- Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoà
4. Đánh giá hoạt động XTĐT nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Hải Dương
4.2. Hạn chế và các nguyên nhân tồn tạ
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên thì vẫn còn có những hạn chế trong hoạt động XTĐT thu hút FDI và các hạn chế đó được nảy sinh từ những nguyên nhân khác nhau. Những hạn chế có thể được chia theo các tiêu chí sau và kèm theo những tồn tại là những nguyên nhân gây ra tồn tại đó.
Về hình thức tổ chức công tác XTĐT
Tuy tỉnh đã tích cực tham gia các chuyến đi và hội thảo XTĐT ở nước ngoài, nhưng tính hiệu quả của các chuyến đi và hội thảo này đang là vấn đề. Nguyên nhân dẫn đến tính kém hiểu quả là do chuyên môn và khả năng tổ chức các cuộc hội thảo của tỉnh còn hạn chế và thấp hơn một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương,…
Về nội dung XTĐT
Chiến lược XTĐT: hiện nay tỉnh chưa có một chiến lược XTĐT tổng thể. Sự phối hợp giữa cơ quan XTĐT của tỉnh với các tỉnh khác trong hoạt động XTĐT vẫn còn hạn chế bởi tính thiếu đồng bộ. So với một số tỉnh thành phố như TP HCM, Hà Nội, Đồng Nai,…tỉnh kém tính năng động, sáng tạo hơn trong việc thực hiện các chương trình XTĐT thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Dịch vụ trước và sau đầu tư: Đã có nhiều tiến bộ được ghi nhận trong việc cung cấp dịch vụ trước khi cấp phép đầu tư. Tuy nhiên, các dịch vụ sau cấp phép đầu tư vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu về vấn đề này vẫn là điểm trở ngại lớn cho đầu tư nước ngoài. Bên cạnh việc tỉnh đã cố gắng rất nhiều trong việc giải quyết khó khăn của các nhà đầu tư nước ngoài thì vẫn còn nhiều vấn đề vẫn không giải quyết được. Mặc dù môi trường đầu tư của tỉnh được cải thiện nhưng những vướng mắc vẫn còn gây phiền hà cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng.
Về chất lượng các hoạt động XTĐT
Chất lượng các hoạt động XTĐT thường chưa cao. Các ấn phẩm và tài liệu giới thiệu thường chưa được thiết kế hợp lý, các nhà đầu tư thường gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin về các cơ hội đầu tư. Trang Web chưa được cập nhật thường xuyên và chưa tạo thuận lợi cho người sử dụng. Chất lượng các nguồn thông tin, tài liệu giới thiệu về cơ hội đầu tư còn thấp và nhiều thông tin lạc hậu. Nguồn thông tin phục vụ hình thành dự án đầu tư chưa được khảo sát, tích hợp, những thông tin đã có lại hết sức phân tán. Phần lớn các tài liệu giới thiệu đều do các tổ chức, các cán bộ thu thập tài liệu chỉ ra các mục đích chính của mình và mô tả tóm tắt về các cơ hội đầu tư. Tồn tại chính của các tài liệu này là chất lượng của chúng còn thấp và nhiều thông tin lạc hậu. Điều này xảy ra ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Hầu hết các địa phương đều ban hành danh mục kêu dự án kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên, danh mục này lại đều ít các nhà đầu tư quan tâm vì nhiều lý do đó là các danh mục đầu tư này không nêu rõ được thông tin hấp dẫn các nhà đầu tư như lợi ích sau đầu tư là gì? Cơ sở hạ tầng, chi phí, các tiện ích có sẵn…Họ ít quan tâm đến dự án kêu gọi đầu tư này vì họ quan tâm trước hết đến việc liệu họ có kiếm được lợi nhuận từ dự án đầu tư hay không? Theo nhận định của các nhà đầu tư, dự án kêu gọi này dựa trên cơ sở lợi ích của địa phương mà chưa chú ý đến nhu cầu của nhà đầu tư.
Về tổ chức nhân sự
Tình trạng thiếu nguồn nhân lực cho công tác XTĐT hiện đang là vấn đề nổi cộm ở các Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Ban quản lý KCX, KCN nói chung và tại tỉnh Hải Dương nói chung. Trình độ, khả năng sử dụng ngoại ngữ cũng như năng lực marketing của đội ngũ tiến hành công tác XTĐT cũng đang là những vấn đề chính hạn chế hiệu quả của bất kỳ chương trình XTĐT nào. Hầu hết đội ngũ nhân viên của các cơ quan XTĐT xũng chưa được trang bị những kỹ năng cần thiết về marketing và thuyết trình. Theo đánh giá của hầu hết các nhà đầu tư được phỏng vấn trong cuộc điều tra chất lượng hoạt
động XTĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều khẳng định chất lượng đào tạo của đội ngũ nhân viên trong các cơ quan XTĐT của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu.
