- Hạn chế từ công tác quản lý đối tượng nộp thuế:
+ Quản lý các hộ cá thể chưa chặt, không nắm chắc được tình hình sản xuất kinh doanh của hộ, còn nhiều hộ chưa quản lý được.
+ Còn nhiều hộ xin nghỉ kinh doanh, nhưng thực tế thì vẫn kinh doanh. + Việc quản lý kê khai nộp thuế đối với ngành vận tải vẫn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến thất thu còn nhiều.
- Hạn chế từ công tác quản lý căn cứ tính thuế:
+ Tồn tại một số đơn vị thực hiện quy trình còn mang tính hình thức, điều tra doanh số qua loa dẫn đến việc ấn định mức thuế khoán thiếu cơ sở khoa học. Chính vì vậy, mỗi lần điều chỉnh thuế thường bị các hộ kinh doanh phản ứng khi thiếu tính thuyết phục trong giải thích.
+ Còn có sự chênh lệch giữa doanh thu thực tế và doanh thu tính thuế, không điều chỉnh doanh thu kịp thời so với tốc độ trượt giá.
+ Quản lý hóa đơn chứng từ còn lỏng lẻo dẫn đến các hộ kinh doanh lợi dụng sở hở để trốn thuế.
- Hạn chế từ công tác thu nộp thuế:
+ Vẫn còn tồn tại tình trạng nợ đọng kéo dài, chây ỳ, không nộp thuế đúng thời hạn.
+ Các hộ kinh doanh kéo dài thời gian nộp thuế nên các khoản thu chưa được chuyển một cách kịp thời vào Ngân sách Nhà nước.
Nhận xét chung:
Qua những hạn chế trên ta có thể thấy được công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương chưa đạt được hết những mục tiêu đã đề ra. Vì vậy, có thể đánh giá công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể chưa đạt được tính hiệu lực cao.