1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương.DOC

95 1,6K 28
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 851,5 KB

Nội dung

Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình CNH – HĐH đất nước ở nước ta, nguồn vốn FDI đã phát huyđược vai trò rõ rệt của nó trong những năm qua Việc thu hút nguồn vốn FDI để khaithác hiệu quả hơn tiềm năng vốn có của quốc gia là một yêu cầu bức thiết đặt ra ở hầuhết các địa phương trong cả nước Trong những năm gần đây, xúc tiến đầu tư được coi

là công cụ hữu hiệu nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn FDI Tuy nhiên, nhận thức vềhoạt động xúc tiến đầu tư hiện nay vẫn còn có những hạn chế nhất định và hoạt độngxúc tiến đầu tư ở nước ta nói chung, ở các địa phương nói riêng và cụ thể địa bànnghiên cứu trong đề tài này là tỉnh Hải Dương vẫn còn đang trong giai đoạn sơ khai,chưa có được chiến lược XTĐT, đồng thời cũng chưa khai thác hết tính hiệu quả củacác công cụ XTĐT trong quá trình vận động các nhà đầu tư tiềm năng Như vậy, thựctrạng của hoạt động xúc tiến đầu tư diễn ra tại tỉnh Hải Dương hiện nay như thế nào?Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế là gì? để từ đó đưa ra các giảipháp khắc phục Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế củatỉnh Hải Dương Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động XTĐT trong việc tăng

cường thu hút FDI, do đó, em quyết định chọn đề tài: “Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương”

Kết cấu của đề tài bao gồm ba chương:

Chương I: Lý luận chung về hoạt động XTĐT thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương II: Thực trạng hoạt động XTĐT nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài tại tỉnh Hải Dương.

Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động XTĐT nhằm tăng cường thu

hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương.

Em xin chân thành cảm ơn Ths Trần Mai Hoa đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề

thực tập này

Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Thu Thủy

Trang 2

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1 Những lý luận chung về hoạt động xúc tiến đầu tư

1.1 Khái niệm về XTĐT

Xúc tiến đầu tư là một công cụ nhằm để thu hút đầu tư Hoạt động XTĐT có vaitrò quảng bá hình ảnh của một đất nước, một địa phương về môi trường đầu tư sở tạinhằm thu hút dòng vốn đầu tư vào địa bàn Dòng vốn đầu tư không thể tự nhiên mà có

vì các quốc gia trên thế giới vẫn tiếp tục tự do hóa, các tập đoàn lớn, các công ty xuyênquốc gia vẫn đang được thu hút về những nơi có môi trường tốt và có những điều kiệnthuận lợi Hơn nữa, trong xu thế cạnh tranh để thu hút đầu tư giữa các địa phương khácnhau ngày một trở nên dữ dội hơn Như vậy, sự cạnh tranh gay gắt giữa các địa bàn đãlàm cho công tác XTĐT trở thành một hoạt động tất yếu và ngày càng được gia tăngkhông chỉ ở những nước, những địa phương phát triển mà còn ở những nước, nhữngđịa phương đang phát triển

Công tác XTĐT là một hoạt động đa dạng và ngày càng trở nên đa dạng Côngtác XTĐT không chỉ đơn giản là việc mở rộng thị trường nội địa cho các nhà đầu tưnước ngoài Không có một khái niệm nhất quán về “Xúc tiến đầu tư”, ở đây ta có thể

hiểu XTĐT như sau: “XTĐT là một hoạt động kinh tế - xã hội nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc thu hút các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước đến đất nước mình, địa phương mình…để đầu tư Hay nói cách khác, hoạt động XTĐT thực chất là hoạt động Marketing trong thu hút đầu tư mà kết quả của hoạt động này chính là nguồn vốn đầu tư thu hút được.” Thực

chất của vấn đề là làm thế nào để tạo dựng được thương hiệu của một quốc gia, một địaphương để các nhà đầu tư gắn liền nó với những đặc điểm chất lượng mà họ yêu cầu

Trang 3

Theo nghĩa hẹp, công tác XTĐT là những biện pháp thu hút đầu tư thông quamột biện pháp tiếp thị tổng hợp của các chiến lược về “sản phẩm”, “xúc tiến” và “giá”.

Sản phẩm: ở đây sản phẩm chính là địa điểm hay các dự án tiếp nhận đầu tư Để

phát triển các chiến lược tiếp thị phù hợp cần phải hiểu những thuận lợi và bất lợi thực

sự của một quốc gia hay một địa phương trước các đối thủ cạnh tranh

Giá cả: là giá mà nhà đầu tư phải trả để định vị hoạt động tại địa điểm đó Giá

này bao gồm tất cả các loại chi phí từ giá sử dụng cơ sở hạ tầng, các tiện ích đến cácloại thuế, ưu đãi,…Việc xác định giá phải có cơ sở và phải đạt được các mục tiêu như

là khi chào hàng phải tính đến giá trị đầu tư của khách hàng; để tạo sự cạnh tranh, khibáo giá phải liệt kê rõ các dịch vụ sau bán hàng kèm theo Giá tiền khách hàng phải trảtương xứng với mức dịch vụ mà họ nhận được; giá được quyết định ở mức giữ uy tíncũng như hỗ trợ các doanh nghiệp để tránh sự can thiệp của cơ quan liên quan

Xúc tiến: là những hoạt động phổ biến thông tin về các nỗ lực tạo lập nên một

hình ảnh về quốc gia, một địa phương hay một KCN nào đó và cung cấp thông tin vềcác dịch vụ đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm năng như tăng cường giới thiệu các dịch vụ,sản phẩm tới nhà đầu tư; tăng cường hoạt động xây dựng hình ảnh bằng các hoạt động

cụ thể; tổ chức mạnh mẽ trong giai đoạn đầu hoạt động quan hệ công chúng bao gồm

tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức họp báo, tiếp xúc với khách hàng thườngxuyên…

1.2 Vai trò hoạt động xúc tiến đầu tư

Hoạt động XTĐT có vai trò đặc biệt quan trọng nhất là khi các chủ đầu tư cònđang trong giai đoạn tìm hiểu thăm dò, lựa chọn địa điểm đầu tư Hoạt động XTĐT chochủ đầu tư biết những thông tin liên quan đến ý định đầu tư của họ, giúp họ có đượctầm nhìn bao quát về quốc gia để cân nhắc, lựa chọn Như vậy, hoạt động XTĐT giúpcho chủ đầu tư rút ngắn được thời gian tạo điều kiện để họ nhanh chóng đi đến quyếtđịnh đầu tư

Trang 4

Sau bước tạo dựng hình ảnh bước tiếp theo là tập trung vận động các nhà đầu tưtiềm năng, có thể nói ở đây hoạt động XTĐT đã chuyển những yếu tố thuận lợi củamôi trường đầu tư thông qua các cơ chế chính sách hữu hiệu của hệ thống khuyếnkhích tác động đến nhà đầu tư tiềm năng ở nước ngoài, cung cấp cho họ lượng thôngtin kịp thời, chính xác.

Bên cạnh đó, các dịch vụ đầu tư giúp chủ đầu tư có được thông tin về thị trườngnội địa, được tư vấn về lực lượng công nhân cũng như thủ tục đăng ký, cấp phép, đượctháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án…để chủ đầu tư có thể nhanhchóng đi vào hoạt động một cách thuận lợi, hiệu quả

Với ý nghĩa đó, XTĐT đã trở thành nội dung chính của hoạt động thu hút FDI

1.3 Mô hình và cơ cấu tổ chức của công tác xúc tiến đầu tư

1.3.1 Mô hình công tác XTĐT

- Mô hình công tác XTĐT được thể hiện trong hoạt động của 3 cấp: cấp quốcgia, cấp địa phương và doanh nghiêp

Ở cấp quốc gia, mô hình hoạt động rộng khắp mang tính bao trùm trên tất cả

các địa phương trên cả nước, các ngành nghề và mang tính chất dàn trải

Ở cấp địa phương, mô hình hoạt động trong phạm vi địa phương và cụ thể

hơn

Ở cấp doanh nghiệp, mọi hoạt động đều mang tính cụ thể nên mô hình hoạt

động mang tính chất tập trung hơn

- Trong công tác xúc tiến đầu tư cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quanXTĐT ở ba cấp quốc gia, địa phương và doanh nghiệp Sự phối hợp thống nhất giữacác địa phương trong công tác XTĐT là hết sức quan trọng

1.3.2 Cơ cấu tổ chức

Trang 5

Cơ cấu tổ chức trong cơ quan XTĐT cấp quốc gia, địa phương bao gồm:

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của CQ XTĐT

- Bộ phận XTĐT: có nhiệm vụ lựa chọn nhà đầu tư, tiến hành quảng bá, quan hệ

với công chúng, quảng cáo, phương tiện thông tin trong và ngoài nước Tổ chứccác đoàn ra nước ngoài, đoàn vào trong nước

- Bộ phận pháp lý: Tư vấn pháp lý và hỗ trợ xin các giấy phép hoặc phê duyệt

- Bộ phận cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư: Cung cấp các dịch vụ cho nhà đầu

tư và chịu trách nhiệm về những dịch vụ này Xử lý các trường hợp đầu tư mới

do bộ phận XTĐT tạo ra hoặc bằng các cách khác

- Bộ phận hỗ trợ sau đầu tư: Chăm sóc nhà đầu tư sau khi có Giấy phép hoặc hỗ

trợ trong trường hợp tái đầu tư Chăm sóc các nhà đầu tư đang hoạt động đểkhuyến khích họ tái đầu tư Bộ phận này cũng hỗ trợ các nhà đầu tư đang hoạtđộng khác phục bất kỳ khó khăn, trở ngại nào trong quá trình hoạt động của họ.Đối với cơ cấu tổ chức của cơ quan XTĐT cấp doanh nghiệp thì hiện nay chưa

rõ ràng, hầu hết các doanh nghiệp chỉ có Phòng Kinh doanh và Tiếp thị Trong đóthì chức năng, nhiệm vụ XTĐT của họ rất mờ nhạt

1.4 Nội dung hoạt động XTĐT

Để thực hiện tốt công tác XTĐT thì việc xác định các nội dung, các chươngtrình cho những hoạt động này là rất quan trọng Nội dung của công tác XTĐT của cơ

