Thực tiễn áp dụng luật phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ Tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 34 - 39)

địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Xuất phát từ thực tiễn trên, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị số 16/2008/CT-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2008 về việc triển khai thi hành luật phòng chống bạo lực gia đình có hiệu lực. Nhằm giảm tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn toàn tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã tham

mưu cho Ủy ban nhân tỉnh ban hành chỉ thị số 01/2009/CT- UBNĐ ngày 07 tháng 01 năm 2009 về việc triển khai luật phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn toàn tỉnh.

Ngày 15 tháng 7 năm 2009 Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ra thông báo số 909/VHTTDL – XDNSVH&GĐ về việc triệu tập lớp tập huấn phòng chống bạo lực gia đình tại xã Hồng Vân, huyện A Lưới.

Ngày 06 tháng 8 năm 2009 Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã lên kế hoạch số 1042/ VHTTDL – XDNSVH&GĐ về việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ gia đình và công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Ngày gia đình Việt Nam 28/6 Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo phòng văn hóa thông tin của 09 huyện, thành phố triền khai các hoạt động truyền thông với chủ đề” giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của gia đình Việt Nam” tại công văn số 542/KH- VHTTDL ngày 7/5/2009.

Ngày 11/11/2009 Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo phòng văn hóa thông tin của 09 huyện , thành phố tổ chức chiến dịch truyền thông bình đẳng giớ với chủ đề chính là “mình là đàn ông mình chống bạo lực gia đình” tại công văn số 1502/VHTTDL.

Đây là chiến dịch do Vụ gia đình thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (MOCST), Tổ chức hòa bình và phát triển (PYD –tổ chức phi chính phủ vì sự phát triển của Tây Ban Nha), Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ ở trong nước và quốc tế khác phối hợp thức hiện.

Mục tiêu của chiến dịch này nhằm kêu gọi nam giới tham gia một cách tích tực vào các hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để họ trở thành hình mẫu người đàn ông không sử dụng bạo lực gia đình, một người đàn ông nhận thức được vấn đề bình đẳng giới.

Chiến dịch này gồm các hoạt động truyền thông như: trình chiếu các đoạn phim quảng cáo trên truyền hình và các tin quảng cáo trên đài phát thanh của tỉnh. Ngoài ra còn có các buổi tọa đàm, các tấm áp phích, tạp chí,

tờ rơi…Ông Bruce Campell – Đại diện quỷ dân số Liên hợp quốc đã bày tỏ: ” Để ngăn chặn và giảm bớt tình trạng bạo lực gia đình một cách có

hiệu quả, chúng ta cần phải tác động để chính nam giới trở thành nhân tố tích cực trong chiến lược thay đổi này. Nam giới cần phải đặt ra câu hỏi về các hành vi bạo lực của chính họ và của những người đàn ông khác…”

Triển khai chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh, các ban ngành trong tỉnh đã tổ chức hướng dẫn tập huấn về gia đình, triển khai luật phòng chống bạo lực gia đình cho cán bộ, các truyền thông viên trực tiếp làm công tác gia đình cơ sở. Thường xuyên đẩy mạnh công tác truyền thông tuyên truyền về công tác gia đình và bạo lực gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mặt khác, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện chương trình ký kết phối hợp với các ban ngành cấp tỉnh và tổ chúc Bắc Âu (NAV) giúp Việt Nam về triển khai dự án “Nâng cao bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình” từ năm 2008 đến nay đã đạt được những vấn đề quan trọng.

Năm 2008, từ dự án “Nâng cao bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình”

Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhanh chống xây dựng kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành liên quan xây dựng 95 tổ hòa giải với 395 thành viên tại 95 xã của 7 huyện gồm: Hương Trà; Phú Vang; Phú Lộc; A Lưới; Nam Đông; Phong Điền và TP Huế. Tại những địa phương này có 95 câu lạc bộ, 285 cán bộ ban chủ nhiệm thu hút gần 2900 thành viên là các cặp vợ chồng tham gia các nội dung nhận thức về giới , bình đẳng giới , phòng chống bạo lực gia đình. Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đã phối hợp triễn khai nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục nhằm nâng cao nhận thức bình đẳng giới và hạn chế bạo lực gia đình trong chị em phụ nữ và nhân dân như: tập huấn, hội thảo, hội thi, liên hoan.

