Xây dựng và nâng cao chất lượng chiến lược xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương.DOC (Trang 84 - 86)

- Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoà

3.6.Xây dựng và nâng cao chất lượng chiến lược xúc tiến đầu tư

4. Đánh giá hoạt động XTĐT nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Hải Dương

3.6.Xây dựng và nâng cao chất lượng chiến lược xúc tiến đầu tư

Về phía nhà nước: cần phải xây dựng một chiến lược XTĐT ở cấp quốc gia mang

tính dài hạn để định hướng cho công tác XTĐT tại Hải Dương và các tỉnh thành trong cả nước hoạt động hiệu quả hơn.

Về phía Trung tâm XTĐT: cũng cần phải xây dựng cho mình một chiến lược

XTĐT phù hợp với đặc điểm của địa bàn, chiến lược đó phải xác định xem lĩnh vực nào là trọng tâm, quốc gia nào, công ty nào là tiêu điểm để tập trung trong chiến lược XTĐT.

Xây dựng chiến lược trên địa bàn tỉnh:

Thực hiện chiến lược thu hút đầu tư có hiệu quả: kết quả của cuộc điều tra cho

thấy nhu cầu cấp thiết là Trung tâm XTĐT thực hiện XTĐT phải áp dụng và thực hiện một số chiến lược XTĐT có hiệu quả. Một chiến lược XTĐT nên thể hiện ít nhất những vấn đề như lĩnh vực, ngành nghề nào là quan trọng trong thời gian ngắn (1-2 năm) và trung hạn (2-3 năm), trọng điểm là ở khu vực địa lý then chốt nào, phương pháp xúc tiến nào sẽ được sử dụng để tiếp cận các công ty và tại sao lựa chọn công ty đó.

Xác định ngành trọng điểm và các nguồn đầu tư tiềm năng: Một chiến lược XTĐT đòi hỏi phải xác định ngành công nghiệp nào, hoạt động nào, quốc gia nào và

thậm trí công ty nào là tiêu điểm để tập trung vào. Một khi những trọng điểm đã được xác định, điều quan trọng là phải xác định trong những đoạn thị trường tiềm năng để có thể tiến hành đầu tư. Sự phân đoạn thông thường được sử dụng trong tiếp thị kinh doanh có thể sử dụng trong việc đặt trọng tâm vào nhà đầu tư, theo đó thị trường có thể phân đoạn theo các tiểu chí kinh tế, địa lý, dân số học và tâm lý học. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài các nhân tố kinh tế học và địa lý là nhân tố quan trọng nhất.

Theo kết quả đánh giá ban đầu là cơ quan XTĐT nên chú trọng vào các quốc gia sau:

Bảng 3.2: Cơ cấu các ngành và các quốc gia có nguồn vốn đầu tư

STT Ngành mục tiêu Các quốc gia mục tiêu

1 May mặc và dệt Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore 2 Da giầy/ giầy dép Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông,

Singapore

3 Điện tử Nhật Bản, Mỹ, các nước thuộc EU, Hàn Quốc

4 Dầu khí Mỹ, các nước EU, Malaysia, Nga

5 Chế biến thực phẩm Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước EU 6 Công nghệ thông tin Mỹ, Nhật Bản, các nước thuộc EU, Singapore

7 Hóa chất Mỹ, các nước thuộc EU, Nhật Bản, Hàn Quốc

8 Chế tạo cơ khí Nhật Bản, Hàn Quốc

Các chiến lược mục tiêu nhằm vào các ngành ưu tiên XTĐT cũng nên được xem xét theo khía cạnh cơ cấu kỹ thuật sản xuất. Ví dụ như cho thấy cơ cấu của các ngành ưu tiên được chia nhỏ ra theo các nhóm sau: sử dụng nhiều vốn, sử dụng nhiều lao động, dựa vào tài nguyên thiên nhiên, dựa vào công nghệ và dựa vào xuất khẩu. Theo kết quả phân tích này có thể đưa ra các chính sách, các biện pháp và các chiến lược tiếp thị đặc

trưng của từng ngành được phát triển có xem xét nhu cầu của các ngành đó theo yếu tố như tính cạnh tranh, tiềm năng thị trường và trình độ công nghệ.

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương.DOC (Trang 84 - 86)