Bộ phận

XTĐT

Bộ phận pháp lý

Bộ phận cung cấp dịch vụ

Bộ phận hỗ trợ sau đầu tư

Cơ quan XTĐT

Trang 6

quan Trung ương, địa phương và các tổ chức tham gia XTĐT bao gồm 6 loại hình hoạtđộng: Xây dựng chiến lược về XTĐT; xây dựng hình ảnh; xây dựng quan hệ; lựa chọnmục tiêu và tạo cơ hội đầu tư; cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho nhà đầu tư; đánh giá vàgiám sát các công tác XTĐT được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ: Nội dung hoạt động XTĐT 1.4.1 Xây dựng chiến lược về XTĐT

Một chiến lược XTĐT sẽ là một bản đồ chỉ dẫn cơ quan bạn đạt được các mụctiêu đã đề ra Các mục tiêu thu hút đầu tư không thể dễ dàng đạt được Vì vậy, phải cómột kế hoạch tổng thể sắp xếp các hoạt động như chuẩn bị tài liệu giới thiệu, tổ chứccác cuộc hội thảo đầu tư, tổ chức các cuộc thăm địa điểm đầu tư,…

Như vậy, chiến lược XTĐT là cách thức tổ chức một loạt các hoạt động XTĐTnhằm tăng cường đầu tư vào một quốc gia, một địa phương Để thực sự đạt được hiệuquả, các chiến lược đầu tư đều phải rõ ràng, phù hợp với mục tiêu chung Việc xác địnhmục tiêu cho chiến lược liên quan đến việc xác định lợi thế, bất lợi, những lĩnh vựcphát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, trên cơ sở đó lựa chọn đối tác, lĩnhvực cũng như các công ty để tiến hành chương trình XTĐT Việc này đòi hỏi sự nghiêncứu và hoạch định một cách chi tiết, cụ thể Đây là một nội dung hết sức quan trọng,định hướng cho toàn bộ hoạt động XTĐT tiến hành sau đó Tính đúng đắn và khả thi

NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG

Xây dựng quan hệ

Lựa chọn mục tiêu

và tạo

cơ hội đầu tư

Cung cấp dịch

vụ và hỗ trợ cho nhà đầu tư

Đán

h giá

và giám sát đầu tư

Trang 7

của chiến lược XTĐT có vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của toàn bộchương trình XTĐT.

Có ba bước để xây dựng một chiến lược XTĐT

Bước 1: Đánh giá nhu cầu của cơ quan XTĐT và tiềm năng đầu tư

- Xác định các mục tiêu của cơ quan XTĐT và mục tiêu phát triển của quốc gia,địa phương: Các mục tiêu XTĐT phản ánh mục tiêu phát triển của quốc gia, củađịa phương và của doanh nghiệp để tối đa hoá lợi ích của những nỗ lực xúc tiếncủa CQXTĐT

- Khảo sát các xu hướng đầu tư nước ngoài và những ảnh hưởng bên ngoài: Các

xu hướng đầu tư nước ngoài trên thế giới và khu vực sẽ cho thấy ai đang đầu tư,

ở đâu và tại sao, đồng thời sẽ giúp cho CQXTĐT xác định các ngành, lĩnh vựctiểm năng để hướng tới

- Tiến hành phân tích SWOT: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và tháchthức sẽ cho CQXTĐT một bức tranh năng động về điểm mạnh, điểm yếu, hiệntại và tương lai của đất nước dưới góc độ là một địa điểm đầu tư

- Phân tích các đối thủ cạnh tranh: Sau khi hoàn thành quá trình phân tích SWOT,CQXTĐT có thể dùng các điểm tìm được từ quá trình phân tích SWOT để đặttiêu chuẩn về khả năng cạnh tranh của đất nước, của địa phương hay của doanhnghiệp mình với tư cách là một địa điểm đầu tư với các đối thủ cạnh tranh

Bước 2: Hướng tới các ngành và khu vực có nguồn đầu tư

Để hướng tới các ngành, các khu vực địa lý có nguồn đầu tư phù hợp với cácđặc tính của đất nước, cần hoàn thiện các nhiệm vụ sau:

- Lập một danh sách các ngành: Danh sách sơ bộ các ngành có khả năng đểhướng tới có thể bao gồm các ngành đã hoạt động tại đất nước, tại địa phương,các ngành hoạt động tại các nước cạnh tranh

Trang 8

- Phân tích các ngành: Phân tích cơ cấu, các công ty quan trọng và xu hướng đểđánh giá khả năng ĐTNN trong tương lai và để hiểu ngành này tìm kiếm gì từmột địa điểm ở nước ngoài.

- Đánh giá khả năng phù hợp của ngành với đất nước, địa phương: So sánh cácyêu cầu của mỗi ngành với đặc điểm của đất nước, địa phương được xác địnhtrong quá trình phân tích SWOT để rút ngắn danh sách các ngành tiềm năng đểlựa chọn một số ngành Bên cạnh đó, kiểm tra sự nhất quán với mục tiêu chínhsách

- Lập một danh sách ngắn các ngành: xếp hạng hoặc chấm điểm xét theo 3 góc độsau: sự phù hợp của ngành với các đặc tính của đất nươc, địa phương; khả năngcạnh tranh của đất nước, địa phương khi đáp ứng nhu cầu của ngành; và sự phùhợp của ngành đối với các mục tiêu phát triển của đất nước, địa phương

Bước 3: Xây dựng chiến lược XTĐT

Cách xây dựng một tài liệu chiến lược XTĐT gồm xác định: Các ngành hướngtới trong ngắn hạn và trung hạn; Các khu vực địa lý quan trọng cần tập trung củachiến lược; Các phương pháp XTĐT được sử dụng để tiếp cận các công ty và lý dochọn các phương pháp đó; Những thay đổi cần thiết trong cơ cấu tổ chức, chứcnăng nhiệm vụ và trách nhiệm của nhân viên trong cơ quan; Những thay đổi cầnthiết trong quan hệ đối tác và ngân sách, các nguồn tài trợ cho các giai đoạn

1.4.2 Xây dựng hình ảnh

Các biện pháp tạo dựng hình ảnh hay uy tín được sử dụng cả trong thị trườngtrong nước và thị trường ngoài nước nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin và kếhoạch đầu tư của một quốc gia, các chính sách và chế độ đãi ngộ, các thủ tục hànhchính và yêu cầu khi đầu tư cũng như những tiến bộ, thành tựu quốc gia, địa phương

đó Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển đang từng bước hội

Trang 9

nhập kinh tế quốc tế với những nỗ lực cải cách hoàn thiện môi trường kinh doanh quốcgia Nhà đầu tư sẽ tích cực đầu tư khi có được những hình ảnh tích cực về một quốcgia, địa phương sở tại Có 3 bước tạo dựng hình ảnh:

Bước 1: Xác định nhận thức của chủ đầu tư và mục tiêu của việc xây dựng hình

ảnh

Để xác định yếu tố trọng tâm trong chiến dịch xây dựng hình ảnh, trước hết, cầnxác định được các nhà đầu tư tiềm năng nghĩ gì về đất nươc, về địa phương Có thểđánh giá nhận thức của nhà đầu tư bằng nhiều cách như có thể sử dụng các báo cáođược công bố về quốc gia và môi trường đầu tư của đất nước, các tin tức trên báo chí.Thông thường thì chính các báo cáo và tin tức báo chí này tạo nên nhận thức chung củanhà đầu tư về đất nước, về địa phương

Bước 2: Xây dựng các chủ đề Marketing.

Khi xây dựng chủ đề Marketing, cần áp dụng các nguyên tắc sau: Chủ đề phảiphản ánh được những gì mà nhà đầu tư tìm kiếm; Chủ đề cần phản ánh được thế mạnhriêng của nước bạn; Thông điệp cần phải đúng đắn trung thực Khi xây dựng thôngđiệp Marketing, nhấn mạnh vào chủ đề trọng tâm, đó là nêu bật những lợi thế của đấtnước, địa phương trong một số ngành nghề, lĩnh vực

Bước 3: Lựa chọn và xây dựng các công cụ xúc tiến và tham gia vào chương

trình phối hợp Marketing

Sau khi xác định được chủ đề marketing hiệu quả nhất, bạn cần lựa chọn nhữngcông cụ marketing phù hợp nhất để truyền thông điệp Lựa chọn công cụ phù hợp cóvai trò quan trọng trong việc tối đa hoá khả năng tác động của các hoạt động xúc tiến

Ở đây có sự phối hợp marketing và sự kết hợp này thay đổi theo thời gian Các công cụmarketing khác nhau có hiệu quả khác nhau của quá trình xây dựng hình ảnh Quy môngân sách dành cho XTĐT cũng quyết định các công cụ và sự phối hợp marketing mà

Trang 10

bạn sử dụng Các công cụ marketing bao gồm: công cụ truyền tin (các cuốn sách mỏnggiới thiệu, các báo cáo nghiến cứu về từng ngành, bản tin tức, thư ngỏ, CD-ROM,Internet, video); Chiến dịch quảng cáo; Chiến dịch quan hệ công chúng; Triển lãm vàhội chợ.

