Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 48 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
48
Dung lượng
92,6 KB
Nội dung
TÀILIỆUHƯỚNGDẪNTHỰCHIỆNCHUẨNMỰCKIỂMTOÁNSỐ700 H×NH THµNH ý KIÕN KIÓM TO¸N Vµ B¸O C¸O KIÓM TO¸N VÒ B¸O C¸O TµI CHÝNH MỤC LỤC PHẦN I. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Các chuẩnmựckiểmtoán liên quan đến VSA 700 2. Phạm vi áp dụng 3. Đối tượng áp dụng 4. Mục tiêu 5. Giải thích thuật ngữ chủ yếu 5.1. Thuật ngữ “Báo cáo tài chính cho mục đích chung” 5.2. Thuật ngữ “Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung” 5.3. Thuật ngữ “Ý kiến chấp nhận toàn phần” 5.4. Thuật ngữ “Báo cáo tài chính” PHẦN II. CÁC YÊU CẦU VÀ HƯỚNGDẪN 1. Hình thành ý kiến kiểmtoán về báo cáo tài chính 1.1. Tuân thủ mục tiêu tổng thể 1.2. Đánh giá của kiểmtoán viên để hình thành ý kiến kiểmtoán về báo cáo tài chính 1.3. Mô tả khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng 2. Hình thức của ý kiến kiểmtoán 2.1. Các loại ý kiến kiểmtoán 2.1.1. Nội dung yêu cầu 2.1.2. Hướngdẫn và so sánh 2.2. Thảo luận với Ban Giám đốc về các vấn đề ảnh hưởng tới ý kiến kiểmtoán 2.2.1. Nội dung yêu cầu 2.2.2. Hướngdẫn áp dụng 3. Báo cáo kiểmtoán 3.1. Hình thức của báo cáo kiểmtoán 3.1.1. Nội dung yêu cầu 3.1.2. Hướngdẫn áp dụng 3.2. Báo cáo kiểmtoán cho các cuộc kiểmtoán được thựchiện theo các Chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam 3.3. Ý kiến của kiểmtoán viên 3.3.1. Nội dung yêu cầu 3.3.2. Hướngdẫn áp dụng 3.4. Báo cáo kiểmtoán theo yêu cầu của pháp luật hoặc các quy định 3.4.1. Nội dung yêu cầu 3.4.2. Hướngdẫn áp dụng 3.5. Báo cáo kiểmtoán cho các cuộc kiểmtoán được tiến hành theo cả Chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam và Chuẩnmựckiểmtoán khác 3.5.1. Nội dung yêu cầu 3.5.2. Hướngdẫn áp dụng 4. Các thông tin bổ sung được trình bày cùng báo cáo tài chính 4.1. Nội dung yêu cầu 4.2. Hướngdẫn áp dụng CÁC PHỤ LỤC Phụ Lục 1 : Ví dụ minh họa về báo cáo kiểmtoán về báo cáo tài chính Phụ Lục 2 : Một số sai sót trong thực tế trình bày báo cáo kiểmtoán Phụ Lục 3 : Một số ví dụ phân biệt giữa ý kiến chấp nhận từng phần (ngoại trừ) và ý kiến từ chối hoặc ý kiến trái ngược QUY ĐỊNH CHUNG 1. Các chuẩnmựckiểmtoán liên quan đến VSA 700Chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam số700 (VSA 700) có mối quan hệ với các chuẩnmựckiểmtoán (ban hành năm 2012) như sau: ChuẩnmựcKiểmtoán Việt Nam số 200 - “Mục tiêu tổng thể của kiểmtoán viên và doanh nghiệp kiểmtoán khi thựchiệnkiểmtoán theo Chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam”. ChuẩnmựcKiểmtoán Việt Nam số 210 - “Hợp đồng kiểm toán”. ChuẩnmựcKiểmtoán Việt Nam số 260 - “Trao đổi với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán” ChuẩnmựcKiểmtoán Việt Nam số 330 - “Biện pháp xử lý của kiểmtoán viên đối với rủi ro đã đánh giá”. ChuẩnmựcKiểmtoán Việt Nam số 450 - “Đánh giá những sai sót đã xác định trong kiểm toán” ChuẩnmựcKiểmtoán Việt Nam số 500 - “Bằng chứng kiểm toán”. ChuẩnmựcKiểmtoán Việt Nam số 540 - “Kiểm toán các ước tính kế toán, bao gồm các ước tính kế toán về giá trị hợp lý và thuyết minh liên quan” ChuẩnmựcKiểmtoán Việt Nam số 705 - “Ý kiến kiểmtoán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần” ChuẩnmựcKiểmtoán Việt Nam số 706 - “Các đoạn nhấn mạnh và các vấn đề khác trong báo cáo kiểm