Công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể tại Cục thuế tỉnh Hải Dương
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang ở trong giai đoạn thực hiện chiến lược phát triểnkinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đưa đấtnước phát triển nhanh chóng và bền vững, chủ động hội nhập Quốc tế có hiệuquả Trong đó, chính sách tài chính - thuế có vai trò hết sức quan trọng Bởi vìthuế là nguồn thu chủ yếu và ổn định của ngân sách Nhà nước, là công cụphân phối thu nhập quốc dân và thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế Nhậnthức được tầm quan trọng của thuế, Nhà nước ta đã tiến hành các cuộc cảicách về thuế nhằm khắc phục những hạn chế của sắc thuế cũ và thay thế bằngnhững sắc thuế mới tiến bộ hơn, đảm bảo công bằng cho tất cả các thành viêntrong xã hội Một ví dụ điển hình cho công cuộc cải cách thuế của Nhà nước
ta chính là sự ra đời của luật thuế Giá trị gia tăng được Quốc hội khoá IXthông qua, có hiệu lực thi hành từ 1/1/1999 Nhìn chung Luật thuế Giá trị giatăng có khá nhiều ưu điểm như: làm tăng nguồn ngân sách Nhà nước, kíchthích sản xuất…Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất là ởkhu vực hộ kinh doanh cá thể trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh HảiDương nói riêng: không quản lý được hết các hộ kinh doanh, dây dưa nợ đọngthuế, tình trạng giả mạo hóa đơn để trốn thuế…
Trong thời gian qua, công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cáthể trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phầnhạn chế thất thu, tăng thu cho ngân sách Nhà nước Tuy nhiên, tình trạng viphạm pháp luật thuế của các hộ kinh doanh luôn xảy ra, ý thức tự giác chấphành nghĩa vụ nộp thuế còn thấp…Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra cho Ngànhthuế tỉnh là phải tập trung nghiên cứu và đề ra các biện pháp cụ thể nhằm tạo
ra sự chuyển biến mới, có hiệu quả thiết thực trên các mặt công tác của mình
Trang 2Bắt nguồn từ những lý do trên, sau một thời gian thực tập tại Cục thuếtỉnh Hải Dương, được sự động viên chỉ bảo của thày, cô giáo và các cán bộ tại
Cục thuế, em đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài : “ Công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể tại Cục thuế tỉnh Hải Dương” Đề tài tập trung phân tích thực trạng quản lý, trên cơ sở đánh giá
kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục, chỉ ra nguyên nhân và
đề xuất các giải pháp
Về kết cấu đề tài: bao gồm 3 chương
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THU
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CỤCTHUẾ TỈNH HẢI DƯƠNG
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂTẠI CỤC THUẾ TỈNH HẢI DƯƠNG
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – ThS Dương Thị Ngân cùng các
cô chú trong Cục thuế tỉnh Hải Dương đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đềtài này
Trang 3CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIA
TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ.
1.1 Hộ kinh doanh cá thể và thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh
cá thể.
1.1.1 Hộ kinh doanh cá thể.
Hộ kinh doanh cá thể là hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân ViệtNam ( hoặc một nhóm người hay một hộ gia đình) làm chủ, chỉ được đăng kýkinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có condấu riêng và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạtđộng kinh doanh
Trường hợp hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối,những người bán rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch
vụ có thu nhập thấp thì không phải đăng ký kinh doanh; trừ các trường hợpkinh doanh có điều kiện
Trường hợp hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười laođộng thì phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp
1.1.2 Nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể.
* Khái niệm về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể:
Thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể là loại thuế gián thu,đánh vào phần giá trị tăng thêm của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phát sinhtrong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
* Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng : là tất cả các hộ có hoạt động sản
xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
* Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo kê khai có thể nộp thuế theo các
phương pháp sau:
Phương pháp khấu trừ:
Trang 4Áp dụng đối với các hộ kinh doanh lớn, chấp hành đầy đủ chế độ kế toán,hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, hạch toán được cả đầu vào, đầu ra.
Theo luật thuế GTGT mới được thông qua tại kỳ họp thứ ba Quốc Hộikhoá XII ngày 03/06/2008 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày01/01/2009 thì:
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào Trong đó:
Thuế GTGT đầu vào: là số thuế được ghi trên hóa đơn mua hàng
Thuế GTGT
đầu ra =
Giá tính thuếcủa hàng hóa,dịch vụ chịuthuế bán ra
× Khối lượnghàng hóa bán ra ×
Thuế suất thuếGTGT của hànghóa, dịch vụtương ứng
- Phương pháp trực tiếp:
+ Đối với những hộ kinh doanh đã thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn,chứng từ (hàng hoá mua vào và bán ra đều có chứng từ, hoá đơn hợp lệ) Thuế GTGT
GTGT của hànghoá, dịch vụ ×
Thuế suất thuếGTGT tương ứng
GTGT của hàng hoá,
dịch vụ mua vào = Doanh số bán ra ×
Giá thanh toán của hànghoá, dịch vụ mua vào
+ Đối với những hộ kinh doanh đã thựuc hiện đầy đủ chế độ hoá đơnchứng từ khi bán hàng hoá, dịch vụ khi mua vào nhưng lại không có đủ hoáđơn chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào thì đăng ký nộp thuế theophương pháp trực tiếp:
Thuế GTGT phải nộp = Doanh số bán ra × Thuế suất thuế
Trang 51.2 Công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể.