1.4.3 Xây dựng quan hệ

Mối quan hệ hợp tác kinh tế - đầu tư đều phát triển dựa trên mối quan hệ ngoạigiao của cả hai nước Chính vì thế, xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa hết sức quantrọng trong một chương trình XTĐT Hoạt động XTĐT được tiến hành giữa hai nướccàng trở nên thuận lợi khi các mối quan hệ nỗ lực quan hệ ở cấp Nhà nước

Ở hầu hết các quốc gia, các địa phương hiện nay đã thành lập CQXTĐT Tùytheo điều kiện cụ thể của mỗi nước, mỗi địa phương hoạt động của CQXTĐT có thểkhác nhau Xây dựng mối quan hệ giữa CQXTĐT giữa các nước, địa phương khácnhau sẽ có tác dụng lớn hỗ trợ và bổ sung cho nhau trên cơ sở mục tiêu hoạt động củamỗi tổ chức Có ba bước tiến hành xây dựng mối quan hệ:

Bước 1: Một CQXTĐT tham gia vào các quan hệ đối tác

Đối với một CQXTĐT, một quan hệ đối tác có thể được xác định như là mộtthoả thuận phối hợp công việc với các cơ quan nhà nước hoặc tư nhân để phát triểnhoặc chia sẻ các phần việc trong chương trình xúc tiến đầu tư Điều quan trọng là nónhằm để đạt được các mục tiêu đã đặt ra một cách hiệu quả hơn thông qua việc phốihợp công việc chung hơn là làm một mình CQXTĐT chỉ nên duy trì những quan hệđối tác sẽ đem lại lợi ích cho các hoạt động của CQXTĐT Quan hệ đối tác củaCQXTĐT bao gồm quan hệ đối tác cho việc phát triển sản phẩm, quan hệ đối tác tronghoạt động Marketing, quan hệ đối tác trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ khách hàng

Bước 2: Quản lý các mối quan hệ đối tác

Trang 11

Xây dựng một đối tác thành công phụ thuộc nhiều vào việc chuẩn bị và nghiêncứu của CQXTĐT và các cuộc thảo luận chi tiết giữa các đối tác trước khi bắt đầu côngviệc Hiểu được động cơ, đóng góp ý kiến, vai trò dẫn dắt của các thành viên tham gia

và cam kết thời gian sẽ đặt nền tảng vững chắc cho quan hệ đối tác hiệu quả

Bước 3: Đánh giá quan hệ đối tác

Các quan hệ đối tác nên được xem xét lại định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để đảmbảo tính hiệu quả CQXTĐT cần thường xuyên giám sát và đánh giá tổng thể khi kếtthúc quan hệ đối tác Đây là những công việc quan trọng để tăng khả năng thành côngtrong tương lai

1.4.4 Lựa chọn mục tiêu và cơ hội đầu tư

Mục đích của nội dung này là vận động các nhà đầu tư tiềm năng Trong đó,CQXTĐT phân loại, lựa chọn nhà đầu tư tiềm năng và tiến hành các biện pháp, công

cụ vận động đầu tư như thư từ, điện thoại, hội thảo đầu tư Cơ quan đại diện tiến hànhMarketing trực tiếp đến cá nhân và nhà đầu tư Hội thảo đầu tư là biện pháp thườngđược lựa chọn và đem lại hiệu quả cao Có bốn bước để lựa chọn mục tiêu và cơ hộiđầu tư:

Bước 1: Thực hiện chuyển từ giai đoạn xây dựng hình ảnh sang vận động đầu tư

Các hoạt động và các kỹ năng dùng trong giai đoạn xây dựng hình ảnh và vậnđộng đầu tư thường có sự chồng chéo Tuy nhiên, vận động đầu tư có đặc thù riêng bởitính tập trung cao vào từng công ty riêng lẻ bởi sự chuyển từ liên hệ chung thành liên

hệ cá nhân và bởi sự mô tả rõ ràng hơn về những lợi ích cụ thể dành cho các CQXTĐTđang muốn vận động

Bước 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu theo định hướng XTĐT và được cập nhật

Cơ sở dữ liệu vận động đầu tư nên được xây dựng ngay trong nội bộ Nó chophép cơ quan XTĐT thu thập và xử lý các số liệu nhờ đó cơ quan XTĐT có thể đưa ra

Trang 12

những thông tin XTĐT tập trung cao để hướng vào các công ty mà mình muốn vậnđộng.

Bước 3: Lập kế hoạch và thực hiện chiến dịch vận động đầu tư

Vận động đầu tư có ba việc chính phải làm: xây dựng kế hoạch Marketing,chuẩn bị thư để marketing trực tiếp và thuyết trình tại công ty

Xây dựng kế hoạch marketing: cơ quan XTĐT phải quyết định những vấn đềtrọng tâm của cuộc vận động như địa bàn và lĩnh vực; xác định mục tiêu của cuộc vậnđộng và đặt mục tiêu thật sát thực con số các công ty sẽ liên hệ

Thư Marketing trực tiếp nên ngắn gọn và đầy đủ các phần sau: mở đầu, phần lôicuốn, phần những lợi ích, phần mời chào và kêu gọi hành động

Một bài thuyết trình tại công ty được chuẩn bị kỹ phải có tính tập trung cao, có

sử dụng các thiết bị bổ trợ, đoán trước và trả lời được bất kỳ vấn đề gì mà nhà đầu tư

có thể đưa ra

Bước 4: Các hoạt động tiếp theo chuyến tham quan công ty

Các báo cáo về chuyến tham quan công ty được chuẩn bị ngay lập tức sau mỗilần tới thăm công ty Những thông tin trong báo cáo này đặt nền móng cho các hoạtđộng hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án thành công, trong đó gồm có cả chuyến thamquan thực địa

1.4.5 Cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho các nhà đầu tư

Đây là giai đoạn theo dõi và chăm sóc sau cấp phép đầu tư, thực chất làCQXTĐT sẽ hỗ trợ sau khi các nhà đầu tư nước ngoài quyết định triển khai dự án ởnước sở tại như nắm bắt, hỗ trợ, tư vấn, tháo gỡ những vướng mắc của nhà đầu tư nướcngoài trong quá trình thực hiện dự án Giai đoạn này nhằm tạo ra những điều kiệnthuận lợi nhất để dự án đầu tư đi vào hoạt động một cách nhanh chóng, hiệu quả

Trang 13

Sau khi cơ quan XTĐT có bài thuyết trình trước một nhà đầu tư tiềm năng, cơquan XTĐT cần chuẩn bị một bản báo cáo về chuyến thăm doanh nghiệp để tạo cơ sởcho việc hỗ trợ các nhà đầu tư thành công.

Hỗ trợ nhà đầu tư bao gồm ba giai đoạn: chuẩn bị cho việc đi thực địa, chuẩn bị

và thu xếp cho chuyến đi đó và các công việc sau chuyến thăm

1.4.6 Đánh giá và giám sát công tác xúc tiến đầu tư

Giám sát là hoạt động kiểm tra một cách đều đặn các tiến độ trong hoạt độngcủa CQXTĐT để đạt được mục tiêu đã đề ra Đánh giá là quá trình kiểm tra xem cácmục tiêu của CQXTĐT đã đạt được chưa và nếu chưa đạt được thì về mặt chi phí cótiết kiệm không Thông qua những hoạt động này, một CQXTĐT có thể đánh giá đượchoạt động của mình

Đánh giá kết quả hoạt động tạo điều kiện cho cơ quan XTĐT so sánh các kếtquả và tiến độ đã đạt được với các mục tiêu nội bộ và mục tiêu quốc gia Điều nàycũng có một số những lợi ích liên quan quan trọng: thu thập dữ liệu và các thông tinkhác được sử dụng trong các chiến dịch xúc tiến; tao điều kiện cho cơ quan XTĐT họchỏi từ những sai sót của mình và chứng minh khả năng hoạt động của CQXTĐT

Để tạo điều kiện giám sát và đánh giá thường xuyên, tất cả các dự án và hoạtđộng của CQXTĐT đều phải xây dựng hệ thống mục tiêu trung gian và kế hoạch thờigian để hoàn thành mục tiêu đó Các mục tiêu và lịch biểu thực hiện này là nền móngcủa việc thực hiện thành công công tác giám sát và đánh giá

Giám sát và đánh giá không thể coi là những nhiệm vụ đứng riêng lẻ Hơn thế,các hệ thống theo dõi hoặc đo lường tốt nhất là những hệ thống phải được triển khaithường nhật như một phần trong công việc thường xuyên của các cán bộ cơ quanXTĐT

Trang 14

Để thực hiện hiệu quả hoạt động giám sát và đánh giá trong cơ quan XTĐT, cơquan XTĐT có thể tiến hành theo 4 bước sau:

Bước 1: Giám sát tình hình môi trường đầu tư tại các địa điểm của cơ quan

XTĐT

CQXTĐT có thể giám sát và đánh giá khả năng cạnh tranh của môi trường đầu

tư bằng phân tích SWOT, điểm tin báo chí, trưng cầu ý kiến của các nhà đầu tư hiệntại

Bước 2: Giám sát và đánh giá các hoạt động chính của cơ quan XTĐT

Cần thực hiện các đánh giá định tính và định lượng về hiệu quả chi phí của cáchoạt động xây dựng hình ảnh, nhận thức; các hoạt động định mục tiêu đầu tư và vậnđộng nhà đầu tư; các hoạt động phục vụ nhà đầu tư; hoạt động mở rộng và duy trì đầutư; và các chi phí khác của CQXTĐT

Bước 3: Giám sát và đo lường tình hình đầu tư thực tế

Đánh giá cuối cùng về kết quả hoạt động của CQXTĐT là số lượng đầu tư giatăng và tái đầu tư mà CQXTĐT thu hút được hay thông tin về tình hình rút lui đầu tư.Thông tin này có thể thu thập bằng cách ghi lại các số liệu liên quan đến các khoản đầu

tư của khách hàng CQXTĐT, hoặc các khoản đầu tư trong khu vực

Bước 4: Xây dựng tiêu chuẩn so sánh kết quả đầu tư

Điều này sẽ giúp CQXTĐT so sánh hiệu quả hoạt động của mình hoặc ghi nhậntổng thể số vốn đầu tư mà địa điểm đó thu hút được so với những khu vực khác

Một chương trình XTĐT phải kết hợp tất cả các nội dung nói trên sao cho phùhợp với yêu cầu mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cũng như tiềm năng, thế mạnh củatừng địa phương, từng quốc gia

1.5 Các công cụ chính của hoạt động xúc tiến đầu tư

Trang 15

Cơ quan XTĐT thường xúc tiến đồng thời nhiều hoạt động Marketing hay sửdụng nhiều công cụ XTĐT cùng một lúc Ba yếu tố mà hoạt động XTĐT hướng tới là:

Thứ nhất, xây dựng hình ảnh, tức là, giới thiệu tới các nhà đầu tư trong và ngoài nước

về những chính sách ưu đãi đầu tư, các quy trình, các thủ tục cấp giấy phép đầu tư cùng

các tiến bộ và thành tựu đạt được Thứ hai, triển khai kế hoạch (bao gồm cả xây dựng hình ảnh và vận động đầu tư xen lẫn nhau), tức là, sử dụng các chiến dịch gửi thư và gọi điện, hôi thảo, tham tán đầu tư và tiếp cận trực tiếp nhà đầu tư Thứ ba, hoạt động

và dịch vụ hỗ trợ đầu tư, tức là, bao gồm các dịch vụ hỗ trợ liên tục từ trước khi nhận

giấy phép, cấp giấy phép và sau cấp phép Các hoạt động này có thể là bước đầu xâydựng hình ảnh hoặc khởi đầu vận động đầu tư Việc xây dựng hình ảnh và vận độngđầu tư sử dụng rất nhiều công cụ như:

Bảng 1.1: Ưu nhược điểm của công cụ quan hệ cộng đồng

Xây dựng

hình ảnh và

nâng cao uy tín

của cơ quan

Là công cụ hữu hiệu để giảm bớtnhận thức tiêu cực và xây dựng hìnhảnh về địa điểm đầu tư hấp dẫn; Độtin cậy cao; Chi phí vừa phải; Phụ

Bài viết tiêu cực trên thôngtin đại chúng sẽ đưa đến nhữngnhận thức tiêu cực Một lỗi tríchdẫn sai có thể phản tác dụng

Trang 16

XTĐT thuộc vào phương tiện truyền thông

sử dụng, công cụ này có thể tácđộng lên một phạm vi đối tượngrộng lớn

Không chắc chắn rằng các tờbáo mục tiêu sẽ đưa tin về sựkiện báo chí với thời lượng màCQXTĐT mong muốn

Phương hướng hoạt động: luôn luôn coi nhà báo/người tường thuật thời

sự/phóng viên là khách hàng quý của CQXTĐT Nếu CQXTĐT có nguồn tài chính chohoạt động XTĐT han hẹp, hãy bỏ tập trung kêu gọi các nhà báo giỏi tại các phươngtiện thông tin đại chúng mà CQXTĐT muốn đăng tin tới thăm đất nước CQXTĐT đểđưa tin cải thiện hình ảnh đất nước

1.5.2 Quảng cáo

Quảng cáo là hình thức mà CQXTĐT tuyên truyền, đưa ra thông tin, thông điệpmời gọi và phản ánh chiến lược mình muốn vận động Quảng cáo có thể làm nhiềungười quan tâm Tuy nhiên, giá thành rất đắt và phải quảng cáo nhiều lần mới đạt hiệuquả

Bảng 1.2: Ưu nhược điểm của công cụ quảng cáo

Xây dựng

hình ảnh

Thể hiện được

CQXTĐT thích cái gì,chỗ nào và lúc nào Cóthể làm nhiều ngườiquan tâm

Thường thiếu độ tin cậy, tốn nhiều thời

gian, sẽ không có hiệu quả nếu số lần quảngcáo không vượt khỏi mức tối thiểu để tạo nênnhận thức hay được ghi nhớ, khó nhận ra giữahàng đống quảng cáo khác nhau

.Phương hướng hành động: Tập trung đưa ra các quảng cáo ngắn gọn và cô

đọng một thông điệp mời gọi và phản ánh được chiến lược mình muốn vận động

1.5.3 Tham gia triển lãm

Trang 17

Tham gia triển lãm là hoạt động nhằm chủ động tìm kiếm nhà đầu tư bằng cáchtiếp xúc với những doanh nghiêp khác tham gia triển lãm Tuy nhiên, khó ước tính chiphí và tuỳ thuộc vào tính chất và quy mô của triển lãm Các CQXTĐT mạnh thườnggiảm bớt việc tham dự các triển lãm vì hình ảnh đất nước họ đã được nhiều người biếtđến là địa điểm thu hút đầu tư tốt, thay vào đó họ tăng cường hoạt động theo hướngnghiên cứu - thực hiện marketing trực tiếp.

Bảng 1.3: Ưu nhược điểm công cụ tham gia triển lãm

tham gia triển lãm

Giúp giới thiệu thông tin đầy

đủ về đất nước và CQXTĐT, dễdàng phân tích đối thủ cạnhtranh; Có thể tạo nên diễn đàncho các công ty trong nước tìmkiếm đối tác nước ngoài; Tạonên các hướng kinh doanh, củng

cố kiến thức về khách hàng vàthị trường

Khó tìm được nhữngngười ra quyết định và cóảnh hưởng tới việc ra quyếtđịnh tại gian triển lãm củacông ty Đòi hỏi thời giantương đối nhiều để lên kếhoạch và tham gia triển lãm

Phương hướng hành động: Làm tăng giá trị của triển lãm bằng cách viết thư cho

người tham gia triển lãm Sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu của CQXTĐT và gửi thưtrước cho cả các công ty mình muốn vận động mà không có gian hàng tham dự triểnlãm, nhưng nhân viên của công ty nhất định sẽ đến thăm triển lãm

1.5.4 Tổ chức tham gia vận động đầu tư

Tham gia vận động đầu tư là hoạt động nhằm chủ động tìm kiếm nhà đầu tưbằng cách tiếp xúc trực tiếp với các công ty thông qua việc cử các phái đoàn đi ra nướcngoài đối với đoàn từ nước tiếp nhận đầu tư sang nước đi đầu tư, hoặc là hoạt động mà

Trang 18

đoàn từ nước nhận đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư nhằm chủ động tìm kiếm địađiểm đầu tư.

Các đoàn vận động có thể thoả mãn nhu cầu của cả nhà đầu tư nước ngoài lẫncác doanh nghiệp địa phương Đoàn từ nước đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư thườnggồm các công ty có tiềm năng thực sự vì họ chỉ tham gia đoàn khi họ có quan tâm thực

sự tới việc kinh doanh trong khu vực họ tới tham quan

Bảng 1.4: Ưu nhược điểm của công cụ tham gia vận động đầu tư

Tuỳ thuộc vào cách thức

tổ chức mỗi đoàn Đoàn vận

tư nước ngoàilẫn các doanhnghiệp địaphương

Một đoàn vận động chung chung,

không có trọng tâm dễ làm phân táncác tác động XTĐT Đoàn vận động từnước nhận đầu tư mà không tập trungvào đầu tư, chỉ tập trung vào phát triểnthương mại/xuất khẩu sẽ làm hỏng cơhội vận động đầu tư

Phương hướng hành động: Tận dụng tối đa các tác động của đoàn vận động đầu

tư bằng cách xác định một mục tiêu về ngành nghề hoặc tốt hơn là tiểu ngành một cách

rõ ràng

1.5.5 Tổ chức hội thảo về cơ hội đầu tư

Tổ chức hội thảo về cơ hội đầu tư là hoạt động thảo luận về một vấn đề nào đó

về cơ hội đầu tư

Một cuộc hội thảo có thể là một công cụ xây dựng hình ảnh hay vận động đầu tưtuyệt vời nếu đảm bảo được chất lượng khán giả, đồng thời các diễn giả giải quyết

được một cách hợp lý và hiệu quả các yêu cầu của người nghe Hoạt động này cần phải

xác định một hoặc một vài đối tác chiến lược mạnh và bắt tay vào xây dựng kế hoạch ít

Trang 19

nhất 6 tháng trước khi tổ chức và quan tâm đến việc bảo đảm đưa thông tin lên phươngtiện thông tin đại chúng Hoạt động này sẽ tạo ra cơ hội tốt để thiết lập các mối quan hệ

cá nhân với một công ty triển vọng để chuyển trọng tâm các hoạt động của CQXTĐTđối với công ty từ giai đoạn xây dựng hình ảnh sang giai đoạn vận động đầu tư Tuynhiên, chi phí một cuộc hôi thảo với số lượng người tham gia lớn có thể khá tốn kém

Bảng 1.5: Ưu nhược điểm của công cụ tổ chức hội thảo

Một cuộc hội thảo tập trung sâu

vào một hoặc một số lĩnh vực được

tổ chức tại thị trường trọng điểm sẽ

tao cơ hôi đầu tư

Hội thảo có nội dung chung

chung sẽ hữu ích cho việc xây dựng

hình ảnh

Tạo cơ hội tốt để

thiết lập các quan hệvới một công ty triểnvọng và chuyển từ giaiđoạn xây dựng hìnhảnh sang giai đoạn tạo

ra cơ hội đầu tư

Cần cố gắng đảm

bảo chất lượng kháchmời tham dự, điều này

sẽ giúp CQXTĐT đạtkết quả tích cực trongcông tác liên lạc saunày

Phương hướng hành động: Xác định một hoặc một vài đối tác chiến lược mạnh

và bắt tay vào xây dựng kế hoạch ít nhất 6 tháng trước khi tổ chức Đặc biệt quan tâmđến việc đảm bảo đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng Có sự tham dự củaLãnh đạo cấp cao

1.5.6 Sử dụng hệ thống Internet và thư điện tử

Internet là mạng toàn cầu, liên kết hàng triệu máy tính trên thế giới thông qua cơ

sở hạ tầng viễn thông Internet là một phương tiện cho phép tất cả mọi người trên thếgiới có thể truy nhập

Thông thường nội dung thư được viết trên giấy và chuyển đi bằng đường bưuđiện Tuy nhiên, thư điện tử được lưu dưới dạng các tệp văn bản trong máy vi tính vàđược chuyển đi qua đường Internet

Trang 20

Như vậy, Internet là một cơ hội tuyệt vời đối với những CQXTĐT mới thànhlập để vượt qua đối thủ cạnh tranh của mình Website sẽ trở thành công cụ Marketinghiệu quả khi Website đó để truy cập, có nội dung thông tin chất lượng cao và có tácdụng thúc đẩy nhà đầu tư truy cập và tái truy cập Tuy nhiên, chi phí để thuê chuyêngia về thiết kế Website có thể rất đắt.

