọng yếu” trong lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán báo cáo tài chính (“BCTC”). KTV và Công ty kiểm toán phải áp dụng khái niệm mức trọng yếu khi: ⇒ Lập kế hoạch kiểm toánthực hiện cuộc kiểm toán, ⇒ Đánh giá ảnh hưởng của các sai sót đã phát hiện trong quá trình kiểm toán, kể cả ảnh hưởng của những sai sót chưa được điều chỉnh (nếu có) đối với BCTC, và ⇒ Hình thành ý kiến kiểm toán. 3 Đối tượng áp dụng (VSA 320, 07) KTV và Công ty kiểm toán phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực này trong quá trình kiểm toán BCTC. Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) phải có những hiểu biết nhất định về Chuẩn mực này để phối hợp công việc và xử lý các mối quan hệ liên quan đến việc xác định mức trọng yếu của các thông tin đã được kiểm toán. Ban Giám đốc và Ban quản trị của đơn vị được kiểm toán phải hiểu được những giới hạn liên quan đến tính chính xác có thể yêu cầu được từ một cuộc kiểm toán. Ban Giám đốc và Ban quản trị của đơn vị được kiểm toán cũng cần phải nhận thức được rằng không có sự khả thi về mặt kinh tế để thiết kế các thủ tục kiểm toán nhằm cung cấp sự đảm bảo tuyệt đối rằng BCTC không bị sai sót trọng yếu. Cuộc kiểm toán chỉ cung cấp sự đảm bảo hợp lý trên khía cạnh này. 4 Mục tiêu (VSA 320, 08) Mục tiêu của KTV và Công ty kiểm toán là áp dụng khái niệm “mức trọng yếu” một cách phù hợp khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán. 5 Các thuật ngữ chủ yếu (VSA 320,02-03, 09) 5.1. Thuật ngữ “Trọng yếu” Trọng yếu: Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Trọng yếu trong các quy định chung về lập và trình bày BCTC Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01-Chuẩn mực chung (đoạn 09), “Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.” Nhìn chung, mức trọng yếu trong các quy định chung về lập và trình bày BCTC cần được hiểu như sau: - Những sai sót, bao gồm cả việc bỏ sót, được coi là trọng yếu nếu những sai sót này, tính đơn lẻ hoặc tổng hợp, được xem xét ở mức độ hợp lý, có thể gây ảnh hưởng nhất định tới quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. - Những xét đoán về mức trọng yếu được thực hiện trong từng trường hợp cụ thể và bị ảnh hưởng bởi quy mô hay bản chất của sai sót, hoặc tổng hợp của cả hai yếu tố; - Những xét đoán về các vấn đề trọng yếu đối với người sử dụng BCTC cần phải tính đến đa số những người có nhu cầu sử dụng thông tin trên BCTC, như các nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ, KTV không cần phải cân nhắc đến những ảnh hưởng có thể có của các sai sót đến một số ít người sử dụng thông tin trên BCTC mà nhu cầu của họ có thể khác biệt so với phần lớn những người sử dụng cùng BCTC. 5.2. Thuật ngữ “Mức trọng yếu” “Mức trọng yếu” là một mức giá trị do KTV xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính. 5.2.1. Mức trọng yếu khi kiểm toán BCTC Trọng yếu là một trong các khái niệm cơ bản và rất quan trọng trong kiểm toán. Mục tiêu của một cuộc kiểm toán BCTC là đưa ra ý kiến về BCTC trên cơ sở các quy định chung về lập và trình bày BCTC, pháp luật và các quy định có liên quan. Ý kiến của KTV sẽ phản ánh đánh giá độc lập của KTV về sự trình bày trung thực và hợp lý của tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán trên cơ sở các quy định chung về lập và trình bày BCTC. Người sử dụng BCTC không giả định rằng ý kiến kiểm toán là sự đảm bảo về khả năng tiếp tục hoạt động của đơn vị cũng như tính hiệu quả trong hoạt động dưới sự điều hành của BGĐ đơn vị. Do đó, khái niệm trọng yếu đề cập đến các vấn đề, hoặc tính đơn lẻ hoặc tính tổng hợp, có ảnh hưởng quan trọng đến việc lập và trình bày trung thực, hợp lý BCTC