1.2.1 Khái niệm, mục đích, yêu cầu của công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể.
* Khái niệm về quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể.
+ Theo nghĩa rộng: Quản lý thu thuế GTGT đối với những hộ kinhdoanh cá thể là sự tác động có chủ đích của cơ quan chức năng trong bộ máyNhà nước đối với quá trình từ lựa chọn và ban hành hệ thống luật thuếGTGT, tổ chức thực hiện luật thuế GTGT đến việc thanh tra thuế đối với hộkinh doanh cá thể để thay đổi quá trình này nhằm tạo nguồn thu cho ngânsách Nhà nước và đạt được mục tiêu mà Nhà nước đặt ra
+ Theo nghĩa hẹp: Quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cáthể chỉ bao gồm các hoạt động hành pháp ( tức là các hoạt động sau khi đã cóchính sách thuế GTGT) Các hoạt động đó bao gồm : tuyên truyền phổ biếncác luật thuế; tổ chức quản lý thu thuế ( quản lý đối tượng nộp thuế, quản lýtheo quy trình thu thuế, tính thuế, thu nộp tiền thuế); thanh tra thuế
* Mục đích của công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh
cá thể
Trang 6+ Tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
Số thu thuế hàng năm ở nước ta chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng sốthu của ngân sách Nhà nước Mặc dù số thuế thu được từ thành phần kinh tế
cá thể chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập Ngân sách Nhà nước nhưngđây lại là lĩnh vực phức tạp, khó quản lý Vì vậ làm tốt công tác quản lý thuthuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể sẽ có tác dụng động viên,tăng thucho ngân sách Nhà nước
+ Thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước đối với khu vực kinh tế cá thể.Vai trò của thuế không mang tính khách quan, mà nó là kết quả củanhững tác động từ phía con người Những tác động này được thực hiện thôngqua những công việc cụ thể trong công tác quản lý thu thuế
+ Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật về thuế cho các hộ kinh doanh.Qua công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc chấp hànhcác luật thuế nói chung và luật thuế GTGT nói riêng; cùng với việc tăngcường tính pháp chế của các luật thuế, ý thức chấp hành các luật thuế đượcnâng cao Từ đó tạo cho mọi tầng lớp dân cư thói quen “Sống và làm việctheo pháp luật”
* Yêu cầu của công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh
cá thể
- Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục thường xuyên về luật thuế GTGT
để các đối tượng nộp thuế hiểu và tự giác chấp hành
- Khai thác triệt để các nguồn thu, kết hợp nuôi dưỡng nguồn thu
+ Thu hết thuế, không để nợ đọng
+ Kiểm tra, giám sát các hộ nghỉ kinh doanh
+ Quản lý tất cả các đối tượng tham gia sản xuất, kinh doanh
+ Quản lý sát doanh thu thực tế của các đối tượng nộp thuế
Trang 7- Thực hiện đầy đủ quy trình nghiệp vụ của ngành đã đề ra đối với từngloại đối tượng kinh doanh.
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể.
1.2.2.1 Hệ thống chính sách thuế.
Để cho các đối tượng nộp thuế tự giác chấp hành nghĩa vụ của mình thìtrước hết bản thân họ phải hiểu rõ về luật thuế đó, phải tự tính ra được sốthuế mà họ phải nộp và số thuế này phải nằm trong khả năng đóng góp của
họ Vì vậy luật thuế GTGT phải có nội dung đơn giản, dễ hiểu, mang tínhphổ thông, phù hợp với trình độ của người nộp thuế và quan trọng là mứcthuế suất phải phù hợp Có như vậy mới tăng được tính hiệu quả của côngtác quản lý thu thuế
1.2.2.2 Cơ quan quản lý thu thuế.
+ Công tác tổ chức thi đua, tuyên truyền:
Công tác tổ chức thu thập thông tin từ đối tượng nộp thuế, từ các tổchức cá nhân liên quan ảnh hưởng đến tính trung thực và tính chính xácviệc kê khai của đối tượng nộp thuế Cơ quan thuế cần tăng cường nhữngbiện pháp phối hợp với các ngành các cấp có liên quan để chống gian lận,trốn thuế, thu hồi số nợ đọng và khai thác đầy đủ các nguồn thu ngân sáchNhà nước
+ Trình độ nghiệp vụ và trách nhiệm của cán bộ quản lý thu thuế có ýnghĩa quyết định đến kết qủa công tác quản lý thuế Nhân tố này có tác độngđến tất cả các nội dung của công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộkinh doanh cá thể, từ tổ chức thực hiện chính sách đến thanh tra thuế
Trong quá trình quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể có thểgặp khó khăn, nhiều vấn đề cần tháo gỡ Vì vậy, đòi hỏi cán bộ thuế phải có
Trang 8trách nhiệm cao mới có thể kiểm soát chặt chẽ các đối tượng nộp thuế từ khuvực kinh tế cá thể này.
