Tình hình thu hút FDI phân theo ngành

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương.DOC (Trang 48 - 54)

- Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoà

2.1.4. Tình hình thu hút FDI phân theo ngành

Nếu như trước kia các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu đến lĩnh vực công nghiệp thì hiện nay họ lại quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực dịch vụ. Lĩnh vực dịch vụ là một lĩnh vực khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam đối với tất cả các nhà đầu tư nước ngoài. Việc Việt Nam gia nhập WTO, các nhà đầu tư có cơ hội lớn thâm nhập vào thị trường dịch vụ và gần đây đã có sự thay đổi theo hướng tăng mạnh vốn đầu tư vào ngành dịch vụ (khách sạn, du lịch, tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải, bưu điện,…). Dưới đây là biểu 2.3 thể hiện cơ cấu đầu tư trực tiếp tại tỉnh Hải Dương theo ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ tính đến hết tháng 3/2009.

Biểu 2.3: Cơ cấu đầu tư trực tiếp tại Hải Dương theo ngành (Tính đến hết tháng 3/ 2009) Vốn đăng ký 65.70% 4.21% 30.09%

Công nghiệp và xây dựng Nông lâm nghiệp Dịch vụ

Vốn thực hiện

8 .26 % 26 .75% 26 .75%

64 .99%

Công nghiệp và xây dựng Nông, lâm nghiệp Dịch vụ

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương

Tuy nhiên theo biểu 2.3, cơ cấu vốn thực hiện theo ngành vẫn duy trì tỷ trọng cao của ngành công nghiệp. Quan sát biểu trên, cũng có thể thấy một vài câu hỏi đặt ra, đó là sự chênh lệch quá lớn giữa cơ cấu vốn đăng ký thì các dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ lệ áp đảo, còn cơ cấu vốn thực hiện thì vị trí này lại thuộc về các dự án công nghiệp và xây dựng. Điều này xảy ra là do tỷ lệ thực hiện của các dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ thấp hơn nhiều so với tỷ lệ thực hiện của các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, cũng như lĩnh vực nông nghiệp – lâm nghiệp. Sở dĩ tỷ lệ thực hiện của dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ thấp như vậy là do đây là một lĩnh vực thu hút đầu tư mới mẻ. So với các lĩnh vực thu hút đầu tư truyền thống thì đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ có nhiều điểm mới mẻ hơn với các nhà đầu tư và bởi vậy quá trình thực hiện thủ tục để triển khai dự án sau cấp phép gặp nhiều bỡ ngỡ và vướng mắc hơn. Trong khi đầu tư vào lĩnh vực

truyền thống đã có nhiều dự án đầu tư, các nhà đầu tư có nhiều thông tin, hiểu biết kinh nghiệm hơn trong việc triển khai dự án sau cấp phép thì đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, các nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề mới mẻ.

Điều này cho thấy một thực trạng cần quan tâm trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới là mở cửa thông thoáng lĩnh vực dịch vụ và làm tốt công tác xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực này.

Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp, tuy nhiên, con số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành này vẫn là một con số hạn chế. Số nhà đầu tư vào ngành nông nghiệp vẫn còn rất ít so với tiềm năng của tỉnh. Bên cạnh đó, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành này cũng không nhiều.

Bảng 2.4: Các dự án đầu tư vào ngành nông nghiệp (tính đến hết tháng 3/2009)

STT Tên dự án Vốn đầu

tư (triệu USD)

Nước đầu tư Mặt hàng sản xuất

1 Công ty PTNN Việt Hưng 3,85 Đài Loan Chế biến nông sản 2 Công ty TNHH Yamazaki 0,5 VN + Nhật Bản Rau quả, trồng

măng 3 Công ty TNHH thực phẩm tin

tin

1,5 Trung Quốc SXKD nước uống từ sản phẩm nông nghiệp, nước tinh khiết, nước có ga. 4 Công ty TNHH Nam Tiến 3,1 Trung Quốc SX các sản phẩm từ

rau quả tươi 5 Công ty TNHH gia công chế

biến rau quả Vạn Phúc

0,428 Trung Quốc Rau quả, nông lâm thủy sản và các loại

thịt 6 Công ty Châu Á – Thái Bình

Dương

3,95 Đài Loan Chế biến nông sản

7 Công ty TNHH Vạn Đắc Phúc

3 Đài Loan Chế biến nông sản

8 Công ty TNHH Cẩm Thái Hưng

12 Đài Loan SX hàng nông sản, lâm sản

9 Công ty TNHH Vân Bỉnh 1,3 Đài Loan Xúc xích, lạp sường 10 Công ty TNHH Hae Woo

Vina Co.Ltd

2 Hàn Quốc SXKD hàng nông sản

11 Công ty TNHH CBNS XK Thái Dương

1 VN + Đài Loan Chế biến nông sản

Tổng vốn đầu tư (Triệu USD) 21,828

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương

Bảng 2.4 trên cho thấy hiện nay trên địa bàn Hải Dương mới thu hút được 11dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với tổng số vốn đầu tư thực hiện là 21, 828 triệu USD, so với tổng số vốn đầu tư thực hiện thì đây là một con số bé nhỏ. Mặt hàng sản xuất của các dự án này chủ yếu là sản xuất kinh doanh chế biến nông sản, lâm sản, rau quả. Điều này cho thấy cần tăng cường hơn nữa khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh.

