1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp

108 1,8K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình CNH – HĐH đất nước ở nước ta, nguồn vốn FDI đã phát huy được vai trò rõ rệt của nó trong những năm qua.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong quá trình CNH – HĐH đất nước ở nước ta, nguồn vốn FDI đã pháthuy được vai trò rõ rệt của nó trong những năm qua Việc thu hút nguồn vốn FDI đểkhai thác hiệu quả hơn tiềm năng vốn có của quốc gia là một yêu cầu bức thiết đặtra ở hầu hết các địa phương trong cả nước Trong những năm gần đây, xúc tiến đầutư được coi là công cụ hữu hiệu nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn FDI Tuynhiên, nhận thức về hoạt động xúc tiến đầu tư hiện nay vẫn còn có những hạn chếnhất định và hoạt động xúc tiến đầu tư ở nước ta nói chung, ở các địa phương nóiriêng và cụ thể địa bàn nghiên cứu trong đề tài này là tỉnh Hải Dương vẫn còn đangtrong giai đoạn sơ khai, chưa có được chiến lược XTĐT, đồng thời cũng chưa khaithác hết tính hiệu quả của các công cụ XTĐT trong quá trình vận động các nhà đầutư tiềm năng Như vậy, thực trạng của hoạt động xúc tiến đầu tư diễn ra tại tỉnh HảiDương hiện nay như thế nào? Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân gây ra hạnchế là gì? để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục Đây là vấn đề hết sức quan trọngtrong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương Nhận thức được tầm quantrọng của hoạt động XTĐT trong việc tăng cường thu hút FDI, do đó, em quyết định

chọn đề tài: “Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trựctiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên

cứu khóa luận.

2 Mục đích chọn đề tài

Đề tài nghiên cứu nhằm nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về hoạtđộng xúc tiến đầu tư và qua đó đưa ra một cái nhìn cụ thể về tình hình công tác xúctiến đầu tư tại tỉnh Hải Dương, cụ thể như sau:

 Lý luận chung về hoạt động xúc tiến đầu tư

 Giới thiệu chung về Hải Dương và những tiềm năng của tỉnh để đẩy mạnhcông tác xúc tiến đầu tư tại tỉnh

Trang 2

 Phân tích thực trạng công tác xúc tiến đầu tư tại tỉnh Hải Dương

 Trên cơ sở thực trạng đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tácxúc tiến đầu tư

3 Đối tượng nghiên cứu

Trong phạm vi một luận văn tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn trongcác nội dung sau:

 Những lý luận chung về hoạt động xúc tiến đầu tư Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư tại Hải Dương

 Phương hướng phát triển và một số giải pháp hoàn thiện công tác xúc tiếnđầu tư

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiêncứu, phân tích số liệu, tổng hợp và so sánh Từ đó, đưa ra ý kiến nhằm hoàn thiệnvấn đề nghiên cứu.

5 Những đóng góp của luận văn

 Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến hoạt động xúctiến đầu tư

 Phản ánh thực trạng, phân tích những ưu điểm tìm ra những mặt hạn chế củacông tác xúc tiến đầu tư trên đại bàn Hải Dương, phân tích các nguyên nhândẫn đến hạn chế đó

 Trên cơ sở vận dụng lý luận và thực trạng phân tích luận văn đề xuất các giảipháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài địa bàn tỉnh HảiDương trong thời gian tới.

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, bố cục khóa luận đượcchia làm ba chương:

Trang 3

Chương I: Lý luận chung về hoạt động XTĐT thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.Chương II: Thực trạng hoạt động XTĐT nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài tại tỉnh Hải Dương.

Chương III: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XTĐT nhằm tăng cường thu hút đầu

tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương.

Trang 4

CHƯƠNG I

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯTHU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1 Những lý luận chung về hoạt động xúc tiến đầu tư

1.1 Khái niệm về Xúc tiến đầu tư

Xúc tiến đầu tư là một công cụ nhằm để thu hút đầu tư Hoạt động XTĐT cóvai trò quảng bá hình ảnh của một đất nước, một địa phương về môi trường đầu tưsở tại nhằm thu hút dòng vốn đầu tư vào địa bàn Dòng vốn đầu tư không thể tựnhiên mà có vì các quốc gia trên thế giới vẫn tiếp tục tự do hóa, các tập đoàn lớn,các công ty xuyên quốc gia vẫn đang được thu hút về những nơi có môi trường tốtvà có những điều kiện thuận lợi Hơn nữa, trong xu thế cạnh tranh để thu hút đầu tưgiữa các địa phương khác nhau ngày một trở nên dữ dội hơn Như vậy, sự cạnhtranh gay gắt giữa các địa bàn đã làm cho công tác XTĐT trở thành một hoạt độngtất yếu và ngày càng được gia tăng không chỉ ở những nước, những địa phương pháttriển mà còn ở những nước, những địa phương đang phát triển.

Công tác XTĐT là một hoạt động đa dạng và ngày càng trở nên đa dạng.Công tác XTĐT không chỉ đơn giản là việc mở rộng thị trường nội địa cho các nhàđầu tư nước ngoài Không có một khái niệm nhất quán về “Xúc tiến đầu tư”, ở đây

ta có thể hiểu XTĐT như sau: “Xúc tiến đầu tư là một hoạt động kinh tế - xã hộinhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc thu hút các tập đoàn kinhtế, các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước đến đất nước mình, địaphương mình…để đầu tư Hay nói cách khác, hoạt động xúc tiến đầu tư thực chấtlà hoạt động Marketing trong thu hút đầu tư mà kết quả của hoạt động này chính lànguồn vốn đầu tư thu hút được.” Thực chất của vấn đề là làm thế nào để tạo dựng

được thương hiệu của một quốc gia, một địa phương để các nhà đầu tư gắn liền nóvới những đặc điểm chất lượng mà họ yêu cầu.

Theo nghĩa hẹp, công tác XTĐT là những biện pháp thu hút đầu tư thông quamột biện pháp tiếp thị tổng hợp của các chiến lược về “sản phẩm”, “xúc tiến” và “giá”.

Trang 5

Sản phẩm: ở đây sản phẩm chính là địa điểm hay các dự án tiếp nhận đầu tư.

Để phát triển các chiến lược tiếp thị phù hợp cần phải hiểu những thuận lợi và bấtlợi thực sự của một quốc gia hay một địa phương trước các đối thủ cạnh tranh.

Giá cả: là giá mà nhà đầu tư phải trả để định vị hoạt động tại địa điểm đó.

Giá này bao gồm tất cả các loại chi phí từ giá sử dụng cơ sở hạ tầng, các tiện íchđến các loại thuế, ưu đãi,…Việc xác định giá phải có cơ sở và phải đạt được cácmục tiêu như là khi chào hàng phải tính đến giá trị đầu tư của khách hàng; để tạo sựcạnh tranh, khi báo giá phải liệt kê rõ các dịch vụ sau bán hàng kèm theo Giá tiềnkhách hàng phải trả tương xứng với mức dịch vụ mà họ nhận được; giá được quyếtđịnh ở mức giữ uy tín cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp để tránh sự can thiệp củacơ quan liên quan.

Xúc tiến: là những hoạt động phổ biến thông tin về các nỗ lực tạo lập nên

một hình ảnh về quốc gia, một địa phương hay một KCN nào đó và cung cấp thôngtin về các dịch vụ đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm năng như tăng cường giới thiệucác dịch vụ, sản phẩm tới nhà đầu tư; tăng cường hoạt động xây dựng hình ảnh bằngcác hoạt động cụ thể; tổ chức mạnh mẽ trong giai đoạn đầu hoạt động quan hệ côngchúng bao gồm tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức họp báo, tiếp xúc với kháchhàng thường xuyên…

1.2 Vai trò hoạt động xúc tiến đầu tư

Hoạt động XTĐT có vai trò đặc biệt quan trọng nhất là khi các chủ đầu tưcòn đang trong giai đoạn tìm hiểu thăm dò, lựa chọn địa điểm đầu tư Hoạt độngXTĐT cho chủ đầu tư biết những thông tin liên quan đến ý định đầu tư của họ, giúphọ có được tầm nhìn bao quát về quốc gia để cân nhắc, lựa chọn Như vậy, hoạtđộng XTĐT giúp cho chủ đầu tư rút ngắn được thời gian tạo điều kiện để họ nhanhchóng đi đến quyết định đầu tư.

Sau bước tạo dựng hình ảnh bước tiếp theo là tập trung vận động các nhà đầutư tiềm năng, có thể nói ở đây hoạt động XTĐT đã chuyển những yếu tố thuận lợicủa môi trường đầu tư thông qua các cơ chế chính sách hữu hiệu của hệ thống

Trang 6

khuyến khích tác động đến nhà đầu tư tiềm năng ở nước ngoài, cung cấp cho họlượng thông tin kịp thời, chính xác.

Bên cạnh đó, các dịch vụ đầu tư giúp chủ đầu tư có được thông tin về thịtrường nội địa, được tư vấn về lực lượng công nhân cũng như thủ tục đăng ký, cấpphép, được tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án…để chủ đầu tưcó thể nhanh chóng đi vào hoạt động một cách thuận lợi, hiệu quả.

Với ý nghĩa đó, XTĐT đã trở thành nội dung chính của hoạt động thu hút FDI.

1.3 Mô hình và cơ cấu tổ chức của công tác xúc tiến đầu tư

1.3.1 Mô hình công tác xúc tiến đầu tư

- Mô hình công tác XTĐT được thể hiện trong hoạt động của 3 cấp: cấp quốcgia, cấp địa phương và doanh nghiêp.