+ Phương tiện làm việc, chế độ lương bổng, khen thưởng, kỷ luật lànhững yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế
Nếu một hệ thống thu thuế được kết nối bằng mạng nội bộ, phương tiện
kỹ thuật hiện đại sẽ giúp cho việc quản lý thu thuế hiệu quả, kịp thời và tiếtkiệm chi phí hơn so với quản lý theo kiểu thủ công
Ngoài ra chế độ lương bổng, khen thưởng hợp lý để động viên các cán
bộ thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cũng là một yếu tố quan trọngtrong công tác quản lý thuế
1.2.2.3 Sự tự nguyện, ý thức chấp hành của đối tượng nộp thuế.
Ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật về thuế nói riêng tỷ
lệ thuận với ý thức về trách nhiệm nộp thuế Khi đối tượng nộp thuế có ý thứcchấp hành luật thuế tốt, họ sẽ tự giác trong kê khai và nộp thuế Hành vi trốnthuế sẽ được hạn chế Chính vì vậy công tác quản lý thu thuế và thanh tra thuế
sẽ gặp nhiều thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn
1.2.2.4 Quy mô, mức độ tập trung của các hộ kinh doanh cá thể.
Quy mô và mức độ tập trung của các hộ kinh doanh cá thể gây ảnhhưởng không nhỏ đến công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể; đòihỏi phải có sự phân công bố trí cán bộ thuế đến từng cơ sở một cách hợp lý để
có thể quản lý hết được số hộ kinh doanh
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể.
Để tăng cường hiệu quả trong quản lý thu thuế, cơ quan thuế đã xâydựng một số tiêu chuẩn, thông qua đó để đánh giá công tác thu thuế
Trang 91.2.3.1 Tính hiệu lực
Tính hiệu lực trong quản lý thu thuế được thể hiện ở chỗ: phải xác địnhđược mục tiêu phù hợp và có khả năng thực hiện được
Tính hiệu lực chỉ rõ mức độ hiệu quả là cao hay thấp, tác động hiệu quả
là nhanh chóng hay chậm trễ, tác động của hiệu quả diễn ra là lau bền hayngắn ngủi…
1.2.3.2 Tính hiệu quả
Bất kỳ một hành động đánh thuế nào đều có tác động đến hành vi, nguồntài chính và cách sử dụng nguồn tài chính của pháp nhân và thể nhân Nếuhành vi và cách thức sử dụng các nguồn lực của pháp nhân hoặc thể nhân đãđạt được hiệu quả cao, xét trên góc độ lợi ích của từng chủ thể, cũng như của
cả quốc gia thì việc thiết kế sao cho không làm sai lệch với hành vi và cáchphân bổ nguồn lực đó Đó chính là yêu cầu tính hiệu quả của công tác quản lýthuế nói chung và quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thểnói riêng
1.2.3.3 Tính linh hoạt
Quản lý phải thể hiện được mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan,phải hiểu đối tượng khách quan làm như thề nào, chủ quan có phù hợp vớikhách quan không Các ĐTNT luôn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh kinh tế Vìvậy, khi tiến hành quản lý thu thuế, các cán bộ thuế cần linh hoạt, thích ứngvới hoàn cảnh kinh tế của ĐTNT
1.2.3.4 Tính công bằng về mặt xã hội
Tính công bằng là một tiêu chuẩn quan trọng khi xem xét quản lý thuthuế có tiến bộ không Song thực tế, rất khó có thể xác định một cách chínhxác tiêu chuẩn công bằng trong quản lý thuế là làm như thế nào
Có hai quan điểm công bằng:
Trang 10- Công bằng theo chiều dọc: quan điểm này cho rằng người nào có khảnăng nộp thuế cao hơn thì phải nộp thuế nhiều hơn người khác.
- Công bằng theo chiều ngang: Các cá nhân về mọi mặt đều như nhau thì
có sự đối xử về thuế như nhau
Hai quan điểm trên đều cho rằng : để đảm bảo việc đánh thuế công bằngcần phải dựa vào khả năng của người nộp thuế
Trang 11CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CỤC
THUẾ TỈNH HẢI DƯƠNG.
