Các chi cục thuế căn cứ vào biến động của nền kinh tế: biến động về giá cả, diễn biến của thị trường mà tiến hành xem xét lại doanh thu của các
hộ cho phù hợp. Điều này đòi hỏi các cán bộ thuế phải bám sát địa bàn, nắm được sự thay đổi quy mô kinh doanh của các hộ để có căn cứ tính thuế cho sát với thực tế.
+ Phòng kiểm tra nội bộ có trách nhiệm chủ trì, đồng thời phối hợp với phòng Tổng hợp và dự toán xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch, đánh giá việc thực hiện quy trình quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể của các Chi cục thuế ; kịp thời chấn chỉnh và kiến nghị đối với các trường hợp không thực hiện theo đúng quy trình.
+ Trường hợp cán bộ thuế thấy doanh thu kinh doanh của hộ kinh doanh tăng hay giảm 25% so với doanh thu ấn định thì phải lập tức yêu cầu các hộ đó kê khai lại doanh thu, sau đó phải điều chỉnh, ra thông báo và giải thích cụ thể với từng hộ lý do và mức điều chỉnh; áp dụng đồng loạt và công khai điều chỉnh doanh thu như nhau với các hộ có cùng và điều kiện kinh doanh.
+ Đối với các ngành còn thất thu nhiều:
- Tuy số thu từ ngành dịch vụ như dịch vụ nhà hàng, khách sạn đều tăng qua các năm, nhưng mức huy động về thuế cho ngân sách Nhà nước còn chưa tương xứng với tiềm năng. Các hộ kinh doanh trong ngành này có rất nhiều cách kê khai không trung thực về doanh thu, quy mô kinh doanh. Vì vậy, cần tiến hành xác định lại doanh thu của các hộ này cho sát với thực tế.
Đối với việc xác định doanh thu đối với ngành ăn uống: các cán bộ quản lý thuế cần xác định được số hàng hóa mua vào và chế biến mỗi ngày, địa bàn, diện tích kinh doanh, số lượng khách hàng thường đến vào thời điểm nào…
Đối với dịch vụ khách sạn: kiểm tra doanh thu một phòng, quy mô và địa điểm khách sạn…Từ đó phải có phương án bố trí cán bộ thuế phối hợp với Hội đồng tư vấn kiểm tra ngoài giờ để có căn cứ xác định chính xác doanh thu thực tế.
- Đối với hoạt động vận tải: tiến hành ủy nhiệm thu cho Ủy ban Nhân dân phường quản lý thu thuế.