Công lao động gia đình 662,33 518,23 326,39 680,56 2187,51 51,

Một phần của tài liệu hiệu quả trồng rừng kinh tế trên đại bàn xã thượng nhật huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 34)

Tỉ lệ ( % ) 56,29 19,78 7,75 0 16,17 100

( Nguồn tổng hợp số liệu điều tra năm 2012 )

Qua điều tra và các con số thống kê ,qua hàng năm cho thấy ,việc trồng rừng khác với các loại cây công nghiệp lâu năm khác ,chi phí nhiều nhất là vào năm đầu tiên ,năm này mức chi phí bình quân 2369,88 ngàn đồng. Phần chi phí trung gian cũng tập trung vào năm này.Việc chăm sóc bảo vệ cho các năm tiếp theo chủ yếu là công gia đình.

Như vậy để chi phí trồng mới cho 1 ha cây keo tai tượng cần 4209,65 ngàn đồng . Chi phí đầu tư cho năm 1 chiếm 56,29 % tổng chi, năm 2 chiếm 19,78 %, năm 3 chiếm 7,75 %, năm 5 chiếm 16,17 %, năm 4 không tốn chi phí. Năm 1 được xác định là trồng keo cho đến 12 tháng sau nên tổng chi phí năm 1 lên đến 2369,88 ngàn đồng nhiều hơn so với năm tiếp theo.Bởi lẽ năm 1 đầu tư nhiều như vậy là do người dân không tự ươm giống được mà phải mùa giống ngoài để trồng và chi phí cho nhân công lao động để phát sẻ ,đào hổ và trồng ,nhằm đảm bảo tiến độ và mùa vụ.

Năm thứ 2 chi phí cho việc trồng keo nhẹ nhàng hơn ,chủ yếu đầu tư phát quang ,dọn cỏ ,trồng dặm lại,công ảo vệ và trả lãi ngân hang ,trung bình chi phí 832,82 ngàn đồng.

Qua phân tích tỷ trọng chi phí hang năm ,từ khi trồng ,chăm sóc và khai thác ,sẽ giúp người dân có kế hoạch sử dụng vốn vay và nhân công lao động một

cách có khoa học ,tránh tình trạng lúc cần thì thiếu vốn hoặc không có ,khi không cần lại đổ vốn một chỗ không có sinh lời.

Việc sư dụng vốn đúng thời điểm ,đúng mục đích thì chương trình đó sẽ có khả năng thành công cao.

2.4 .Kết quả và hiệu quả của 1 ha rừng

2.4.1. Tính theo phương pháp hạch toán

Mục đích cuối cùng của các hộ sản xuất trồng keo là hướng đến chuỗi thời gian hoạt động sản xuất ,kinh doanh đem lại hiệu quả thiệt thực .Để thấy rõ hơn về hiệu quả ,kết quả trong việc trồng keo ta có bảng phần tích số liệu điều tra 30 hộ sau:

Bảng 6: Kết quả và hiệu quả của cây keo

Chỉ tiêu ĐVT Giá trị

1. Tổng giá trị sản xuất (GO) 1.000đ 24475,52 2.Chi phí trung gian (IC) 1.000đ 2022,14

3. Chi phí tự có 1.000đ 2187,51

4.Tổng chi phí 1.000đ 4209,65

5. Giá trị gia tăng (VA) 1.000đ 22453,38

6. Lợi nhuận (LN) 1.000đ 20265,87

7. GO/IC Lần 12,10

8. VA/IC Lần 11,10

9. LN/IC Lần 10,02

10. LN/TC Lần 4,81

( Nguồn tổng hợp số liệu điều tra năm 2012 )

Dựa theo số liệu điều tra đã phân tích trên bảng .ta thấy:

_ 1 ha trồng rừng thu được 24475,52 ngàn đồng, cao nhất là 28 triệu đồng, thấp nhất là 22,5 triệu đồng.

_ Cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 12,1 đồng giá trị sản xuất, tỉ lệ này khá cao so với nhiều loại cây trồng khác, nhất là cây ngắn ngày.

_ Cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì người dân thu được 11,1 đồng giá trị gia tăng.

_ Cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 10,02 đồng lợi nhuận. _ Lợi nhuận thu được gấp 4,81 lần chi phí bỏ ra.