2.1 Tình hình phát triển của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh.
Trong thời gian qua, với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thànhphần, thành phần hộ kinh doanh cá thể ở tỉnh Hải Dương đã và đang pháttriển cả về số lượng, quy mô và chủng loại mặt hàng Phạm vi hoạt động củakhu vực kinh tế cá thể này rất phong phú, dàn trải khắp 12 huyện, thị xã trongtoàn tỉnh Một phần là do tốc độ đô thị hoá, một phần là do Hải Dương là mộttỉnh có tiềm năng du lịch dồi dào, giao thông thuận lợi cho việc phát triểnkinh doanh, buôn bán Sự phát triển của các hộ kinh doanh cá thể đã tạo ramột khối lượng hàng hoá, dịch vụ cần thiết, đáp ứng một phần nhu cầu sảnxuất và tiêu dùng của người dân; thu hút và giải quyết công ăn việc làm chongười lao động
Đặc điểm cơ bản của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh HảiDương : số hộ nhiều, song doanh thu nhỏ và phân tán, chủ yếu là hoạt độngthương nghiệp mua vào, bán ra; loại hình kinh doanh này ít rủi ro, không đòihỏi nhiều vốn, thời gian quay vòng vốn nhanh; hộ kinh doanh cá thể có quy
mô còn nhỏ, chưa có sức cạnh tranh, hình thành một cách tự phát; chịu sựđiều chỉnh của quy luật cung cầu (ở những nơi mà có nhu cầu về sản phẩm,hàng hoá, dịch vụ lớn thì khối lượng kinh doanh ở đó nhiều); ngoài ra các hộkinh doanh còn thường xuyên thay đổi ngành nghề, địa điểm và quy mô kinhdoanh Những đặc điểm đó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý đốitượng nộp thuế của cơ quan thuế tỉnh Hải Dương
Trang 12Bảng 2.1:Cơ cấu hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh HD theo ngành nghề.
n v tính: s h kinh doanh
Hộ kinh doanh Số hộNăm 2008% Số hộNăm 2009%
Qua bảng trên ta thấy:
+ Số hộ quản lý thu thuế khá ổn định, có chiều hướng tăng lên ở đa sốcác ngành nghề Tổng số hộ quản lý thu thuế trong năm 2009 tuy có giảm sovới năm 2008 nhưng không đáng kể ( tương đương 8 hộ, giảm 0.12% )
+ Với ngành sản xuất ta thấy: số hộ tăng lên đáng kể: năm 2009 tăng sovới năm 2008 là 18 hộ, tương đương tăng 7.6% Xét tỷ trọng của ngành nàytrong năm 2009 vẫn tăng so với năm 2007 từ 3.6% lên 3.88% Tuy nhiên con
số này cho thấy ngành sản xuất trong khu vực kinh doanh cá thể không đượcthịnh lắm Mặt hang chủ yếu của ngành này là gia công, chế biến,sản xuất đồ
gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ… Số hộ trong ngành này nhỏ nhưng những năm gầnđây,những mặt hàng này lại được xuất khẩu tương đối nhiều Tuy nhiên, đâychủ yếu là sản xuất ngành nghề truyền thống nên chỉ một số ít hộ có tay nghềthì mới làm đạt tiêu chuẩn
+ Đối với ngành dịch vụ: những năm gần đây, số hộ hoạt động trongngành này luôn chiếm vị trí thứ 2 trong tổng số hộ kinh doanh cá thể trên địabàn tỉnh Năm 2008 có 949 hộ, chiếm 14,48% Năm 2009 có 982 hộ chiếm
Trang 1315%, tăng 33 hộ so với năm 2008 Từ số liệu đó ta thấy rằng hoạt động tronglĩnh vực dịch vụ này khá hiệu quả Các loại hình dịch vụ chủ yếu ở tỉnh là cáccửa hàng sửa chữa, khách sạn, karaoke, massage… Đây là các loại hình ra đờitrước nhu cầu và tình hình kinh tế - xã hội ngày càng phát triển của tỉnh HảiDương.
+ Ngành thương nghiệp có xu hướng giảm trong năm 2009 do ảnhhưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng vẫn là ngành có số hộ kinhdoanh cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số hộ kinh doanh Năm
2009 có 4614 hộ,giảm 45 hộ so với năm 2008 Tỷ trọng năm 2008 là 70.79% ,thì năm 2009 còn 70.49% Như vậy có thể thấy ngành thương nghiệp kinhdoanh có hiệu quả hơn các ngành khác và phù hợp với điều kiện kinh tế xãhội của Tỉnh với xuất phát điểm thấp
+ Ngành ăn uống: Số hộ kinh doanh ăn uống tăng lên kể cả về tuyệt đốilẫn tương đối Năm 2008 có 551 hộ, chiếm 8,42% thì đến năm 2009 có 563
hộ, chiếm 8,72% Như vậy tuyệt đối tăng 12 hộ, tương đối tăng 2,17% Số hộkinh doanh ăn uống tăng lên này chủ yếu là các nhà hang cao cấp Một phần
là do đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu thưởng thức về ăn uốngcũng tăng lên; hơn nữa lượng khách du lịch đổ về Hải Dương ngày càngđông, vì vậy nhu cầu thưởng thức các đặc sản của quê hương Hải Dương cũngnhiều hơn Tiềm năng kinh doanh ngành ăn uống mang lại lợi nhuận tươngđối cao nên tốc độ gia tăng các hộ kinh doanh ăn uống còn tăng lên nữa trongnhững năm tới
+ Ngành vận tải: đây là ngành có số hộ đưa vào quản lý được thấp nhất.Năm 2008 được 158 hộ, chiếm 2,41%; đến năm 2009 còn 132 hộ, chiếm1,91%, giảm26 hộ, tương đương 3,9% Con số trên cho thấy ngành vận tảikinh doanh không thuận lợi nên những hộ giảm này thường xuyên chuyểnsang các ngành khác hoặc thôi không kinh doanh nữa
Trang 14Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy được số lượng và cơ cấukinh doanh trên địa bàn tỉnh Từ đó có các phương hướng quản lý các hộkinh doanh từ khâu ra thong báo, điều chỉnh doanh thu tính thuế tới khâuthu nộp thuế.