Ở cấp quốc gia, mô hình hoạt động rộng khắp mang tính bao trùm trên tất

cả các địa phương trên cả nước, các ngành nghề và mang tính chất dàntrải.

Ở cấp địa phương, mô hình hoạt động trong phạm vi địa phương và cụ

thể hơn.

Ở cấp doanh nghiệp, mọi hoạt động đều mang tính cụ thể nên mô hình

hoạt động mang tính chất tập trung hơn.

- Trong công tác xúc tiến đầu tư cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơquan XTĐT ở ba cấp quốc gia, địa phương và doanh nghiệp Sự phối hợp thốngnhất giữa các địa phương trong công tác XTĐT là hết sức quan trọng

Trang 7

1.3.2 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức trong cơ quan XTĐT cấp quốc gia, địa phương bao gồm:

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của CQ XTĐT

- Bộ phận XTĐT: có nhiệm vụ lựa chọn nhà đầu tư, tiến hành quảng bá, quan

hệ với công chúng, quảng cáo, phương tiện thông tin trong và ngoài nước Tổ chứccác đoàn ra nước ngoài, đoàn vào trong nước.

- Bộ phận pháp lý: Tư vấn pháp lý và hỗ trợ xin các giấy phép hoặc phê duyệt - Bộ phận cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư: Cung cấp các dịch vụ cho nhà

đầu tư và chịu trách nhiệm về những dịch vụ này Xử lý các trường hợp đầu tư mớido bộ phận XTĐT tạo ra hoặc bằng các cách khác.

- Bộ phận hỗ trợ sau đầu tư: Chăm sóc nhà đầu tư sau khi có Giấy phép hoặc

hỗ trợ trong trường hợp tái đầu tư Chăm sóc các nhà đầu tư đang hoạt động đểkhuyến khích họ tái đầu tư Bộ phận này cũng hỗ trợ các nhà đầu tư đang hoạt độngkhác phục bất kỳ khó khăn, trở ngại nào trong quá trình hoạt động của họ.

Đối với cơ cấu tổ chức của cơ quan XTĐT cấp doanh nghiệp thì hiện naychưa rõ ràng, hầu hết các doanh nghiệp chỉ có Phòng Kinh doanh và Tiếp thị Trongđó thì chức năng, nhiệm vụ XTĐT của họ rất mờ nhạt.

1.4 Nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư

Bộ phận XTĐT

Bộ phận pháp lý

Bộ phận cung cấp dịch vụ

Bộ phận hỗ trợ sau

đầu tưCơ quan XTĐT

Trang 8

Để thực hiện tốt công tác XTĐT thì việc xác định các nội dung, các chươngtrình cho những hoạt động này là rất quan trọng Nội dung của công tác XTĐT củacơ quan Trung ương, địa phương và các tổ chức tham gia XTĐT bao gồm 6 loạihình hoạt động: xây dựng chiến lược về XTĐT; xây dựng hình ảnh; xây dựng quanhệ; lựa chọn mục tiêu và tạo cơ hội đầu tư; cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho nhà đầutư; đánh giá và giám sát các công tác XTĐT được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.2: Nội dung hoạt động XTĐT

1.4.1 Xây dựng chiến lược về XTĐT

Một chiến lược XTĐT sẽ là một bản đồ chỉ dẫn cơ quan XTĐT đạt được cácmục tiêu đã đề ra Các mục tiêu thu hút đầu tư không thể dễ dàng đạt được Vì vậy,phải có một kế hoạch tổng thể sắp xếp các hoạt động như chuẩn bị tài liệu giớithiệu, tổ chức các cuộc hội thảo đầu tư, tổ chức các cuộc thăm địa điểm đầu tư,…

Như vậy, chiến lược XTĐT là cách thức tổ chức một loạt các hoạt độngXTĐT nhằm tăng cường đầu tư vào một quốc gia, một địa phương Để thực sự đạtđược hiệu quả, các chiến lược đầu tư đều phải rõ ràng, phù hợp với mục tiêu chung.Việc xác định mục tiêu cho chiến lược liên quan đến việc xác định lợi thế, bất lợi,những lĩnh vực phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, trên cơ sở đó lựachọn đối tác, lĩnh vực cũng như các công ty để tiến hành chương trình XTĐT Việcnày đòi hỏi sự nghiên cứu và hoạch định một cách chi tiết, cụ thể Đây là một nộidung hết sức quan trọng, định hướng cho toàn bộ hoạt động XTĐT tiến hành sau

NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XTĐT

Xây dựng chiến lược

Xây dựng hình ảnh

Xây dựng quan hệ

Lựa chọn mục tiêu

và tạo cơ hội đầu tư

Cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho nhà đầu

Đánh giá

và giám

sát đầu

Trang 9

đó Tính đúng đắn và khả thi của chiến lược XTĐT có vai trò quyết định đến sựthành công hay thất bại của toàn bộ chương trình XTĐT.

Có ba bước để xây dựng một chiến lược XTĐT

Bước 1: Đánh giá nhu cầu của cơ quan XTĐT và tiềm năng đầu tư

- Xác định các mục tiêu của cơ quan XTĐT và mục tiêu phát triển của quốcgia, địa phương: Các mục tiêu XTĐT phản ánh mục tiêu phát triển của quốc gia,của địa phương và của doanh nghiệp để tối đa hoá lợi ích của những nỗ lực xúc tiếncủa CQXTĐT.

- Khảo sát các xu hướng đầu tư nước ngoài và những ảnh hưởng bên ngoài:Các xu hướng đầu tư nước ngoài trên thế giới và khu vực sẽ cho thấy ai đang đầutư, ở đâu và tại sao, đồng thời sẽ giúp cho CQXTĐT xác định các ngành, lĩnh vựctiềm năng để hướng tới.

- Tiến hành phân tích SWOT: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội vàthách thức sẽ cho CQXTĐT một bức tranh năng động về điểm mạnh, điểm yếu,hiện tại và tương lai của đất nước, của địa phương dưới góc độ là một địa điểmđầu tư.

- Phân tích các đối thủ cạnh tranh: Sau khi hoàn thành quá trình phân tíchSWOT, CQXTĐT có thể dùng các điểm tìm được từ quá trình phân tích SWOT đểđặt tiêu chuẩn về khả năng cạnh tranh của đất nước, của địa phương hay của doanhnghiệp mình với tư cách là một địa điểm đầu tư với các đối thủ cạnh tranh.

Bước 2: Hướng tới các ngành và khu vực có nguồn đầu tư

Để hướng tới các ngành, các khu vực địa lý có nguồn đầu tư phù hợp vớicác đặc tính của đất nước, cần hoàn thiện các nhiệm vụ sau:

- Lập một danh sách các ngành: Danh sách sơ bộ các ngành có khả năng đểhướng tới có thể bao gồm các ngành đã hoạt động tại đất nước, tại địa phương, cácngành hoạt động tại các nước cạnh tranh.

Trang 10

- Phân tích các ngành: Phân tích cơ cấu, các công ty quan trọng và xu hướngđể đánh giá khả năng ĐTNN trong tương lai và để hiểu ngành này tìm kiếm gì từmột địa điểm ở nước ngoài.

- Đánh giá khả năng phù hợp của ngành với đất nước, địa phương: So sánhcác yêu cầu của mỗi ngành với đặc điểm của đất nước, địa phương được xác địnhtrong quá trình phân tích SWOT để rút ngắn danh sách các ngành tiềm năng để lựachọn một số ngành Bên cạnh đó, kiểm tra sự nhất quán với mục tiêu chính sách.

- Lập một danh sách ngắn các ngành: xếp hạng hoặc chấm điểm xét theo 3góc độ sau: sự phù hợp của ngành với các đặc tính của đất nươc, địa phương; khảnăng cạnh tranh của đất nước, địa phương khi đáp ứng nhu cầu của ngành; và sựphù hợp của ngành đối với các mục tiêu phát triển của đất nước, địa phương

Bước 3: Xây dựng chiến lược XTĐT

Cách xây dựng một tài liệu chiến lược XTĐT gồm xác định: Các ngànhhướng tới trong ngắn hạn và trung hạn; Các khu vực địa lý quan trọng cần tập trungcủa chiến lược; Các phương pháp XTĐT được sử dụng để tiếp cận các công ty và lýdo chọn các phương pháp đó; Những thay đổi cần thiết trong cơ cấu tổ chức, chứcnăng nhiệm vụ và trách nhiệm của nhân viên trong cơ quan; Những thay đổi cầnthiết trong quan hệ đối tác và ngân sách, các nguồn tài trợ cho các giai đoạn.

1.4.2 Xây dựng hình ảnh

Các biện pháp tạo dựng hình ảnh hay uy tín được sử dụng cả trong thị trườngtrong nước và thị trường ngoài nước nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin vàkế hoạch đầu tư của một quốc gia, các chính sách và chế độ đãi ngộ, các thủ tụchành chính và yêu cầu khi đầu tư cũng như những tiến bộ, thành tựu quốc gia, địaphương đó Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển đangtừng bước hội nhập kinh tế quốc tế với những nỗ lực cải cách hoàn thiện môi trườngkinh doanh quốc gia Nhà đầu tư sẽ tích cực đầu tư khi có được những hình ảnh tíchcực về một quốc gia, địa phương sở tại

Trang 11

Bước 2: Xây dựng các chủ đề Marketing.

Khi xây dựng chủ đề Marketing, cần áp dụng các nguyên tắc sau: Chủ đềphải phản ánh được những gì mà nhà đầu tư tìm kiếm; Chủ đề cần phản ánh đượcthế mạnh riêng của nước bạn; Thông điệp cần phải đúng đắn trung thực Khi xâydựng thông điệp Marketing, nhấn mạnh vào chủ đề trọng tâm, đó là nêu bật nhữnglợi thế của đất nước, địa phương trong một số ngành nghề, lĩnh vực.

