1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

TÀI LIỆU HƯỚNG dẫn THỰC HIỆN CHUẨN mực KIỂM TOÁN số 200

46 1,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 111,67 KB

Nội dung

TÀI LIỆU HƯỚNG dẫn THỰC HIỆN CHUẨN mực KIỂM TOÁN số 200

Trang 1

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN SỐ 200

môc tiªu tæng thÓ cña kiÓm to¸n viªn vµ c«ng ty kiÓm

to¸n khi kiÓm to¸n theo c¸c chuÈn mùc kiÓm to¸n viÖt nam

MỤC LỤC

BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

Trang 2

QUY ĐỊNH CHUNG

1 Các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến VSA 200

Chuẩn mực kiểm toán số 200 (“VSA 200”) - “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và công

ty kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam” là chuẩn mực

có ý nghĩa bao trùm lên tất cả các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam khác Do đó, VSA 200

có liên quan đến tất cả các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam khác Khi áp dụng các chuẩnmực kiểm toán Việt Nam thì cần phải tham khảo các yêu cầu và hướng dẫn của VSA 200

2 Phạm vi áp dụng

(VSA 200, 01-02)

Chuẩn mực kiểm toán này:

Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán khi thực

hiện kiểm toán báo cáo tài chính theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Quy định mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán và hướng dẫn nội

dung, phạm vi của một cuộc kiểm toán được thiết kế để kiểm toán viên đạt được cácmục tiêu đó

 Quy định và hướng dẫn phạm vi áp dụng, kết cấu của các chuẩn mực kiểm toán Việt

Nam, bao gồm các yêu cầu về trách nhiệm của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán

trong mọi cuộc kiểm toán, kể cả trách nhiệm phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán ViệtNam Trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, “kiểm toán viên” được hiểu là “kiểm toánviên độc lập” hoặc “kiểm toán viên hành nghề” Khi quy định và hướng dẫn về tráchnhiệm của kiểm toán viên trong việc thực hiện chuẩn mực kiểm toán đã bao hàm tráchnhiệm của công ty kiểm toán mà kiểm toán viên đó đang hành nghề kiểm toán

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được áp dụng khi kiểm toán viên và công ty kiểm toánthực hiện cuộc kiểm toán báo cáo tài chính và cũng được áp dụng trong trường hợp kiểmtoán thông tin tài chính khác trong quá khứ

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam không quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán

viên và Công ty kiểm toán đối với các vấn đề liên quan đã quy định trong pháp luật và các

quy định khác, ví dụ chào bán chứng khoán ra công chúng Những trách nhiệm quy địnhtrong văn bản pháp luật có thể khác với quy định và hướng dẫn trong chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam, mặc dù những quy định và hướng dẫn trong chuẩn mực kiểm toán ViệtNam là cần thiết nhưng kiểm toán viên phải có trách nhiệm trước hết là tuân thủ pháp luật

và các quy định có liên quan

3 Kiểm toán báo cáo tài chính

3.1 Thuật ngữ “Báo cáo tài chính”

(VSA 200, 13e)

Báo cáo tài chính: Là các báo cáo được lập và trình bày theo chuẩn mực kế toán và chế

độ kế toán hiện hành phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị tại thờiđiểm lập báo cáo Thuật ngữ “Báo cáo tài chính” có nghĩa là một bộ báo cáo tài chínhgồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển

tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính (VSA 200, 13e).

Trang 3

Báo cáo tài chính là một sự miêu tả thông tin tài chính quá khứ được sắp xếp một cáchkhoa học Báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về các nguồn lực kinh

tế hoặc các nghĩa vụ tại một thời điểm hoặc sự thay đổi của các nguồn lực kinh tế và cácnghĩa vụ này trong một giai đoạn nhất định

3.2 Thuật ngữ “Thông tin tài chính quá khứ”

(VSA 200, 13g)

Thông tin tài chính quá khứ: Là thông tin được trình bày bằng thuật ngữ tài chính liên

quan đến một đơn vị cụ thể, phát sinh chủ yếu từ hệ thống kế toán của đơn vị, phản ánhcác sự kiện kinh tế, tài chính đã xảy ra trong các kỳ trước hoặc các điều kiện kinh tế tại

một thời điểm trong quá khứ (VSA 200, 13g).

Thông tin tài chính quá khứ có thể là từng thông tin riêng lẻ, cũng có thể là toàn bộ báocáo tài chính các năm trước năm hiện tại

Ví dụ  Tình hình nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn của đơn vị tại ngày 31/12/2009.

 Số dư nợ phải thu khách hàng, hàng tồn kho, tài sản cố định của đơn vị tại ngày

31/12/2009.

 Doanh thu và giá vốn của đơn vị cho năm tài chính 2009.

 Lưu chuyển tiền thuần hoạt động kinh doanh của đơn vị cho năm tài chính 2009.

 Báo cáo tài chính năm trước.

3.3 Tổng quan về kiểm toán

 Kiểm toán bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ thứ mười ba, với Kiểm toán viên của Bộ Tàichính Anh Quốc (Auditor of the Exchequer in England) thành lập vào năm 1314

 Từ “Kiểm toán” trong tiếng Anh là “Audit” được bắt nguồn từ “Audire” trong tiếng HyLạp cổ có nghĩa là “Nghe”

 Cho đến những năm đầu thế kỷ 20, kiểm toán tập trung vào kiểm tra tính thanh khoảncủa doanh nghiệp và phát hiện gian lận trong doanh nghiệp

 Trong giai đoạn đầu thế kỷ 20 cho đến những năm 1940, mục tiêu của kiểm toán đãbắt đầu tiếp cận đến việc xác nhận tính đúng đắn của báo cáo tài chính

 Kể từ những năm 1940 đến nay, mục đích chính của kiểm toán là giúp kiểm toán viênđưa ra ý kiến liệu báo cáo tài chính có chứa đựng các sai sót trọng yếu Theo đó,phương pháp tiếp cận kiểm toán cũng dần thay đổi, hướng tới phương pháp dựa trênrủi ro

 Từ trước những năm 2000, phương pháp tiếp cận kiểm toán hướng tới phương phápdựa trên các rủi ro tài chính

 Từ năm 2000 trở lại đây, phương pháp tiếp cận kiểm toán hướng tới phương phápdựa trên các rủi ro kinh doanh, trong đó bao gồm cả các rủi ro tài chính

3.4 Mục đích của kiểm toán

Với sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý ngày càng rõ nét, nhu cầu về mộtbên thứ ba độc lập có trình độ chuyên môn, thay mặt người sở hữu, thực hiện việc kiểmtra các hoạt động và kết quả hoạt động của người quản lý ngày càng lớn

Mục đích chính của kiểm toán là giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến liệu báo cáo tài chính

có chứa đựng các sai sót trọng yếu Nhu cầu của xã hội về hoạt động kiểm toán độc lập

Trang 4

ngày càng cao, nhất là kiểm toán trong các lĩnh vực ảnh hưởng đến phần đông côngchúng như các công ty đại chúng, doanh nghiệp niêm yết

Các sự kiện gian lận kế toán của các công ty niêm yết như Enrol, Worldcom, hay mới đây

là Lehman Brothers tại Mỹ, Satyam tại Ấn Độ, và Bông Bạch Tuyết tại Việt Nam càng đòihỏi phải đưa ra yêu cầu cao đối với kiểm toán độc lập báo cáo tài chính

Tại Việt Nam, mục đích của kiểm toán là làm tăng độ tin cậy của người đọc đối với báocáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý củabáo cáo tài chính đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với quy định hiệnhành về lập và trình bày báo cáo tài chính Một cuộc kiểm toán được thực hiện theochuẩn mực kiểm toán Việt Nam và yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp kiểm toán

viên đưa ra ý kiến đúng mục đích nói trên (VSA 200, 03).