theo các quy định chung về lập và trình bày BCTC. KTV cần phải cân nhắc mức trọng yếu trên góc độ tổng thể BCTC và từng loại giao dịch, sốtài khoản và thuyết minh. Từ đó, KTV cần phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp bị chi phối bởi tính trọng yếu của từng khoản mục cũng như tổng thể BCTC, trước khi đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC. Lý do tại sao KTV phải xác định mức trọng yếu là vì KTV chỉ cung cấp mức độ đảm bảo hợp lý ở mức độ cao, nhưng không phải là tuyệt đối đối với BCTC vì những hạn chế vốn có của cuộc kiểm toán, bao gồm:  Hầu hết các bằng chứng kiểm toán mà KTV dựa vào để đưa ra kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán đều mang tính xét đoán và thuyết phục nhiều hơn là tính khẳng định chắc chắn.  KTV có thể thực hiện kiểm tra 100% các khoản mục được ghi nhận trên sổ kế toán nhưng không thể loại trừ được rủi ro đối với các giao dịch bị bỏ sót, chưa được ghi nhận trên sổ kế toán. Hơn nữa, điều này lại không khả thi do chi phí về nhân lực quá lớn, không hiệu quả.  Rủi ro chọn mẫu và rủi ro ngoài mẫu.  Những hạn chế tiềm tàng trong hệ thống KSNB của đơn vị Tuy nhiên, trọng yếu lại là một thuật ngữ tương đối. Vấn đề được coi là trọng yếu trong trường hợp này có thể lại không mang tính trọng yếu trong trường hợp khác. Ví dụ: Sai sót về niên độ ghi nhận doanh thu là 50.000 USD có thể là trọng yếu đối đơn vị có doanh thu 500.000 USD, nhưng lại không trọng yếu với đơn vị có doanh thu 2.000.000 USD. Có rất nhiều vấn đề cần phải xem xét khi xác định mức trọng yếu trong kiểm toán. Tuy nhiên, sẽ không có quy tắc cụ thể cần phải tuân theo và áp dụng nhất quán khi xác định mức trọng yếu trong tất cả các tình huống. Việc xác định mức trọng yếu hoàn toàn là vấn đề thuộc về xét đoán chuyên môn và kinh nghiệm của KTV. Thông thường, khi xem xét đến mức trọng yếu, KTV cần xem xét cả về mặt định lượng và định tính bao gồm 3 yếu tố sau: - Về mặt giá trị: Trọng yếu xác định bởi giá trị được tính toán theo giá trị của các sai sót hoặc bỏ sót mà KTV có thể chấp nhận cho BCTC. Đây là một số tuyệt đối được KTV tính toán dựa trên các tiêu chí phù hợp và được sử dụng như một thước đo giá trị của mức trọng yếu. Ví dụ: Sai sót hoặc bỏ sót vượt quá 1% tổng doanh thu được coi là trọng yếu. - Về mặt bản chất: bao gồm việc đánh giá các sai sót hoặc bỏ sót theo bản chất và nguyên nhân xảy ra của chúng, có liên quan đến những vấn đề cụ thể mà những người sử dụng BCTC có sự quan tâm cao, đòi hỏi độ chính xác cao trên tổng thể hoặc một số khoản mục trên BCTC. Các sai sót hoặc bỏ sót này có thể có giá trị nhỏ hơn mức trọng yếu mà KTV đã xác định theo tiêu thức giá trị nhưng vẫn được coi là trọng yếu. Ví dụ: các sai sót liên quan đến các luồng tiền, các khoản thanh toán bất thường, các tổn thất tài chính, các hành vi vi phạm pháp luật, gian lận, v.v - Về mặt bối cảnh cụ thể: bao gồm việc đánh giá bối cảnh mà các sai sót hoặc bỏ sót xảy ra và ảnh hưởng của chúng đến các bộ phận quan trọng của BCTC. Ví dụ: thay đổi BCTC từ lãi sang lỗ và ngược lại, báo cáo lỗ ảo vượt quá giới hạn cho phép, thay đổi xu hướng của tổng thể BCTC so với xu hướng chung của toàn ngành Tóm lại mức trọng yếu không phải là một khái niệm tuyệt đối. Ranh giới giữa tiêu chuẩn thế nào có thể được coi là trọng yếu hoặc không trọng yếu luôn đòi hỏi xét đoán nghề nghiệp và kinh nghiệm của KTV. 5.2.2. Tầm quan trọng của việc xác định mức trọng yếu trong kiểm toán BCTC  Cho phép KTV có định hướng và lập kế hoạch tốt hơn bằng cách tập trung vào các tài khoản và chu trình quan trọng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là KTV bỏ qua các tài khoản hay chu trình khác, mà KTV sẽ tập trung thời gian ít hơn đối với các tài khoản và chu trình không quan trọng. Việc kiểm tra các tất cả các ghi chép kế toán và đảm bảo rằng chúng được ghi nhận, phản ánh và phân loại một cách phù hợp trên BCTC thông thường là không thể đạt được trong phạm vi giới hạn về thời gian và nguồn lực.  