Trong số 12 huyện, thành phố trong toàn tỉnh năm 2009 thì Thành phốHải Dương là nơi có số hộ kinh doanh đông nhất : 3001 hộ, chiếm 18.3% số
hộ cá thể trong toàn tỉnh, do đây là trung tâm kinh tế-văn hoá của toàn tỉnh.Thành phố Dương là nơi tập trung nhiều chợ lớn như : trung tâm thương mại,chợ Lớn, chợ Đồng Xuân,… và nhiều nhà hàng, khách sạn lớn như nhà hàng
gà tươi 123, khách sạn Hoa Hồng, Hoàng Gia,…và một số dịch vụ khác Cònlại các huyện khác trong tỉnh phần lớn là kinh doanh theo thời vụ nông nhàn,
vì vậy chủ yếu áp dụng mức thuế khoán ổn định 6 tháng đến 1 năm với sốthuế bình quân thấp
Dưới đây là bảng số liệu thể hiện số hộ cá thể trên địa bàn tỉnh HảiDương:
Trang 15Bảng 2.2: Số hộ cá thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương
(Đơn vị tính: số hộ kinh doanh)
Chỉ tiêu Số hộ Năm 2008 Tỷ trọng Số hộ Năm 2009 Tỷ trọng
2.2 Tổ chức quản lý thu thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Hải Dương.
2.2.1 Hệ thống các văn bản pháp quy được áp dụng.
1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 05/1998/QH 10 ban hành ngày
5 Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ sửađổi bổ sung các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng
và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Trang 166 Thông tư số 119/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 149/2003/NĐ-CP của chính phủ quyđịnh chi tiết thi ahành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 05/1998/QH10 và Luậtsửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 08/2003/QH11.
7 Thông tư số 18/2005/TT-BTC ngày 8/3/2005 của Bộ Tài chính sửađổi bổ sung một số điểm của thông tư số 119/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày14/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặcbiệt số 05/1998/QH10 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêuthụ đặc biệt số o8/2003/QH11
8 Thông tư số 115/TT-BTC ngày 16/12/2005/ của Bộ Tài chính hướngdẫn thi hành Nghị định số 156/2005/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi bố sungcác Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luậtthuế giá trị gia tăng
2.2.2 Bộ máy thu thuế tại Cục thuế Tỉnh Hải Dương.
2.2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành thuế tỉnh Hải Dương.
* Cục thuế tỉnh Hải Hưng được thành lập tháng 10/1990, cùng với việctái lập tỉnh năm 1997, Cục thuế tỉnh Hải Hưng được chia tách và đổi tên thànhCục thuế tỉnh Hải Dương với tổng số cán bộ trên 700 người, được bố trí côngtác tại 11 phòng thuộc Văn phòng Cục và 12 Chi cục, thực hiện chức năng tổchức quản lý thu thuế, phí và lệ phí trên địa bàn toàn tỉnh Trong những nămqua mặc dù phải trải qua nhiều khó khăn phức tạp của tình hình trong nước vàthế giới, cụôc khủng hoảng tài chính, tiền tệ những năm 90 thế kỷ XX, rồi hạnhán, dịch bệnh, thiên tai cùng những biến động của giá cả thị trường quốc tếtrong những năm qua, đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế nóichung và thu NSNN nói riêng
Trang 17Tuy có nhiều khó khăn xong dưới sự chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ;của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế và sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, HĐND,UBND, UBND tỉnh Ngành thuế đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành củaTỉnh, đặc biệt là các đơn vị trong hệ thống tài chính địa phương đã triển khaithực hiện tốt công tác thuế trên địa bàn.