Năm 2009 đã tổ chức 2 lớp tập huấn về bình đẳng giới, Bạo lực gia đình và phòng chống lam dụng rượu cho 130 cán bộ hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, Ủy viên ban chấp hành Hội liên hiệp phụ nữ của 9 huyện và thành phố, một số ban nghành cấp tỉnh. Phối hợp với liên đoàn lao động tỉnh tổ chức hội thi “Công nhân viên chức lao động với bình đẳng giới – Dân số và phát triển” cho các đội thi đến công đoàn các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổ chức buổi tọa đàm về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, lạm dụng rượu bia cho 60 cán bộ, công chức, viên chức, công nhân là công đoàn nghành, công đoàn các huyện và thành phố. Tổ chức được 1 lớp tập huấn choc ho 35 cán bộ, chiến sĩ biên phòng, cán bộ hội liên hiệp phụ nữ A Lưới về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, lạm dụng rượu và tổ chức hội thi tuyên truyền với nội dung này cho các tuyên truyền viên là ban chủ nhiệm CLB phòng chống bạo lực gia đình, thành viên tổ hòa giải của 9 huyện thành phố.

Ngoài ra, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh còn ký kết với sở tư pháp tỉnh chương trình “Lồng ghép giới trong công tác giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý” cho phụ nữ giai đoạn 2008- 2010. Sau khi dự án được ký kết, ban thương vụ Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động theo tiến độ dự án đã đề ra như sau:

- Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đã phối hợp với sở tư pháp tham gia tập huấn về Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình cho trên 800 cán bộ làm tư pháp của 9 huyện, thành phố, 152 xã phường và các ban ngành liên quan đồng thới làm báo cáo viên tập huấn cho Ban vì sự tiến bộ phụ nữ, các ban ngành: Hội nông dân, giáo dục, công an, liên đoàn lao động tỉnh và các huyện thành phố.

- Phối hợp với trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh tham gia các đợt giúp pháp lý lưu động tại huyện Phú Lộc, A Lưới cho người nghèo, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến hôn nhân gia đình và các chế độ chính sách

liên quan đến phụ nữ và trẻ em. Đồng thời đã tổ chức tập huấn cho 152 chủ tịch phụ nữ xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh về công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo, Luật hôn nhân và gia dình, Luật bình đẳng giới , Luật phòng chống bạo lực gia đình. Và hiện nay tiến hành khảo sát 700 phụ nữ ở 10 xã xảy ra tình trạng bạo lực gia đình cao về nhu cầu trợ giúp pháp lý để giúp cho công tác trợ giúp pháp lý sát với nhu cầu thưc tế và có hiệu quả.

- Phối hợp với cục dân số tỉnh, trung tâm phòng chống AIDS. Tổ chức 6 lớp tập huấn cho trên 300 tuyên truyền viên về Giới và sức khỏe sinh sản, giới và HIV/AIDS.

- Thực hiện chỉ đạo của đoàn chủ tịch về việc lấy chữ ký ủng hộ nhân ngày thế giới phòng chống bạo lực gia đình -25/11. Tỉnh hội đã tổ chức cho 9/9 huyện, thành phố tổ chức lấy 16000 chữ ký ủng hộ phong trào phòng chống bạo lực gia đình do UNIFEM phát động.

Như vậy, với những hình thức cũng như phương pháp truyền thông tập huấn Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình đã giảm thiểu phần nào các hành vi bạo lực gia đình trên địa bàn toang tỉnh Thừa Thiên Huế. Các hình thức tuyên truyền khá là đa dạng: Từ tuyên truyền bằng loa phát thanh, tờ rơi, sinh hoạt câu lạc bộ, họp thôn, họp tổ dân phố…nhằm thích ứng với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng vùng trong địa bàn tỉnh. Những hoạt động tích cực này đã phần nào góp phần làm giảm thiểu nạn bạo hành gia đình đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tuy nhiên, dù có nhiều cố gắng nhưng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định như: Một số địa phương sự phối kết hợp giữa các ban nghành trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thưc cho cộng đồng nhất là nam giới chưa chặt chẽ, kiến thức, kỷ năng của cán bộ hội, Ban chủ nhiệm câu lạc bộ, cán bộ làm công tác hòa giải ở cơ sở còn hạn chế nên công tác tuyên truyền chưa đạt hiệu quả cao; Việc tổ chức sinh

hoạt ở một số câu lạc bộ còn đơn điệu, chưa hấp dẫn đối với các thành viên tham gia sinh hoạt; các câu lạc bộ mới chỉ quan tâm đến các cặp vợ chồng hạnh phúc, còn các cặp vợ chồng hay xảy ra mâu thuẫn chưa được quan tâm nhiều; công tác trao đổi thông tin hai chiều còn ít, tập hợp báo cáo chưa đầy đủ.

Vì vậy cần phải có những biện pháp nhất định cho từng đối tượng cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động phồng chống bạo lục gia đình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu Hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ Tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 34 - 39)