toán” ChuẩnmựcKiểmtoán Việt Nam số 720 - “Những thông tin khác trong tàiliệu có báo cáo tài chính đã kiểm toán” ChuẩnmựcKiểmtoán Việt Nam số 800 - “Báo cáo kiểmtoán về những công việc kiểmtoán đặc biệt” ChuẩnmựcKiểmtoán Việt Nam số 805 - “Lưu ý đặc biệt khi kiểmtoán báo cáo tài chính đơn và các thành phần, khoản mục, số dư tài khoản cụ thể trên báo cáo tài chính” 2. Phạm vi áp dụng (VSA 700, 01-04) Chuẩnmựckiểmtoán này quy định và hướngdẫn trách nhiệm của kiểmtoán viên và doanh nghiệp kiểmtoán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) trong việc đưa ra ý kiến kiểmtoán về báo cáo tài chính. Chuẩnmực này cũng quy định hình thức và nội dung của báo cáo kiểmtoán được phát hành như là kết quả công việc kiểmtoán báo cáo tài chính. Chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam số 705 và 706 quy định và hướngdẫn những ảnh hưởng đến hình thức và nội dung của báo cáo kiểmtoán khi kiểmtoán viên đưa ra ý kiến kiểmtoán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần hoặc thêm vào một đoạn nhấn mạnh vấn đề hoặc một đoạn trình bày các vấn đề khác trong báo cáo kiểm toán. Chuẩnmực này được áp dụng cho cuộc kiểmtoán một bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh cho mục đích chung. Chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam số 800 quy định và hướngdẫn những lưu ý đặc biệt khi kiểmtoán báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt. Chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam số 805 quy định và hướngdẫn những lưu ý đặc biệt khi kiểmtoán một báo cáo tài chính đơn lẻ hoặc kiểmtoán các yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục cụ thể trong báo cáo tài chính. Chuẩnmực này tăng cường sự nhất quán trong báo cáo kiểm toán. Khi cuộc kiểmtoán được tiến hành theo các chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam, sự nhất quán trong báo cáo kiểmtoán sẽ nâng cao độ tin cậy trong thị trường vốn Việt Nam thông qua việc đảm bảo các cuộc kiểmtoán dễ dàng được xã hội thừa nhận là đã được tiến hành theo các chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam. Điều này cũng giúp tăng cường sự hiểu biết của người sử dụng báo cáo tài chính và xác định các tình huống bất thường xảy ra. Phạm vi áp dụng VSA 700 và các vấn đề liên quan đến báo cáo kiểmtoán được tổng hợp trong bảng sau: Loại ý kiến Bộ báo cáo tài chính đầy đủ Báo cáo tài chính đơn BCTC cho mục đích chung BCTC cho mục đích đặc biệt BCTC cho mục đích chung BCTC cho mục đích đặc biệt Chấp nhận toàn phần VSA 700 VSA 700, VSA 800 VSA 700, VSA 805 VSA 700, VSA 800, VSA 805 Không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần VSA 705 VSA 705, VSA 800 VSA 705, VSA 805 VSA 705, VSA 800, VSA 805 Bao gồm Đoạn nhấn mạnh VSA 706 VSA 706, VSA 800 VSA 706, VSA 805 VSA 706, VSA 800, VSA 805 3. Đối tượng áp dụng (VSA 700, 05) Kiểmtoán viên và doanh nghiệp kiểmtoán phải tuân thủ những quy định của Chuẩnmực này trong quá trình kiểmtoán và lập báo cáo kiểmtoán để công bố kết quả kiểmtoán báo cáo tài chính. Ví dụ: Khác với các nước là cá nhân được hành nghề kiểmtoán nên chuẩnmựckiểmtoán chỉ quy định cho kiểmtoán viên, theo Luật kiểmtoán độc lập tại Việt Nam, kiểmtoán viên chỉ được hành nghề trong doanh nghiệp kiểmtoán đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, do đó từng kiểmtoán viên và cả doanh nghiệp kiểmtoán đều