3.5 Trách nhiệm báo cáo của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán

3.5.1 Nội dung quy định

Trong mọi trường hợp, cuộc kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được tiếnhành trên cơ sở là Ban Giám đốc và Ban quản trị hiểu và thừa nhận rằng họ có những

trách nhiệm sau (VSA 200, A2):

(a) Lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp với quy định hiện hành về lập và trìnhbày báo cáo tài chính, bao gồm cả sự trình bày hợp lý;

(b) Xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo báo cáo tài chính khôngcòn chứa đựng những sai sót trọng yếu do gian lận hay do nhầm lẫn;

(c) Cung cấp cho kiểm toán viên:

(i) Quyền tiếp cận với tất cả tài liệu, thông tin mà Ban Giám đốc, Ban quản trị nhậnthấy là có liên quan đến quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính như cácghi chép, các tài liệu, sổ kế toán, chứng từ kế toán, các vấn đề khác;

(ii) Các tài liệu, thông tin mà kiểm toán viên đề nghị Ban Giám đốc và Ban quản trịcung cấp hoặc giải trình để phục vụ mục đích kiểm toán;

(iii) Quyền tiếp cận không hạn chế đối với nhân sự của đơn vị mà kiểm toán viêncho rằng cần thiết để phục vụ mục đích thu thập bằng chứng kiểm toán

đặc thù, hoặc theo (VSA 200, A5):

(1) Môi trường pháp lý và đạo đức, như các luật, các quy định, phán quyết của tòa án,các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp kế toán;

Trang 5

(2) Các hướng dẫn về chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán do các cơ quan, đơn vị cóchức năng soạn thảo chuẩn mực hoặc Hội nghề nghiệp ban hành;

(3) Các hướng dẫn xử lý tình huống kế toán cụ thể do các cơ quan, đơn vị có chứcnăng soạn thảo chuẩn mực hoặc Hội nghề nghiệp ban hành;

(4) Các thông lệ kế toán có tính phổ biến và đặc thù được thừa nhận rộng rãi

Điều kiện tiên quyết để kiểm toán viên chấp nhận hợp đồng kiểm toán là kiểm toán viêncần được Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị được kiểm toán cam kết về việc họthừa nhận và hiểu rõ những trách nhiệm của họ trong hợp đồng kiểm toán (Xem hướngdẫn chi tiết tại Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 - "Hợp đồng kiểm toán”)

3.6 Ý kiến của kiểm toán viên về báo cáo tài chính được kiểm toán

 Khi quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính là quy định về tuân thủ, dạng ýkiến kiểm toán mà chuẩn mực kiểm toán Việt Nam yêu cầu là liệu báo cáo tàichính đã được lập và trình bày tuân thủ các quy định, trên các khía cạnh trọng yếuhay chưa

Xem hướng dẫn chi tiết tại Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 - "Báo cáo kiểm toán

về báo cáo tài chính”

4 Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán

(VSA 200, 11-12)

Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán khi thực hiện một cuộc kiểm

toán báo cáo tài chính là:

(a) Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diệntổng thể, có còn chứa đựng những sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫnhay không, từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài

chính có được lập trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan đến lập và trình bày báo cáo tài chính hay không;

(b) Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và công bố thông tin theo quy địnhcủa chuẩn mực kiểm toán, phù hợp với các phát hiện của kiểm toán viên.Trong trường hợp không thể đạt được sự đảm bảo hợp lý và ý kiến chấp nhận từng phầntrên báo cáo kiểm toán là chưa đủ để cung cấp thông tin cho người sử dụng báo cáo tàichính thì chuẩn mực kiểm toán Việt Nam yêu cầu kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ýkiến hoặc rút khỏi cuộc kiểm toán, theo pháp luật và các quy định hiện hành có liên quan

5 Giải thích thuật ngữ chủ yếu

(VSA 200, 13)

Trang 6

5.1 Thuật ngữ “Quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính”

(VSA 200, 13a)

a. Quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính: Là các quy định tại Luật kế toán, các

chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan được Ban Giám đốc vàBan quản trị áp dụng trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính, có thể chấp nhậnđược, phù hợp với đặc điểm của đơn vị được kiểm toán và mục đích của báo cáo tài

chính, hoặc do yêu cầu của pháp luật và các quy định khác (VSA 200, 13a).

Ví dụ:

- Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003.

- Nghị định 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phù quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh.

- Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành và có hiệu lực.

- Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.

- Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Thông tư số 95/2008/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn

kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán

- v.v

b Quy định về trình bày hợp lý

Thuật ngữ “quy định về trình bày hợp lý” được sử dụng để quy định về lập và trình bàybáo cáo tài chính, trước hết vẫn phải tuân thủ và trong một số trường hợp là phù hợp với

các quy định chung và (VSA 200, 13a):

(i) Xác nhận rõ ràng rằng, để đạt được sự trình bày hợp lý của báo cáo tàichính, Ban Giám đốc có thể phải thuyết minh nhiều hơn so với quy địnhchung, hoặc;

(ii) Xác nhận rõ ràng rằng Ban Giám đốc có thể phải thực hiện khác một yêucầu của quy định chung để đạt được mục đích trình bày báo cáo tài chínhmột cách hợp lý Những trường hợp thực hiện khác như vậy được coi làcần thiết chỉ trong một số rất ít tình huống

Theo định nghĩa của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 - “Trình bày báo cáo tài chính”,đoạn 11:

Để lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, doanh nghiệp phải:

 Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp;

 Trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế toán, nhằm cung cấp thôngtin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu;

 Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán không

đủ để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của những giao dịch hoặcnhững sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanhcủa doanh nghiệp

Trang 7

Ví dụ: Thông tin về doanh thu và các khoản phải thu khách hàng chỉ được coi là trình bày hợp

- Thông tin các khoản phải thu khách hàng được trình bày và phân tích theo tuổi nợ (Tính phù hợp)

- Thông tin doanh thu và các khoản phải thu khách hàng không có sai sót trọng yếu (Tính tin cậy)

- Thông tin doanh thu và các khoản phải thu kỳ trước cần phải được trình bày (Tính so sánh)

- Thông tin doanh thu và khoản phải thu của khách hàng lớn, có ảnh hưởng trọng yếu cần được trình bày riêng rẽ (Cung cấp thông tin bổ sung).

c Quy định về tuân thủ

Thuật ngữ “quy định về tuân thủ” được sử dụng để quy định về việc lập và trình bày báocáo tài chính phải tuân thủ đối với các quy định mà không bao gồm các điểm (i) hoặc (ii)

trong “quy định về trình bày hợp lý” (VSA 200, 13a).

Ví dụ: Báo cáo tài chính của dự án do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ cần phải được lập tuân

thủ theo hướng dẫn và yêu cầu của WB về lập và trình bày báo cáo tài chính Báo cáo tài chính này đảm bảo yêu cầu về quản lý tài chính dự án của WB Ví dụ báo cáo tài chính của dự án phải bao gồm:

Báo cáo tổng hợp nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn trong đó chỉ ra từng loại nguồn vốn nhận được từ WB và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam cũng như các nguồn thu khác;

Báo cáo chi phí thực hiện dự án trong đó chỉ ra các mục tiêu của dự án và các khoản mục chi phí chính của dự án và thể hiện số phát sinh trong năm và số phát sinh luỹ

kế đến ngày kết thúc năm;

Bảng cân đối kế toán chỉ ra số luỹ kế nguồn vốn, số dư tiền gửi Ngân hàng cũng như các khoản mục tài sản và công nợ khác của dự án;

Báo cáo tài khoản chỉ định

Thuyết minh báo cáo tài chính trong đó chỉ ra sự đối chiếu giữa nguồn vốn ghi trên

sổ và số vốn nhận được từ WB Đối chiếu các khoản xin rút vốn với số tiền được giải ngân chi tiết theo các hình thức giải ngân bổ sung Tài khoản chỉ định, hoàn ứng hay thanh toán trực tiếp.

d So sánh với VSA 200 (ban hành năm 1999)

VSA 200 (ban hành lần đầu) không quy định thuật ngữ này

5.2 Thuật ngữ “Kiểm toán viên”

(VSA 200, 13d)

Kiểm toán viên: Là người, hoặc những người có chứng chỉ kiểm toán viên thực hiện

cuộc kiểm toán, gồm thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán, kiểm toán viên

và các thành viên khác trong nhóm kiểm toán Khi một chuẩn mực kiểm toán có yêu cầu

Trang 8

hoặc nhấn mạnh trách nhiệm của thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán thìchuẩn mực sẽ sử dụng thuật ngữ “thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán”

thay cho thuật ngữ “kiểm toán viên” (VSA 200, 13d).