Trong 15 năm đổi mới, cùng với sự trưởng thành lớn mạnh của ngànhTài chính, ngành thuế Hải Dương đã không ngừng được kiện toàn, củng cố vàlớn mạnh Với sự nỗ lực và quyết tâm, tập thể cán bộ công nhân viên chức làmột khối đoàn kết thống nhất đã phấn đấu không ngừng, hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ chính trị của ngành, nhiều năm liên tục Ngành đã được tặng thưởngnhiều Bằng khen của UBND tỉnh, Bộ Tài chính, Chính phủ, cờ thi đua xuấtsắc và được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động Hạng 3
* Cơ cấu tổ chức ngành thuế tỉnh Hải Dương: 750 người
- 4 lãnh đạo Cục: 1 Cục trưởng và 3 Cục phó
- 11 phòng, ban chức năng:
+ Phòng tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế
+ Phòng kê khai và kế toán thuế
+ Phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
+ Phòng kiểm tra thuế
+ Phòng thanh tra thuế
+ Phòng tổng hợp và dự toán
+ Phòng tin học
+ Phòng quản lý thuế thu nhập cá nhân
+ Phòng kiểm tra nội bộ
+ Phòng tổ chức cán bộ
+ Phòng hành chính- quản trị- tài vụ- ấn chỉ
Trang 18* Bộ máy quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể thuộc khu vực ngoài
Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng và giao dự toán thu NSNN; Tổ chức thực hiện dự toán trênđịa bàn tỉnh, thành phố
- Xây dựng tiêu thức phân cấp quản lý đối với tổ chức, cá nhân nộp
thuế tại địa phương
- Hướng dẫn các bộ phận trong cơ quan thuế thực thi các văn bản phápluật về thuế và giải quyết các vấn đề về thuế đảm bảo đúng qui định của phápluật, của ngành;
- Hỗ trợ các phòng, Chi cục trả lời các vấn đề liên quan đến chính sáchthuế đối với các trường hợp phức tạp;
- Thẩm định các văn bản trả lời, hướng dẫn về thuế do các phòng chứcnăng của Cục Thuế, Chi cục thuế soạn thảo; đề xuất biện pháp và trình Lãnhđạo Cục Thuế xử lý đối với các trường hợp phát hiện văn bản sai so với quiđịnh;
- Thẩm định hồ sơ và thực hiện thủ tục xem xét giải quyết miễn, giảmthuế, hoàn thuế đối với các trường hợp đặc biệt không kê khai trong tờ khaithuế và toàn bộ hồ sơ hoàn thuế do Chi cục Thuế kiểm tra xác minh để nghị
Trang 19Cục Thuế thực hiện các thủ tục hoàn thuế hoặc do vượt quá thẩm quyền củaChi cục thuế đề nghị Cục Thuế giải quyết hoặc một số đề nghị khác về thuếcủa tổ chức và cá nhân nộp thuế
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai công tác quản lý thuthuế trên địa bàn; phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan triển khai cácbiện pháp quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố; xây dựng và thực hiệnchỉ đạo, đề ra các giải pháp, biện pháp quản lý thuế, phí, lệ phí phù hợp vớitừng địa bàn và ngành nghề kinh doanh đối với khu vực ngoài quốc doanh
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục thuế triển khai các qui địnhcủa ngành, các biện pháp chỉ đạo của Tổng cục Thuế, Cục Thuế trong côngtác quản lý thuế; triển khai công tác uỷ nhiệm thu các khoản thu về đất đai,phí, lệ phí và thuế đối với khu vực hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn;
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị thuộc Cục Thuế, các Chi cụcthuế thực hiện chế độ báo cáo kế toán- thống kê thuế và các chế độ thông tinbáo cáo khác theo quy định của ngành;
- Cung cấp thông tin số liệu tổng hợp về kết quả thu thuế cho các cơquan, ban ngành liên quan và UBND tỉnh (thành phố); tham gia với cácngành, các cấp về chủ trương biện pháp khuyến khích phát triển kinh tế địaphương, chống buôn lậu, chống kinh doanh trái phép
- Thu thập thông tin, phân tích tình hình và khả năng thu NSNN củacấp Cục, cấp Chi cục, dự báo kết quả thu NSNN theo định kỳ của địa phương;
- Theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả và các biện pháp thực hiệnnhiệm vụ thu NSNN của Cục Thuế theo định kỳ, đột xuất, báo cáo tổng hợpcác chuyên đề (Thông qua xử lý tờ khai, thu nợ, thanh tra, kiểm tra) theo quiđịnh
- Tổ chức công tác sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ quản
lý thu thuế và thu khác của Cục Thuế;
Trang 20- Biên soạn và tham gia biên soạn tài liệu, tập huấn cho cán bộ thuế về cácnghiệp vụ quản lý thu thuế tại các chi cục thuế theo chỉ đạo của Tổng cục thuế;
- Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các vănbản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Phòng theo quy định;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao
+ Ở cấp Thành phố, huyện, thị xã : có 12 chi cục
1 Chi cục thuế Thành phố Hải Dương
2 Chi cục thuế Thị xã Chí Linh
3 Chi cục thuế Huyện Bình Giang
4 Chi cục thuế Huyện Cẩm Giàng
5 Chi cục thuế Huyện Gia Lộc
6 Chi cục thuế Huyện Kim Thành
7 Chi cục thuế Huyện Kinh Môn
8 Chi cục thuế Huyện Nam Sách
9 Chi cục thuế Huyện Ninh Giang
10.Chi cục thuế Huyện Thanh Hà
11.Chi cục thuế Huyện Thanh Miện
12.Chi cục thuế Huyện Tứ Kỳ
Các chi cục thuế các huyện, thị xã có nhiệm vụ quản lý và tổ chức thutất cả các nguồn thuế, lệ phí và các nguồn thu khác phát sinh trên địa bànmình quản lý; tổ chức triển khai thực hiện chính sách, chế độ thuế trên địabàn như: tổ chức các biện pháp thu thuế, tổ chức công tác kiểm tra, chốngkhai man, lậu thuế…; tổ chức công tác thống kê, kế toán, thông tin
Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngành thuế tỉnh Hải Dương
Trang 21* Thực trạng đội ngũ cán bộ ngành thuế
Hàng năm, Cục thuế Tỉnh có trên 80% số cán bộ công chức được tậphuấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và được cập nhật các chế độ,chính sách mới
Trang 22Cục thuế đã và đang đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ thuế theo hướngchuyên nghiệp, chuyên sâu Năm 2008, ngành thuế Hải Dương đã bồi dưỡng,đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho 686 lượt cán bộ, công chức; tổ chứckiểm tra trình độ cán bộ công chức với trên 90% cán bộ công chức thuế đạtkết quả khá, giỏi Đến nay, cán bộ có trình độ đại học chiếm 51%, số còn lại
là trình độ trung cấp
Năm 2009, được Tỉnh uỷ quan tâm, Cục thuế đã cử 4 đồng chí đi họccao học, 3 đồng chí học cao cấp chính trị; chủ động tổ chức 15 lớp đào tạo,tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý và ứng dụng tin họctrong quản lý thuế…với sự tham gia của 734 lượt cán bộ công chức trong toànCục
Bảng 2.3: Số liệu tình hình trình độ, chuyên môn CBCC ngành thuế
2008 đã lên tới 46%, sơ cấp thì chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, không đáng kể
Có thể nói, trình độ về học vấn, chuyên môn của công chức ngành thuếHải Dương đã được nâng cao dần, nhưng để đáp ứng được yêu cầu thực tếtrong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu thì vẫn còn nhiều hạn chế cần khắcphục như: hiểu biết về quản lý nhà nước, lý thuyết tài chính tiền tệ chưa sâurộng nên công tác tuyên truyền giáo dục đối với các hộ kinh doanh chưa cósức thuyết phục; chưa nắm bắt kịp thời, còn lung túng khi xử lý các chínhsách, điều luật …
* Kết quả thu Ngân sách trong những năm gần đây
Trang 23Kết quả thu Ngân sách trong những năm gần đây của ngành thuế tỉnhHải Dương đã hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao Trong 5 năm trở lạiđây, thu ngân sách đã tăng nhanh, đặc biệt với kết quả năm 2008 thu Ngânsách của Tỉnh Hải Dương (thu nội địa) là 2241 tỷ đồng, đạt 176% doanh thu
và tăng 81% so cùng kỳ, đây là năm Tỉnh đã hoàn thành khá toàn diện các chỉtiêu và là năm có số thu ngân sách lớn nhất từ trước tới nay, năm có tỷ lệ vượt
dự toán và tăng so với cùng kỳ cao nhất và là năm hết sức có ý nghĩa đã đưatỉnh ta gia nhập Câu lạc bộ các tỉnh có số thu trên 1 ngàn tỷ đồng
Những kết quả trên đánh dấu bước ngoặt lớn trong công tác thu Ngânsách của tỉnh Hải Dương trong thập kỷ qua
2.2.3 Thực trạng quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể
* Quản lý đối tượng nộp thuế:
Trong luật thuế giá trị gia tăng đã quy định rõ như sau: tất cả các cơ sởkinh doanh , các chi nhánh, cửa hàng trực thuộc cơ sở kinh doanh chính phải
có trách nhiệm kê khai, đăng ký nộp thuế với cơ quan trực tiếp quản lý theoquy định của Nhà nước Qua đó các cơ quan thuế thống kê được cơ sở sảnxuất kinh doanh trên địa bàn Từ đó phân loại để có biện pháp quản lý chặtchẽ đối tượng nộp thuế
Thông qua cấp mã số thuế, cơ quan thuế tiến hành quản lý giao dịch đốitượng nộp thuế , theo dõi số liệu, tiến hành kiểm tra, kiểm soát hoạt động sảnxuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế để có thể quản lý được hết các hộkinh doanh
Mục tiêu của công tác quản lý đối tượng nộp thuế là phấn đấu đưa ra100% đối tượng kinh doanh ( bao gồm cả kinh doanh cố định, kinh doanh lưuđộng, kinh doanh thời vụ) vào diện quản lý thu thuế và chấm dứt tình trạngthất thu về đối tượng nộp thuế
Trang 24Mục tiêu này tưởng chừng như đơn giản, nhưng thực tế lại có nhữngvướng mắc nhất định.