Giảm bớt các công việc không cần thiết, tránh công việc tìm hiểu và kiểm tra các khoản mục mà dù cho nó có sai sót thì các sai sót đó cũng thấp hơn mức trọng yếu. Việc này giúp cho KTV thực hiện cuộc kiểm toán một cách hiệu quả, các thủ tục kiểm toán được thiết kế và thực hiện phù hợp với chi phí cũng như thời gian dành cho cuộc kiểm toán.  Có đủ cơ sở để trình bày ý kiến kiểm toán: trung thực không có nghĩa là hoàn toàn chính xác, và BCTC vẫn được coi là trung thực và hợp lý, ngay cả khi chứa đựng các sai sót, nếu tổng giá trị sai sót nhỏ hơn mức trọng yếu. 5.3. Thuật ngữ “Mức trọng yếu thực hiện” “Mức trọng yếu thực hiện” là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do KTV xác định ở mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC. Trong một số trường hợp, “Mức trọng yếu thực hiện” có thể hiểu là mức giá trị hoặc các mức giá trị do KTV xác định thấp hơn mức hoặc các mức trọng yếu của một nhóm các giao dịch, sốtài khoản hoặc thông tin thuyết minh trên BCTC. 5.3.1. Mức trọng yếu thực hiện khi kiểm toán BCTC Việc lập kế hoạch kiểm toán chỉ để phát hiện những sai sót trọng yếu một cách đơn lẻ dẫn tới việc bỏ qua một thực tế là ảnh hưởng tổng hợp của các sai sót không trọng yếu đơn lẻ có thể làm cho BCTC còn chứa đựng các sai sót trọng yếu. Việc này cũng chưa tính đến những sai sót có thể không được phát hiện. Bản chất các thủ tục kiểm toán là được thực hiện trên cơ sở chọn mẫu, dẫn đến rủi ro có thể tồn tại các sai sót trọng yếu trong các phần tử không được chọn mẫu hoặc mẫu chọn không mang tính đại diện cho tổng thể dẫn đến kết luận về mẫu chọn không phù hợp với kết luận chung về đặc điểm của tổng thể hoặc các rủi ro không liên quan đến việc chọn mẫu như KTV lựa chọn sai thủ tục kiểm toán, hiểu sai bằng chứng kiểm toán, xét đoán sai, xác định sai tổng thể dẫn đến việc vẫn còn tồn tại các sai sót chưa được phát hiện. Do đó, việc xác định mức trọng yếu thực hiện là cần thiết với vai trò là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do KTV xác định nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính. Thực hiện điều này cũng phản ánh thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp mà KTV cần phải duy trì trong suốt quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán. 5.3.2. Giả định về người sử dụng BCTC (VSA 320, 04) Việc đánh giá liệu một sai sót có thể ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng hay không và có mang tính trọng yếu hay không, liên quan đến việc cân nhắc các đặc điểm của những người sử dụng thông tin bao gồm nhu cầu về thông tin và sự mong đợi về thông tin trên BCTC. Trong trường hợp này, KTV có thể giả định rằng, người sử dụng BCTC: - Có sự hiểu biết nhất định về hoạt động kinh doanh, về kinh tế và tài chính, kế toán và quan tâm nghiên cứu thông tin trên BCTC với sự cẩn trọng một cách hợp lý. - Có hiểu biết về về khái niệm trọng yếu áp dụng trong việc lập, trình bày BCTC cũng như sử dụng trong quá trình kiểm toán BCTC - Nhận thức được tính không chắc chắn tiềm tàng trong việc lập và trình bày BCTC bao gồm việc xác định giá trị do việc sử dụng các ước tính kế toán, các xét đoán và yếu tố của các sự kiện xảy ra trong tương lai; và - Đưa ra các quyết định kinh tế hợp lý trên cơ sở các thông tin trên BCTC. Vì vậy, KTV và Công ty kiểm toán, khi xác định mức trọng yếu, cần phải cân