CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG XTĐT NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương.DOC (Trang 72 - 77)

- Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoà

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG XTĐT NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO HẢI DƯƠNG

4. Đánh giá hoạt động XTĐT nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Hải Dương

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG XTĐT NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO HẢI DƯƠNG

NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO HẢI DƯƠNG

1. Phương hướng hoạt động XTĐT

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương trong năm 2009 và các năm tới, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được xác định là một trong những nguồn vốn quan trọng mà tỉnh Hải Dương sẽ tiếp tục quan tâm thu hút cả về số lượng, chất lượng nguồn vốn cũng như dự án đầu tư. Trong bối cảnh kinh tế năm 2009 suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn còn ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng, để nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Xuất phát từ nội dung và mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, yêu cầu đặt ra với công tác XTĐT trong thời gian tới là:

Tập trung mời gọi các nhà đầu tư, các nước có tên tuổi hoặc có độ tin cậy cao, có nền tài chính mạnh, công nghệ tiên tiến như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, các nước Tây Âu; tích cực xúc tiến, hỗ trợ triển khai các dự án đã đăng ký vào các KCN, các khu vực đã quy hoạch.

Không thu hút bằng mọi giá, xây dựng quy chế trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và nhà đầu tư nhằm tránh việc nhận và sử dụng đất không hiệu quả, làm mất cơ hội của các nhà đầu tư khác.

Lưu ý các dự án đầu tư sử dụng hoặc đưa vào công nghệ và thiết bị lạc hậu có thể gây ô nhiễm môi trường hoặc làm giảm tính cạnh tranh, làm chậm tốc độ phát triển và hội nhập của nền kinh tế tỉnh cũng như cả nước.

Quan tâm đến việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ làm công tác XTĐT, kinh tế đối ngoại và quản trị doanh nghiệp có tinh thần trách nhiệm cao, có kiến thức chung, phong cách làm việc và trình độ tương thích với yêu cầu hội nhập, trước hết phải có khả năng làm việc độc lập, giao tiếp bằng ngoại ngữ tốt (tiếng Anh, Hoa, Nhật,…)

2. Mô hình SWOT trong hoạt động XTĐT của tỉnh Hải Dương

Để đưa ra các giải pháp XTĐT ta dùng mô hình Ma trận SWOT phân tích sự kết hợp đưa ra phương án XTĐT:

* Đánh giá về các cơ hội (O) và đe doạ (T) - Cơ hội chủ yếu:

+ Chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của tỉnh ngày càng được mạnh mẽ thoáng mở hơn thể hiện tính vượt trội hơn các địa phương lân cận.

+ Nhu cầu đầu tư của các nhà sản xuất công nghiệp và khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ngày càng gia tăng.

+ Sự quan tâm rất sâu sắc, hỗ trợ mạnh mẽ của các cấp lãnh đạo, đảng chính quyền địa phương và sự phối hợp hỗ trợ các cơ quan có liên quan.

- Những đe doạ:

+ Các tỉnh lân cận có tiềm lực mạnh (Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh,…) tạo nên tính cạnh tranh gay gắt.

+ Môi trường pháp lý còn bất cập và thủ tục hành chính còn rườm rà. • Đánh giá về điểm mạnh (S), điểm yếu (W):

Tương tự đánh giá về môi trường bên ngoài, ta sử dụng bảng đánh giá các yếu tố bên trong để định lượng các yếu tố bên trong để định lượng các nhân tố tác động

- Những điểm mạnh chủ yếu:

+ Vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng KCN tương đối phát triển và có tính đồng bộ (S1)

+ Đầu tư hợp lý, quản lý chặt chẽ, giá thành đầu tư thấp (S2)

+ Có mối quan hệ tốt và được sự ủng hộ của các cấp chính quyền mạnh mẽ (S3) - Điểm yếu cụ thể:

+ Chất lượng nguồn nhân lực hạn chế (W1)

+ Chính sách Marketing và hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài còn yếu (W2) + Mối quan hệ với các quốc gia vẫn còn khá hạn chế (W3)

* Phân tích kết hợp SWOT:

Dựa vào kết quả phân tích đánh giá từng nhân tố tạo nên điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức ở phần trên, ta sắp xếp chúng vào ma trận SWOT và phối hợp logíc từng cặp yếu tố để thành phương án chiến lược cụ thể.