Khi quy định và hướng dẫn về trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc thực hiện chuẩnmực kiểm toán thì đã bao hàm trách nhiệm của công ty kiểm toán mà kiểm toán viên đóđang hành nghề kiểm toán

Trong văn bản pháp luật và các quy định hiện hành sử dụng thuật ngữ “kiểm toán viên” và

“kiểm toán viên hành nghề” Thuật ngữ “kiểm toán viên” trong chuẩn mực kiểm toán ViệtNam được sử dụng với nghĩa của thuật ngữ “kiểm toán viên hành nghề” trong văn bản

pháp luật và các quy định (VSA 200, 13d).

5.3 Thuật ngữ “Ban giám đốc” và “Ban quản trị”

(VSA 200, 13)

Ban Giám đốc: Là những người có trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động

của đơn vị Tùy theo từng đơn vị, Ban Giám đốc có thể bao gồm toàn bộ, một số thành

viên hoặc không có thành viên nào trong Ban quản trị của đơn vị, ví dụ Giám đốc điều hành hoặc chủ sở hữu tư nhân Thành viên Ban Giám đốc bao gồm những người có chức danh: Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Công ty (Tổng Công ty); Giám đốc, Phó Giám đốc Công ty, kể cả Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh Công ty Thành viên Ban Giám đốc không bao gồm Giám đốc Tài chính, Giám đốc Kỹ thuật… (VSA 200, 13h)

Ví dụ: Giám đốc Kiểm toán, Giám đốc Thuế trong công ty kiểm toán cũng không bao gồm

trong Ban Giám đốc công ty kiểm toán.

Ban quản trị: Là một tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm giám sát việc điều hành hoạt

động và thực hiện nghĩa vụ giải trình, kể cả trách nhiệm giám sát việc lập và trình bày báocáo tài chính của đơn vị được kiểm toán Tùy theo từng đơn vị, Ban quản trị có thể bao

gồm Hội đồng quản trị, Hội đồng quản lý hoặc Hội đồng thành viên, trong đó có thể bao gồm cả các thành viên Ban Giám đốc Trong doanh nghiệp tư nhân, Ban quản trị có thể chỉ là một người có trách nhiệm phê duyệt báo cáo tài chính mà công việc này thường do Ban quản trị thực hiện (VSA 200, 13p).

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 ban hành năm 1999 không quy định về khái niệmBan giám đốc và Ban quản trị mà chỉ sử dụng khái niệm Giám đốc (hoặc người đứng đầuđơn vị)

Thực tế ở Việt Nam cho thấy khái niệm Ban quản trị là chưa rõ ràng Ban quản trị có chứcnăng giám sát các hoạt động và giám sát việc lập báo cáo tài chính của Ban giám đốc.Thông thường các doanh nghiệp tại Việt Nam không lập Ban quản trị riêng theo đúng địnhnghĩa của VSA 200 Hội đồng quản trị, Hội đồng quản lý hoặc Hội đồng thành viên hoặcban kiểm soát khi được giao chức năng giám sát nêu trên thì có thể được coi như đóngvai trò của Ban quản trị

5.4 Thuật ngữ “Cơ sở để tiến hành cuộc kiểm toán liên quan đến trách nhiệm của Ban Giám đốc và Ban quản trị”

(VSA 200, 13k)

Cơ sở để tiến hành cuộc kiểm toán liên quan đến trách nhiệm của Ban Giám đốc và Ban quản trị: Là việc Ban Giám đốc và Ban quản trị phải hiểu và thừa nhận rằng để làm

cơ sở cho việc thực hiện một cuộc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam thì

Ban Giám đốc và Ban quản trị có những trách nhiệm sau đây: (VSA 200, 13k)

Trang 9

(i) Lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp với quy định hiện hành về lập và trìnhbày báo cáo tài chính, bao gồm cả sự trình bày hợp lý;

(ii) Xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo báo cáo tài chínhkhông chứa đựng những sai sót trọng yếu do gian lận hay do nhầm lẫn;

(iii) Cung cấp cho kiểm toán viên:

a Quyền tiếp cận với tất cả tài liệu, thông tin mà Ban Giám đốc, Ban quản trịnhận thấy là có liên quan đến quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính nhưcác ghi chép, các tài liệu, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các vấn đề khác;

b Các tài liệu, thông tin mà kiểm toán viên đề nghị Ban Giám đốc và Ban quảntrị cung cấp hoặc giải trình để phục vụ mục đích kiểm toán;

c Quyền tiếp cận không hạn chế đối với nhân sự của đơn vị mà kiểm toán viêncho rằng cần thiết để phục vụ mục đích thu thập bằng chứng kiểm toán Cụm từ “Cơ sở để tiến hành cuộc kiểm toán liên quan đến trách nhiệm của Ban Giám đốc

và Ban quản trị” có thể được gọi tắt là “cơ sở” (VSA 200, 13k)

Cơ sở để tiến hành cuộc kiểm toán liên quan đến trách nhiệm của Ban giám đốc và Banquản trị là một tiền đề quan trọng mà kiểm toán viên cần phải đạt được trước khi chấpnhận và ký hợp đồng kiểm toán

Trong trường hợp, Ban giám đốc và Ban quản trị không thừa nhận trách nhiệm của mìnhtrong hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên cần xem xét không chấp nhận hợp đồng kiểmtoán

Xem hướng dẫn chi tiết trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 - "Hợp đồng kiểmtoán”

5.5 Thuật ngữ “Đảm bảo hợp lý”

(VSA 200, 13n)

Đảm bảo hợp lý: Trong bối cảnh của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, đảm bảo hợp lý

là sự đảm bảo ở mức độ cao nhưng không phải là tuyệt đối

Do cuộc kiểm toán luôn có những hạn chế vốn có (Xem chi tiết tại mục II.6 của Tài liệu hướng dẫn này), kiểm toán viên không thể đạt được mức độ đảm bào tuyệt đối trong cuộc

kiểm toán

Ví dụ: Khi kiểm toán các ước tính kế toán như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kiểm toán viên

chỉ có thể đưa ra ước tính hợp lý dựa trên xét đoán chuyên môn thay vì đưa ra con số chính xác tuyệt đối.

5.6 Thuật ngữ “Sai sót”

(VSA 200, 13i)

Sai sót: Là sự khác biệt giữa giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc thuyết minh của một

khoản mục trên báo cáo tài chính với giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc thuyết minhcủa khoản mục đó theo quy định chung về lập và trình bày báo cáo tài chính Sai sót cóthể phát sinh từ nhầm lẫn hoặc gian lận

Khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc báo cáo tài chính đã được trình bày trung thực vàhợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, sai sót có thể bao gồm những điều chỉnh về giá trị,cách phân loại, trình bày hoặc thuyết minh mà theo xét đoán của kiểm toán viên là cầnthiết để báo cáo tài chính được trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọngyếu

Trang 10

- Sai sót trong thuyết minh: thuyết minh báo cáo tài chính không bao gồm thuyết minh chi

tiết về tài sản cố định theo từng nhóm tài sản quan trọng.

Sai sót có thể phát sinh từ nhầm lẫn hoặc gian lận Nhầm lẫn là các sai sót không cố ýtrong khi gian lận được coi là các sai sót do cố tình

Ví dụ: Báo cáo kiểm toán phải có hai chữ ký: chữ ký của kiểm toán viên hành nghề trực tiếp

thực hiện cuộc kiểm toán và chữ ký của kiểm toán viên hành nghề là người đại diện theo pháp luật của công ty kiểm toán và đóng dấu của công ty kiểm toán.

Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) và các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải cónhững hiểu biết cần thiết về Chuẩn mực này để phối hợp công việc với kiểm toán viên,Công ty kiểm toán và xử lý các mối quan hệ liên quan đến các thông tin đã được kiểmtoán

- Chất lượng của cuộc kiểm toán không chỉ phụ thuộc vào kiểm toán viên và công tykiểm toán mà còn phụ thuộc vào việc cung cấp tài liệu, giải trình và cùng xử lý cácsai sót do kiểm toán viên phát hiện của đơn vị được kiểm toán Do đó, đơn vị đượckiểm toán cần phải có những hiểu biết nhất định về chuẩn mực kiểm toán để phốihợp thực hiện kiểm toán

- Các bên sử dụng kết quả kiểm toán (như cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan thanhtra, kiểm tra; tổ chức tín dụng; các quĩ đầu tư; nhà đầu tư; đơn vị, tổ chức có giaodịch kinh tế; người lao động trong doanh nghiệp ) cũng phải có những hiểu biếtnhất định khi sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán cũng như sử dụng báocáo kiểm toán và khi làm việc với kiểm toán viên và công ty kiểm toán

Trang 11

Ví dụ: Đơn vị được kiểm toán phải hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc lập và trình bày báo

cáo tài chính trước khi thực hiện cuộc kiểm toán, cũng như trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu giải trình các số liệu và sự kiện theo yêu cầu của kiểm toán viên.

Trang 12

CÁC YÊU CẦU VÀ HƯỚNG DẪN

Kết cấu của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 (“VSA 200”) - “Mục tiêu tổng thể củakiểm toán viên và công ty kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toánViệt Nam” bao gồm phần Nội dung yêu cầu và phần Hướng dẫn áp dụng Tài liệu hướngdẫn này trình bày chung hai phần nội dung và hướng dẫn áp dụng theo từng mục phùhợp

1 Yêu cầu về “Đạo đức nghề nghiệp”

(VSA 200, 14, A14-A17)

1.1 Nội dung yêu cầu

(VSA 200, 14)

Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán phải tuân thủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp,

bao gồm cả tính độc lập liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính (VSA 200, 14)

Các quy định pháp lý có liên quan và Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toánViệt Nam ban hành theo Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC ngày 01 tháng 12 năm 2005 của

Bộ Tài chính là cơ sở để Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán thực hiện yêu cầu về đạođức nghề nghiệp

(e) Tư cách nghề nghiệp;

(f) Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp yêu cầu kiểm toán viên phải đảm bảo tính độc lập đốivới đơn vị được kiểm toán

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên tắc độc lậptrong cuộc kiểm toán

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quy định tính độc lập bao gồm cả độc lập về tư tưởng

và độc lập về hình thức

Độc lập về tư tưởng - Là trạng thái suy nghĩ cho phép đưa ra ý kiến mà

không chịu ảnh hưởng của những tác động trái với những đánh giá chuyênnghiệp, cho phép một cá nhân hành động một cách chính trực, khách quan

và có sự thận trọng nghề nghiệp, và

Độc lập về hình thức - Là không có các quan hệ thực tế và hoàn cảnh có

ảnh hưởng đáng kể làm cho bên thứ ba hiểu là không độc lập, hoặc hiểu là

Trang 13

tính chính trực, khách quan và thận trọng nghề nghiệp của nhân viên công tyhay thành viên của nhóm cung cấp dịch vụ đảm bảo không được duy trì.

Sự độc lập của kiểm toán viên đối với đơn vị được kiểm toán đảm bảo cho kiểm toán viêntrong việc đưa ra ý kiến kiểm toán mà không chịu tác động của bất kỳ yếu tố nào Sự độclập giúp kiểm toán viên gia tăng tính chính trực, khách quan và duy trì thái độ hoài nghinghề nghiệp

Chuẩn mực kiểm soát chất lượng VSQC 1 và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 quyđịnh trách nhiệm của Ban Giám đốc và công ty kiểm toán đối với các yêu cầu về đạo đứcnghề nghiệp có liên quan

Kiểm toán viên và công ty kiểm toán có thể sử dụng mẫu biểu A110, A120, A250, A260,A270 của chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành được giới thiệu trong mụcII.1.4 dưới đây nhằm đảm bảo các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viêntrong một hợp đồng kiểm toán

1.3 Ví dụ minh hoạ về tính độc lập

a Nguy cơ do tư lợi

 Kiểm toán viên có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc lợi ích tài chính gián tiếp có tính chấttrọng yếu tại khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo

Ví dụ: Kiểm toán viên nắm giữ cổ phiếu hoặc trái phiếu của đơn vị được kiểm toán có thể

có những thoả hiệp với đơn vị được kiểm toán nhằm đạt mục tiêu tài chính cá nhân của mình.

 Tính độc lập của kiểm toán viên và công ty kiểm toán có thể bị ảnh hưởng khi quá phụthuộc vào phí dịch vụ của khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán hoặc lo lắng về khảnăng mất hợp đồng

Ví dụ: Một công ty kiểm toán ký hợp đồng kiểm toán với một khách hàng là một tổng công

ty lớn với mức phí chiếm khoảng 30% tổng doanh thu năm hiện tại của công ty kiểm toán Để thực hiện được dịch vụ khách hàng, công ty kiểm toán đó phải tuyển dụng thêm 20 nhân viên, làm tăng số lượng nhân viên lên 25% so với số lượng nhân viên hiện hành Trong năm tới, nếu mất khách hàng này, công ty kiểm toán sẽ gặp phải vấn đề lớn khi doanh thu sụt giảm, chi phí lương nhân viên tăng Trong trường hợp này, tính độc lập của kiểm toán viên và công ty kiểm toán có thể bị ảnh hưởng do có thể dẫn đến thoả hiệp giữa kiểm toán viên và khách hàng khi đưa ra ý kiến kiểm toán hoặc xử lý các vấn đề về báo cáo tài chính có liên quan.

 Tính độc lập của kiểm toán viên có thể bị ảnh hưởng khi kiểm toán viên có khả năngtrở thành nhân viên của khách hàng trong tương lai

Ví dụ: Kiểm toán viên được khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán hứa hẹn một vị trí với mức

thu nhập và các ưu đãi hấp dẫn để nhằm đạt được sự thoả hiệp của kiểm toán viên khi kiểm toán báo cáo tài chính năm hiện tại.

b Nguy cơ tự kiểm tra

 Một thành viên của nhóm kiểm toán gần đây đã hoặc đang là Giám đốc hoặc nhânviên có ảnh hưởng đáng kể của khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán

 Kiểm toán viên đồng thời cung cấp dịch vụ ghi sổ kế toán hoặc lập báo cáo tài chính

và dịch vụ kiểm toán cho cùng một khách hàng

c Nguy cơ về sự bào chữa

Trang 14

 Kiểm toán viên cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng, đồng thời cung cấp dịch

vụ tư vấn niêm yết hoặc tư vấn phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng Trongtrường hợp đó, có thể dẫn tới nguy cơ kiểm toán viên đưa ra ý kiến không phù hợp vềbáo cáo tài chính của khách hàng nhằm thu lợi từ dịch vụ tư vấn niêm yết hoặc từ việcphát hành cổ phiếu, trái phiếu

d Nguy cơ về quan hệ ruột thịt, quan hệ khác

 Một thành viên của nhóm kiểm toán có quan hệ gia đình ruột thịt (là bố, mẹ, vợ,chồng, anh chị em ruột) với Giám đốc hoặc thành viên Ban Giám đốc (kể cả kế toántrưởng) của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo;

 Một thành viên của nhóm kiểm toán có quan hệ gia đình ruột thịt với nhân viên giữchức vụ có ảnh hưởng đáng kể và trực tiếp đối với vấn đề trọng yếu của hợp đồngcung cấp dịch vụ đảm bảo của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo;

 Trong một số trường hợp có các mối quan hệ khác không là quan hệ ruột thịt nhưng

có ảnh hưởng đến tính độc lập, như các ví dụ sau đây:

- Giám đốc trước đây của công ty kiểm toán đang là Giám đốc hoặc là thành viên Ban Giám đốc của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo hoặc là nhân viên giữ chức vụ có ảnh hưởng đáng kể và trực tiếp đối với vấn đề trọng yếu của hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo;

- Có trên 3 năm giữ chức vụ trưởng nhóm cung cấp dịch vụ đảm bảo của cùng một khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; và

- Nhận quà tặng, dự chiêu đãi hoặc nhận sự ưu ái từ khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, hoặc từ Giám đốc, thành viên Ban Giám đốc hoặc nhân viên của họ (trừ trường hợp giá trị quá nhỏ)

e Nguy cơ bị đe doạ

 Đe dọa sẽ thay thế khi có bất đồng về việc áp dụng một nguyên tắc kế toán;

Ví dụ: Đe doạ sẽ thay thế kiểm toán viên khác khi có bất đồng liên quan đến việc trích lập

dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn cho báo cáo tài chính kết thúc ngày 31/12/2008 của một số công ty niêm yết Do thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng tại ngày 31/12/2008 so với thời điểm trước đó, khoản mục đầu

tư tài chính ngắn hạn của một số công ty niêm yết đã bị giảm giá đáng kể Điều này ảnh hưởng trọng yếu đến lợi nhuận năm 2008 của các công ty này Sức ép lên giá

cổ phiếu của các công ty này là rất lớn Sức ép này có thể khiến một số công ty niêm yết có khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn lớn tìm mọi cách tác động lên xét đoán

và ý kiến của kiểm toán viên.