Bước 3: Lựa chọn và xây dựng các công cụ xúc tiến và tham gia vào chương

trình phối hợp Marketing.

Sau khi xác định được chủ đề marketing hiệu quả nhất, bạn cần lựa chọnnhững công cụ marketing phù hợp nhất để truyền thông điệp Lựa chọn công cụ phùhợp có vai trò quan trọng trong việc tối đa hoá khả năng tác động của các hoạt độngxúc tiến Ở đây có sự phối hợp marketing và sự kết hợp này thay đổi theo thời gian.Các công cụ marketing khác nhau có hiệu quả khác nhau của quá trình xây dựnghình ảnh Quy mô ngân sách dành cho XTĐT cũng quyết định các công cụ và sựphối hợp marketing mà bạn sử dụng Các công cụ marketing bao gồm: công cụtruyền tin (các cuốn sách mỏng giới thiệu, các báo cáo nghiến cứu về từng ngành,bản tin tức, thư ngỏ, CD-ROM, Internet, video); Chiến dịch quảng cáo; Chiến dịchquan hệ công chúng; Triển lãm và hội chợ.

Trang 12

1.4.3 Xây dựng quan hệ

Mối quan hệ hợp tác kinh tế - đầu tư đều phát triển dựa trên mối quan hệngoại giao của cả hai nước Chính vì thế, xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩahết sức quan trọng trong một chương trình XTĐT Hoạt động XTĐT được tiếnhành giữa hai nước càng trở nên thuận lợi khi các mối quan hệ nỗ lực quan hệ ởcấp Nhà nước.

Ở hầu hết các quốc gia, các địa phương hiện nay đã thành lập CQXTĐT Tùytheo điều kiện cụ thể của mỗi nước, mỗi địa phương hoạt động của CQXTĐT có thểkhác nhau Xây dựng mối quan hệ giữa CQXTĐT giữa các nước, địa phương khácnhau sẽ có tác dụng lớn hỗ trợ và bổ sung cho nhau trên cơ sở mục tiêu hoạt độngcủa mỗi tổ chức

Có ba bước tiến hành xây dựng mối quan hệ

Bước 1: Một CQXTĐT tham gia vào các quan hệ đối tác

Đối với một CQXTĐT, một quan hệ đối tác có thể được xác định như là mộtthoả thuận phối hợp công việc với các cơ quan nhà nước hoặc tư nhân để phát triểnhoặc chia sẻ các phần việc trong chương trình xúc tiến đầu tư Điều quan trọng là nónhằm để đạt được các mục tiêu đã đặt ra một cách hiệu quả hơn thông qua việc phốihợp công việc chung hơn là làm một mình CQXTĐT chỉ nên duy trì những quan hệđối tác sẽ đem lại lợi ích cho các hoạt động của CQXTĐT Quan hệ đối tác củaCQXTĐT bao gồm quan hệ đối tác cho việc phát triển sản phẩm, quan hệ đối tác tronghoạt động Marketing, quan hệ đối tác trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ khách hàng.

Bước 2: Quản lý các mối quan hệ đối tác

Xây dựng một đối tác thành công phụ thuộc nhiều vào việc chuẩn bị vànghiên cứu của CQXTĐT và các cuộc thảo luận chi tiết giữa các đối tác trước khibắt đầu công việc Hiểu được động cơ, đóng góp ý kiến, vai trò dẫn dắt của cácthành viên tham gia và cam kết thời gian sẽ đặt nền tảng vững chắc cho quan hệ đốitác hiệu quả.

Trang 13

Bước 3: Đánh giá quan hệ đối tác

Các quan hệ đối tác nên được xem xét lại định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để đảmbảo tính hiệu quả CQXTĐT cần thường xuyên giám sát và đánh giá tổng thể khikết thúc quan hệ đối tác Đây là những công việc quan trọng để tăng khả năng thànhcông trong tương lai.

1.4.4 Lựa chọn mục tiêu và cơ hội đầu tư

Mục đích của nội dung này là vận động các nhà đầu tư tiềm năng Trong đó,CQXTĐT phân loại, lựa chọn nhà đầu tư tiềm năng và tiến hành các biện pháp,công cụ vận động đầu tư như thư từ, điện thoại, hội thảo đầu tư Cơ quan đại diệntiến hành Marketing trực tiếp đến cá nhân và nhà đầu tư Hội thảo đầu tư là biệnpháp thường được lựa chọn và đem lại hiệu quả cao

Có bốn bước để lựa chọn mục tiêu và cơ hội đầu tư

Bước 1: Thực hiện chuyển từ giai đoạn xây dựng hình ảnh sang vận động

đầu tư

Các hoạt động và các kỹ năng dùng trong giai đoạn xây dựng hình ảnh vàvận động đầu tư thường có sự chồng chéo Tuy nhiên, vận động đầu tư có đặc thùriêng bởi tính tập trung cao vào từng công ty riêng lẻ bởi sự chuyển từ liên hệ chungthành liên hệ cá nhân và bởi sự mô tả rõ ràng hơn về những lợi ích cụ thể dành chocác CQXTĐT đang muốn vận động

Bước 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu theo định hướng XTĐT và được cập nhật

Cơ sở dữ liệu vận động đầu tư nên được xây dựng ngay trong nội bộ Nó chophép cơ quan XTĐT thu thập và xử lý các số liệu nhờ đó cơ quan XTĐT có thể đưara những thông tin XTĐT tập trung cao để hướng vào các công ty mà mình muốnvận động.

Bước 3: Lập kế hoạch và thực hiện chiến dịch vận động đầu tư

Vận động đầu tư có ba việc chính phải làm: xây dựng kế hoạch Marketing,chuẩn bị thư để marketing trực tiếp và thuyết trình tại công ty.

Trang 14

Xây dựng kế hoạch marketing: cơ quan XTĐT phải quyết định những vấn đềtrọng tâm của cuộc vận động như địa bàn và lĩnh vực; xác định mục tiêu của cuộcvận động và đặt mục tiêu thật sát thực con số các công ty sẽ liên hệ.

Thư Marketing trực tiếp nên ngắn gọn và đầy đủ các phần sau: mở đầu, phầnlôi cuốn, phần những lợi ích, phần mời chào và kêu gọi hành động.

Một bài thuyết trình tại công ty được chuẩn bị kỹ phải có tính tập trung cao,có sử dụng các thiết bị bổ trợ, đoán trước và trả lời được bất kỳ vấn đề gì mà nhàđầu tư có thể đưa ra.

Bước 4: Các hoạt động tiếp theo chuyến tham quan công ty

Các báo cáo về chuyến tham quan công ty được chuẩn bị ngay lập tức saumỗi lần tới thăm công ty Những thông tin trong báo cáo này đặt nền móng cho cáchoạt động hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án thành công, trong đó gồm có cả chuyếntham quan thực địa.

1.4.5 Cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho các nhà đầu tư

Đây là giai đoạn theo dõi và chăm sóc sau cấp phép đầu tư, thực chất làCQXTĐT sẽ hỗ trợ sau khi các nhà đầu tư nước ngoài quyết định triển khai dự án ởnước sở tại như nắm bắt, hỗ trợ, tư vấn, tháo gỡ những vướng mắc của nhà đầu tư nướcngoài trong quá trình thực hiện dự án Giai đoạn này nhằm tạo ra những điều kiệnthuận lợi nhất để dự án đầu tư đi vào hoạt động một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Sau khi cơ quan XTĐT có bài thuyết trình trước một nhà đầu tư tiềm năng,cơ quan XTĐT cần chuẩn bị một bản báo cáo về chuyến thăm doanh nghiệp để tạocơ sở cho việc hỗ trợ các nhà đầu tư thành công.

Hỗ trợ nhà đầu tư bao gồm ba giai đoạn: chuẩn bị cho việc đi thực địa, chuẩnbị và thu xếp cho chuyến đi đó và các công việc sau chuyến thăm

1.4.6 Đánh giá và giám sát công tác xúc tiến đầu tư

Trang 15

Giám sát là hoạt động kiểm tra một cách đều đặn các tiến độ trong hoạt độngcủa CQXTĐT để đạt được mục tiêu đã đề ra Đánh giá là quá trình kiểm tra xemcác mục tiêu của CQXTĐT đã đạt được chưa và nếu chưa đạt được thì về mặt chiphí có tiết kiệm không Thông qua những hoạt động này, một CQXTĐT có thể đánhgiá được hoạt động của mình.

Đánh giá kết quả hoạt động tạo điều kiện cho cơ quan XTĐT so sánh các kếtquả và tiến độ đã đạt được với các mục tiêu nội bộ và mục tiêu quốc gia Điều nàycũng có một số những lợi ích liên quan quan trọng: thu thập dữ liệu và các thông tinkhác được sử dụng trong các chiến dịch xúc tiến; tạo điều kiện cho cơ quan XTĐT họchỏi từ những sai sót của mình và chứng minh khả năng hoạt động của CQXTĐT.

Để tạo điều kiện giám sát và đánh giá thường xuyên, tất cả các dự án và hoạtđộng của CQXTĐT đều phải xây dựng hệ thống mục tiêu trung gian và kế hoạchthời gian để hoàn thành mục tiêu đó Các mục tiêu và lịch biểu thực hiện này là nềnmóng của việc thực hiện thành công công tác giám sát và đánh giá.