phải tuân thủ các quy định và hướngdẫntạichuẩnmựckiểmtoán VSA 700. Tuy nhiên, trong Chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam, khi nói “kiểm toán viên” thì đã bao hàm “doanh nghiệp kiểm toán” trong đó. Đơn vị được kiểmtoán (khách hàng) và các bên sử dụng kết quả kiểmtoán cần phải có những hiểu biết cần thiết về nguyên tắc và thủ tục lập báo cáo kiểmtoán quy định trong Chuẩnmực này để sử dụng đúng đắn kết quả kiểm toán. Chất lượng của cuộc kiểmtoán không chỉ phụ thuộc vào kiểmtoán viên và doanh nghiệp kiểmtoán mà còn phụ thuộc vào việc cung cấp tài liệu, giải trình và cùng xử lý các sai sót do kiểmtoán viên phát hiện của đơn vị được kiểm toán. Do đó, đơn vị được kiểmtoán cần phải có những hiểu biết nhất định về chuẩnmựckiểmtoán để phối hợp thựchiệnkiểm toán. Các bên sử dụng kết quả kiểmtoán (như cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan thanh tra, kiểm tra; tổ chức tín dụng; các quĩ đầu tư; nhà đầu tư; đơn vị, tổ chức có giao dịch kinh tế; người lao động trong doanh nghiệp ) cũng phải có những hiểu biết nhất định khi sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểmtoán cũng như sử dụng báo cáo kiểmtoán và khi làm việc với kiểmtoán viên và doanh nghiệp kiểm toán. 4. Mục tiêu (VSA 700, 06) Mục tiêu của kiểmtoán viên và doanh nghiệp kiểmtoán là: a Đưa ra ý kiến kiểmtoán về báo cáo tài chính trên cơ sở đánh giá các kết luận rút ra từ bằng chứng kiểmtoán thu thập được; b Trình bày ý kiến kiểmtoán một cách rõ ràng bằng văn bản, trong đó nêu rõ cơ sở của ý kiến đó. 5. Giải thích thuật ngữ chủ yếu (VSA 700, 07) 1 Thuật ngữ “Báo cáo tài chính cho mục đích chung” Báo cáo tài chính cho mục đích chung: Là báo cáo tài chính được lập và trình bày theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung. Báo cáo tài chính cho mục đích chung đáp ứng nhu cầu của số đông người sử dụng báo cáo tài chính. Ví dụ Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp niêm yết công bố phục vụ cho số đông người sử dụng là một báo cáo tài chính cho mục đích chung. Báo cáo tài chính hàng năm của các doanh nghiệp, đơn vị nộp cho cơ quan thống kê phục vụ cho việc tổng hợp thông tin kinh tế tài chính là báo cáo tài chính cho mục đích chung. 2 Thuật ngữ “Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung” Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung: Là khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được xây dựng nhằm thỏa mãn nhu cầu chung về thông tin tài chính của số đông người sử dụng. Ví dụ: Chuẩnmực và chế độ kế toán Việt Nam Chuẩnmực lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế Chuẩnmực kế toán công quốc tế Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung có thể là khuôn khổ về trình bày hợp lý hoặc khuôn khổ về tuân thủ. Thuật ngữ “khuôn khổ về trình bày hợp lý” được sử dụng để chỉ khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính mà trước hết yêu cầu phải tuân thủ các quy định của khuôn khổ đó, và: i Thừa nhận rõ ràng hoặc ngầm ẩn rằng, để đạt được sự trình bày hợp lý của báo cáo tài chính, Ban Giám đốc có thể phải thuyết minh nhiều hơn so với các quy định cụ thể của khuôn khổ đó, hoặc; ii Thừa nhận rõ ràng rằng Ban Giám đốc có thể thựchiện khác với một yêu cầu của khuôn khổ để đạt được mục đích trình bày báo cáo tài chính một cách hợp lý. Những trường hợp như vậy được coi là