Bảng 1.6: Ưu nhược điểm của công cụ hệ thống Internet và thư điện tử

Việc tập trung gửi thư vận

động nhà đầu tư chỉ có kết quả tốtkhi có một cơ sở dữ liệu tốt Thôngtin trong cơ sở dữ liệu nhanhchóng bị lạc hậu

Một chiến dịch Marketing trựctiếp phụ thuộc càng nhiều vàotelemarketing thì kết quả càngkém

Phương hướng hành động: Đầu tư vào một cơ sở dữ liệu Marketing chất lượng

cao và được cập nhật Đặt mục tiêu mỗi tháng một cán bộ ở bộ phận Marketing phảiviết thư cho một số doanh nghiệp Thư Marketing trực tiếp nên báo cho khách hànhchờ đợi cuộc liên hệ điện thoại tiếp theo

Trang 21

Bảng 1.7: Ưu nhược điểm của công cụ sử dụng thư trực tiếp

- Vận

động đầu tư

- Rất tốt cho việc thiết lập và duy trìcuộc đối thoại giữa CQXTĐT và các nhàđầu tư tiềm năng Có thể vận động một cách

có lựa chọn các đối tượng cụ thể

- Tiếp cận mang tính cá nhân cao Rấttiết kiệm

- Cho phép CQXTĐT từng bước đánhgiá tính hiệu quả của chiến dịch vận động

- Việc tập trung gửi thư

vận động chỉ có kết quả tốtkhi có một cơ sở dữ liệutốt Thông tin cơ sở dữ liệunhanh bị lạc hậu

- Chiến dịch marketingtrực tiếp phụ thuộc càngnhiều vào telemarketing

Phương hướng hành động: Đầu tư vào một cơ sở dữ liệu marketing chất lượng

cao và được cập nhật Đặt mục tiêu mỗi tháng một cán bộ ở bộ phận marketing phảiviết thư cho một số lượng doanh nghiệp

Thư Marketing trực tiếp nên báo cho khách hàng chờ đợi cuộc liên hệ điện thoạitiếp theo

1.6 Trình tự thực hiện các hoạt động XTĐT

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến đầu tư trong việc thu hút đầu

tư trực tiếp nước ngoài là một điều quan trọng, xong việc thực hiện hoạt động này cũngcần phải theo một trình tự hợp lý và làm sao để phối hợp giữa các công cụ XTĐT đểđem lại hiệu quả cao nhất Thông thường hoạt động XTĐT được tuân theo trình tự sau:

1.6.1 Gửi thư trực tiếp

Nếu liên hệ đầu tiên của cơ quan XTĐT với nhà đầu tư là một lá thư thì lá thư ấyphải thuyết phục được người đọc quan tâm đến việc liên hệ ngay với CQXTĐT Lá thưphải chứa đựng những thông tin đủ để thu hút sự quan tâm, nhưng đừng nhiều quá

Trang 22

khiến nó quá dài, khó đọc Trong thư CQXTĐT phải đưa ra yêu cầu của CQXTĐT đểđược thuyết trình thêm về những gì mà nước CQXTĐT dành cho nhà đầu tư.

1.6.2 Gọi điện

Lá thư đã giải thích rõ lý do CQXTĐT gọi điện tới Khi gọi điện nên thuyết phụcnhà đầu tư cho phép nhóm XTĐT của CQXTĐT tới thăm công ty và thuyết trình vớicác cán bộ có liên quan của công ty Điều thiết yếu là CQXTĐT không nên giới thiệuquá nhiều qua điện thoại, vì tác động qua lại của CQXTĐT với nhà đầu tư rất hạn chế

và CQXTĐT khó có thể đánh giá mức độ quan tâm của họ Một lần nữa, cuộc điệnthoại chỉ nên cung cấp những thông tin vừa đủ nhằm tạo ra sự quan tâm hơn từ phíanhà đầu tư và tạo cơ hội gặp gỡ trực tiếp công ty hoặc cá nhân nhà đầu tư

1.6.3 Bài thuyết trình

Khi nhà đầu tư đồng ý nghe thuyết trình, CQXTĐT có thể đưa ra hai kết luậnchung: (1) nhà đầu tư đang dự định đầu tư trực tiếp và (2) họ đã phần nào quan tâm đếnđịa bàn của CQXTĐT đang đề cập Người thuyết trình đồng thời giữ hai vai trò: cungcấp, thu thập thông tin và đánh giá mức độ quan tâm của nhà đầu tư Phải nhớ rằng,không mấy khi nhà đầu tư cam kết một dự án đầu tư mà không cần xem xét địa điểmđầu tư, do vậy, tham quan thực địa là bước quan trọng tiếp theo Bài thuyết trình nênđộng viên việc tham quan này và giải thích về những gì CQXTĐT có thể hỗ trợ nhàđầu tư để lập kế hoạch và thực hiện chuyến tham quan như vậy

1.6.4 Thăm thực địa

Khi nhà đầu tư hoặc một nhóm du khách tới thăm địa bàn CQXTĐT cần thu hútđầu tư thì đây thực sự là cơ hội marketing quan trọng cho CQXTĐT Trong phần lớncác trường hợp, những thông tin thu được trong chuyến đi thăm thực địa và những yêucầu cung cấp thông tin sau chuyến tham quan sẽ là cơ hội cuối cùng của CQXTĐT đểgây ảnh hưởng tới quyết định đầu tư

Trang 23

1.6.5 Những hoạt động sau chuyến thăm quan

Điều quan trọng là phải tiếp tục chuyến tham quan, cung cấp tiếp thông tin như đãhứa và kiểm tra xem nhà đầu tư còn cần gì nữa không Đây cũng là giai đoạn bắt đầucác cuộc đàm phán chi tiết với nhà đầu tư nếu họ thực sự quan tâm tới nước bạn

1.6.6 Quyết định đầu tư

Việc quyết định đầu tư là dấu hiệu kết thúc giai đoạn vận động đầu tư – công ty đã

bị thuyết phục xây dựng nhà máy trong nước bạn Dầu sao, công việc của CQXTĐTkhông phải đã hoàn toàn xong ở đây Vẫn còn những công việc đáng kể cần phải làm

để chắc chắn rằng việc đầu tư được triển khai có kết quả và hiệu quả Rất nhiều dự ánđầu tư đã bị huỷ ngay cả sau khi quyết định đầu tư, vì nhà đầu tư gặp phải khó khăncủa khu vực đầu tư liên quan đến việc xây dựng công trình, thuê mướn công nhân,cung cấp điện nước,… Điều quan trọng là CQXTĐT phải luôn theo sát quá trình này

để giúp đỡ khi cần thiết

1.6.7 Hỗ trợ nhà đầu triển khai

Một lỗi bất cẩn phổ biến với các CQXTĐT thường gặp là dừng mọi việc ngay saukhi nhà đầu tư đã quyết định đầu tư Theo số liệu thống kê của một số nước, có tới 60%dòng FDI vào một nước là do mở rộng và tái đầu tư Do vậy cần phải giữ liên hệthường xuyên với các nhà đầu tư để đảm bảo mọi nhu cầu của họ được giải quyết Cho

dù một công ty không định mở rộng đầu tư thì việc làm đó cũng là công cụ hữu hiệunhất để thu hút đầu tư mới Như đã đề cập ở trên, quy trình dự án không bao giờ thực

sự kết thúc Việc liên hệ với nhà đầu tư luôn luôn là cần thiết ngay cả sau khi họ đãquyết định đầu tư

2 Cơ quan thực thi chính sách XTĐT các cấp ở Việt Nam

Trang 24

Mỗi một quốc gia có nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động XTĐT khácnhau, do vậy cơ cấu của cơ quan thực thi chính sách XTĐT của mỗi nước cũng khácnhau Ở Việt Nam, cơ quan thực thi chính sách XTĐT được phân ra các cấp như sau:

2.1 Cục đầu tư nước ngoài

Cục Đầu tư nước ngoài trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan Nhà nướcchuyên trách thực hiện nhiệm vụ XTĐT ở cấp quốc gia, thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện XTĐT, thiết lập cácmối quan hệ đối tác, chủ trì chuẩn bị và tổ chức các cuộc tiếp xúc với các nhà đầu tưnước ngoài;

- Làm mối hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư và hình thành dự án đầu

tư, vận động XTĐT theo các chương trình, dự án trọng điểm;

- Tham gia các chương trình hợp tác liên Chính phủ, các nhóm công tác với cácnước, các tổ chức liên quan đến đàm phán, xử lý các vấn đề về đầu tư trực tiếp nướcngoài;

- Hướng dẫn và theo dõi hoạt động liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoàicủa cán bộ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cử làm việc tại các cơ quan đại diện của ViệtNam ở nước ngoài hoặc tại các cơ quan của các nước, các tổ chức quốc tế

2.2 Trung tâm Xúc tiến đầu tư ba miền và Trung tâm Xúc tiến đầu tư cấp địa phương

Cục Đầu tư nước ngoài phân cấp cho Trung tâm Xúc tiến đầu tư ở ba miền vàcác Trung tâm Xúc tiến đầu tư cấp địa phương chủ động tiến hành các chương trìnhxúc tiến thu hút đầu tư

Cục Đầu tư nước ngoài được thành lập có chức năng quản lý Nhà nước về hoạtđộng đầu tư nước ngoài, quản lý toàn bộ quá trình cấp phép đầu tư, đồng thời là đầumối XTĐT cả nước Tuy nhiên, trước tình hình mới, có nhiều thay đổi trong cơ chế

Trang 25

hoạt động của bộ máy từ trung ương tới địa phương theo đáp ứng đòi hỏi nhanh nhạytrong nắm bắt cơ hội đầu tư Theo đó, Cục Đầu tư nước ngoài không trực tiếp quản lýtoàn bộ quá trình cấp phép đầu tư và XTĐT mà phân cấp cho các Trung tâm Xúc tiếnđầu tư trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư ở ba miền Bắc – Trung – Nam và Sở Kếhoạch đầu tư các tỉnh, thành phố Nhờ đó mà công tác quản lý cũng như XTĐT đạthiệu quả cao hơn Các thủ tục tinh gọn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiết kiệm chiphí và quan trọng hơn là nắm bắt kịp thời cơ hội đầu tư Dịch vụ hỗ trợ sau cấp phépthông qua các cơ quan địa phương cũng được tiến hành kịp thời và sâu sát hơn, đặc biệt

là việc giải quyết những vướng mắc trong quá trình triển khai dự án tại địa bàn đầu tư.Công tác XTĐT được thực hiện bởi các Trung tâm XTĐT của từng vùng và từng địaphương dựa trên những đặc điểm riêng biệt về môi trường, các lĩnh vực ưu đãi cũngnhư các doanh nghiệp hoạt động của vùng và địa phương mình trở nên sát với thực tiễnhơn, bám sát quy hoạch đầu tư của địa phương