Giám sát và đánh giá không thể coi là những nhiệm vụ đứng riêng lẻ Hơnthế, các hệ thống theo dõi hoặc đo lường tốt nhất là những hệ thống phải được triểnkhai thường nhật như một phần trong công việc thường xuyên của các cán bộ cơquan XTĐT.

Để thực hiện hiệu quả hoạt động giám sát và đánh giá trong công tác XTĐT,cơ quan XTĐT có thể tiến hành theo 4 bước sau:

Bước 1: Giám sát tình hình môi trường đầu tư tại các địa điểm của cơ quan

CQXTĐT có thể giám sát và đánh giá khả năng cạnh tranh của môi trườngđầu tư bằng phân tích SWOT, điểm tin báo chí, trưng cầu ý kiến của các nhà đầu tưhiện tại.

Bước 2: Giám sát và đánh giá các hoạt động chính của cơ quan XTĐT

Cần thực hiện các đánh giá định tính và định lượng về hiệu quả chi phí củacác hoạt động xây dựng hình ảnh, nhận thức; các hoạt động định mục tiêu đầu tư và

Trang 16

vận động nhà đầu tư; các hoạt động phục vụ nhà đầu tư; hoạt động mở rộng và duytrì đầu tư; và các chi phí khác của CQXTĐT.

Bước 3: Giám sát và đo lường tình hình đầu tư thực tế

Đánh giá cuối cùng về kết quả hoạt động của CQXTĐT là số lượng đầu tưgia tăng và tái đầu tư mà CQXTĐT thu hút được hay thông tin về tình hình rút luiđầu tư Thông tin này có thể thu thập bằng cách ghi lại các số liệu liên quan đến cáckhoản đầu tư của khách hàng CQXTĐT, hoặc các khoản đầu tư trong khu vực.

Bước 4: Xây dựng tiêu chuẩn so sánh kết quả đầu tư

Điều này sẽ giúp CQXTĐT so sánh hiệu quả hoạt động của mình hoặc ghi nhậntổng thể số vốn đầu tư mà địa điểm đó thu hút được so với những khu vực khác.

Một chương trình XTĐT phải kết hợp tất cả các nội dung nói trên sao chophù hợp với yêu cầu mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cũng như tiềm năng, thếmạnh của từng địa phương, từng quốc gia.

1.5 Các công cụ chính của hoạt động xúc tiến đầu tư

Cơ quan XTĐT thường xúc tiến đồng thời nhiều hoạt động Marketing hay sửdụng nhiều công cụ XTĐT cùng một lúc Ba yếu tố mà hoạt động XTĐT hướng tới

là: Thứ nhất, xây dựng hình ảnh, tức là, giới thiệu tới các nhà đầu tư trong và ngoài

nước về những chính sách ưu đãi đầu tư, các quy trình, các thủ tục cấp giấy phép

đầu tư cùng các tiến bộ và thành tựu đạt được Thứ hai, triển khai kế hoạch (baogồm cả xây dựng hình ảnh và vận động đầu tư xen lẫn nhau), tức là, sử dụng các

chiến dịch gửi thư và gọi điện, hôi thảo, tham tán đầu tư và tiếp cận trực tiếp nhà

đầu tư Thứ ba, hoạt động và dịch vụ hỗ trợ đầu tư, tức là, bao gồm các dịch vụ hỗ

trợ liên tục từ trước khi nhận giấy phép, cấp giấy phép và sau cấp phép Các hoạtđộng này có thể là bước đầu xây dựng hình ảnh hoặc khởi đầu vận động đầu tư.

Việc xây dựng hình ảnh và vận động đầu tư sử dụng rất nhiều công cụ như:

1.5.1 Quan hệ cộng đồng

Trang 17

Quan hệ cộng đồng của cơ quan XTĐT là việc cơ quan XTĐT chủ độngquản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng giữ gìn một hình ảnh tích cựcvà nâng cao uy tín của mình Quan hệ cộng đồng có thể được thực hiện thông quarất nhiều phương tiện như: báo, đài, internet…Sử dụng phương tiện này rất tiện lợivì một bài báo có nội dung tích cực được in ở một vị trí xứng đáng trên một tờ báonổi tiếng có sẽ rất hiệu quả Tuy nhiên, một bài viết tiêu cực trên thông tin đạichúng sẽ đưa đến những nhận thức tiêu cực và có thể phản tác dụng Không chắcchắn rằng một cuộc họp báo do CQXTĐT tổ chức sẽ được đăng thành một cột lớntrên tờ báo liên quan.

Bảng 1.1: Ưu nhược điểm của công cụ quan hệ cộng đồng

Xây dựnghình ảnh vànâng cao uy tíncủa cơ quanXTĐT.

Là công cụ hữu hiệu để giảmbớt nhận thức tiêu cực và xây dựnghình ảnh về địa điểm đầu tư hấpdẫn; Độ tin cậy cao; Chi phí vừaphải; Phụ thuộc vào phương tiệntruyền thông sử dụng, công cụ nàycó thể tác động lên một phạm viđối tượng rộng lớn.

Bài viết tiêu cực trên thông tinđại chúng sẽ đưa đến những nhậnthức tiêu cực Một lỗi trích dẫnsai có thể phản tác dụng Khôngchắc chắn rằng các tờ báo mụctiêu sẽ đưa tin về sự kiện báo chívới thời lượng mà CQXTĐTmong muốn.

Phương hướng hoạt động: luôn luôn coi nhà báo/người tường thuật thời

sự/phóng viên là khách hàng quý của CQXTĐT Nếu CQXTĐT có nguồn tài chínhcho hoạt động XTĐT hạn hẹp, hãy bỏ tập trung kêu gọi các nhà báo giỏi tại cácphương tiện thông tin đại chúng mà CQXTĐT muốn đăng tin tới thăm đất nướcCQXTĐT để đưa tin cải thiện hình ảnh đất nước.

1.5.2 Quảng cáo

Quảng cáo là hình thức mà CQXTĐT tuyên truyền, đưa ra thông tin, thôngđiệp mời gọi và phản ánh chiến lược mình muốn vận động Quảng cáo có thể làm

Trang 18

nhiều người quan tâm Tuy nhiên, giá thành rất đắt và phải quảng cáo nhiều lần mớiđạt hiệu quả.

Bảng 1.2: Ưu nhược điểm của công cụ quảng cáo

Xâydựng hìnhảnh.

Thể hiện đượcCQXTĐT thích cái gì,chỗ nào và lúc nào Cóthể làm nhiều ngườiquan tâm.

Thường thiếu độ tin cậy, tốn nhiều thời gian,sẽ không có hiệu quả nếu số lần quảng cáokhông vượt khỏi mức tối thiểu để tạo nên nhậnthức hay được ghi nhớ, khó nhận ra giữa hàngđống quảng cáo khác nhau.

Phương hướng hành động: Tập trung đưa ra các quảng cáo ngắn gọn và cô

đọng một thông điệp mời gọi và phản ánh được chiến lược mình muốn vận động.

1.5.3 Tham gia triển lãm

Tham gia triển lãm là hoạt động nhằm chủ động tìm kiếm nhà đầu tư bằngcách tiếp xúc với những doanh nghiêp khác tham gia triển lãm Tuy nhiên, khó ướctính chi phí và tuỳ thuộc vào tính chất và quy mô của triển lãm Các CQXTĐTmạnh thường giảm bớt việc tham dự các triển lãm vì hình ảnh đất nước họ đã đượcnhiều người biết đến là địa điểm thu hút đầu tư tốt, thay vào đó họ tăng cường hoạtđộng theo hướng nghiên cứu - thực hiện marketing trực tiếp.

Bảng 1.3: Ưu nhược điểm công cụ tham gia triển lãm

Hoạt động nàydùng xây dựng hìnhảnh, tức là chủđộng tìm kiếm nhàđầu tư bằng cáchtiếp xúc với nhữngdoanh nghiệp kháctham gia triển lãm.

Giúp giới thiệu thông tin đầyđủ về đất nước và CQXTĐT, dễdàng phân tích đối thủ cạnhtranh; Có thể tạo nên diễn đàncho các công ty trong nước tìmkiếm đối tác nước ngoài; Tạonên các hướng kinh doanh, củngcố kiến thức về khách hàng và

Khó tìm được những ngườira quyết định và có ảnh hưởngtới việc ra quyết định tại giantriển lãm của công ty Đòi hỏithời gian tương đối nhiều đểlên kế hoạch và tham gia triểnlãm.

Trang 19

thị trường.

Phương hướng hành động: Làm tăng giá trị của triển lãm bằng cách viết thư

cho người tham gia triển lãm Sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu của CQXTĐT vàgửi thư trước cho cả các công ty mình muốn vận động mà không có gian hàng thamdự triển lãm, nhưng nhân viên của công ty nhất định sẽ đến thăm triển lãm.

1.5.4 Tổ chức tham gia vận động đầu tư

Tham gia vận động đầu tư là hoạt động nhằm chủ động tìm kiếm nhà đầu tưbằng cách tiếp xúc trực tiếp với các công ty thông qua việc cử các phái đoàn đi ranước ngoài đối với đoàn từ nước tiếp nhận đầu tư sang nước đi đầu tư, hoặc là hoạtđộng mà đoàn từ nước nhận đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư nhằm chủ động tìmkiếm địa điểm đầu tư.