cần thiết chỉ trong một số tình huống rất hãn hữu. Thuật ngữ “khuôn khổ về tuân thủ” được sử dụng để chỉ khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính mà trước hết yêu cầu phải tuân thủ các quy định của khuôn khổ đó nhưng không bao gồm việc thừa nhận các điểm (i) hoặc (ii) trên đây (xem đoạn 13(a) Chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam số 200). Ví dụ: Ban Giám đốc đơn vị áp dụng hệ thống chuẩnmực và chế độ kế toán Việt Nam trong việc lập báo cáo tài chính. Ban Giám đốc thựchiện tuân thủ về cơ bản toàn bộ các quy định trong khuôn khổ lập và trình bày báo cáo tài chính này nhưng có thể bổ sung thêm các thuyết minh hoặc thựchiện khác một yêu cầu nào đó của khuôn khổ này nhằm đạt được sự trình bày hợp lý. Như vậy, Ban Giám đốc đã áp dụng “khuôn khổ về trình bày hợp lý”. Ban quản lý dự án của Ngân hàng thế giới (WB) áp dụng các quy định kế toán của WB trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính, đã tuân thủ toàn bộ các quy định, không bổ sung bất kỳ sự thay đổi nào. Như vậy Ban quản lý dự án đã áp dụng “khuôn khổ về tuân thủ”. 3 Thuật ngữ “Ý kiến chấp nhận toàn phần” Ý kiến chấp nhận toàn phần: Là ý kiến được đưa ra khi kiểmtoán viên kết luận rằng báo cáo tài chính đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng. Đoạn 35-36 đề cập đến các mẫu câu được sử dụng để trình bày ý kiến kiểmtoán trong trường hợp đơn vị được kiểmtoán áp dụng khuôn khổ về trình bày hợp lý và khuôn khổ về tuân thủ. 4 Thuật ngữ “Báo cáo tài chính” Thuật ngữ “Báo cáo tài chính” được sử dụng trong chuẩnmực này có nghĩa là “một bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh cho mục đích chung, bao gồm các thuyết minh có liên quan.” Các thuyết minh có liên quan thường bao gồm phần tóm tắt các chính sách kế toán quan trọng và các thuyết minh khác. Các yêu cầu trong khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng quyết định hình thức và nội dung của các báo cáo tài chính, và các bộ phận cấu thành một bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh. Thuật ngữ “Báo cáo tài chính” có nghĩa là một bộ báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, và Bản thuyết minh báo cáo tài chính Trên thực tế, báo cáo tài chính còn có thể bao gồm “Báo cáo của Ban Giám đốc”, trong đó Ban Giám đốc doanh nghiệp khẳng định BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán của đơn vị. Đối với các ngành và lĩnh vực đặc thù, như ngân hàng, tổ chức tài chính, các quỹ đầu tư…báo cáo tài chính còn có thể có “Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu”, phản ánh tình hình và kết quả tăng, giảm các nguồn vốn chủ sở hữu trong kỳ báo cáo và số dư vốn chủ sở hữu cuối kỳ báo cáo. Báo cáo tài chính là một sự miêu tả thông tin tài chính quá khứ được sắp xếp một cách khoa học. Báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về các nguồn lực kinh tế hoặc các nghĩa vụ tại một thời điểm hoặc sự thay đổi của các nguồn lực kinh tế và các nghĩa vụ này trong một giai đoạn nhất định. 5 Thuật ngữ “Chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế” Thuật ngữ “Chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế” trong chuẩnmực này được hiểu là Chuẩnmực lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) do Ủy ban chuẩnmựckiểmtoán quốc tế ban hành, và “Chuẩn mực kế toán công quốc tế” là chuẩnmực kế toán công quốc tế (IPSAS) do Ủy ban Chuẩnmực Kế toán Công Quốc tế ban hành. CÁC YÊU CẦU VÀ HƯỚNGDẪN Kết cấu của Chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam số700 (“VSA 700”) - “Hình thành ý kiến kiểmtoán và báo cáo kiểmtoán về báo cáo tài chính” bao gồm phần Nội dung yêu cầu và phần Hướngdẫn áp dụng. Tàiliệuhướngdẫn này trình bày chung hai phần nội dung và hướngdẫn áp dụng theo từng mục phù hợp. Khi nghiên cứu và thựchiệnchuẩnmựckiểmtoán này cần tham khảo các quy định và hướngdẫn của Chuẩnmựckiểmtoánsố 200 và các chuẩnmựckiểmtoán liên quan nêu tạiMục 1 Phần I. 1 Hình thành ý kiến kiểmtoán về báo cáo tài chính (VSA 700, 10-15) 1 Tuân thủ mục tiêu tổng thể Đoạn 10, VSA 700 quy định Kiểmtoán viên phải đưa ra ý kiến kiểmtoán về việc liệu báo cáo tài chính có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Đoạn 11 Chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam số 200 quy định về mục tiêu tổng thể của kiểmtoán viên và doanh nghiệp kiểm toán: (a) Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn chứa đựng những sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp kiểmtoán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không; (b) Lập báo cáo kiểmtoán về báo cáo tài chính và công bố thông tin theo quy định của chuẩnmựckiểm toán, phù hợp với các phát hiện của kiểmtoán viên. Đoạn 35-36 đề cập đến các mẫu câu được sử dụng để trình bày ý kiến kiểmtoán trong trường hợp đơn vị được kiểmtoán áp dụng khuôn khổ về trình bày hợp lý và khuôn khổ về tuân thủ). (VSA 700, 10). 2 Đánh giá của kiểmtoán viên để hình thành ý kiến kiểmtoán về báo cáo tài chính (VSA 700, 11-14, A1-A4) 1 Nội dung yêu cầu Đoạn 11, VSA 700 quy định Để đưa ra ý kiến kiểmtoán về báo cáo tài chính, kiểmtoán viên phải kết luận liệukiểmtoán viên đã đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn chứa đựng những sai sót trọng yếu, do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không. Kết luận đó cần tính đến: a Kết luận của kiểmtoán viên về việc liệu đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểmtoán thích hợp hay chưa (theo quy định tại đoạn 26 Chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam số 330); b Kết luận của kiểmtoán viên về việc liệu những sai sót chưa được điều chỉnh, khi xét riêng lẻ hoặc tổng thể, có trọng yếu hay không (theo quy định tại đoạn 11 Chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam số 450); c Những đánh giá được nêu trong các đoạn 12-15. Đoạn 12-13, VSA 700 quy định Kiểmtoán viên phải đánh giá liệu báo cáo tài chính có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Khi đánh giá, kiểmtoán viên đồng thời phải xem xét các khía cạnh định tính của các công việc kế toán của đơn vị được kiểm toán, kể cả các dấu hiệu về sự thiên lệch trong các xét đoán của Ban Giám đốc (xem hướngdẫntại đoạn A1-A3 Chuẩnmực này). Đặc biệt, khi xem xét các yêu cầu của khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, kiểmtoán viên phải đánh giá: a Báo cáo tài chính có thuyết minh đầy đủ các chính sách kế toán quan trọng được lựa chọn và áp dụng hay không; b Các chính sách kế toán được lựa chọn và áp dụng có nhất quán với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng và có thích hợp hay không; c Các ước tính kế toán do Ban Giám đốc đưa ra có hợp lý hay không; d Các thông tin được trình bày trong báo cáo tài chính có phù hợp, đáng tin cậy, dễ hiểu và có thể so sánh được hay không; e Các báo cáo tài chính có cung cấp đầy đủ các thuyết minh giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu được ảnh hưởng của các giao dịch và sự kiện trọng yếu đối với các thông tin được trình bày trong báo cáo tài chính hay không (xem hướngdẫntại đoạn A4 Chuẩnmực này); f Các thuật ngữ được sử dụng trong báo cáo tài chính (kể cả tiêu đề của từng báo cáo tài chính) có thích hợp hay không. Đoạn 14, VSA 700 quy định Khi báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về trình bày hợp lý, việc đánh giá theo yêu cầu trong các đoạn 12-13 còn phải bao gồm đánh giá liệu báo cáo tài chính có được trình bày hợp lý hay không. Kiểmtoán viên phải đánh giá việc này bằng cách xem xét: a Cách trình bày, cấu trúc và nội dung tổng thể của báo cáo tài chính; b Liệu các báo cáo tài chính, bao gồm các thuyết minh liên quan, có phản ánh các giao dịch và sự kiện chủ yếu để đạt được mục tiêu trình bày hợp lý hay không. 2 Hướngdẫn áp dụng Đoạn A1-A3, VSA 700hướngdẫn Ban Giám đốc đưa ra một số xét đoán về các sốliệu và thuyết minh trong báo cáo tài chính. Phụ lục 02 Chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam số 260 có đề cập đến các khía cạnh định tính trong công việc kế toán của đơn vị được kiểm toán. Khi xem xét các khía cạnh định tính trong công việc kế toán của đơn vị được kiểm toán, kiểmtoán viên có thể nhận biết được sự thiên lệch trong các xét đoán của Ban Giám đốc. Kiểmtoán viên có thể kết luận rằng tác động cộng hưởng của sự thiên lệch cùng với ảnh hưởng của các sai sót chưa được điều chỉnh làm cho báo cáo tài chính xét trên phương diện tổng thể có sai sót trọng yếu. Các khía cạnh định tính trong kế toán theo Phụ lục 02, VSA 260 bao gồm: - Các chính sách kế toán: Ban Giám đốc có thể lựa chọn các chính sách kế toán không nhất quán hoặc không phù hợp nhằm tác động đến lợi nhuận, ví dụ chính sách khấu hao nhanh làm giảm lợi nhuận; trích lập dự phòng để giảm lợi nhuận trong các năm có tình hình kinh doanh tốt để phòng ngừa cho những năm khó khăn sắp tới. - Các ước tính kế toán: Ban Giám đốc có thể giảm tỷ lệ khấu hao nhằm tăng lợi nhuận. - Công bố thông tin trên báo cáo tài chính: Ban Giám đốc có thể cố tình tác động đến các thông tin nhạy cảm như các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán, các giao dịch và số dư với bên liên quan. - Các vấn đề liên quan khác: ví dụ các giao dịch bất thường, các giao dịch bán tài sản nhằm thu hẹp sản xuất. Các dấu hiệu cho thấy sự thiên lệch có thể ảnh hưởng đến đánh giá của kiểmtoán viên về việc liệu báo cáo tài chính xét trên phương diện tổng thể có sai sót trọng yếu hay không, bao gồm: 1 Việc điều chỉnh có chọn lọc các sai sót đã trao đổi với Ban Giám đốc trong quá trình kiểmtoán Ví dụ: Chỉ điều chỉnh các sai sót làm tăng lợi nhuận báo cáo mà không điều chỉnh các sai sót làm giảm lợi nhuận báo cáo. 2 Sự thiên lệch của Ban Giám đốc khi đưa ra các ước tính kế toán. Ví dụ: Nếu Ban Giám đốc có mong muốn tăng lợi nhuận, Ban Giám đốc có thể đưa ra các ước tính làm giảm chi phí khấu hao, giảm trích lập dự phòng so với thực tế. Đoạn 21 Chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam số 540 đề cập đến sự thiên lệch của Ban Giám đốc khi đưa ra các ước tính kế toán. Các dấu hiệu cho thấy có thể có sự thiên