 Áp lực làm giảm phạm vi của dịch vụ đã cam kết nhằm giảm phí

Ví dụ: Thực trạng một số công ty kiểm toán giảm phí kiểm toán nhằm trúng thầu kiểm toán

các dự án quốc tế tài trợ Sau đó, các công ty kiểm toán này chịu áp lực lợi nhuận có thể đã cắt giảm một số thủ tục kiểm toán cần thiết để nhằm cắt giảm chi phí cho hợp đồng kiểm toán đã ký Điều đó ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán viên.

1.4 Một số biểu mẫu của chương trình kiểm toán mẫu liên quan đến tính độc lập

A110 - "Chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro hợp đồng”

A120 - "Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng”

A250 - “Cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán”

Trang 15

A260 - "Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của

Kiểm toán viên”

A270 - "Biện pháp đảm bảo tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán”

1.5 Thực trạng áp dụng các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp tại các công ty kiểm toán

 Một số công ty không thực hiện lập bản “Cam kết về tính độc lập của thành viên nhómkiểm toán”;

 Mẫu Cam kết về tính độc lập đã được lập nhưng thiếu chữ ký xác nhận của một sốthành viên nhóm kiểm toán;

 Một số công ty không thực hiện soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập vàđạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên

 Một số kiểm toán viên vừa cung cấp dịch vụ lập báo cáo tài chính vừa thực hiện kiểmtoán báo cáo tài chính; có trường hợp kiểm toán báo cáo tài chính trên 3 năm chocùng một khách hàng

2 Yêu cầu về “Thái độ hoài nghi nghề nghiêp”

(VSA 200, 15, A18-A22)

2.1 Thuật ngữ “Thái độ hoài nghi nghề nghiệp”

Thái độ hoài nghi nghề nghiệp: Là thái độ luôn nghi vấn, cảnh giác trước những điều

kiện là dấu hiệu của sai sót do nhầm lẫn hay do gian lận, và đánh giá một cách kỹ càng

đối với các bằng chứng kiểm toán (VSA 200, 13m).

Ví dụ:Hoài nghi nghề nghiệp là thái độ cảnh giác đối với các vấn đề như:

Các bằng chứng kiểm toán mâu thuẫn với nhau;

Thông tin dẫn đến việc nghi ngờ về độ tin cậy của các tài liệu và kết quả phỏng vấn đã được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán;

Các sự kiện có thể là dấu hiệu của gian lận;

Các tình huống đặt ra yêu cầu phải thực hiện thủ tục kiểm toán bổ sung ngoài những thủ tục mà chuẩn mực kiểm toán yêu cầu

2.2 Nội dung yêu cầu

Kiểm toán viên phải lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán với thái độ hoài nghi nghềnghiệp để nhận biết các trường hợp có thể dẫn đến báo cáo tài chính chứa đựng những

sai sót trọng yếu (VSA 200, 15).

2.3 Hướng dẫn áp dụng

2.3.1 Vì sao phải duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp

 Rủi ro luôn hiện hữu trong bất kỳ cuộc kiểm toán nào Kiểm soát rủi ro là yếu tố quyếtđịnh đến ý kiến của kiểm toán viên Duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốtquá trình kiểm toán là một yếu tố cơ bản trong kiểm soát rủi ro

Duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp một cách phù hợp cho phép kiểm toán viên giảmthiểu rủi ro:

- Bỏ qua các sự kiện và tình huống bất thường;

Trang 16

Ví dụ: Trên báo cáo tài chính năm 2008, một công ty cổ phần đã chịu khoản lỗ rất lớn do lỗ

đánh giá lại chênh lệch tỷ giá khoản vay có gốc đồng Yên Nhật tại thời điểm kết thúc năm tài chính Nếu kiểm toán viên không có duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp của mình thì có thể không phát hiện ra các gian lận khi công ty có thể cố tình ghi nhận thêm một số khoản chi phí không đúng kỳ, phân bổ chi phí không nhất quán nhằm đẩy thêm lỗ vào năm 2008 với mục đích “để giành” lợi nhuận cho năm kế tiếp.

- Vội vàng rút ra kết luận chỉ từ những quan sát kiểm toán;

Ví dụ: Kiểm toán viên kết luận không có sai sót trọng yếu đối với khoản mục tài sản cố định

sau khi chứng kiến kiểm kê tài sản cố định của đơn vị được kiểm toán Tuy nhiên, kiểm toán viên không thể xác định được tính sở hữu của đơn vị được kiểm toán đối với các tài sản này.

- Sử dụng các giả định không phù hợp khi xác định nội dung, lịch trình, phạm vi củathủ tục kiểm toán và đánh giá kết quả các thủ tục đó

Ví dụ: Khi lập kế hoạch kiểm toán cho khách hàng là ngân hàng, sẽ là không phù hợp nếu

kiểm toán viên lựa chọn đưa ý kiến kiểm toán dựa trên kết quả của thủ tục thử nghiệm cơ bản (kiểm tra chi tiết) Với số lượng nghiệp vụ phát sinh trong kỳ rất lớn, kiểm toán viên nên tiếp cận với các thử nghiệm kiểm soát nhằm đạt sự đảm bảo kiểm soát trước khi thực hiện các thử nghiệm cơ bản.

 Duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp giúp kiểm toán viên có những đánh giá xác đángđối với bằng chứng kiểm toán đã thu thập Việc đánh giá xác đáng bằng chứng kiểmtoán hỗ trợ giảm thiểu rủi ro kiểm toán, giúp kiểm toán viên xác định các thủ tục kiểmtoán cần thực hiện bổ sung hoặc các điều tra thêm (nếu cần thiết)

Ví dụ:

- Khi nhận được thư xác nhận trả lời từ phía bên thứ ba qua fax, thái độ hoài nghi nghề nghiệp giúp kiểm toán viên có những đánh giá nhằm xác định xem người hoặc đơn vị gửi fax có phải là đối tượng được gửi thư xác nhận thông qua thông tin về đơn

vị gửi và số fax Kiểm toán viên có thể phải đánh giá tính chân thực của số liệu xác nhận nếu bản xác nhận được gửi fax cho khách hàng thay vì gửi trực tiếp cho kiểm toán viên Kiểm toán viên có thể thực hiện thủ tục bổ sung như gọi điện trực tiếp cho bên xác nhận nhằm khẳng định tính chân thực của bản fax và số liệu đã xác nhận.