2.4.2. Hiệu quả tính theo phương pháp hiện giá

Số liệu sau tính bình quân cho diện tích 1 ha của các hộ điều tra Bảng 7: Hiệu quả 1 ha rừng trồng tính theo phương pháp hiện giá

Chỉ tiêu ĐVT

NPV 1000 đ 11748,47

IRR % 68%

Thu nhập bình quân 1 năm 1000 đ 3674,26

(Nguồn tổng hợp số liệu điều tra năm 2012)

Theo kết quả tính toán, NPV của hoạt động trồng keo đạt 11748,47 ngàn đồng, chỉ tiêu này lớn hơn không, chứng tỏ trồng keo đạt hiệu quả kinh tế.

Tỉ xuất hoàn vốn nội bộ IRR đạt 68%, tỉ xuất cao cho thấy trồng keo mang lại hiệu quả lớn.

Việc trồng keo mang lại thu nhập bình quân hàng năm mỗi ha keo tai tượng là 3674,26 ngàn đồng.

Nhìn chung hoạt động trồng keo tai tượng trên địa bàn xã Thượng Nhật trong những năm qua mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, tạo thu nhập , nâng cao đời sống cho người dân.

2.5. Các nhấn tố ảnh hưởng đến hiệu quả trồng rừng kinh tế trên địabàn xã Thượng Nhật bàn xã Thượng Nhật

Việc phát triển trồng rừng sản xuất chịu tác động rất lớn từ các yếu tố đầu vào ,thị trường cũng như năng lực của người trồng rừng .Trong đó nổi bật có một số nhân tố chính cần chú ý gồm:

• Cơ sở hạ tầng phục vụ nghề trồng rừng còn hạn chế đã làm tăng chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển ,đặc biệt là đối với người dân ở miền núi vùng sâu ,vùng xa.

• Phân bón và chăm sóc chưa được đầu tư đúng mức.

• Cách thức trồng và chăm sóc cây keo của người trồng ,thông thường khi trồng họ ít chú ý đến kỹ thuật trồng ,chăm sóc làm ảnh hưởng đến chất lượng gỗ.

• Người dân thiếu thông tin ,kiến thức trong việc lựa chọn loại cây có hiệu quả cao và giống có chất lượng tốt và nguồn cung ứng giống đáng tin cậy .

• Phương thức bán , được người thu gom lên mua với giá bán cây đứng ,với phương thức bán cây đứng thông thường người dân đánh giá sản lượng cây đứng

không chính xác nên có thể dần đến tình trạng làm giảm hiệu quả kinh tế của người dân.

• Mật độ trồng rừng là một trong những nhấn tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí trồng rừng ,năng suất sản lượng rừng trồng .Mật độ trồng dày thì chi phí bàn đầu lớn hơn mật độ trồng thưa.

2.6. Những thuận lợi và khó khăn trồng rừng của các hộ

2.5.1. Thuận lợi

- Xã Thượng Nhật là 1 xã vùng cao, có lợi thế về diên tích đất trồng rừng. - Đường sá được bê tông hóa, thuận lợi cho việc mua bán sản phẩm rừng trồng.

2.5.2. Khó khăn

Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được hoàn thiện ,đặc biệt là đường làng đến khu trồng keo làm người dân ái ngại trong việc lựa chọn cây trồng ,dấn đến tình trạng làm giảm hiệu quả kinh tế .

Giá cả thị trường cây keo luôn biến động ,vì chi phí sản xuất vận chuyển cao, ảnh hưởng đến người dân mất thẳng bằng trong việc đầu tư vào cây keo.

Khu chế biến gỗ ở xa so với khu trồng cây keo ,ảnh hưởng đến vận chuyển sản lượng gỗ ,làm giảm hiệu quả kinh tế của người dân.

Thực tế cho thấy nhiều hộ gia đình trồng rừng ,rừng vẫn sinh trưởng, phát triển chậm, dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế thấp, nguyên nhân chính là người trồng rừng, trồng chưa đúng lập địa, cố tình không thực hiện hoặc áp dụng không đúng kỹ thuật, như: không làm đất, không bón phân, bón ít hơn quy định, không chăm sóc hoặc chăm sóc qua loa.

Một phần của tài liệu hiệu quả trồng rừng kinh tế trên đại bàn xã thượng nhật huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w