Các đoàn vận động có thể thoả mãn nhu cầu của cả nhà đầu tư nước ngoàilẫn các doanh nghiệp địa phương Đoàn từ nước đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tưthường gồm các công ty có tiềm năng thực sự vì họ chỉ tham gia đoàn khi họ cóquan tâm thực sự tới việc kinh doanh trong khu vực họ tới tham quan

Bảng 1.4: Ưu nhược điểm của công cụ tham gia vận động đầu tư

Tuỳ thuộc vào cáchthức tổ chức mỗi đoàn.Đoàn vận động chung chắcchắn đó là xây dựng hìnhảnh Ngược lại, đoàn vềmột lĩnh vực cụ thể là đoànvận động đầu tư.

Đáp ứngđược nhu cầucủa cả nhà đầutư nước ngoàilẫn các doanhnghiệp địaphương

Một đoàn vận động chung chung,không có trọng tâm dễ làm phân táncác tác động XTĐT Đoàn vận động từnước nhận đầu tư mà không tập trungvào đầu tư, chỉ tập trung vào phát triểnthương mại/xuất khẩu sẽ làm hỏng cơhội vận động đầu tư.

Phương hướng hành động: Tận dụng tối đa các tác động của đoàn vận động

đầu tư bằng cách xác định một mục tiêu về ngành nghề hoặc tốt hơn là tiểu ngànhmột cách rõ ràng.

Trang 20

1.5.5 Tổ chức hội thảo về cơ hội đầu tư

Tổ chức hội thảo về cơ hội đầu tư là hoạt động thảo luận về một vấn đề nàođó về cơ hội đầu tư.

Một cuộc hội thảo có thể là một công cụ xây dựng hình ảnh hay vận độngđầu tư tuyệt vời nếu đảm bảo được chất lượng khán giả, đồng thời các diễn giả giải

quyết được một cách hợp lý và hiệu quả các yêu cầu của người nghe Hoạt động này

cần phải xác định một hoặc một vài đối tác chiến lược mạnh và bắt tay vào xâydựng kế hoạch ít nhất 6 tháng trước khi tổ chức và quan tâm đến việc bảo đảm đưathông tin lên phương tiện thông tin đại chúng Hoạt động này sẽ tạo ra cơ hội tốt đểthiết lập các mối quan hệ cá nhân với một công ty triển vọng để chuyển trọng tâmcác hoạt động của CQXTĐT đối với công ty từ giai đoạn xây dựng hình ảnh sanggiai đoạn vận động đầu tư Tuy nhiên, chi phí một cuộc hội thảo với số lượng ngườitham gia lớn có thể khá tốn kém.

Bảng 1.5: Ưu nhược điểm của công cụ tổ chức hội thảo

Một cuộc hội thảo tập trung sâuvào một hoặc một số lĩnh vựcđược tổ chức tại thị trường trọngđiểm sẽ tạo cơ hôi đầu tư.

Hội thảo có nội dung chungchung sẽ hữu ích cho việc xâydựng hình ảnh.

Tạo cơ hội tốt đểthiết lập các quan hệvới một công ty triểnvọng và chuyển từ giaiđoạn xây dựng hìnhảnh sang giai đoạn tạora cơ hội đầu tư.

Cần cố gắng đảm bảochất lượng khách mờitham dự, điều này sẽ giúpCQXTĐT đạt kết quảtích cực trong công tácliên lạc sau này.

Phương hướng hành động: Xác định một hoặc một vài đối tác chiến lược

mạnh và bắt tay vào xây dựng kế hoạch ít nhất 6 tháng trước khi tổ chức Đặc biệtquan tâm đến việc đảm bảo đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng Có sựtham dự của Lãnh đạo cấp cao.

1.5.6 Sử dụng hệ thống Internet và thư điện tử

Trang 21

Internet là mạng toàn cầu, liên kết hàng triệu máy tính trên thế giới thông quacơ sở hạ tầng viễn thông Internet là một phương tiện cho phép tất cả mọi người trênthế giới có thể truy nhập

Thông thường nội dung thư được viết trên giấy và chuyển đi bằng đường bưuđiện Tuy nhiên, thư điện tử được lưu dưới dạng các tệp văn bản trong máy vi tínhvà được chuyển đi qua đường Internet.

Như vậy, Internet là một cơ hội tuyệt vời đối với những CQXTĐT mới thànhlập để vượt qua đối thủ cạnh tranh của mình Website sẽ trở thành công cụMarketing hiệu quả khi Website đó để truy cập, có nội dung thông tin chất lượngcao và có tác dụng thúc đẩy nhà đầu tư truy cập và tái truy cập Tuy nhiên, chi phíđể thuê chuyên gia về thiết kế Website có thể rất đắt.

Bảng 1.6: Ưu nhược điểm của công cụ hệ thống Internet và thư điện t

Trải suốttừ giai đoạnxay dựng hìnhảnh tới vậnđộng đầu tư.

Internet ngày càng thành cáchhiệu quả nhất để phổ biến thôngtin Một website được thiết kế sángtạo và theo sát các yêu cầu củakhách hàng có thể tạo ra hình ảnhkhác biệt của CQXTĐT đối vớiđối thủ cạnh tranh khác E-mail làcông cụ mạnh và tiết kiệm để xâydựng và duy trì.

Việc tập trung gửi thư vậnđộng nhà đầu tư chỉ có kết quả tốtkhi có một cơ sở dữ liệu tốt Thôngtin trong cơ sở dữ liệu nhanhchóng bị lạc hậu.

Một chiến dịch Marketing trựctiếp phụ thuộc càng nhiều vàotelemarketing thì kết quả càngkém.

Phương hướng hành động: Đầu tư vào một cơ sở dữ liệu Marketing chất

lượng cao và được cập nhật Đặt mục tiêu mỗi tháng một cán bộ ở bộ phậnMarketing phải viết thư cho một số doanh nghiệp Thư Marketing trực tiếp nên báocho khách hành chờ đợi cuộc liên hệ điện thoại tiếp theo.

1.5.7 Sử dụng thư trực tiếp

Trang 22

Sử dụng thư trực tiếp trong hoạt động XTĐT là việc CQXTĐT viết thư trựctiếp đến từng công ty.

Yếu tố chủ yếu dẫn đến sự thành công là chất lượng của của cơ sở dữ liệutốt, thống nhất chặt chẽ tới mục tiêu chiến lược của cơ quan XTĐT.

Bảng 1.7: Ưu nhược điểm của công cụ sử dụng thư trực tiếp

Vận độngđầu tư

Rất tốt cho việc thiết lập và duy trì cuộcđối thoại giữa CQXTĐT và các nhà đầu tưtiềm năng Có thể vận động một cách có lựachọn các đối tượng cụ thể.

Tiếp cận mang tính cá nhân cao Rất tiếtkiệm.

Cho phép CQXTĐT từng bước đánh giátính hiệu quả của chiến dịch vận động.

Việc tập trung gửi thưvận động chỉ có kết quả tốtkhi có một cơ sở dữ liệutốt Thông tin cơ sở dữ liệunhanh bị lạc hậu

Chiến dịch marketingtrực tiếp phụ thuộc càngnhiều vào telemarketing.

Phương hướng hành động: Đầu tư vào một cơ sở dữ liệu marketing chất

lượng cao và được cập nhật Đặt mục tiêu mỗi tháng một cán bộ ở bộ phậnmarketing phải viết thư cho một số lượng doanh nghiệp.

Thư Marketing trực tiếp nên báo cho khách hàng chờ đợi cuộc liên hệ điệnthoại tiếp theo.

1.6 Trình tự thực hiện các hoạt động XTĐT

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến đầu tư trong việc thuhút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một điều quan trọng, xong việc thực hiện hoạtđộng này cũng cần phải theo một trình tự hợp lý và làm sao để phối hợp giữa các

Trang 23

công cụ XTĐT để đem lại hiệu quả cao nhất Thông thường hoạt động XTĐT đượctuân theo trình tự sau:

1.6.1 Gửi thư trực tiếp

Nếu liên hệ đầu tiên của cơ quan XTĐT với nhà đầu tư là một lá thư thì láthư ấy phải thuyết phục được người đọc quan tâm đến việc liên hệ ngay vớiCQXTĐT Lá thư phải chứa đựng những thông tin đủ để thu hút sự quan tâm,nhưng đừng nhiều quá khiến nó quá dài, khó đọc Trong thư CQXTĐT phải đưa rayêu cầu của CQXTĐT để được thuyết trình thêm về những gì mà nước CQXTĐTdành cho nhà đầu tư.

1.6.2 Gọi điện

Lá thư đã giải thích rõ lý do CQXTĐT gọi điện tới Khi gọi điện nên thuyếtphục nhà đầu tư cho phép nhóm XTĐT của CQXTĐT tới thăm công ty và thuyết trìnhvới các cán bộ có liên quan của công ty Điều thiết yếu là CQXTĐT không nên giớithiệu quá nhiều qua điện thoại, vì tác động qua lại của CQXTĐT với nhà đầu tư rất hạnchế và CQXTĐT khó có thể đánh giá mức độ quan tâm của họ Một lần nữa, cuộc điệnthoại chỉ nên cung cấp những thông tin vừa đủ nhằm tạo ra sự quan tâm hơn từ phíanhà đầu tư và tạo cơ hội gặp gỡ trực tiếp công ty hoặc cá nhân nhà đầu tư.

1.6.3 Bài thuyết trình

Khi nhà đầu tư đồng ý nghe thuyết trình, CQXTĐT có thể đưa ra hai kết luậnchung: (1) nhà đầu tư đang dự định đầu tư trực tiếp và (2) họ đã phần nào quan tâmđến địa bàn của CQXTĐT đang đề cập Người thuyết trình đồng thời giữ hai vai trò:cung cấp, thu thập thông tin và đánh giá mức độ quan tâm của nhà đầu tư Phải nhớrằng, không mấy khi nhà đầu tư cam kết một dự án đầu tư mà không cần xem xétđịa điểm đầu tư, do vậy, tham quan thực địa là bước quan trọng tiếp theo Bài thuyếttrình nên động viên việc tham quan này và giải thích về những gì CQXTĐT có thểhỗ trợ nhà đầu tư để lập kế hoạch và thực hiện chuyến tham quan như vậy.