- Kiểm toán viên nên xem xét kỹ nội dung của bản xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng

trong trường hợp thời điểm xác nhận ghi trên thư xác nhận của ngân hàng khác với thời điểm lập bảng cân đối kế toán Việc đánh giá khả năng phát sinh các giao dịch

2.3.2 Thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong cuộc kiểm toán

Theo yêu cầu của VSA 200 thể hiện trong Phần II.2.2 nêu trên, thái độ hoài nghi nghềnghiệp cần được kiểm toán viên duy trì trong suốt cuộc kiểm toán, từ các hoạt động trướccuộc kiểm toán, trong khâu lập kế hoạch cho đến bước thực hiện kế hoạch kiểm toán vàcác thủ tục sau khi kết thúc cuộc kiểm toán

Đặc biệt, kiểm toán viên cần duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp đối với các sự kiện bấtthường có thể liên quan đến cuộc kiểm toán

2.4 Hồ sơ kiểm toán về thái độ hoài nghi nghề nghiệp

Thay vì được thể hiện và lưu giữ trong một biểu mẫu cụ thể trong hồ sơ kiểm toán, thái độhoài nghi nghề nghiệp của kiểm toán viên cần phải được phản ánh trong gần như toàn bộgiấy tờ làm việc lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán

Việc thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung cũng là một hình thức thể hiện của thái độhoài nghi nghề nghiệp của kiểm toán viên

Trang 17

Ví dụ: Khi nghi ngờ về khả năng che dấu doanh thu của đơn vị được kiểm toán, kiểm toán viên

thực hiện kiểm tra bổ sung mẫu doanh thu hoặc thực hiện điều tra bổ sung tại các phòng ban độc lập trong đơn vị có liên quan đến khoản mục doanh thu Thay vì chỉ ghi chép lại nghi ngờ của kiểm toán viên trên một giấy tờ làm việc cụ thể, kiểm toán viên ghi chép toàn bộ các thủ tục bổ sung trên giấy tờ làm việc và lưu trong hồ sơ kiểm toán Các giấy

tờ làm việc này thể hiện thái độ hoài nghi nghề nghiệp của kiểm toán viên.

2.5 Tình huống thực tế về thái độ hoài nghi nghề nghiệp

a Tình huống

Ý kiến giải trình của Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vinax (gọi tắt là “Vinax”) về ýkiến của kiểm toán đối với báo cáo tài chính hợp nhất năm 2008 được gửi Uỷ ban chứngkhoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và các cổ đông qua Công văn số1179/2009/CV-TCKH ngày 24 tháng 04 năm 2009 Công văn 1179 giải trình ý kiến ngoạitrừ của kiểm toán viên về vốn hoá chi phí lãi vay vào chi phí xây dựng cơ bản dở dangcủa Dự án Xi măng Quảng Ninh, cụ thể:

Dự án Xi Măng Quảng Ninh do Vinax làm chủ đầu tư Theo báo cáo tài chính năm 2008, Vinax đang vốn hóa chi phí lãi vay của Nhà máy Xi Măng Quảng Ninh vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang đến hết ngày 31/12/2008.

Theo ý kiến của Công ty kiểm toán K:

“Việc xây dựng Nhà máy đã hoàn thành năm 2008 Biên bản nghiệm thu lô thiết bị cuối cùng đã được ký kết vào ngày 14 tháng 11 năm 2008 với nhà thầu Tuy nhiên, Vinax vẫn tiếp tục vốn hóa chi phí lãi vay vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang trong giai đoạn từ ngày 15/11/2008 đến 31/12/2008.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 - Chi phí đi vay, việc vốn hóa chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào

sử dụng đã hoàn thành Chi phí đi vay sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí tài chính trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh”.

Ý kiến của Vinax:

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16, tại điểm 21 có qui định: “đối với việc xây

dựng một Nhà máy công nghiệp gồm nhiều hạng mục công trình trên một dây chuyền thì việc vốn hóa chỉ chấm dứt khi tất cả các hạng mục công trình cùng được hoàn thành” Trên thực tế, Biên bản Nghiệm thu lô thiết bị cuối cùng của Nhà máy

Xi măng Quảng Ninh đã được ký kết vào ngày 14/11/2008 Tuy nhiên, việc nghiệm thu các

lô thiết bị này chỉ là các lô thiết bị chính mua của các nhà thầu nước ngoài Để Nhà máy có thể chính thức đi vào hoạt động cần sự vận hành tổng thể của các hạng mục công trình bao gồm cả các công trình phụ trợ cho Nhà máy Đến ngày 31/12/2008, các hạng mục công trình phụ trợ cho Nhà máy mới được nghiệm thu bởi các bên: chủ đầu tư, nhà thầu,

tư vấn thiết kế Vì vậy, theo Vinax, các hạng mục của Nhà máy Xi măng Quảng Ninh được chính thức hoàn thành, nghiệm thu đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/2009 (HĐQT Tổng công ty đã có Quyết định số 58/2009/QĐ-HĐQT ngày 23/01/2009 phê duyệt thời điểm kết thúc chạy thử của Nhà máy Xi măng Quảng Ninh là 31/12/2008) và thời gian chấm dứt vốn hóa được xác định vào ngày 31/12/2008 là phù hợp với chuẩn mực kế toán.

b Nhận xét

Việc Vinax vốn hoá chi phí lãi vay phát sinh trong giai đoạn từ 15/11/2008 (thời điểm hạngmục thiết bị chính cuối cùng được hoàn thành) đến 31/12/2008 dựa trên Quyết định số 58ngày 23/01/2009 của Hội đồng quản trị Vinax phê duyệt thời điểm kết thúc chạy thử Nhàmáy xi măng Quảng Ninh khiến kiểm toán viên bày tỏ thái độ hoài nghi về bằng chứngkiểm toán này Kiểm toán viên có thể nghi ngờ rằng Vinax đã chủ động phê duyệt thời

Trang 18

điểm kết thúc chạy thử làm căn cứ vốn hoá chi phí lãi vay khiến cho lợi nhuận trước thuếtăng tương ứng

Thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong tình huống này là rất cần thiết Nó giúp kiểm toánviên mở rộng phạm vi và các thủ tục kiểm toán bổ sung nhằm xác định thời điểm kết thúcvốn hoá chi phí lãi vay phù hợp theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 -

"Chi phí đi vay” Từ đó, rủi ro kiểm toán được giảm thiểu, làm tăng tính xác đáng của ýkiến của kiểm toán viên

3 Xét đoán chuyên môn

(VSA 200, 16, A23-A27)

3.1 Thuật ngữ “Xét đoán chuyên môn”

Xét đoán chuyên môn: Là sự vận dụng các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm phù hợp

về tài chính kế toán, kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan để đưa ra quyết định về các hành động phù hợp trong bối cảnh của cuộc kiểm toán (VSA 200, 13l).

3.2 Nội dung yêu cầu

Kiểm toán viên phải thực hiện các xét đoán chuyên môn trong suốt quá trình lập kế hoạch

và tiến hành cuộc kiểm toán báo cáo tài chính (VSA 200, 16).

3.3 Hướng dẫn áp dụng

3.3.1 Vì sao phải thực hiện xét đoán chuyên môn

Xét đoán chuyên môn là đòi hỏi thiết yếu khi tiến hành kiểm toán Kiểm toán viên sẽkhông thể thực hiện được các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, các chuẩn mực kiểmtoán, các quyết định cần thiết trong suốt cuộc kiểm toán nếu không áp dụng các kiến thức

và kinh nghiệm phù hợp với thực tiễn và hoàn cảnh Việc áp dụng phù hợp kiến thức và

kinh nghiệm phải dựa trên các xét đoán chuyên môn (VSA 200, A23).

Ví dụ: Khi kiểm toán các ước tính kế toán, kiểm toán viên không thể không đưa ra các xét đoán

chuyên môn của mình về tính hợp lý của các ước tính kế toán như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá các khoản đầu tư ngắn hạn, của Ban giám đốc đơn

vị được kiểm toán.

3.3.2 Một số thủ tục kiểm toán cần xét đoán chuyên môn

Xét đoán chuyên môn rất cần thiết trong việc đưa ra các quyết định về:

 Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán;

Ví dụ: Kiểm toán viên thực hiện xét đoán chuyên môn khi lựa chọn chỉ tiêu sử dụng để ước tính

mức độ trọng yếu cho phù hợp, ngưỡng chênh lệch có thể bỏ qua (Xem chi tiết tại Mẫu A700 - Xác định mức trọng yếu trong Hồ sơ kiểm toán mẫu)

 Nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán được sử dụng để đáp ứng cácyêu cầu của chuẩn mực kiểm toán và thu thập bằng chứng kiểm toán;

Ví dụ: Kiểm toán viên thực hiện xét đoán chuyên môn khi xác định kiểm tra luân chuyển các

chu trình kinh doanh khi thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đạt sự đảm bảo kiểm soát.