nhắc những người sử dụng BCTC với các đặc điểm nêu trên có thể bị ảnh hưởng đáng kể trong việc ra các quyết định kinh tế. PHẦN 2. CÁC YÊU CẦU VÀ HƯỚNG DẪN Kết cấu của Chuẩn mực kiểm toán số 320 (“VSA 320”) - “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán” bao gồm phần Yêu cầu và phần Hướng dẫn áp dụng. Tài liệu hướng dẫn này trình bày chung hai phần yêu cầu và hướng dẫn áp dụng theo từng mục phù hợp. 1. Mối quan hệ giữa mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán 1.1 Rủi ro kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng Khi thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, mục tiêu tổng thể của KTV và Công ty kiểm toán là:  đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng , xét trên giác độ tổng thể, báo cáo tài chính không còn chứa đựng sai sót trọng yếu do gian lận hay nhầm lẫn, từ đó cho phép kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính đã được lập, trên các phương diện trọng yếu, phù hợp với các quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính hay không;  lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và trao đổi thông tin theo quy định của chuẩn mực kiểm toán, phù hợp với các phát hiện của kiểm toán viên (xem đoạn 11 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 (ban hành năm 2010)). KTV đạt được sự đảm bảo hợp lý bằng cách thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để giảm rủi ro kiểm toán tới mức thấp có thể chấp nhận được theo quy định tại đoạn 17 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 (ban hành năm 2010). Do đó, khi tiến hành một cuộc kiểm toán, KTV phải quan tâm đến tính trọng yếu của thông tin và mối quan hệ với rủi ro kiểm toán. Rủi ro kiểm toán (AR) là rủi ro mà KTV đưa ra ý kiến kiểm toán không đúng khi báo cáo tài chính còn chứa đựng sai sót trọng yếu mà KTV chưa phát hiện ra. Ví dụ: KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần các thông tin tài chính được kiểm toán trong khi vẫn còn có các sai sót trọng yếu như bỏ sót không ghi tăng giá trị tài sản cố định khoảng 5 tỷ, chiếm 5% tổng giá trị tài sản của đơn vị. Hậu quả là người sử dụng thông tin đánh giá không đúng về tình hình tài chính của đơn vị, đặc biệt là khả năng thanh toán công nợ, nên có thể đưa ra các quyết định kinh tế không phù hợp như tiếp tục đầu tư, tiếp tục cho vay, v.v Rủi ro kiểm toán bao gồm rủi ro có sai sót trọng yếu và rủi ro phát hiện (theo quy định tại đoạn 13 (c) Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 (ban hành năm 2010)).  Rủi ro có sai sót trọng yếu: Là rủi ro khi báo cáo tài chính chứa đựng những sai sót trọng yếu trước khi kiểm toán (VSA 200, 13o).  Rủi ro phát hiện (DR): Là rủi ro mà trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và Công ty kiểm toán mặc dù đã thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán nhằm giảm thiểu rủi ro kiểm toán tới mức thấp có thể chấp nhận được nhưng không phát hiện hết được sai sót trọng yếu, tính riêng rẽ hay tính gộp (VSA 200, 13đ). Rủi ro có sai sót trọng yếu là sự kết hợp của rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, trong đó:  Rủi ro tiềm tàng (IR) là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trên BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không hệ thống kiểm soát nội bộ. Ví dụ, đơn vị có hàng tồn kho có giá trị lớn, dễ bị mất, nên rủi ro tiềm tàng liên quan đến tính hiện hữu. Việc đánh giá rủi ro này không quan tâm đến hệ thống kiểm soát nội bộ trong thực tế để bảo vệ hàng tồn kho.  