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu, từ giữa năm 2008 số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đến Hải Dương để khảo sát tìm hiểu cơ hội đầu tư giảm rõ rệt; các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư quy mô còn nhỏ, chưa có bước đột phá trong việc thu hút các dự án có quy mô vốn lớn và công nghệ cao.

Trong tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, cùng với việc học tập kinh nghiệm từ các nước đi trước, Việt Nam đang cố gắng nỗ lực trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý Nhà nước nhằm đẩy mạnh hoạt động XTĐT. Công tác XTĐT trong thời gian qua đã có những đóng góp vào thành tựu chung của hoạt động đầu tư, góp phần tạo ra bước nhảy vọt trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Do vậy, hoạt động XTĐT đã được khẳng định và giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách thu hút vốn. Tinh thần đó được khẳng định tại Nghị Quyết số

09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ, Chỉ thị số 19/2001/CT-TTg ngày 28/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 2001-2005 và Chỉ thị số 13/2005/CT-TTg 15/2007/CT-TTg ngày 22/06/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp nhằm tạo ra chuyển biến mới trong công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trên thực tế, việc thực hiện Nghị quyết và các Chỉ thị trên đã mang lại những kết quả thành công đáng khích lệ cho nhiều địa phương. Trong đó phải kể đến nhiều địa phương như TP. HCM, Bình Dương, Hà Nội, Đồng Nai,…Nhờ có việc thực hiện công tác XTĐT năng động sáng tạo mà ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước đem vốn đầu tư để thực hiện dự án tại những địa phương này, giúp cho nền kinh tế - xã hội tại các địa phương đó phát triển mạnh. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh công tác XTĐT ở tỉnh Hải Dương hiện đang được Đảng bộ và lãnh đạo các cấp xem đó là một nhu cầu cần thiết phải làm để thu hút đầu tư và sử dụng vốn có hiệu quả xứng đáng với lợi thế và tiềm năng của tỉnh.

Tạo hình ảnh tốt đẹp trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của tỉnh trong những năm qua, hình ảnh của Hải Dương trong mắt nhà đầu tư đã ngày càng đươc nâng cao hơn. Hình ảnh của một địa điểm đến của các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn nổi tiếng trên thế giới như HATACHI, Sumidenso, Brother, UMC, IQLinks…Bên cạnh đó, Hải Dương cũng là một địa điểm tốt

cho các nhà đầu tư thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Hiện nay, Hải Dương có 97/201 dự án ĐTNN đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh thu một số năm như sau: Năm 2000 đạt 52,9 triệu USD, chiếm 11,4%; Năm 2005 đạt 238 triệu USD, chiếm 30,2%; Năm 2007 đạt trên 680 triệu USD, chiếm 38,7% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (toàn quốc tỷ trọng này đạt 35%). Các doanh nghiệp IQLinks, Makalot, Sumiden, Brother, UMC, Iriso,…hoạt động khá ổn định kể từ khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ có sự thành công của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cho nên ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm đến địa bàn tỉnh để tìm hiểu cơ hội đầu tư.

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt được những thành tựu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đó là nhờ một phần sự giúp đỡ, hỗ trợ, hướng dẫn các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư của các cấp chính quyền của tỉnh, đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương. Tỉnh cũng đã nhanh chóng thực hiện các chính sách đổi mới liên quan đến lĩnh vực đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào địa bàn tỉnh. Điều này góp phần tạo ra một môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh hấp dẫn giữ chân các doanh nghiệp và sẽ thu hút nhiều hơn nữa các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh.

Thu hút vốn và phát huy lợi thế của tỉnh

Nguồn vốn FDI là một trong những nguồn vốn được thu hút nhằm bổ sung cho phát triển kinh tế trên địa bàn của tỉnh. Trong những năm qua, đặc biệt là những năm gần đây thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng vốn đầu tư xã hội của tỉnh. Bảng 2.5 dưới đây cho thấy rõ ràng hơn tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài chiếm trong tổng vốn đầu tư xã hội của tỉnh. Tỷ lệ vốn ĐTNN thường chiếm một tỷ lệ cao (37,4% - 2008) ở đây cho thấy chính sách thu hút nguồn vốn này đã từng bước đạt được hiệu quả trên địa bàn tỉnh, các nhà đầu tư ngày càng quan tâm hơn đến việc thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Đơn vị: % Năm 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn đầu tư xã hội 100 100 100 100 Vốn ĐTNN 22,8 28,2 32,5 37,4 Vốn khác 77,2 71,8 67,5 62,6

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương.DOC (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w