Tình hình quản lý đối tượng nộp thuế trên địa bàn tỉnh được thể hiệnqua bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Tình hình quản lý hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh
n v tính: s h kinh doanh
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Chênh lệch ( tăng, giảm ) Tuyệt đối Tương đối
So sánh số hộ thực tế kinh doanh với số hộ đưa vào quản lý ta thấy vẫncòn tồn tại tình trạng hộ chưa quản lý được Trong năm 2008 có 765 hộ chưaquản lý được, sang năm 2009 chỉ còn 641 hộ chưa quản lý, như vậy giảm 124
hộ thuộc hộ chưa quản lý được Đây là con số đáng mừng, phán ánh phần nào
Trang 25sự cố gắng của cná bộ ngành thuế Tỉnh Hải Dương trong việc làm giảm bớt số
hộ chưa quản lý
Số hộ chưa quản lý được chủ yếu hoạt động trong ngành thươngnghiệp, buôn bán hang rong, địa điểm kinh doanh không ổn định, không kinhdoanh liên tục, thường có thu nhập thấp và thuộc diện chờ giải quyết miễnthuế Đây là những hộ chưa đăng ký kinh doanh hoặc vừa đăng ký kinh doanh
đã thôi không kinh doanh nữa, nhưng lại vẫn hoạt động thêm Có thể nói,nguyên nhân một phần xuất phát từ phía cán bộ thuế chưa bám sát địa bàn,mới chỉ quan tâm đến các ngành hang, mặt hang lớn mà sao nhãng các ngànhhang, mặt hang nhỏ Các cán bộ mới chỉ làm trong giờ hành chính nên chưaquan tâm đến hoạt động của các hộ kinh doanh sớm tối Vì vậy, cần tăngcường hơn nữa các biện pháp kiểm tra giám sát tình hình hoạt động của các
hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quản lý
Một hiện tượng cần được quan tâm trong khâu quản lý đối tượng nộpthuế chính là việc “ nghỉ giả”, nghĩa là các hộ xin nghỉ kinh doanh nhưng thực
tế thì vẫn hoạt động kinh doanh Theo quy định, các hộ kinh doanh nghỉ từ 15ngày trở lên thì được giảm 50% thuế phải nộp của tháng, còn nếu nghỉ cảtháng thì được miễn nộp thuế của tháng đó Mục đích của chủ trương này làtạo điều kiện cho những hộ có hoàn cảnh dặc biệt phải xin nghỉ kinh doanh.Song không ít trường hợp đã lợi dụng chủ trương này mà trốn thuế Các hộnghỉ tạm thời, nghỉ hẳn chủ yếu tập trung ở ngành thương nghiệp và dịch vụ.Đây là hai ngành có số hộ kinh doanh đông nhất, nhất là ngành thương nghiệp
do quy mô nhỏ và trải rộng khắp địa bàn tỉnh nên dễ di chuyển địa điểm kinhdoanh, gây khó khăn cho công tác quản lý đối với những hộ này Chính vìvậy, một yêu cầu đặt ra là phải tăng cường biện pháp thanh tra, kiểm tra đốivới các hộ nghỉ kinh doanh hơn nữa để tránh gây thất thoát nguồn thu đối vớicác đối tượng này
Trang 26* Quản lý căn cứ tính thuế:
Để nâng cao chất lượng thu ngân sách, cơ quan thuế không chỉ tậptrung quản lý tốt đối tượng nộp thuế, mà cần phải quản lý tốt căn cứ tính thuếnữa Để làm tốt được điều này,cơ quan thuế phải xác định chính xác doanhthu tính thuế, đảm bảo thu sát với doanh thu thực tế kinh doanh Doanh thuthực tế của các hộ kinh doanh là cơ sở để xác định số thuế phải nộp
Hiện nay, quản lý doanh thu tính thuế dựa vào hai hình thức là ấn địnhdoanh số và thu thuế theo kê khai Ngoài các quy định trong luật thuế, cơquan thuế áp dụng quy trình quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể đểtiến hành quản lý căn cứ tính thuế theo các bước đúng theo quy trình : hướngdẫn hộ kê khai doanh thu, điều tra doanh thu thực tế, dự kiến doanh thu tínhthuế cho từng hộ, xử lý giấy nộp tiền và lập báo cáo thống kê thuế
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay, đa số là các hộ nộp thuế rheohình thức ấn định doanh thu Năm 2008, Cục thuế tỉnh quản lý 16069 hộtrong đó có 15619 hộ nộp thuế theo phương pháp ấn định doanh thu, chiếm97,2%; chỉ có 450 hộ nộp thuế theo kê khai, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trongtổng số hộ quản lý Đến năm 2009, số hộ quản lý thu thuế tăng lên 16399 hộ,nhưng số hộ nộp thuế theo hình thức ấn định doanh thu vẫn chiếm một tỷtrọng lớn ( 95,78%) Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh trênđịa bàn tỉnh chủ yếu là buôn bán nhỏ, chưa thực hiện tốt chế độ hóa đơnchứng từ nên phải áp dụng phương pháp ấn định trên doanh thu Các hộ kinhdoanh thu theo phương pháp này đã nhiều gây ảnh hưởng đến việc thu đúng,thu đủ và dễ gây thất thu thuế cho Nhà nước do ý thức chấp hành và hiểu biếthiểu biết về pháp luật chưa cao
Mặt khác, đối với những hộ kinh doanh nộ thuế theo phương pháp ấn địnhtrên doanh thu, Cục thuế đã yêu cầu các chi cục điều tra, khảo sát doanh số củacác hộ kinh doanh trên địa bàn mình quản lý Tuy nhiên, việc điều tra doanh số