Rủi ro kiểm soát (CR) là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hay tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời. Cách đánh giá này muốn nhấn mạnh đến rủi ro mà các kiểm soát của đơn vị không hiệu quả, dẫn đến sai sót. Rủi ro có sai sót trọng yếu có thể tồn tại ở hai cấp độ (VSA 200, A34): (a) Cấp độ tổng thể báo cáo tài chính: là những rủi ro có sai sót trọng yếu có ảnh hưởng rộng khắp đối với tổng thể báo cáo tài chính và có ảnh hưởng tiềm tàng tới nhiều cơ sở dẫn liệu. (VSA 200, A35) (b) Cấp độ cơ sở dẫn liệu của các nhóm giao dịch, sốtài khoản và thông tin thuyết minh: Việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thực hiện tiếp theo nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. (VSA 200, A36) Rủi ro có sai sót trọng yếu phụ thuộc vào đơn vị được kiểm toán, và là rủi ro liên quan đến BCTC khi BCTC có thể chứa đựng các sai sót trọng yếu, tồn tại độc lập dù có hay không có cuộc kiểm toán. Trong khi đó, rủi ro phát hiện phụ thuộc vào KTV, liên quan đến tính khả thi, tính hiệu quả và sự áp dụng đúng đắn các thủ tục kiểm toán. Rủi ro phát hiện không bao giờ giảm xuống bằng 0 do những hạn chế tiềm tàng trong cách thức các thủ tục kiểm toán được thực hiện, các xét đoán chuyên môn KTV đưa ra và bản chất của các bằng chứng kiểm tra thu thập được. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro phát hiện chỉ được ngăn chặn thông qua việc lập kế hoạch kiểm toán đúng đắn, phân công nhóm kiểm toán phù hợp, quán triệt thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp, sự giám sát và soát xét phù hợp với quá trình kiểm toán. 1.2 Mức độ ảnh hưởng của việc đánh giá rủi ro kiểm toán đến phạm vi công việc kiểm toán Mối quan hệ giữa các loại rủi ro và công việc kiểm toán được thể hiện bằng mô hình toán học sau: AR = (IR x CR) x DR hay AR DR = IR x CR Đây không phải là mô hình toán học đơn thuần phản ánh tất cả các nhân tố có thể ảnh hưởng đến đánh giá về rủi ro kiểm toán. Trái lại, mô hình này giúp ích cho KTV khi lập kế hoạch kiểm toán phù hợp trên cơ sở đánh giá rủi ro để giảm rủi ro kiểm toán xuống mức độ thấp có thể chấp nhận được. Mức độ rủi ro phát hiện chỉ có thể được xác định sau khi có sự đánh giá đầy đủ về mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải luôn ghi nhớ [...]... TẮT KTV: Kiểm toán viên BCTC: CMKiT: Báo cáo tài chính Chuẩn mực kiểm toán CĂN CỨ SOẠN THẢO TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN Tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo trên cơ sở: 1 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 - "Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành tại Thông tư số ngày 2 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán ban hành theo Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC... trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thực hiện khi lập kế hoạch kiểm toán (xem Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330 (ban hành năm 2010)); và (c) Đánh giá ảnh hưởng của các sai sót chưa được điều chỉnh, nếu có, trên báo cáo tài chính (xem Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 450 (ban hành năm 2010)) và hình thành ý kiến kiểm toán (xem Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 (ban hành năm 2010)) 2 Xác... 2005 3 Hồ kiểm toán mẫu do VACPA ban hành năm 2010 4 Các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có liên quan khác do Bộ Tài chính ban hành trong năm 2010 5 Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành từ năm 1999 đến năm 2005 6 Kinh nghiệm thực tế hoạt động kiểm toán độc lập trong 19 năm qua do VACPA tổng kết cũng như kinh nghiệm thực hành kiểm toán của chuyên gia dự án Một số tài liệu tham... yếu thực hiện trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán So sánh sự khác nhau giữa các yêu cầu của VSA 320 (ban hành năm 