1.6.4.Thăm thực địa

Trang 24

Khi nhà đầu tư hoặc một nhóm du khách tới thăm địa bàn CQXTĐT cần thuhút đầu tư thì đây thực sự là cơ hội marketing quan trọng cho CQXTĐT Trongphần lớn các trường hợp, những thông tin thu được trong chuyến đi thăm thực địavà những yêu cầu cung cấp thông tin sau chuyến tham quan sẽ là cơ hội cuối cùngcủa CQXTĐT để gây ảnh hưởng tới quyết định đầu tư.

1.6.5 Những hoạt động sau chuyến thăm quan

Điều quan trọng là phải tiếp tục chuyến tham quan, cung cấp tiếp thông tinnhư đã hứa và kiểm tra xem nhà đầu tư còn cần gì nữa không Đây cũng là giaiđoạn bắt đầu các cuộc đàm phán chi tiết với nhà đầu tư nếu họ thực sự quan tâmtới nước bạn.

1.6.6 Quyết định đầu tư

Việc quyết định đầu tư là dấu hiệu kết thúc giai đoạn vận động đầu tư – côngty đã bị thuyết phục xây dựng nhà máy trong nước bạn Dầu sao, công việc củaCQXTĐT không phải đã hoàn toàn xong ở đây Vẫn còn những công việc đáng kểcần phải làm để chắc chắn rằng việc đầu tư được triển khai có kết quả và hiệu quả.Rất nhiều dự án đầu tư đã bị huỷ ngay cả sau khi quyết định đầu tư, vì nhà đầu tưgặp phải khó khăn của khu vực đầu tư liên quan đến việc xây dựng công trình, thuêmướn công nhân, cung cấp điện nước,… Điều quan trọng là CQXTĐT phải luôntheo sát quá trình này để giúp đỡ khi cần thiết.

1.6.7 Hỗ trợ nhà đầu triển khai

Một lỗi bất cẩn phổ biến với các CQXTĐT thường gặp là dừng mọi việcngay sau khi nhà đầu tư đã quyết định đầu tư Theo số liệu thống kê của một sốnước, có tới 60% dòng FDI vào một nước là do mở rộng và tái đầu tư Do vậy cầnphải giữ liên hệ thường xuyên với các nhà đầu tư để đảm bảo mọi nhu cầu của họđược giải quyết Cho dù một công ty không định mở rộng đầu tư thì việc làm đócũng là công cụ hữu hiệu nhất để thu hút đầu tư mới Như đã đề cập ở trên, quytrình dự án không bao giờ thực sự kết thúc Việc liên hệ với nhà đầu tư luôn luôn làcần thiết ngay cả sau khi họ đã quyết định đầu tư.

Trang 25

2 Cơ quan thực thi chính sách XTĐT các cấp ở Việt Nam

Mỗi một quốc gia có nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động XTĐT khácnhau, do vậy cơ cấu của cơ quan thực thi chính sách XTĐT của mỗi nước cũngkhác nhau Ở Việt Nam, cơ quan thực thi chính sách XTĐT được phân ra các cấpnhư sau:

2.1 Cục đầu tư nước ngoài

Cục Đầu tư nước ngoài trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan Nhà nướcchuyên trách thực hiện nhiệm vụ XTĐT ở cấp quốc gia, thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện XTĐT, thiết lập cácmối quan hệ đối tác, chủ trì chuẩn bị và tổ chức các cuộc tiếp xúc với các nhà đầu tưnước ngoài;

- Làm mối hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư và hình thành dự ánđầu tư, vận động XTĐT theo các chương trình, dự án trọng điểm;

- Tham gia các chương trình hợp tác liên Chính phủ, các nhóm công tác vớicác nước, các tổ chức liên quan đến đàm phán, xử lý các vấn đề về đầu tư trực tiếpnước ngoài;

- Hướng dẫn và theo dõi hoạt động liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoàicủa cán bộ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cử làm việc tại các cơ quan đại diện của ViệtNam ở nước ngoài hoặc tại các cơ quan của các nước, các tổ chức quốc tế.

2.2 Trung tâm Xúc tiến đầu tư ba miền và Trung tâm Xúc tiến đầu tư cấp địaphương

Cục Đầu tư nước ngoài phân cấp cho Trung tâm Xúc tiến đầu tư ở ba miềnvà các Trung tâm Xúc tiến đầu tư cấp địa phương chủ động tiến hành các chươngtrình xúc tiến thu hút đầu tư.

Cục Đầu tư nước ngoài được thành lập có chức năng quản lý Nhà nước vềhoạt động đầu tư nước ngoài, quản lý toàn bộ quá trình cấp phép đầu tư, đồng thờilà đầu mối XTĐT cả nước Tuy nhiên, trước tình hình mới, có nhiều thay đổi trong

Trang 26

cơ chế hoạt động của bộ máy từ trung ương tới địa phương theo đáp ứng đòi hỏinhanh nhạy trong nắm bắt cơ hội đầu tư Theo đó, Cục Đầu tư nước ngoài khôngtrực tiếp quản lý toàn bộ quá trình cấp phép đầu tư và XTĐT mà phân cấp cho cácTrung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư ở ba miền Bắc –Trung – Nam và Sở Kế hoạch đầu tư các tỉnh, thành phố Nhờ đó mà công tác quảnlý cũng như XTĐT đạt hiệu quả cao hơn Các thủ tục tinh gọn, tạo điều kiện cho cácnhà đầu tư tiết kiệm chi phí và quan trọng hơn là nắm bắt kịp thời cơ hội đầu tư.Dịch vụ hỗ trợ sau cấp phép thông qua các cơ quan địa phương cũng được tiến hànhkịp thời và sâu sát hơn, đặc biệt là việc giải quyết những vướng mắc trong quá trìnhtriển khai dự án tại địa bàn đầu tư Công tác XTĐT được thực hiện bởi các Trungtâm XTĐT của từng vùng và từng địa phương dựa trên những đặc điểm riêng biệtvề môi trường, các lĩnh vực ưu đãi cũng như các doanh nghiệp hoạt động của vùngvà địa phương mình trở nên sát với thực tiễn hơn, bám sát quy hoạch đầu tư của địaphương.

2.3 Các cơ quan thực thi chính sách XTĐT khác

Giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động XTĐT là các cơ quan Cục Đầu tư nướcngoài, các Trung tâm Xúc tiến đầu tư ba miền Bắc – Trung – Nam và các Trung tâmXúc tiến đầu tư cấp địa phương Tuy nhiên, hoạt động XTĐT của các cơ quan nàycó thể hợp với các ban ngành khác và sự hợp tác này là rất cần thiết như: Sự phốihợp giữa Cục Đầu tư nước ngoài, UBND, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúctiến đầu tư các địa phương và Ban quản lý các KCN với Phòng Thương mại vàCông nghiệp Việt Nam; cơ quan đại diện ngoại giao, kinh tế của Việt Nam; Các tổchức xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước; Các Bộ ngành khác như Tổng Cục dulịch, Hiệp hội các ngành tiểu thủ công nghiệp; Hiệp hội doanh nghiệp; Các nhà đầutư hài lòng với tình hình hiện tại; Các đại sứ, đại diện danh dự về đầu tư và các đốitác khác.

3 Sự cần thiết phải tiến hành hoạt động XTĐT thu hút FDI

3.1 Khái niệm FDI và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 27

- Khái niệm FDI

FDI là hình thức đầu tư quốc tế mà nhà đầu tư nước ngoài góp một lượngvốn đủ lớn để thiết lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhờ đó cho phép họ trực tiếptham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, cùng với các đối tác nước nhậnđầu tư chia sẻ rủi ro và thu lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư đó.

- Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign Cantrerisce): là

doanh nghiệp thuộc sở hữu của chủ đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoàithành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanhnhưng vẫn là pháp nhân của nước chủ nhà và chịu sự kiểm soát của pháp luật nướcchủ nhà.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh CBC (Contractual-Business-Cooperation):

là hình thức liên kết kinh doanh giữa hai hay nhiều bên trên cơ sở quy định rõ tráchnhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanhvà không tạo lập một pháp nhân.

Doanh nghiệp liên doanh (Joint Venture Enterprise): là hình thức kinh

doanh quốc tế do hai bên hoặc các bên nước ngoài cùng hợp tác với nước chủ nhàtrên cơ sở góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷlệ góp vốn Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty TNHHcó tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước nhận đầu tư.

3.2 Vai trò của FDI tới nước nhận đầu tư

Lợi ích của FDI được thể hiện ở các dạng khác nhau như những lợi ích trựctiếp lẫn những lợi ích gián tiếp Một số lợi ích của FDI là:

Việc làm: Với mỗi quy mô đầu tư và bản thân quy trình sản xuất khác nhau

thì số lượng việc làm được tạo ra là khác nhau Lợi ích phổ biến nhất gắn với FDI làviệc làm gia tăng và được đảm bảo Cùng với việc làm mới là thu nhập mới và sứcmua bổ sung đối với những người dân địa phương gia tăng.