2.3 Các cơ quan thực thi chính sách XTĐT khác

Giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động XTĐT là các cơ quan Cục Đầu tư nướcngoài, các Trung tâm Xúc tiến đầu tư ba miền Bắc – Trung – Nam và các Trung tâmXúc tiến đầu tư cấp địa phương Tuy nhiên, hoạt động XTĐT của các cơ quan này cóthể hợp với các ban ngành khác và sự hợp tác này là rất cần thiết như: Sự phối hợpgiữa Cục Đầu tư nước ngoài, UBND, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến đầu

tư các địa phương và Ban quản lý các KCN với Phòng Thương mại và Công nghiệpViệt Nam; cơ quan đại diện ngoại giao, kinh tế của Việt Nam; Các tổ chức xúc tiến đầu

tư ở trong và ngoài nước; Các Bộ ngành khác như Tổng Cục du lịch, Hiệp hội cácngành tiểu thủ công nghiệp; Hiệp hội doanh nghiệp; Các nhà đầu tư hài lòng với tìnhhình hiện tại; Các đại sứ, đại diện danh dự về đầu tư và các đối tác khác

3 Sự cần thiết phải tiến hành hoạt động XTĐT thu hút FDI

3.1 Khái niệm FDI và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 26

- Khái niệm FDI

FDI là hình thức đầu tư quốc tế mà nhà đầu tư nước ngoài góp một lượng vốn

đủ lớn để thiết lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhờ đó cho phép họ trực tiếp thamgia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, cùng với các đối tác nước nhận đầu tưchia sẻ rủi ro và thu lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư đó

- Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign Cantrerisce): là doanh

nghiệp thuộc sở hữu của chủ đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thànhlập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanhnhưng vẫn là pháp nhân của nước chủ nhà và chịu sự kiểm soát của pháp luậtnước chủ nhà

Hợp đồng hợp tác kinh doanh CBC (Contractual-Business-Cooperation): là

hình thức liên kết kinh doanh giữa hai hay nhiều bên trên cơ sở quy định rõtrách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tưkinh doanh và không tạo lập một pháp nhân

Doanh nghiệp liên doanh (Joint Venture Enterprise): là hình thức kinh doanh

quốc tế do hai bên hoặc các bên nước ngoài cùng hợp tác với nước chủ nhà trên

cơ sở góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ

lệ góp vốn Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công tyTNHH có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước nhận đầu tư

3.2 Vai trò của FDI tới nước nhận đầu tư

Lợi ích của FDI được thể hiện ở các dạng khác nhau như những lợi ích trực tiếplẫn những lợi ích gián tiếp Một số lợi ích của FDI là:

Việc làm: Với mỗi quy mô đầu tư và bản thân quy trình sản xuất khác nhau thì số

lượng việc làm được tạo ra là khác nhau Lợi ích phổ biến nhất gắn với FDI là việc làm

Trang 27

gia tăng và được đảm bảo Cùng với việc làm mới là thu nhập mới và sức mua bổ sungđối với những người dân địa phương gia tăng.

Nguồn vốn bổ sung: nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không những là nguồn

vốn bổ sung quan trọng mà nó còn đóng góp vào việc bù đắp thâm hụt tài khoản vãnglai và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

Nguồn thu: FDI mở rộng cơ sở nguồn thu thuế của địa phương và đóng góp vào

ngân sách Thậm trí các nhà đầu tư nước ngoài được miễn hoàn toàn thuế trong mộtgiai đoạn ngắn thông qua các ưu đãi đầu tư, thì các chính phủ vẫn có thể có đượcnguồn thu gia tăng từ việc trả thuế thu nhập cá nhân bởi vì FDI tạo ra việc làm mới.Ngoài ra, đầu tư định hướng xuất khẩu tạo ra các khoản thu ngoại tệ

Tác động thuận lợi lên đầu tư trong nước: các dòng FDI vào có xu hướng dẫn

đến sự gia tăng đầu tư trong nước bởi vì các công ty dành được quyền tiếp cận đến cáckênh phân phối do các TNC mở ra, trở thành các nhà cung cấp cho các TNC, hoặcthích ứng cạnh tranh với các TNC

Chuyển giao công nghệ: FDI có thể cải thiện quyền tiếp cận của đất nước về công

nghệ thông qua lixăng, liên doanh và thương mại địa phương Những người làm việccho các TNC có thể nắm bắt được bí quyết mà họ có được và thành lập các công tytrong nước đang hoạt động Dù hình thức nào đi nữa, chuyển giao công nghệ có xuhướng dẫn đến sự tăng trưởng năng suất ngày càng cao

Cải thiện kỹ năng lao động: Các công ty nước ngoài thường thực hiện đào tạo

thông qua công việc nhiều hơn các công ty trong nước, và cụ thể là các TNC thườngtham gia vào các hoạt động sử dụng tương đối nhiều công nhân lành nghề Những kỹnăng này thường được chuyển giao sang các lĩnh vực và các hoạt động khác khi ngườilao động tìm kiếm việc làm mới hoặc thành lập doanh nghiệp của chính mình Ngườilao động cũng thường được đặt vào những kỹ năng tổ chức và quản lý mới, điều đó cóthể kích thích tăng năng suất, tinh thần làm việc và học hỏi

Trang 28

Cải thiện xuất khẩu: Nhiều dự án FDI là các dự án định hướng xuất khẩu, và các

TNC thường chiếm một tỷ phần đáng kể trong xuất khẩu của nước tiếp nhận đầu tư Doquy mô và quyền tiếp cận của chúng đến các mạng lưới marketing và phân phối ở nướcngoài, các công ty nước ngoài nói chung là dễ dàng thâm nhập vào các thị trường xuấtkhẩu hơn Nhiều nước đang phát triển đã biết cách sử dụng FDI như một phương tiện

để tăng cường xuất khẩu của mình và cải thiện các khoản thu ngoại tệ Ngoài ra, sựhiện diện của các công ty xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài là một yếu tố ảnh hưởng

ở nhiều nước trong việc khuyến khích các công ty trong nước thâm nhập vào các thịtrường xuất khẩu

Cải thiện tính cạnh tranh quốc tế của các công ty trong nước: Cơ hội tiêu thụ

sản phẩm đầu vào hoặc vật tư cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài khuyến khíchcác công ty trong nước nâng cao chất lượng sản phẩm và độ tin cậy trong giao hàng.Các công ty nước ngoài thường đưa ra các sản phẩm mới cho nền kinh tế trong nước,

và các công ty trong nước thường khuyến khích sao chép lại những sản phẩm này.Cuối cùng, thông qua sự tác động qua lại của chúng với công ty có vốn đầu tư nướcngoài, các nhà cung cấp, người tiêu dùng và các đối thủ cạnh tranh ở nước tiếp nhậnđầu tư thường được kích thích để đạt được các mức độ cao hơn về đầu tư, năng suất vàđổi mới sáng tạo Kết quả là các công ty trong nước đạt được mục tiêu hiệu quả kinh tếlớn hơn và sản xuất chất lượng cao hơn

Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư nước ngoài góp phần tích cực vào việc hoàn chỉnh ngàycàng đầy đủ và tốt hơn hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễnthông…đối với những nước đang phát triển Thúc đẩy các hoạt động dịch vụ kháchsạn, dịch vụ, tư vấn, công nghệ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nênnhiều ngành nghề, nhiều sản phẩm mới, giúp tăng năng lực cho ngành công nghiệp củanước nhận đầu tư Tỷ lệ đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong tổngsản phẩm quốc nội tăng dần qua các năm

Trang 29

3.3 Sự cần thiết phải tiến hành hoạt động XTĐT thu hút FDI

FDI có một vai trò rất lớn đối với nước nhận đầu tư, đặc biệt là những nước, địaphương đang phát triển đang thiếu vốn để phát triển Tuy nhiên, dòng vốn đầu tưkhông tự nhiên đến với những nước, địa phương muốn thu hút nguồn vốn này Xúctiến đầu tư là một công cụ để thu hút đầu tư Như vậy, mỗi nước, mỗi địa phươngmuốn thu hút dòng vốn đầu tư quan trọng này thì phải thực hiện công tác xúc tiến đầu

tư Hơn nữa, sự cạnh tranh gay gắt giữa các địa bàn nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài đã làm cho công tác XTĐT trở thành một hoạt động quan trọng và ngày càngđược chú trọng hơn nữa

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO TỈNH HẢI DƯƠNG

1 Vài nét về tỉnh Hải Dương

Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý: Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm Vùng đồng bằng Sông Hồng,

thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, giữa Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh, córanh giới tiếp giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, HưngYên và thành phố cảng Hải Phòng

Trang 30

Địa hình: nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Phía Đông của tỉnh có

một số vùng trũng, thường bị ảnh hưởng của thuỷ triều và bị úng ngập vào mùa mưa.Toàn tỉnh được chia làm 2 vùng chính: vùng đồi núi và vùng đồng bằng Vùng đồi núinằm ở phía Bắc tỉnh, chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện ChíLinh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn, chủ yếu là đồi, núi thấp phù hợp với xây dựngcác cơ sở công nghiệp, du lịch và trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và các loại cây côngnghiệp Vùng đồng bằng gồm các huyện, xã còn lại, có độ cao trung bình 3-4m, đất đaibằng phẳng màu mỡ phù hợp với việc trồng cây lương thực, cây thực phẩm và câycông nghiệp ngắn ngày Với địa hình này, Hải Dương có khả năng phát triển mạnh mẽ

và đa dạng các ngành sản xuất, nhất là sản phẩm nông, lâm nghiệp

Khí hậu: Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ

rệt Lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 – 1.700 mm, phân bố không đều, tập trungvào tháng 6, 7, 8, dễ gây úng lụt, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và dân sinh Nhiệt

độ trung bình 23,3oC, thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng; số giờ nắng trong năm1.524 giờ; độ ẩm tương đối trung bình 85-87% Nhìn chung, khí hậu thời tiết của tỉnhthuận lợi cho sự phát triển hệ sinh thái động thực vật cũng như các hoạt động sản xuất,dịch vụ và du lịch Đặc biệt, điều kiện khí hậu vào mùa đông rất thuận lợi cho việc pháttriển cây rau, màu, thực phẩm, nhất là khả năng trồng rau xuất khẩu

