- Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoà
3.2. Vai trò của FDI tới nước nhận đầu tư
Lợi ích của FDI được thể hiện ở các dạng khác nhau như những lợi ích trực tiếp lẫn những lợi ích gián tiếp. Một số lợi ích của FDI là:
Việc làm: Với mỗi quy mô đầu tư và bản thân quy trình sản xuất khác nhau thì số
lượng việc làm được tạo ra là khác nhau. Lợi ích phổ biến nhất gắn với FDI là việc làm gia tăng và được đảm bảo. Cùng với việc làm mới là thu nhập mới và sức mua bổ sung đối với những người dân địa phương gia tăng.
Nguồn vốn bổ sung: nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không những là nguồn
vốn bổ sung quan trọng mà nó còn đóng góp vào việc bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Nguồn thu: FDI mở rộng cơ sở nguồn thu thuế của địa phương và đóng góp vào
ngân sách. Thậm trí các nhà đầu tư nước ngoài được miễn hoàn toàn thuế trong một giai đoạn ngắn thông qua các ưu đãi đầu tư, thì các chính phủ vẫn có thể có được nguồn thu
gia tăng từ việc trả thuế thu nhập cá nhân bởi vì FDI tạo ra việc làm mới. Ngoài ra, đầu tư định hướng xuất khẩu tạo ra các khoản thu ngoại tệ.
Tác động thuận lợi lên đầu tư trong nước: các dòng FDI vào có xu hướng dẫn
đến sự gia tăng đầu tư trong nước bởi vì các công ty dành được quyền tiếp cận đến các kênh phân phối do các TNC mở ra, trở thành các nhà cung cấp cho các TNC, hoặc thích ứng cạnh tranh với các TNC.
Chuyển giao công nghệ: FDI có thể cải thiện quyền tiếp cận của đất nước về công
nghệ thông qua lixăng, liên doanh và thương mại địa phương. Những người làm việc cho các TNC có thể nắm bắt được bí quyết mà họ có được và thành lập các công ty trong nước đang hoạt động. Dù hình thức nào đi nữa, chuyển giao công nghệ có xu hướng dẫn đến sự tăng trưởng năng suất ngày càng cao.
Cải thiện kỹ năng lao động: Các công ty nước ngoài thường thực hiện đào tạo
thông qua công việc nhiều hơn các công ty trong nước, và cụ thể là các TNC thường tham gia vào các hoạt động sử dụng tương đối nhiều công nhân lành nghề. Những kỹ năng này thường được chuyển giao sang các lĩnh vực và các hoạt động khác khi người lao động tìm kiếm việc làm mới hoặc thành lập doanh nghiệp của chính mình. Người lao động cũng thường được đặt vào những kỹ năng tổ chức và quản lý mới, điều đó có thể kích thích tăng năng suất, tinh thần làm việc và học hỏi.
Cải thiện xuất khẩu: Nhiều dự án FDI là các dự án định hướng xuất khẩu, và các
TNC thường chiếm một tỷ phần đáng kể trong xuất khẩu của nước tiếp nhận đầu tư. Do quy mô và quyền tiếp cận của chúng đến các mạng lưới marketing và phân phối ở nước ngoài, các công ty nước ngoài nói chung là dễ dàng thâm nhập vào các thị trường xuất khẩu hơn. Nhiều nước đang phát triển đã biết cách sử dụng FDI như một phương tiện để tăng cường xuất khẩu của mình và cải thiện các khoản thu ngoại tệ. Ngoài ra, sự hiện diện của các công ty xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài là một yếu tố ảnh hưởng ở
nhiều nước trong việc khuyến khích các công ty trong nước thâm nhập vào các thị trường xuất khẩu.
Cải thiện tính cạnh tranh quốc tế của các công ty trong nước: Cơ hội tiêu thụ
sản phẩm đầu vào hoặc vật tư cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài khuyến khích các công ty trong nước nâng cao chất lượng sản phẩm và độ tin cậy trong giao hàng. Các công ty nước ngoài thường đưa ra các sản phẩm mới cho nền kinh tế trong nước, và các công ty trong nước thường khuyến khích sao chép lại những sản phẩm này. Cuối cùng, thông qua sự tác động qua lại của chúng với công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các nhà cung cấp, người tiêu dùng và các đối thủ cạnh tranh ở nước tiếp nhận đầu tư thường được kích thích để đạt được các mức độ cao hơn về đầu tư, năng suất và đổi mới sáng tạo. Kết quả là các công ty trong nước đạt được mục tiêu hiệu quả kinh tế lớn hơn và sản xuất chất lượng cao hơn.
Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư nước ngoài góp phần tích cực vào việc hoàn chỉnh ngày càng đầy đủ và tốt hơn hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông…đối với những nước đang phát triển. Thúc đẩy các hoạt động dịch vụ khách sạn, dịch vụ, tư vấn, công nghệ. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nên nhiều ngành nghề, nhiều sản phẩm mới, giúp tăng năng lực cho ngành công nghiệp của nước nhận đầu tư. Tỷ lệ đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng sản phẩm quốc nội tăng dần qua các năm.