2010) và VSA 320 hiện hành Nội dung so sánh VSA 320 (ban hành năm 2010) VSA 320 ban hành 2003 1 Tên chuẩn mực Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán Tính trọng yếu trong kiểm toán 2 Phạm vi áp dụng Có quy định cụ thể về phạm vi áp dụng là trong việc lập kế hoạch và thực. .. số tài liệu tham khảo khác trong quá trình lập tài liệu hướng dẫn này: 1 Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế do Liên đoàn kế toán quốc tế công bố có hiệu lực từ 15/12/2009 2 Tài liệu hướng dẫn áp dụng ISAs của IAASB “Guide to use International Standards on Auditing in the Audits of Small and Medium Enterprises”, tháng 12 năm 2007 3 Các tài liệu hướng dẫn áp dụng ISAs của IAASB “The clarified ISAs,... một hướng dẫn chính thức nào về việc xác định mức trọng yếu trong các chuẩn mực kiểm toán Mặc dù đôi khi rất khó thực hiện, nhưng một sự xét đoán trọng yếu tốt là yếu tố quyết định cho việc thực hiện một cuộc kiểm toán thành công và ngược lại một sự xét đoán không đúng đắn sẽ làm cho cuộc kiểm toán không hiệu lực và/hoặc không hiệu quả 2.2 Xác định mức trọng yếu đối với một nhóm các giao dịch, số dư tài. .. phát hiện và xác định phạm vi công việc kiểm toán phù hợp sẽ quyết định liệu rủi ro kiểm toán có thể giảm xuống mức độ thấp có thể chấp nhận được không Trên cơ sở đó, phạm vi, lịch trình và nội dung của các thủ tục kiểm toán mà KTV thực hiện để đạt mức độ rủi ro phát hiện như mong muốn sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào mức trọng yếu do KTV xác định 1.3 Rủi ro kiểm toánmức trọng yếu Trong một cuộc kiểm toán, ... cuộc kiểm toán do không thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp nên vẫn còn sai sót trọng yếu trong BCTC và dễ xảy ra rủi ro kiểm toán Vì vậy, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần đưa ra xét đoán về mức trọng yếu phù hợp Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán cần được xem xét trong suốt quá trình kiểm toán, khi: (a) Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu (xem Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số. .. Khi phân bổ mức trọng yếu cho từng nhóm giao dịch, sốtài khoản hoặc thuyết minh, để đảm bảo tính hiệu quả của cuộc kiểm toán, KTV cần phải quan tâm đến bằng chứng kiểm toán thu thập được từ các tài khoản đối ứng xuất phát từ quan hệ bút toán kép trong kế toán để giảm bớt công việc kiểm toán cần thực hiện Mức trọng yếu cho từng nhóm giao dịch, sốtài khoản hoặc thuyết minh không được vượt quá mức... việc kiểm toán Trường hợp KTV nhận thấy cần phải xác định lại mức trọng yếu và mức trọng yếu xác định lại cao hơn so với mức trọng yếu kế hoạch, nghĩa là phạm vi và khối lượng các thủ tục kiểm toán cần thực hiện sẽ lớn hơn so với thiết kế ban đầu Trường hợp này KTV cần đánh giá lại sự phù hợp của các công việc kiểm toán đã thực hiện để đánh giá liệu có cần thiết phải thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán . CHUNG 1 Các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến VSA 320 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 (VSA 320) có mối quan hệ với các chuẩn mực kiểm toán (ban hành năm 2010) như sau: - Chuẩn mực kiểm toán Việt. VÀ HƯỚNG DẪN Kết cấu của Chuẩn mực kiểm toán số 320 (“VSA 320 ) - “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán bao gồm phần Yêu cầu và phần Hướng dẫn áp dụng. Tài liệu hướng dẫn. chưa. - Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 – Tài liệu, hồ sơ kiểm toán : KTV phải phản ánh các xét đoán chuyên môn về tính trọng yếu trong hồ sơ kiểm toán. - Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300

Ngày đăng: 23/04/2014, 22:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan