Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu hợp đồng chuyển nhượng đất thực tiễn áp dụng tại huyện văn lâm tỉnh hưng yên từ năm 2009-2012 (Trang 60 - 67)

a. Nguyên nhân khách quan

2.3.3.Các giải pháp khác

Một là, tuyên truyền và giáo dục pháp luật: các cơ quan nhà nước cần tuyên truyền phổ biến pháp luật nói chung và các vấn đề pháp lý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng, đến mọi người dân, ở mọi miền của cả nước một cách hiệu quả và thực chất, tránh tình trạng tuyên truyền hô hào hình thức, chỉ có đưa ra lý thuyết xuông mà không áp dụng thực thi trên thực tế. Nhà nước cần đưa và áp dụng nhiều biện pháp khi tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật như thông qua phương tiện thông tin đại chúng, hình thành tổ chức các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, đưa tuyên truyền giáo dục pháp luật vào các buổi sinh hoạt cộng đồng…. Ngoài ra, để thực tiễn tránh hô hào nói xuông có thể đưa ra những vụ việc, vụ án điển hình về các loại tranh chấp thường xảy ra về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất điển hình lên báo chí, lên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân được biết hay tổ chức tiến hành xét xử lưu động, thường xuyên các vụ tranh chấp ra thực tiễn để nhân dân từ đó sẽ hiểu và rút kinh nghiệm cho bản thân. Chúng ta kết hợp với việc tuyên truyền phổ biến pháp luật còn phải giáo dục ý thức pháp luật cho người dân, nâng cao khả năng nhận thức và am hiểu pháp luật cho nhân dân. Đây là vấn đề rất quan trọng mà nếu làm tốt thì có thể hạn chế mức thấp nhất các vụ tranh chấp, vi phạm xảy ra.

Hai là, cải cách thủ tục hành chính: để khắc phục tâm lý ngại làm thủ tục pháp lý ở người dân, nhà nước cần có bước cải tiến về thủ tục hành chính gọn nhẹ, hiệu quả hơn như:

- Tiếp tục đơn giản về thủ tục đăng ký chuyển quyền sử dụng đất. Đăng ký quyền sử dụng đất bao gồm đăng ký ban đầu và đăng ký biến động, đăng ký chuyển quyến sử dụng đất là đăng ký khi có biến động để Nhà nước theo dõi cập nhật những biến động về đất đai. Đây là công việc bắt buộc, là điều kiện tiên quyết để quản lý nhà nước về chuyển quyền sử dụng đất, bảo đảm an toàn cho tổ chức, các cá nhân khi chuyển quyền sử dụng đất. Các thủ tục phải được thực hiện vừa đảm bảo bảo quản lý chặt chẽ những biến động về đất đai mặt khác vừa bảo đảm sự thuận tiện cho các bên tham gia chuyển nhượng nói riêng mà chuyển quyền sử dụng đất nói chung. Cần phải đơn giản tối đa các thủ tục đăng ký để các giao dịch về đất đai được thực hiện dễ dàng, thuận lợi, theo hướng khuyến khích người sử dụng đất thực hiện

- Hoàn thiện hệ thống hồ sơ, tài liệu địa chính. Đây là cơ sở ban đầu xác định rõ vị trí, hình dáng kích thước, ranh giới cho từng lô đất, mảnh đất cụ thể. Công việc này thuộc về trách nhiệm của Nhà nước do vậy cần phải khẩn trương đầu tư thời gian, tài chính, nhân lực sao cho đạt hiệu quả nhất. Vì tài liệu địa chính là cơ sở để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác đinh quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân và cho phép người sử dụng được chuyển nhượng quyền sử dụng.

- Hình thành và phát triển hệ thống thông tin, các tổ chức tư vấn, dịch vụ về chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nhà nước cần phải tổ chức cung cấp thông tin về quyền sử dụng đất và các giao dịch liên quan. Cần xây dựng một hệ thống thông công khai, minh bạch...

Trong những năm qua một số cải cách lớn của nhà nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực, ví dụ như việc triển khai dịch vụ hành chính công trong một số lĩnh vực như công chứng, đăng ký chuyển quyền sử dụng đất… và đặc biệt là thực hiện cơ chế một cửa đã mang lại lợi ích nhất định cho người dân, đã được đông đảo quần chúng nhân dân hoan nghênh và qua một thời gian thực hiện dịch vụ hành chính công đã bước đầu mang lại hiệu quả. Chắc chắn với sự ra đời của loại dịch vụ này, người dân sẽ tự giác hơn trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng nói chung (hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng)…và mong

rằng các biện pháp cải cách thủ tục hành chính khác sớm được đưa vào để ngày càng giảm bớt các thủ tục như hiện nay.