Trang 28

Nguồn vốn bổ sung: nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không những là

nguồn vốn bổ sung quan trọng mà nó còn đóng góp vào việc bù đắp thâm hụt tàikhoản vãng lai và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Nguồn thu: FDI mở rộng cơ sở nguồn thu thuế của địa phương và đóng góp

vào ngân sách Thậm trí các nhà đầu tư nước ngoài được miễn hoàn toàn thuế trongmột giai đoạn ngắn thông qua các ưu đãi đầu tư, thì các chính phủ vẫn có thể cóđược nguồn thu gia tăng từ việc trả thuế thu nhập cá nhân bởi vì FDI tạo ra việc làmmới Ngoài ra, đầu tư định hướng xuất khẩu tạo ra các khoản thu ngoại tệ.

Tác động thuận lợi lên đầu tư trong nước: các dòng FDI vào có xu hướng

dẫn đến sự gia tăng đầu tư trong nước bởi vì các công ty dành được quyền tiếp cậnđến các kênh phân phối do các TNC mở ra, trở thành các nhà cung cấp cho cácTNC, hoặc thích ứng cạnh tranh với các TNC.

Chuyển giao công nghệ: FDI có thể cải thiện quyền tiếp cận của đất nước

về công nghệ thông qua lixăng, liên doanh và thương mại địa phương Những ngườilàm việc cho các TNC có thể nắm bắt được bí quyết mà họ có được và thành lập cáccông ty trong nước đang hoạt động Dù hình thức nào đi nữa, chuyển giao côngnghệ có xu hướng dẫn đến sự tăng trưởng năng suất ngày càng cao.

Cải thiện kỹ năng lao động: Các công ty nước ngoài thường thực hiện đào

tạo thông qua công việc nhiều hơn các công ty trong nước, và cụ thể là các TNCthường tham gia vào các hoạt động sử dụng tương đối nhiều công nhân lành nghề.Những kỹ năng này thường được chuyển giao sang các lĩnh vực và các hoạt độngkhác khi người lao động tìm kiếm việc làm mới hoặc thành lập doanh nghiệp củachính mình Người lao động cũng thường được đặt vào những kỹ năng tổ chức vàquản lý mới, điều đó có thể kích thích tăng năng suất, tinh thần làm việc và học hỏi.

Cải thiện xuất khẩu: Nhiều dự án FDI là các dự án định hướng xuất khẩu,

và các TNC thường chiếm một tỷ phần đáng kể trong xuất khẩu của nước tiếp nhậnđầu tư Do quy mô và quyền tiếp cận của chúng đến các mạng lưới marketing vàphân phối ở nước ngoài, các công ty nước ngoài nói chung là dễ dàng thâm nhập

Trang 29

vào các thị trường xuất khẩu hơn Nhiều nước đang phát triển đã biết cách sử dụngFDI như một phương tiện để tăng cường xuất khẩu của mình và cải thiện các khoảnthu ngoại tệ Ngoài ra, sự hiện diện của các công ty xuất khẩu có vốn đầu tư nướcngoài là một yếu tố ảnh hưởng ở nhiều nước trong việc khuyến khích các công tytrong nước thâm nhập vào các thị trường xuất khẩu.

Cải thiện tính cạnh tranh quốc tế của các công ty trong nước: Cơ hội tiêu

thụ sản phẩm đầu vào hoặc vật tư cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài khuyếnkhích các công ty trong nước nâng cao chất lượng sản phẩm và độ tin cậy trong giaohàng Các công ty nước ngoài thường đưa ra các sản phẩm mới cho nền kinh tếtrong nước, và các công ty trong nước thường khuyến khích sao chép lại những sảnphẩm này Cuối cùng, thông qua sự tác động qua lại của chúng với công ty có vốnđầu tư nước ngoài, các nhà cung cấp, người tiêu dùng và các đối thủ cạnh tranh ởnước tiếp nhận đầu tư thường được kích thích để đạt được các mức độ cao hơn vềđầu tư, năng suất và đổi mới sáng tạo Kết quả là các công ty trong nước đạt đượcmục tiêu hiệu quả kinh tế lớn hơn và sản xuất chất lượng cao hơn.

Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư nước ngoài góp phần tích cực vào việc hoànchỉnh ngày càng đầy đủ và tốt hơn hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưuchính viễn thông…đối với những nước đang phát triển Thúc đẩy các hoạt độngdịch vụ khách sạn, dịch vụ, tư vấn, công nghệ Các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài đã tạo nên nhiều ngành nghề, nhiều sản phẩm mới, giúp tăng năng lựccho ngành công nghiệp của nước nhận đầu tư Tỷ lệ đóng góp của khu vực có vốnđầu tư nước ngoài trong tổng sản phẩm quốc nội tăng dần qua các năm

3.3 Sự cần thiết phải tiến hành hoạt động XTĐT thu hút FDI

FDI có một vai trò rất lớn đối với nước nhận đầu tư, đặc biệt là những nước,địa phương đang phát triển đang thiếu vốn để phát triển Tuy nhiên, dòng vốn đầutư không tự nhiên đến với những nước, địa phương muốn thu hút nguồn vốn này.Xúc tiến đầu tư là một công cụ để thu hút đầu tư Như vậy, mỗi nước, mỗi địaphương muốn thu hút dòng vốn đầu tư quan trọng này thì phải thực hiện công tác

Trang 30

xúc tiến đầu tư Hơn nữa, sự cạnh tranh gay gắt giữa các địa bàn nhằm thu hút đầutư trực tiếp nước ngoài đã làm cho công tác XTĐT trở thành một hoạt động quantrọng và ngày càng được chú trọng hơn nữa

Trang 31

Vị trí địa lý: Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm Vùng đồng bằng Sông

Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, giữa Hà Nội - Hải Phòng - QuảngNinh, có ranh giới tiếp giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, TháiBình, Hưng Yên và thành phố cảng Hải Phòng.

Địa hình: nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Phía Đông của

tỉnh có một số vùng trũng, thường bị ảnh hưởng của thuỷ triều và bị úng ngập vàomùa mưa Toàn tỉnh được chia làm 2 vùng chính: vùng đồi núi và vùng đồng bằng.Vùng đồi núi nằm ở phía Bắc tỉnh, chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xãthuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn, chủ yếu là đồi, núi thấp phùhợp với xây dựng các cơ sở công nghiệp, du lịch và trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ vàcác loại cây công nghiệp Vùng đồng bằng gồm các huyện, xã còn lại, có độ caotrung bình 3-4m, đất đai bằng phẳng màu mỡ phù hợp với việc trồng cây lươngthực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày Với địa hình này, Hải Dươngcó khả năng phát triển mạnh mẽ và đa dạng các ngành sản xuất, nhất là sản phẩmnông, lâm nghiệp.

Khí hậu: Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4

mùa rõ rệt Lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 – 1.700 mm, phân bố khôngđều, tập trung vào tháng 6, 7, 8, dễ gây úng lụt, ảnh hưởng không tốt đến sản xuấtvà dân sinh Nhiệt độ trung bình 23,3oC, thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng; số giờnắng trong năm 1.524 giờ; độ ẩm tương đối trung bình 85-87% Nhìn chung, khíhậu thời tiết của tỉnh thuận lợi cho sự phát triển hệ sinh thái động thực vật cũng nhưcác hoạt động sản xuất, dịch vụ và du lịch Đặc biệt, điều kiện khí hậu vào mùa

Trang 32

đông rất thuận lợi cho việc phát triển cây rau, màu, thực phẩm, nhất là khả năngtrồng rau xuất khẩu.

Hải Dương có 12 đơn vị hành chính: thành phố Hải Dương là đô thị loại 3 và11 huyện gồm Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, NinhGiang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Cẩm Giàng, Bình Giang.

1.2 Vị trí địa lý kinh tế - chính trị của tỉnh Hải Dương

Thành phố Hải Dương là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kỹthuật của tỉnh nằm trên trục đường quốc lộ 5 cách Hải Phòng 45 km về phía Đông,cách Hà Nội 57 km về phía Tây và cách Thành phố Hạ Long 80 km Phía Bắc tỉnhcó hơn 20 km quốc lộ 18 chạy qua nối sân bay quốc tế Nội Bài ra cảng Cái Lân tỉnhQuảng Ninh Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Kép - Bãi Cháy qua Hải Dương là cầunối giữa thủ đô và các tỉnh phía Bắc ra các cảng biển

Hải Dương là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm ởvị trí có nhiều hướng tác động mang tính liên vùng, Hải Dương có vai trò quantrọng làm cầu nối thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng, thành phố du lịchHạ Long; cung cấp sản phẩm hàng hoá quan trọng và là địa bàn tham gia quá trìnhtrung chuyển hàng hoá giữa hệ thống cảng biển và các thành phố, các tỉnh trongvùng và cả nước, do vậy, vừa có cơ hội đóng vai trò là một trong những động lựcphát triển, vừa phải đối mặt với các thách thức trong cạnh tranh khai thác và pháttriển các ngành hàng có cùng lợi thế Trong triển vọng, Hải Dương sẽ phải trở thànhtrọng điểm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giải quyếtviệc làm để giảm áp lực cho các thành phố lớn và trở thành một trong các đô thị lớncủa vùng.

1.3 Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên khoáng sản

Hải Dương có nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho phát triển ngànhcông nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như đá vôi với trữ lượng khoảng 200 triệu

Trang 33

tấn, đất sét để sản xuất vật liệu chịu lửa 8 triệu tấn; cao lanh là nguyên liệu chính đểsản xuất gốm sứ 400.000 tấn; quặng bô xít để sản xuất đá mài và bột mài côngnghiệp trữ lượng 200.000 tấn, tập trung chủ yếu ở hai huyện Chí Linh và Kinh Môn.Tài nguyên khoáng sản của Hải Dương không đa dạng về chủng loại, nhưngcó một số trữ lượng lớn, chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu pháttriển công nghiệp; đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Đá vôi xi măng ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, chất lượng tốt,CaCO3 đạt 90 - 97% Đủ sản xuất 5 đến 6 triệu tấn xi măng/ năm.