Trang 19

 Đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của các bằng chứng kiểm toán đã thu thập, và sựcần thiết phải thu thập thêm các bằng chứng kiểm toán để đạt được mục tiêu của cácchuẩn mực kiểm toán và mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên;

Ví dụ: Kiểm toán viên cần thực hiện xét đoán chuyên môn liệu có cần phải gửi thư xác nhận

ngân hàng khi đã thu thập được xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng do ngân hàng xác nhận trực tiếp cho đơn vị được kiểm toán.

 Đánh giá các xét đoán của Ban Giám đốc trong quá trình áp dụng các quy định về lập

và trình bày báo cáo tài chính tại đơn vị được kiểm toán;

Ví dụ: Xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên là rất cần thiết khi đánh giá tính phù hợp của

các chính sách kế toán được Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán áp dụng như chính sách ghi nhận doanh thu, chính sách khấu hao tài sản cố định, và các chính sách khác.

 Đưa ra kết luận dựa trên các bằng chứng kiểm toán đã thu thập, như đánh giá tínhhợp lý của các ước tính kế toán mà Ban Giám đốc sử dụng khi lập báo cáo tài chính

Ví dụ: Xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên là rất cần thiết khi thực hiện kiểm tra các ước

tính kế toán như lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, lập dự phòng giảm giá khoản đầu

tư tài chính.

3.4 Hồ sơ về xét đoán chuyên môn

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 - “Tài liệu, hồ sơ kiểm toán” quy định các xét đoánchuyên môn quan trọng cần phải được ghi chép và lưu trữ

Ví dụ một số trường hợp cần phải ghi chép và lưu giữ tài liệu kiểm toán liên quan đến cácxét đoán chuyên môn quan trọng:

 Khi chuẩn mực kiểm toán yêu cầu kiểm toán viên phải xem xét một số thông tin vàyếu tố nhất định có ảnh hưởng quan trọng đối với cuộc kiểm toán, kiểm toán viênphải đưa ra các cơ sở cho kết luận của mình Ví dụ, mức độ ảnh hưởng của các

sự kiện phát sinh sau kỳ báo cáo, yêu cầu điều chỉnh hoặc thuyết minh các sự kiệnnày, như sự sụt giảm của giá chứng khoán nắm giữ tại thời điểm kết thúc năm tàichính, bán giảm giá hàng tồn kho

 Cơ sở cho kết luận của kiểm toán viên về tính hợp lý của các vùng kiểm toán cầnxét đoán chủ quan Ví dụ, tính hợp lý của các ước tính kế toán quan trọng

 Cơ sở cho kết luận của kiểm toán viên về tính xác thực của một tài liệu khi thựchiện điều tra sâu hơn (như sử dụng chuyên gia hoặc thủ tục xác nhận) do các pháthiện trong quá trình kiểm toán làm kiểm toán viên tin rằng tài liệu đó có thể khôngxác thực

 Khi kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên cần xét đoánchuyên môn để kết luận về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

Việc ghi chép và lưu giữ các xét đoán chuyên môn quan trọng của kiểm toán viên sẽ trợgiúp quá trình soát xét của kiểm toán viên có kinh nghiệm và các cơ quan chức năng cóliên quan

3.5 Tình huống thực tế về xét đoán chuyên môn

a Tình huống

Ý kiến giải trình của Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vinax (gọi tắt là “Vinax”) về ýkiến của kiểm toán đối với báo cáo tài chính hợp nhất năm 2008 được gửi Uỷ ban chứng

Trang 20

khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và các cổ đông qua Công văn số117/2009/CV-TCKH ngày 24 tháng 04 năm 2009 Công văn 1179 giải trình ý kiến ngoạitrừ của kiểm toán viên về chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện của khoản vay đầu tư Dự án

Xi măng Quảng Ninh, cụ thể:

Toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện của khoản vay đầu tư của Dự án Xi măng Quảng Ninh đến ngày 31/12/2008 là 467.575 triệu VNĐ được Công ty kiểm toán K

đề nghị đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của Vinax.

Để làm rõ vấn đề xử lý chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, ngày 27/03/2009, Bộ Tài chính có công văn số 4533/BTC-TCT gửi Thủ tướng Chính Phủ đề nghị hướng dẫn cụ thể đối với khoản chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ.

Theo ý kiến của Công ty kiểm toán K:

Do Vinax vừa thực hiện đầu tư và vừa hoạt động sản xuất kinh doanh nên theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái, tất cả các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện phát sinh do việc đánh giá lại các khoản vay dài hạn bằng ngoại tệ cần được hạch toán như là chi phí hoạt động tài chính trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm khi các khoản lỗ này phát sinh

Ý kiến của Công ty Vinax:

Để thực hiện việc đầu tư Nhà máy Xi măng Quảng Ninh, năm 2003 Vinax đã thành lập Ban quản lý Dự án Xi măng Quảng Ninh Ban quản lý dự án Xi măng Quảng Ninh có tổ chức kế toán riêng như đơn vị hạch toán độc lập, chỉ thực hiện tổng hợp báo cáo hoạt động đầu tư vào báo cáo chung của Tổng công ty (công ty mẹ) Vì vậy, Vinax cho rằng, chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản được phản ánh lũy kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán của Ban quản lý Khi việc đầu tư hoàn thành, Nhà máy chính thức đi vào hoạt động (ngày 01/01/2009), khoản chênh lệch

tỷ giá này sẽ được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất - kinh doanh trong khoảng thời gian tối đa 5 năm là phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Thực hiện Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 30/12/2002 của Thủ tướng Chính Phủ về việc đầu tư Dự án Xi măng Quảng Ninh, Vinax được giao làm chủ đầu tư của Dự án Xi măng Quảng Ninh và có trách nhiệm thành lập Công ty cổ phần Xi măng Quảng Ninh để vận hành dự án Việc bàn giao dự án từ Vinax sang Công ty cổ phần này sẽ phát sinh thu nhập và chi phí (bao gồm cả phần chênh lệch tỷ giá trong quá trình đầu tư) đối với Vinax Theo nguyên tắc phù hợp giữa việc ghi nhận doanh thu và chi phí, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được coi như một khoản chi phí hình thành tài sản chuyển giao cấu thành nên chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ có phát sinh doanh thu từ việc chuyển giao tài sản sang Công ty cổ phần Xi măng Quảng Ninh Thời điểm chuyển giao được xác định là ngày 01/01/2009 Vì vậy, theo quan điểm của Vinax, trước thời điểm chuyển giao, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh được ghi nhận là một khoản chi phí trả trước trong kỳ và khoản chi phí trả trước này sẽ được tất toán khi Công ty cổ phần Xi Măng Quảng Ninh tiếp nhận tài sản chuyển giao

Vì vậy, Vinax đang phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện của khoản vay đầu

tư của Dự án Xi măng Quảng Ninh đến ngày 31/12/2008 là 467.575 triệu VNĐ trên tài khoản chênh lệch tỷ giá.

Trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2009, Vinax tiếp tục không thực hiện ghi nhận hồi

tố khoản chênh lệch tỷ giá này vào lợi nhuận chưa phân phối đối với số liệu so sánh tạingày 31/12/2009 Việc không hạch toán hồi tố dẫn đến ý kiến ngoại trừ của Công ty kiểmtoán D kiểm toán báo cáo tài chính của Vinax năm 2009

b Nhận xét

Vệc hạch toán khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện vào chi phí trong kỳ sẽ ảnh hưởngrất trọng yếu đến lợi nhuận trước thuế của Vinax Do đó, xét đoán chuyên môn của kiểm

Trang 21

toán viên đối với trường hợp xử lý chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện của Vinax rất quantrọng

Trong trường hợp này kiểm toán viên đã dựa trên kinh nghiệm và kiến thức về Chuẩn mực

kế toán Việt Nam số 10 - "Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái” và các chuẩn mực

kế toán quốc tế có liên quan để đưa ra ý kiến ngoại trừ việc Vinax xử lý khoản chênh lệch

tỷ giá chưa thực hiện nêu trên vào khoản mục chênh lệch tỷ giá trong phần vốn chủ sởhữu thay vì hạch toán vào chi phí trong kỳ

Ý kiến ngoại trừ dựa trên xét đoán chuyên môn trong trường hợp này của kiểm toán viên

là hợp lý và được khẳng định thông qua quy định tại Thông tư số 201/2009/TT-BTC ngày

15 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài chính về việc “hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷgiá trong doanh nghiệp.” Thông tư 201 khẳng định đơn vị vừa hoạt động sản xuất vừa hoạtđộng đầu tư xây dựng cơ bản như Vinax phải hạch toán vào chi phí trong kỳ khoản lỗchênh lệch tỷ giá nêu trên

4 Bằng chứng kiểm toán

(VSA 200, 17, A28-A31)

4.1 Thuật ngữ “Bằng chứng kiểm toán”

Bằng chứng kiểm toán: Là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được

liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các tài liệu, thông tin này, kiểm toán viên đưa ra

kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán Bằng chứng kiểm toán bao gồm những tài liệu, thông tin chứa đựng trong các tài liệu kế toán, kể cả báo cáo tài chính và những tài liệu, thông tin khác (VSA 200, 13b).

4.2 Nội dung yêu cầu

Để đạt được sự đảm bảo hợp lý, kiểm toán viên và Công ty kiểm toán phải thu thập đầy

đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để giảm thiểu rủi ro kiểm toán tới một mức thấp

có thể chấp nhận được, từ đó cho phép kiểm toán viên đưa ra các kết luận làm cơ sở cho

việc hình thành ý kiến kiểm toán (VSA 200, 17).

4.3 Hướng dẫn áp dụng

4.3.1 Nguồn thu thập bằng chứng kiểm toán

Bằng chứng kiểm toán được thu thập chủ yếu thông qua việc thực hiện các thủ tục kiểmtoán Có nhiều cách phân loại nguồn thu thập bằng chứng khác nhau

Phân loại theo nguồn hình thành

 Bằng chứng có nguồn gốc bên ngoài đơn vị, tức là do bên thứ ba cung cấp, ví dụ,xác nhận số dư tiền gửi của ngân hàng

 Bằng chứng có nguồn gốc bên trong đơn vị, ví dụ, bảng trích khấu hao do kế toánđơn vị lập

 Bằng chứng do kiểm toán viên tự thu thập, ví dụ, mức độ đảm bảo thông qua thủtục phân tích chi tiết và ước tính doanh thu do kiểm toán viên thực hiện

Phân loại theo phương pháp thu thập (VSA 500)

Quan sát: Là việc theo dõi một hiện tượng, một chu trình hoặc một thủ tục do

người khác thực hiện (Ví dụ: Kiểm toán viên quan sát việc kiểm kê thực tế hoặcquan sát các thủ tục kiểm soát do đơn vị tiến hành )

Trang 22

Điều tra: Là việc tìm kiếm thông tin từ những người có hiểu biết ở bên trong hoặc

bên ngoài đơn vị Điều tra được thực hiện bằng việc chính thức gửi văn bản,phỏng vấn hoặc trao đổi kết quả điều tra, sẽ cung cấp cho kiểm toán viên nhữngthông tin chưa có, hoặc những thông tin bổ sung để củng cố các bằng chứng đãcó

Xác nhận: Là sự trả lời cho một yêu cầu cung cấp thông tin nhằm xác minh lại

những thông tin đã có trong các tài liệu kế toán (Ví dụ: Kiểm toán viên yêu cầu đơn

vị gửi thư cho khách hàng xác nhận trực tiếp đối với số dư các khoản phải thu củakhách hàng )

Tính toán: Là việc kiểm tra tính chính xác về mặt toán học của số liệu trên chứng

từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan khác hay việc thực hiệncác tính toán độc lập của kiểm toán viên

Quy trình phân tích: Là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan

trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ cómâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giátrị đã dự kiến

4.3.2 Tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán

Theo yêu cầu của VSA 200, kiểm toán viên phải thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ vàthích hợp Tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán là hai tiêu chuẩn có mốiquan hệ nội tại với nhau

“Đầy đủ” là tiêu chuẩn thể hiện về số lượng bằng chứng kiểm toán Số lượng các

bằng chứng kiểm toán cần thiết chịu ảnh hưởng bởi đánh giá của kiểm toán viên

về rủi ro có sai sót trọng yếu (rủi ro được đánh giá ở mức độ càng cao thì cácbằng chứng kiểm toán cần thu thập càng nhiều), đồng thời chịu ảnh hưởng củachất lượng mỗi bằng chứng kiểm toán (chất lượng mỗi bằng chứng kiểm toáncàng cao thì số lượng bằng chứng cần thu thập càng giảm) Tuy nhiên, việc thuthập thêm số lượng bằng chứng kiểm toán chất lượng kém cũng không thể giúp

bù đắp cho chất lượng của các bằng chứng kiểm toán đó (VSA 200, A29)

“Thích hợp” là tiêu chuẩn thể hiện chất lượng của bằng chứng kiểm toán, bao

hàm sự phù hợp và độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán trong việc giúp kiểm toánviên đưa ra các kết luận làm cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán Độ tin cậy củabằng chứng kiểm toán chịu ảnh hưởng của nguồn gốc, nội dung của bằng chứng vàphụ thuộc vào tình huống cụ thể mà kiểm toán viên đã thu thập được bằng chứng đó

(VSA 200, A30)

Ví dụ: Kiểm toán viên thực hiện phỏng vấn Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán về khả năng

tiếp tục hoạt động của đơn vị do báo cáo tài chính của đơn vị thể hiện lỗ luỹ kế lớn, số

dư tài sản ngắn hạn nhỏ hơn so với nợ ngắn hạn

Kết quả phỏng vấn thể hiện tính thích hợp cho kiểm toán viên khi đánh giá về khả năng liên tục hoạt động của đơn vị Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn không đủ đảm bảo cho kết luận của kiểm toán viên Kiểm toán viên cần thực hiện thu thập tài liệu từ các bên thứ ba như cam kết cung cấp vốn của cổ đông, cam kết hỗ trợ vốn và giãn nợ của ngân hàng, cam kết giãn nợ của nhà cung cấp, để hỗ trợ cho kết luận của kiểm toán viên về tính liên tục hoạt động.

4.4 Hồ sơ kiểm toán về bằng chứng kiểm toán

Hồ sơ kiểm toán chính là các bằng chứng kiểm toán được kiểm toán viên thu thập, tíchluỹ và lưu giữ

Trang 23

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 - "Tài liệu, hồ sơ kiểm toán” quy định hồ sơ kiểmtoán là tài liệu có thể cung cấp:

 Bằng chứng của cơ sở đưa ra kết luận của kiểm toán viên về việc đạt được mụctiêu tổng thể của kiểm toán viên theo VSA 200; và

 Bằng chứng cho thấy cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện phù hợpvới quy định của các chuẩn mực kiểm toán, pháp luật và các quy định có liênquan

Hồ sơ kiểm toán chính là biểu hiện vật chất của các bằng chứng kiểm toán

5 Rủi ro kiểm toán

(VSA 200, 17, A32-A44)

5.1 Thuật ngữ “Rủi ro kiểm toán”

Rủi ro kiểm toán: Là rủi ro do kiểm toán viên và Công ty kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm

toán không phù hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn chứa đựng sai sót trọng yếu mà không được phát hiện ra Rủi ro kiểm toán là hệ quả của rủi ro có sai sót trọng yếu (gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát) và rủi ro phát hiện (VSA 200, 13c)

5.2 Hướng dẫn áp dụng

5.2.1 Phân loại rủi ro kiểm toán

Theo cách phân loại tại VSA 200 ban hành năm 1999, rủi ro kiểm toán bao gồm:

- Rủi ro tiềm tàng;

- Rủi ro kiểm soát; và

- Rủi ro phát hiện

AR = IR x CR x DR

Phân loại theo VSA 200 (ban hành 2010), rủi ro kiểm toán bao gồm:

- Rủi ro có sai sót trọng yếu (bao gồm rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát); và

- Rủi ro phát hiện

Ngày đăng: 23/04/2014, 22:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w