0
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Quản lý đối tượng nộp thuế:

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CỤC THUẾ TỈNH HẢI DƯƠNG.DOC (Trang 40 -41 )

+ Duy trì phương pháp quản lý hộ kinh doanh theo đường phổ, thôn xóm được theo dõi trên sổ tay chuyên quản của cán bộ thuế; kiểm tra chặt chẽ những hộ nghỉ kinh doanh, những hộ kinh doanh thời vụ, làng nghề…; tăng cường kiểm tra đối với những hộ nghỉ kinh doanh, xử lý nghiêm các trường hợp “nghỉ giả”.

+ Nghiên cứu, thiết kế lại cấu tạo của mã số thuế để mọi người dễ hiểu, dễ thực hiện và phát huy tác dụng trong công tác quản lý thu thuế.

+ Nên phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng có liên quan và ỦY ban Nhân dân các phường, xã để rà soát, nắm chính xác số hộ thực tế kinh doanh trên địa bàn và quy mô kinh doanh của hộ, đưa hết các hộ đang kinh doanh vào quản lý; chứng nhận và đăng ký thuế cho tất cả hộ kinh doanh;

nắm bắt kịp thời các hộ mới kinh doanh để đôn đốc đăng ký mở mã số thuế; cơ quan thuế tổ chức phân loại hộ kinh doanh theo quy mô và ngành nghề kinh doanh để áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp theo hướng chuyển đổi các hộ sang nộp thuế theo kê khai, hạn chế nộp theo phương pháp khoán.

+ Riêng đối với các hộ kinh doanh về vận tải thì đội thuế cần phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế tại địa bàn để nắm lại số hộ có phương tiện vận tải, phân loại hộ kinh doanh nhưng không đăng ký nộp thuế; đồng thời kết hợp với cảnh sát giao thông và cơ quan đăng ký biển số xe để rà soát, nắm được số phương tiện có hoạt dộng kinh doanh, đối chiếu với các phương tiện đã được kê khai để đưa các đối tượng còn sót vào diện quản lý.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CỤC THUẾ TỈNH HẢI DƯƠNG.DOC (Trang 40 -41 )

×