Bảng 2.7: Đánh giá năng lực và trình độ của đội ngũ nhân lực tại các Cơ quan XTĐT
Kỹ năng và năng lực Rất tốt Tốt Trung bình Yếu
Kỹ năng làm việc 5% 10% 45% 40% Năng lực làm việc 2% 22% 44% 32% Khả năng sử dụng ngoại ngữ 2% 13% 49% 32% Sự năng động 0% 24% 38% 38% Sự chân thực 2% 21% 57% 20% Kỹ năng marketing 0% 12% 48% 41%
Nguồn: Báo cáo điều tra về chất lượng hoạt động XTĐT tại Việt Nam 2005, Bộ KH-ĐT
Theo bảng 2.7 ta thấy rõ năng lực và trình độ của đội ngũ nhân lực tại các Cơ quan XTĐT. Theo đó, tỷ lệ đạt trình độ rất tốt còn khá hạn chế và tỷ lệ đạt trình đọ yếu lại chiếm một phần lớn. Do vậy, nhu cầu đào tạo là cấp bách. Tỉnh đã nhận thức được yêu cầu về đào tạo cho nhân viên nhưng hạn chế về khả năng thực hiện các khóa đào tạo. Khó khăn về tài chính cũng là nguyên nhân chính dẫn đến cản trở việc đào tạo cán bộ.
Về tài chính cho hoạt động XTĐT
Hiện tại, hoạt động XTĐT chỉ được tài trợ bởi ngân sách của tỉnh cho hoạt động hàng năm của Trung tâm XTĐT. Chính vì vậy, việc tiến hành hoạt động XTĐT và duy trì các mối quan hệ đối tác còn rất hạn hẹp. Và do phân bổ từ ngân sách tỉnh nên phân bổ ngân sách cho hoạt động XTĐT phụ thuộc vào nhận thức của UBND tỉnh về tầm quan trọng và vai trò của công tác XTĐT. Trong thời gian gần đây công tác XTĐT mới được
quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, vẫn còn rất ít kinh phí được phân bổ cho công tác XTĐT. Và nguồn kinh phí hạn hẹp nên hoạt động XTĐT trở nên kém chủ động và gò bó trong việc lựa chọn hình thức và tổ chức hoạt XTĐT.
Từ những tồn tại ở từng khía cạnh của hoạt động XTĐT trên ta có thể liệt kê ra những tồn tại và nguyên nhân chung như sau:
Kinh nghiệm chuyên môn của đội ngũ cán bộ tại Trung tâm XTĐT còn hạn chế và nhiều thiếu sót, trình độ về XTĐT còn chưa đồng đều.
Chưa tiến hành đồng bộ và vận dụng hết các công cụ để thực hiện công tác XTĐT.
Chưa có ngân sách riêng dành cho hoạt động XTĐT.
Kết quả thu hút đầu tư cho thấy công tác XTĐT cần phải được quan tâm đẩy mạnh hơn nữa. Những năm gần đây tuy đã chuyển biến tích cực nhưng đến thời điểm này số lượng và chất lượng dự án đầu tư nước ngoài vào tỉnh chưa cao.
Hình ảnh của tỉnh vẫn còn ít người biết đến, cần phải được xây dựng và quảng bá một cách chuyên nghiệp, mạnh mẽ và rộng rãi hơn.
Chưa thật sẵn sàng về quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, quy hoạch sử dụng đất và chuẩn bị hạ tầng, mặt bằng cho dự án đầu tư. Hải Dương được chọn làm điểm xây dựng quy trình và định mức kinh tế kỹ thuật quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng đất ở Hải Dương vẫn còn nhiều bất cập như ở một số địa phương vẫn chưa quan tâm đầy đủ, chưa có quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch còn mang tính hình thức, tính khả thi chưa cao, chưa điều chỉnh bổ sung kịp thời cho phù hợp với thực tế. Điển hình là hai huyện Kinh Môn và Kim Thành, công tác phối hợp các cấp, ngành trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất còn thiếu đồng bộ và nhiều bất cập. Điều này cũng thể hiện rất rõ ở tình hình thực trạng việc các khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng tại tỉnh. Điển hình cho tình hình này ta có thể lấy ví dụ về việc đền
bù giải phóng mặt bằng để xây dựng CCN Tàu Thủy ở xã Lai Vu (Kim Thành). Tình trạng khó khăn trong quá trình giải phóng mặt bằng là do diện tích đất thu hồi lớn, một số hộ dân mất 100% ruộng canh tác và giá bồi thường đất chưa thỏa đáng; việc giải quyết lao động tại địa phương cũng chưa rõ ràng.
Cơ sở hạ tầng không đồng bộ, nhất là cơ sở hạ tầng trong các KCN. Tuy nhiên, việc xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong các KCN đòi hỏi một lượng vốn rất lớn và đây cũng là một trở ngại lớn. Đồng hành với công tác XTĐT là phải có cơ sở hạ tầng, giao thông. Đó là điều quan trọng để “giữ chân” các nhà đầu tư và đẩy nhanh việc thực hiện dự án. Cơ sở hạ tầng không đồng bộ là rào cản đối với việc thu hút các nhà đầu tư. Hiện nay, ở một số KCN trong địa bàn tỉnh chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải tâp trung, ngay như KCN Nam Sách và Đại An được đánh giá là có hệ thống hạ tầng khá hoàn chỉnh.