lệch của Ban Giám đốc không tạo thành sai sót khi xem xét tính hợp lý của các ước tính kế toán riêng lẻ. Tuy nhiên, các dấu hiệu đó có thể ảnh hưởng đến đánh giá của kiểmtoán viên về việc liệu báo cáo tài chính xét trên phương diện tổng thể có còn sai sót trọng yếu hay không. Ví dụ: Nếu Ban Giám đốc có mong muốn tăng lợi nhuận, Ban Giám đốc có thể đưa ra các ước tính làm giảm chi phí khấu hao, giảm trích lập dự phòng so với thực tế. Các ước tính này có thể không khiến cho kiểmtoán viên đưa ra bút toán điều chỉnh trực tiếp. tuy nhiên, nó có thể được tập hợp trong đánh giá tổng thể của kiểmtoán viên về báo cáo tài chính. Đoạn A4, VSA 700hướngdẫn Thuyết minh về ảnh hưởng của các giao dịch và sự kiện trọng yếu đối với các thông tin được trình bày trong báo cáo tài chính Báo cáo tài chính được lập và trình bày theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung thường trình bày về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của đơn vị. Trong trường hợp đó, kiểmtoán viên đánh giá liệu báo cáo tài chính có cung cấp đầy đủ các thuyết minh giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu được ảnh hưởng của các giao dịch và sự kiện trọng yếu đối với tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của đơn vị hay không. Ví dụ: Một số thông tin trọng yếu cần thuyết minh: Giao dịch và số dư với các bên liên quan Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán không cần điều chỉnh Các thông tin về báo cáo bộ phận như theo dòng sản phẩm dịch vụ, theo vùng địa lý [...]... các Chuẩnmựckiểmtoán đó Đoạn 45, VSA 700 quy định Khi báo cáo kiểmtoán tham chiếu đến cả các Chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam và Chuẩnmựckiểmtoán khác, báo cáo kiểmtoán cần nêu rõ các Chuẩnmựckiểmtoán khác đó là do cơ quan nào ban hành Hướngdẫn áp dụng Đoạn A43, VSA 700hướngdẫnKiểmtoán viên có thể nêu rõ trong báo cáo kiểmtoán là cuộc kiểmtoán đã được tiến hành theo cả chuẩnmựckiểm toán. .. chuẩnmựckiểmtoán quốc tế hoặc các chuẩnmựckiểmtoán của quốc gia đó Ví dụ: Phần trách nhiệm của kiểmtoán viên trong báo cáo kiểmtoán có thể được trình bày như sau: “Chúng tôi đã thựchiện cuộc kiểmtoán tuân thủ các chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam và các chuẩnmựckiểmtoán quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam” Đoạn A44, VSA 700hướngdẫn Việc tham chiếu đến cả chuẩn mựckiểmtoán Việt Nam và chuẩn. .. về các báo cáo kiểmtoán về báo cáo tài chính 2 Báo cáo kiểmtoán cho các cuộc kiểmtoán được thựchiện theo các Chuẩn mựckiểmtoán Việt Nam Nội dung chính của báo cáo kiểmtoán cho các cuộc kiểmtoán được thựchiện theo các chuẩn mựckiểmtoán Việt Nam được tổng hợp và hướngdẫn trong bảng sau: Tham chiếu Nội dung Yêu cầu và hướngdẫn 21, A15 Tiêu đề báo cáo kiểmtoán Báo cáo kiểmtoán phải có tiêu... Nam và chuẩn mựckiểmtoán quốc tế hoặc của một quốc gia khác khi kiểmtoán viên tuân thủ các chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam trong khi cũng tuân thủ các chuẩn mựckiểmtoán quốc tế hoặc của một quốc gia khác có liên quan đến cuộc kiểmtoán Theo đó, đoạn A56, VSA 200 hướngdẫn ngoài việc tuân thủ chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam phù hợp với cuộc kiểm toán, kiểmtoán viên cần thựchiện các thủ tục kiểm toán. .. liên quan yêu cầu vẫn phải thựchiệnkiểmtoán Một cuộc kiểmtoán được thựchiện