Hải Dương có 12 đơn vị hành chính: thành phố Hải Dương là đô thị loại 3 và 11huyện gồm Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Ninh Giang, GiaLộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Cẩm Giàng, Bình Giang

Vị trí địa lý kinh tế - chính trị của tỉnh Hải Dương

Thành phố Hải Dương là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật củatỉnh nằm trên trục đường quốc lộ 5 cách Hải Phòng 45 km về phía đông, cách Hà Nội

57 km về phía tây và cách Thành phố Hạ Long 80 km Phía Bắc tỉnh có hơn 20 kmquốc lộ 18 chạy qua nối sân bay quốc tế Nội Bài ra cảng Cái Lân tỉnh Quảng Ninh

Trang 31

Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Kép – Bãi Cháy qua Hải Dương là cầu nối giữa thủ đô

và các tỉnh phía Bắc ra các cảng biển

Hải Dương là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm ở vị trí

có nhiều hướng tác động mang tính liên vùng, Hải Dương có vai trò quan trọng làmcầu nối thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng, thành phố du lịch Hạ Long; cungcấp sản phẩm hàng hoá quan trọng và là địa bàn tham gia quá trình trung chuyển hànghoá giữa hệ thống cảng biển và các thành phố, các tỉnh trong vùng và cả nước, do vậy,vừa có cơ hội đóng vai trò là một trong những động lực phát triển, vừa phải đối mặt vớicác thách thức trong cạnh tranh khai thác và phát triển các ngành hàng có cùng lợi thế.Trong triển vọng, Hải Dương sẽ phải trở thành trọng điểm thu hút đầu tư phát triểncông nghiệp, dịch vụ, thương mại, giải quyết việc làm để giảm áp lực cho các thànhphố lớn và trở thành một trong các đô thị lơn của vùng

Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên khoáng sản:

Hải Dương có nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho phát triển ngành côngnghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như đá vôi với trữ lượng khoảng 200 triệu tấn, đấtsét để sản xuất vật liệu chịu lửa 8 triệu tấn; cao lanh là nguyên liệu chính để sản xuấtgốm sứ 400.000 tấn; quặng bô xít để sản xuất đá mài và bột mài công nghiệp trữ lượng200.000 tấn, tập trung chủ yếu ở hai huyện Chí Linh và Kinh Môn

Tài nguyên khoáng sản của Hải Dương không đa dạng về chủng loại, nhưng có một

số trữ lượng lớn, chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu phát triển côngnghiệp; đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

+ Đá vôi xi măng ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, chất lượng tốt,CaCO3 đạt 90 - 97% Đủ sản xuất 5 đến 6 triệu tấn xi măng/ năm

Trang 32

+ Cao lanh ở huyện Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 40 vạn tấn, tỷ lệ Fe2O3: 0,8 1,7%; Al2O3: 17 - 19% cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sành sứ

-+ Sét chịu lửa ở huyện Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt; tỷ lệ Al2O3 từ23,5 - 28%, Fe2O3 từ 1,2 - 1,9% cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa

+ Bô xít ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn; hàm lượng Al2O3 từ 46,9 52,4%, Fe2O3 từ 21 - 26,6%; SiO2 từ 6,4 - 8,9%

- Tài nguyên nước:

Hệ thống sông ngòi khá dầy đặc, bao gồm hệ thống sông Thái Bình, Sông Luộc, cácsông trục Bắc Hưng Hải và An Kim Hải, có khả năng bồi đắp phù sa cho đồng ruộng,cung cấp nguồn nước cho nhu cầu sản xuất của các ngành, đồng thời cũng là nhữngtuyến giao thông thuỷ, tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hoá trong tỉnh, cũng nhưgiữa tỉnh Hải Dương với các tỉnh khác trong vùng Tuy nhiên, sông ngòi nhiều thườnggây nên úng lụt, rất khó khăn trong việc phòng chống lụt bão và ảnh hưởng không nhỏđến sản xuất, đời sống dân sinh

Trang 33

với nhiều hang động kỳ thú: Núi An Phụ, Hang động Kính Chủ và vùng núi đá vôiDương Nham

Các huyện thuộc vùng đồng bằng cũng có tiềm năng du lịch phong phú nhờ có cảnhquan thiên nhiên hấp dẫn, làng quê trù phú, mang đậm nét đặc trưng của văn hoá BắcBộ: khu miệt vườn vải thiều Thanh Hà, Làng Cò (Chi Lăng Nam) Thanh Miện, Vănmiếu (Mao Điền), gốm Chu Đậu…

Trên địa bàn tỉnh có nhiều di tích lịch sử văn hoá cách mạng, các làng nghề, các lễhội truyền thống, ẩm thực, các giá trị truyền thống và hiện tại khác làm phong phúthêm nguồn tài nguyên du lịch của Hải Dương, tạo tiền đề phát triển ngành du lịchthành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong tương lai

Dân số và lao động

Tổng dân số hiện nay của tỉnh vào khoảng 1,7 triệu người, trong đó trên 60% làtrong độ tuổi lao động Dân số nông thôn chiếm tỷ trọng cao (84,5% tổng dân số), chủyếu làm nông nghiệp, lao động trong độ tuổi từ 18-30 chiếm trên 40% tổng số laođộng Nguồn lao động dồi dào nhưng phần lớn là lao động phổ thông chiếm 60- 65%,

tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp chiếm 23%, năng suất lao động không cao: Năm 2004bình quân giá trị GDP thực tế trên một lao động (LĐ) chung toàn nền kinh tế là 12934ngàn đồng/LĐ (cả nước khoảng 14300 ngàn đồng/LĐ) Như vậy, năng suất lao độngchung, theo sơ bộ tính toán, là tương đối thấp so với cả nước

Thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp chiếm 78% (năm 2004) Cơ hộikiếm việc làm có thu nhập cao và điều kiện nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc cònhạn chế Chất lượng lao động nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển: tỷ lệ đượcđào tạo thấp, thể lực, trí lực, tính kỷ luật, tác phong công nghiệp còn hạn chế Lao động

có việc làm và đang làm việc ở các ngành trong nền kinh tế quốc dân tăng khá, song cơcấu còn bất hợp lý

Trang 34

Hệ thống cơ sở hạ tầng

Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi chokinh tế - xã hội của tỉnh phát triển

- Hệ thống giao thông: gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; phân bố hợp lý,

giao lưu rất thuận lợi tới các tỉnh

Đường bộ: có 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99 km, đều là đường cấp I, cho 4

làn xe đi lại thuận tiện:

Quốc lộ 5 từ Hà Nội đi thành phố cảng Hải Phòng, chạy ngang qua tỉnh 44 km, đây

là đường giao thông chiến lược; vận chuyển toàn bộ hàng hoá xuất nhập khẩu qua cảngHải Phòng và nội địa

Quốc lộ 18 từ Nội Bài qua Bắc Ninh đến tỉnh Quảng Ninh Đoạn chạy qua huyệnChí Linh tỉnh Hải Dương dài 20 km

Quốc lộ 183, nối quốc lộ 5 với quốc lộ 18, quy mô cấp I đồng bằng

Quốc lộ 37 dài 12,4 km, đây là đường vành đai chiến lược quốc gia, phục vụ trựctiếp cho khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc

Quốc lộ 38 dài 14 km là đường cấp III đồng bằng

Đường tỉnh: có 13 tuyến dài 258 km là đường nhựa tiêu chuẩn cấp III đồng bằngĐường huyện: có 352,4 km và 1448 km đường xã đảm bảo cho xe ôtô đến tất cảcác vùng trong mọi mùa

Đường sắt: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5, đáp ứng vận

chuyển hàng hoá, hành khách qua 7 ga trong tỉnh

Tuyến Kép – Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hànglâm nông thổ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân, cũngnhư hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh

Trang 35

Đường thuỷ: với 400 km đường sông cho tầu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng Cảng

Cống Câu công suất 300.000 tấn/năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hóabằng đường thuỷ một cách thuận lợi

Hệ thống giao thông trên đảm bảo cho việc giao lưu kinh tế từ Hải Dương đi cảnước và nước ngoài rất thuận lợi

- Hệ thống điện:

Trên địa bàn tỉnh có Nhà máy nhiệt điện Phả Lại công suất 1040 Mw; hệ thống điệnlưới khá hoàn chỉnh, đảm bảo cung cấp điện an toàn và chất lượng ổn định; trên địabàn tỉnh có 5 trạm biến áp 110/35 Kv tổng dung lượng 197 MWA và 11 trạm 35/10

kV, các trạm phân bố đều trên địa bàn tỉnh Lưới điện 110, 35 kV đảm bảo tiêu chuẩn

kỹ thuật, phục vụ tốt cho nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt

- Hệ thống thương mại khách sạn:

Trên địa bàn tỉnh có 18 doanh nghiệp nhà nước, 12 Hợp tác xã Thương mại, 54doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 20.298 cửa hàng kinh doanh thương mại Có 1trung tâm thương mại tại thành phố Hải Dương, là đầu mối giao dịch và xúc tiến

Trang 36

thương mại, thông tin, tiếp thị dự báo thị trường tư vấn môi giới đàm phán ký kết hợpđồng.