Ba là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức: phải nâng cao chất lượng, năng lực, phẩm chất, đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử, cán bộ hành chính nhà nước để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, thì cần phải có quy chế tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán, cán bộ hành chính thích hợp, nhiệt huyết với công việc; cần có những chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với người làm công tác xét xử, công tác hành chính có liên quan đến vấn đề pháp lý của nhân dân để họ yên tâm cống hiến cho xã hội. Bên cạnh đó, cần phải xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm của đội ngũ cán bộ công chức, công bố thông tin công khai những cán bộ thoái hóa, biến chất làm hư hỏng bộ máy hành chính, bộ máy tư pháp của nhà nước, tiến hành sàng lọc đội ngũ công chức cho phù hợp với nhiệm vụ, chức năng của mình trong thời kỳ mới xóa cũng như bỏ nhận thức, thay đổi tư duy bao cấp trong một bộ phận không nhỏ cán bộ cơ quan nhà nước vẫn còn hiện nay.

Thường xuyên phải cập nhật các văn bản pháp luật và các thông tin về lĩnh vực pháp lý nói chung cũng như pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng cho các cán bộ, thẩm phán trực tiếp làm công tác giải quyết các vụ án về có liên quan đến hợp đồng thế chấp, tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất…, bên cạnh về kĩ năng nghề nghiệp thì cán bộ, công chức còn phải không ngừng tiếp thu, nâng cao kiến thức thực tiễn.

Bốn là, đảm bảo sự độc lập của tòa án khi xét xử: cần phải tiến hành hoạt động

cải cách hệ thống tư pháp hoàn thiện, xây dựng và thực hiện mô hình tòa án theo cấp xét xử tránh sự can thiệp không đúng của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương vào hoạt động của tòa án nhằm làm sai lệch kết quả khi giải quyết vụ việc nói chung và giải quyết các tranh chấp về hợp động chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng.

Tóm lại, để giải quyết được tình trạng vi phạm và tranh chấp của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử đất hiện nay cũng như nhằm hạn chế những tranh chấp xảy ra trong tương lai cần phải có sự kết hợp, nỗ lực của nhiều phía, từ chủ thể tham gia vào hợp đồng chuyển nhượng cũng như từ phía nhà nước, các cơ quan lập pháp,

KẾT LUẬN

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có một vai trò quan trọng đặc biệt không chỉ đối với mỗi chủ thể mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cộng đồng xã hội. Nó là công cụ để các chủ thể thực hiện việc chuyển nhượng

quyền sử dụng đất nhằm phục vụ cho mục đích của chủ thể, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Trong toàn bộ khóa luận này, bản thân chỉ phân tích những quy định chung của pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định bộ luật dân sự 2005 và các văn bản Luật, Nghị định có liên quan hiện còn hiệu lực thi hành.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, bản thân tác giả rút ra được những kết luận sau:

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay, pháp luật của nước ta ngày càng hoàn thiện, có nhiều cơ chế đổi mới phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, đặc biệt trong các hợp đồng mua bán nói chung và hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng; tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các chủ thể tham gia hợp đồng, việc quy định chặt chẽ, hợp lý của các văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở để nhà nước quản lý đất đai được hiệu quả.

Mặc dù pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng đã có nhiều thay đổi, bổ xung để cho phù hợp với sự phát triển của kinh tế, xã hội của đất nước nhưng thực trạng áp dụng pháp luật trong quá trình thực hiện giao kết hợp đồng chuyển nhượng vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa đi sát vào tình hình thực tế mà trong đó có nhiều trường hợp các văn bản pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo lên nhau, gây khó khăn trong quá trình áp dụng và thực thi pháp luật.

Có thể nhận ra rằng, nguyên nhân chủ yếu của những “lỗ hổng” trên là do nước ta đang bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên chưa thể ổn định và hoàn thiện pháp luật ngay được vì pháp luật luôn ra đời gắn với một hình thái kinh tế nhất định, và không thể chỉnh sửa ngay một lúc khi phát hiện sai phạm vì còn phải trải qua một quá trình hoàn thiện, sửa đổi theo quy định của pháp luật.

Tóm lại, với những phân tích đánh giá dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn thông qua các số liệu thống kê và tình hình thực tiễn cụ thể, tác giả đưa vào bài khóa luận: “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất – Thực tiễn tại Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên từ năm 2009 đến năm 2012” việc nghiên cứu đề tài

định của Bộ luật dân sự 2005 và các văn bản pháp luật có hiệu lực thi hành hiện nay, cho nên trong quá trình nghiên cứu và làm khóa luận này tác giả không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm. Do đó, những vấn đề pháp lý quy định về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần phải tiếp tục được nghiên cứu, và đóng góp nhiều hơn nữa trong thời gian tới để hoàn thiện những trình tự thủ tục pháp lý cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia kí kết hợp đồng cũng như tạo ra một cơ chế quản lý, thực sự hiệu quả, hợp lý đối với loại tài sản đặc biệt của quốc gia.

TÊN ĐỀ TÀI:

Một phần của tài liệu hợp đồng chuyển nhượng đất thực tiễn áp dụng tại huyện văn lâm tỉnh hưng yên từ năm 2009-2012 (Trang 60 - 67)