theo các quy định của pháp luật và quy định như vậy sẽ không tuân thủ theo các chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam Vì vậy, kiểmtoán viên sẽ không được đề cập trong báo cáo kiểmtoán rằng cuộc kiểmtoán đã được thựchiện theo các chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam Đoạn A32, VSA 700hướngdẫn a Khi báo cáo tài chính được lập và trình... trường hợp này, báo cáo kiểmtoán có thể tham chiếu đến các Chuẩnmựckiểmtoán đó cùng với Chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam, nhưng kiểmtoán viên chỉ làm như vậy khi: a Không có mâu thuẫn giữa các yêu cầu của Chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam và Chuẩnmựckiểmtoán khác mà điều đó dẫn đến việc kiểmtoán viên (i) đưa ra một ý kiến kiểmtoán khác, hoặc (ii) không đưa vào báo cáo kiểmtoán một đoạn nhấn mạnh... toán cho các cuộc kiểmtoán được tiến hành theo cả Chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam và Chuẩnmựckiểmtoán quốc tế (hoặc của một quốc gia khác) (VSA 700, 44-45, A43-A44) Nội dung yêu cầu Đoạn 44, VSA 700 quy định Kiểmtoán viên có thể cần tiến hành cuộc kiểmtoán theo Chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam, nhưng ngoài ra cũng có thể phải tuân thủ các Chuẩnmựckiểmtoán khác khi tiến hành cuộc kiểmtoán Trong trường... “Trách nhiệm của Kiểmtoán viên” Báo cáo kiểmtoán phải nêu rõ trách nhiệm của kiểmtoán viên là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính dựa trên kết quả cuộc kiểmtoán Bao gồm: Báo cáo kiểmtoán phải nêu rõ rằng công việc kiểmtoán đã được tiến hành theo các Chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam Báo cáo kiểmtoán cũng phải giải thích rằng các chuẩnmực đó yêu cầu kiểmtoán viên phải tuân thủ chuẩnmực đạo đức nghề... đoạn 37); g Chữ ký của kiểmtoán viên; h Ngày ký báo cáo kiểm toán; i Tên và địa chỉ doanh nghiệp kiểmtoánHướngdẫn áp dụng Đoạn A42, VSA 700hướngdẫn Đoạn A56 Chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam số 200 giải thích rằng kiểmtoán viên có thể phải tuân thủ các yêu cầu của pháp luật và các quy định, bên cạnh việc tuân theo các chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam Trong trường hợp này, kiểmtoán viên có thể phải sử dụng... phận lấy từ hệ thống kế toán quản trị không được quy định trong chuẩnmực kế toán Việt Nam hiện hành, nhưng được hướngdẫn trong Chuẩnmực lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế IFRS 8 Đoạn A12, VSA 700hướngdẫn Rất ít khi kiểmtoán viên coi báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về tuân thủ là gây hiểu sai nếu, theo đoạn 06 (a) Chuẩnmựckiểmtoán Việt Nam số 210, kiểmtoán viên đã xác định . và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam”. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 210 - “Hợp đồng kiểm toán . Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 260 - “Trao. 700 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 (VSA 700) có mối quan hệ với các chuẩn mực kiểm toán (ban hành năm 2012) như sau: Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 - “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán. báo cáo kiểm toán Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 720 - “Những thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã kiểm toán Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 800 - “Báo cáo kiểm toán về