Hệ thống khách sạn, nhà hàng bao gồm quốc doanh, tư nhân và các tổ chức khác,

có đầy đủ tiện nghi sang trọng, lịch sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước vàquốc tế

- Cơ sở y tế:

Mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật y tế từ tỉnh đến huyện được củng cố nâng cấp đápứng nhu cầu cơ bản trong khám và chữa bệnh cho nhân dân Đến nay toàn tỉnh có 6bệnh viện tuyến tỉnh, 1 khu điều dưỡng, 1 khu điều trị bệnh phong và 13 trung tâm y tếhuyện, 6 phòng khám đa khoa khu vực, 236 trạm y tế xã phường Bình quan 10000 dân

có 4 bác sỹ, 21 giường bệnh Ở tuyến tỉnh đã được đầu tư một số thiết bị hiện đại trongkhám điều trị bệnh như: Máy siêu âm, nội soi, chụp cắt lớp…

Đây là những cơ sở hạ tầng hiện có và ngày một được nâng cấp hoàn chỉnh để thuhút khách du lịch, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Hải Dương

Tình hình kinh tế, xã hội

Kinh tế:

- Về tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt trên 10,8%/ năm

giai đoạn 2001-2005, kế hoạch giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng bình quân GDP

là 11,5%/năm trở lên

- Về cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công

nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông – lâm - ngư nghiệp phù hợp với xu thếchung của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Cơ cấu kinh tếchuyển dịch thể hiện ở bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Hải Dương

Trang 37

Đơn vị: %

hoạch 2010 Nông – lâm -

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương

- Hoạt động đầu tư:

Tỉnh Hải Dương chủ trương khuyến khích thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp(KCN), Cụm công nghiệp (CCN) tập trung của tỉnh Trên địa bàn tỉnh có 10 KCN vớitổng diện tích trên 1.957 ha Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, tỉnh đã quyhoạch 33 CCN nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông, điện, thông tin liên lạc…trên địabàn các huyện trong tỉnh

Trong vài năm trở lại đây, tình hình đầu tư của tỉnh Hải Dương đã thu được nhữngkết quả đáng khích lệ Đến ngày 30/09/2008, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có gần 2.800doanh nghiệp trong nước đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, với tổng vốn đăng

ký gần 18.000 tỷ đồng; có 187 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 21 Quốc gia và vùnglãnh thổ, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 2 tỷ 174 triệu USD, đứng trong tốp các địaphương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài Tổng lượng vốn đầu tưthực hiện của các Doanh nghiệp FDI đến nay tại địa bàn ước tính đạt 1.003 triệu USD

Có 106 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút trên 59.000 lao động trựctiếp tại các doanh nghiệp cùng hàng ngàn lao động gián tiếp khác

Trang 38

- Hoạt động xuất nhập khẩu

Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh trong những năm qua có tiến bộ cả về mặt hàngxuất khẩu, thị trường xuất khẩu và giá trị xuất khẩu

Trong giai đoạn 2001-2006 xuất khẩu hàng hoá có tốc độ tăng khá, bình quân gần20%/năm nhưng quy mô kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ, đạt giá trị 224,4 triệu USD(2006) Các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là hàng công nghiệp chế biến, trong

đó các sản phẩm giầy dép, may mặc, bánh kẹo, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ là nhữngsản phẩm có khối lượng lớn (hàng dệt may chiếm 29,5% kim ngạch, giầy dép chiếm28,6%) Thị trường xuất khẩu từng bước phát triển ra nhiều châu lục như Châu Ákhoảng 60-70%, Châu Âu 30% và đang từng bước vào các thị trường khác như Bắc

Mỹ và một số khu vực khác

Kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh, chủ yếu là vật tư, thiết bị, nguyên liệu cho sảnxuất Nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị cho dây chuyền sản xuất là do một số doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Với những thành tựu đạt được từ phát triển kinh tế đã đem lại nguồn thu cho tỉnhnhà, tổng thu ngân sách là 2.317 tỷ VNĐ (2008)

1.7 Giới thiệu về các khu công nghiệp

Thực hiện đường lối đổi mới được khởi xướng từ Đại Hội Đảng lần thứ VI (1986),Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiệnđại hoá xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước côngnghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ phù hợp vớiđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực và đồng thời tranh thủ nguồn lựcbên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bềnvững” và Nghị Quyết Đảng bộ lần thứ XIII nhiệm kỳ 2001 – 2005, tỉnh Hải Dương đặcbiệt quan tâm tới giải pháp thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và nước

Trang 39

ngoài Đặc biệt là các biện pháp thu hút đầu tư phát triển các KCN, CCN Theo đó,việc hình thành và phát triển các KCN để tổ chức lại nền sản xuât, đời sống xã hội trênphạm vi cả nước phù hợp với quá trình này là biện pháp thực hiện chủ trương trên, đẩynhanh CNH – HĐH Vì vậy, việc hình thành các KCN trong không gian lãnh thổ kinh

tế trên phạm vi cả nước nói chung và phạm vi địa phương, tỉnh Hải Dương nói riêng làmột tất yếu

KCN có thể được hiểu là một khu vực có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh đápứng được yêu cầu của các doanh nghiệp công nghiệp (cả bên trong và bên ngoài hàngrào KCN, gồm cả cơ sở hạ tầng kinh tế và các cơ sở hạ tầng xã hội) KCN là khu vực

có điều kiện để tập trung các cơ sở công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định Nếu kếthợp với hệ thống quản lý thích hợp đảm bảo cung cấp dịch vụ cần thiết cho sự pháttriển của các doanh nghiệp (cấp phép, xúc tiến đầu tư, hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ đào tạo…)các KCN sẽ có điều kiện phát huy ưu thế của mình, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tế tại mỗi địa phương cũng như cả nước

Các KCN đã và đang tạo nhân tố chủ yếu trong việc tăng trưởng công nghiệp theoquy hoạch, tăng khả năng thu hút đầu tư, đẩy mạnh nguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm

và hạn chế tình trạng ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra Chính sự phát triển cácKCN cũng đã thúc đẩy việc phát triển các khu đô thị mới, phát triển các cơ sở phụ trợ

và dịch vụ, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội chung Nhằm phát triểncông nghiệp, tỉnh Hải Dương đã sớm có chủ trương quy hoạch phát triển các vùngcông nghiệp gắn với vùng nguyên liệu và quy hoạch phát triển đồng bộ các KCN quản

lý theo Nghi định 36/CP của Chính phủ Hải Dương đã xây dựng và phê duyệt Đề án

“Xây dựng hạ tầng các KCN để thu hút đầu tư giai đoạn 2001-2005” Đồng thời thànhlập và giao cho Ban quản lý các KCN tỉnh làm đầu mối để triển khai thực hiện đề án.Ban đầu là xây dựng quy hoạch và khuyến khích ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư xây

Trang 40

dựng hạ tầng kỹ thuật KCN Tiếp đó là khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanhnghiệp đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất trong các KCN.

Hiện tại, tỉnh Hải Dương có 8 KCN trong, với diện tích khoảng 1.642 ha, trong đódiện tích đất quy hoạch xây dựng nhà máy công nghiệp gần 1.100 ha

Bảng 2.2: Các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương

diện

tích

Địa điểm

Ngành nghề thu hút

Số dự

án đầu tư

Số vốn đăng ký

Diện tích đất cho thuê

Tỷ lệ lấp đầy

và Cẩm Giàng

Dệt may, giầy da

và sản xuất hàng tiêu dùng; sản

nghiệp; sản xuất phụ tùng và lắp ráp điện tử; sản xuất sành sứ thuỷ tinh; hàng thủ công mỹ nghệ;…

21 dự án Trong đó

có 20 dự

án 100%

vốn nước ngoài

222,59 triệu USD

(giai đoạn I), 14% (giai đoạn II)

Dệt may, giầy da, bao bì, giấy, chế biến nông lâm sản và các ngành nghề khác…

19 dự án trong đó

có 15 dự

án 100%

vốn nước ngoài

201,64 triệu USD

Gia công, cơ khí, lắp ráp điện tử;

dệt may và hàng

25 dự án, trong đó

có 23 dự

181,45 triệu USD

Ngày đăng: 04/09/2012, 02:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Ưu nhược điểm của công cụ quan hệ cộng đồng - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương.DOC
Bảng 1.1 Ưu nhược điểm của công cụ quan hệ cộng đồng (Trang 15)
Bảng 1.4: Ưu nhược điểm của công cụ tham gia vận động đầu tư - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương.DOC
Bảng 1.4 Ưu nhược điểm của công cụ tham gia vận động đầu tư (Trang 17)
Bảng 1.5: Ưu nhược điểm của công cụ tổ chức hội thảo - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương.DOC
Bảng 1.5 Ưu nhược điểm của công cụ tổ chức hội thảo (Trang 18)
Hình ảnh. - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương.DOC
nh ảnh (Trang 19)
Bảng 1.7: Ưu nhược điểm của công cụ sử dụng thư trực tiếp - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương.DOC
Bảng 1.7 Ưu nhược điểm của công cụ sử dụng thư trực tiếp (Trang 20)
Bảng 2.2: Các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương.DOC
Bảng 2.2 Các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương (Trang 39)
Bảng 2.3: Một số nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Hải Dương - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương.DOC
Bảng 2.3 Một số nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Hải Dương (Trang 46)
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức mà nhà đầu tư nước ngoài  thường lựa chọn bước đầu để tiến hành xây dựng nhà máy và tiến hành kinh doanh trên  địa bàn tỉnh - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương.DOC
Hình th ức hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức mà nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn bước đầu để tiến hành xây dựng nhà máy và tiến hành kinh doanh trên địa bàn tỉnh (Trang 47)
Bảng 2.4: Các dự án đầu tư vào ngành nông nghiệp - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương.DOC
Bảng 2.4 Các dự án đầu tư vào ngành nông nghiệp (Trang 50)
Bảng 2.4 trên cho thấy hiện nay trên địa bàn Hải Dương mới thu hút được 11dự - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương.DOC
Bảng 2.4 trên cho thấy hiện nay trên địa bàn Hải Dương mới thu hút được 11dự (Trang 51)
Bảng 2.6: Đóng góp của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các năm - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương.DOC
Bảng 2.6 Đóng góp của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các năm (Trang 54)
Bảng 2.7: Đánh giá năng lực và trình độ của đội ngũ nhân lực tại các Cơ   quan XTĐT - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương.DOC
Bảng 2.7 Đánh giá năng lực và trình độ của đội ngũ nhân lực tại các Cơ quan XTĐT (Trang 69)
Bảng 3.1: Bảng Ma trận SWOT phân tích kết hợp - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương.DOC
Bảng 3.1 Bảng Ma trận SWOT phân tích kết hợp (Trang 75)
Bảng 3.2: Cơ cấu các ngành và các quốc gia có nguồn vốn đầu tư - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương.DOC
Bảng 3.2 Cơ cấu các ngành và các quốc gia có nguồn vốn đầu tư (Trang 85)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w