Ta sử dụng các điểm mạnh để khai thác cơ hội đầu tư. Ở đây, là dựa vào vị trí địa lý thuận lợi, gần kề thành phố Hà Nội với cơ sở hạ tầng đã được xây dựng tương đối cơ bản. Kết hợp với các yếu tố về công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hợp lý, quản lý xây dựng chặt chẽ, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ thì sẽ thu hút

được nhiều nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh, khai thác tối đa nhu cầu đầu tư vào khu vực trọng điểm Bắc Bộ đang có xu hướng tăng (S1S2O3).

Vận dụng mối quan hệ tốt được sự ủng hộ của các cấp chính quyền để có thể hưởng được các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vượt trội, cũng như cho việc thực hiện chính sách này được thuận lợi hơn. Quan hệ tốt này không mang tính thị trường nhưng rõ ràng trong thực tế hiện nay điều này là rất cần thiết tạo ra một cơ chế chính sách ưu đãi hấp dẫn nhà đầu tư một cách nhanh chóng thiết thực (S3O1).

Bảng 3.1: Bảng Ma trận SWOT phân tích kết hợp

Môi trường bên trong Môi trường bên ngoài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ hội

1. Chính sách ưu đãi thu hút đầu tư của tỉnh.

2. Nhu cầu đầu tư vào khu vực trọng điểm Bắc Bộ có xu hướng tăng.

3. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương và phối hợp hỗ trợ của cơ quan liên quan.

Đe dọa 1. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới hiện nay. 2. Các tỉnh lân cận có tiềm lực mạnh tạo nên tính cạnh tranh gay gắt. 3. Môi trường pháp lý còn bất cập và thủ tục hành chính còn rườm rà.

Điểm mạnh

1. Vị trí địa lý thuận lợi, CSHT KCN tương đối phát triển và có tính đồng bộ. 2. Đầu tư hợp lý, quản

lý chặt chẽ, giá thành đầu tư thấp. 3. Có mối quan hệ tốt và được sự ủng hộ của các cấp chính quyền mạnh mẽ. Các cặp phối hợp SO Các cặp phối hợp ST Điểm yếu 1. Chất lượng nguồn nhân lực hạn chế. 2. Chính sách Marketing và hoạt động thu hút đầu tư còn yếu.

3. Mối quan hệ với các quốc gia còn khá hạn chế trong lĩnh vực đầu tư.

Các cặp phối hợp WO Các cặp phối hợp WT

3. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động XTĐT nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Hải Dương

Hoạt động XTĐT hiện nay còn khá mới mẻ đối với Việt Nam nói chung và các tỉnh thành phố trong cả nước nói chung. Hơn nữa, tính chất của công việc luôn luôn đòi hỏi tính năng động cao để phù hợp với nhu cầu luôn luôn thay đổi của nhà đầu tư cũng như là các xu hướng kinh doanh trên thế giới và trong khu vực. Vì vậy, nội dung tổng quát bao hàm các giải pháp chi tiết dưới đây được đưa ra để chuyển biến bản chất công tác XTĐT từ bị động sang chủ động. Điều này có ý nghĩa, công tác XTĐT phải được các cấp có thẩm quyền nhận thức quan trọng và sự cần thiết của nó đối với sự phồn vinh của nền kinh tế. Và từ đó xây dựng các chiến lược, các chính sách phù hợp để các cán bộ XTĐT có thể tiến hành hoạt động XTĐT theo cách của mình hướng các nhà đầu tư vào tỉnh Hải Dương tránh bỏ tình trạng thụ động, chờ các nhà đầu tư đến rồi mới đón tiếp, giới thiệu và chỉ dẫn cho các nhà đầu tư đến các cấp, các ngành và phòng ban khác. Để làm tốt công tác XTĐT trong thời gian tới, tỉnh Bình Định cần có những giải pháp sau:

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương.DOC (Trang 72 - 77)