+ Cao lanh ở huyện Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 40 vạn tấn, tỷ lệ Fe2O3: 0,8 1,7%; Al2O3: 17 - 19% cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sành sứ

-+ Sét chịu lửa ở huyện Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt; tỷ lệ Al2O3

từ 23,5 - 28%, Fe2O3 từ 1,2 - 1,9% cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa.+ Bô xít ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn; hàm lượng Al2O3 từ 46,9 -52,4%, Fe2O3 từ 21 - 26,6%; SiO2 từ 6,4 - 8,9%

- Tài nguyên đất

Hải Dương có tổng diện tích tự nhiên là 1.662 km2, trong đó đất nông nghiệpchiếm 63,3%; đất lâm nghiệp chiếm 6,08%; đất canh tác 46,2%; đất ở 6,87%; đấtchưa sử dụng 7,47% Toàn tỉnh được chia làm hai vùng chính: vùng đối núi chiếmkhoảng 11%, còn lại là đồng bằng.

- Tài nguyên nước

Hệ thống sông ngòi khá dầy đặc, bao gồm hệ thống sông Thái Bình, SôngLuộc, các sông trục Bắc Hưng Hải và An Kim Hải, có khả năng bồi đắp phù sa chođồng ruộng, cung cấp nguồn nước cho nhu cầu sản xuất của các ngành, đồng thờicũng là những tuyến giao thông thuỷ, tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hoátrong tỉnh, cũng như giữa tỉnh Hải Dương với các tỉnh khác trong vùng Tuy nhiên,sông ngòi nhiều thường gây nên úng lụt, rất khó khăn trong việc phòng chống lụtbão và ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống dân sinh.

Trang 34

- Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh khá phong phú, nhất là trên hai huyệnmiền núi phía Đông Bắc tỉnh là Chí Linh và Kinh Môn Chí Linh có nhiều cảnhquan đẹp, nhiều hồ nước tự nhiên, nhiều di tích, di chỉ văn hoá: Khu danh thắngPhượng Hoàng - Kỳ Lân, Khu du lịch danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc…Kinh Mônthuộc vùng núi đá vôi với nhiều hang động kỳ thú: Núi An Phụ, Hang động KínhChủ và vùng núi đá vôi Dương Nham

Các huyện thuộc vùng đồng bằng cũng có tiềm năng du lịch phong phú nhờcó cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, làng quê trù phú, mang đậm nét đặc trưng củavăn hoá Bắc Bộ: khu miệt vườn vải thiều Thanh Hà, Làng Cò (Chi Lăng Nam)Thanh Miện, Văn miếu (Mao Điền), gốm Chu Đậu…

Trên địa bàn tỉnh có nhiều di tích lịch sử văn hoá cách mạng, các làng nghề,các lễ hội truyền thống, ẩm thực, các giá trị truyền thống và hiện tại khác làm phongphú thêm nguồn tài nguyên du lịch của Hải Dương, tạo tiền đề phát triển ngành dulịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong tương lai.

1.4 Dân số và lao động

Tổng dân số hiện nay của tỉnh vào khoảng 1,7 triệu người, trong đó trên 60%là trong độ tuổi lao động Dân số nông thôn chiếm tỷ trọng cao (84,5% tổng dân số),chủ yếu làm nông nghiệp, lao động trong độ tuổi từ 18-30 chiếm trên 40% tổng sốlao động Nguồn lao động dồi dào nhưng phần lớn là lao động phổ thông chiếm 60-65%, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp chiếm 23%, năng suất lao động không cao:Năm 2004 bình quân giá trị GDP thực tế trên một lao động (LĐ) chung toàn nềnkinh tế là 12934 ngàn đồng/LĐ (cả nước khoảng 14300 ngàn đồng/LĐ) Như vậy,năng suất lao động chung, theo sơ bộ tính toán, là tương đối thấp so với cả nước.

Thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp chiếm 78% (năm 2004) Cơhội kiếm việc làm có thu nhập cao và điều kiện nâng cao trình độ, kỹ năng làm việccòn hạn chế Chất lượng lao động nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển: tỷ lệđược đào tạo thấp, thể lực, trí lực, tính kỷ luật, tác phong công nghiệp còn hạn chế.

Trang 35

Lao động có việc làm và đang làm việc ở các ngành trong nền kinh tế quốc dân tăngkhá, song cơ cấu còn bất hợp lý.

1.5 Hệ thống cơ sở hạ tầng

Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiệnthuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

- Hệ thống giao thông: gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; phân bố hợp lý,

giao lưu rất thuận lợi tới các tỉnh.

Đường bộ: có 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99 km, đều là đường cấp I,

cho 4 làn xe đi lại thuận tiện

Quốc lộ 5 từ Hà Nội đi thành phố cảng Hải Phòng, chạy ngang qua tỉnh 44km, đây là đường giao thông chiến lược; vận chuyển toàn bộ hàng hoá xuất nhậpkhẩu qua cảng Hải Phòng và nội địa.

Quốc lộ 18 từ Nội Bài qua Bắc Ninh đến tỉnh Quảng Ninh Đoạn chạy quahuyện Chí Linh tỉnh Hải Dương dài 20 km.

Quốc lộ 183, nối quốc lộ 5 với quốc lộ 18, quy mô cấp I đồng bằng

Quốc lộ 37 dài 12,4 km, đây là đường vành đai chiến lược quốc gia, phục vụtrực tiếp cho khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Quốc lộ 38 dài 14 km là đường cấp III đồng bằng.

Đường tỉnh: có 13 tuyến dài 258 km là đường nhựa tiêu chuẩn cấp IIIđồng bằng

Đường huyện: có 352,4 km và 1448 km đường xã đảm bảo cho xe ôtô đến tấtcả các vùng trong mọi mùa.

Đường sắt: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5, đáp

ứng vận chuyển hàng hoá, hành khách qua 7 ga trong tỉnh.

Tuyến Kép – Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đường vận chuyểnhàng lâm nông thổ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngoài qua cảng CáiLân, cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh.

Trang 36

Đường thuỷ: với 400 km đường sông cho tầu, thuyền 500 tấn qua lại dễ

dàng Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn/năm và hệ thống bến bãi đáp ứng vềvận tải hàng hóa bằng đường thuỷ một cách thuận lợi.

Hệ thống giao thông trên đảm bảo cho việc giao lưu kinh tế từ Hải Dương đicả nước và nước ngoài rất thuận lợi.

- Hệ thống điện:

Trên địa bàn tỉnh có Nhà máy nhiệt điện Phả Lại công suất 1040 Mw; hệ thốngđiện lưới khá hoàn chỉnh, đảm bảo cung cấp điện an toàn và chất lượng ổn định; trênđịa bàn tỉnh có 5 trạm biến áp 110/35 kV tổng dung lượng 197 MWA và 11 trạm 35/10kV, các trạm phân bố đều trên địa bàn tỉnh Lưới điện 110, 35 kV đảm bảo tiêu chuẩnkỹ thuật, phục vụ tốt cho nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt.

- Hệ thống thương mại khách sạn:

Trên địa bàn tỉnh có 18 doanh nghiệp nhà nước, 12 Hợp tác xã Thương mại,54 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 20.298 cửa hàng kinh doanh thương mại Có1 trung tâm thương mại tại thành phố Hải Dương, là đầu mối giao dịch và xúc tiếnthương mại, thông tin, tiếp thị dự báo thị trường tư vấn môi giới đàm phán ký kếthợp đồng.

Hệ thống khách sạn, nhà hàng bao gồm quốc doanh, tư nhân và các tổ chứckhác, có đầy đủ tiện nghi sang trọng, lịch sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng trongnước và quốc tế.

Trang 37

- Cơ sở y tế:

Mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật y tế từ tỉnh đến huyện được củng cốnâng cấp đáp ứng nhu cầu cơ bản trong khám và chữa bệnh cho nhân dân Đếnnay toàn tỉnh có 6 bệnh viện tuyến tỉnh, 1 khu điều dưỡng, 1 khu điều trị bệnhphong và 13 trung tâm y tế huyện, 6 phòng khám đa khoa khu vực, 236 trạm y tếxã phường Bình quân 10000 dân có 4 bác sỹ, 21 giường bệnh Ở tuyến tỉnh đãđược đầu tư một số thiết bị hiện đại trong khám điều trị bệnh như: Máy siêu âm,nội soi, chụp cắt lớp…

Đây là những cơ sở hạ tầng hiện có và ngày một được nâng cấp hoàn chỉnhđể thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Hải Dương.

1.6 Tình hình kinh tế

- Về tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt trên 10,8%/

năm giai đoạn 2001-2005, kế hoạch giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng bình quânGDP là 11,5%/năm trở lên

- Về cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng

công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông – lâm - ngư nghiệp phù hợp với xu thếchung của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Cơ cấu kinh tế chuyểndịch thể hiện ở Bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế tỉnh Hải Dương

Đơn vị: %

1 Nông – lâm – ngư nghiệp 30,0 28,5 26,9 19,0

Trang 38

KCN với tổng diện tích trên 1.642 ha Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư,tỉnh đã quy hoạch 33 CCN nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông, điện, thông tin liênlạc…trên địa bàn các huyện trong tỉnh.

Trong vài năm trở lại đây, tình hình đầu tư của tỉnh Hải Dương đã thu đượcnhững kết quả đáng khích lệ Đến ngày 30/09/2008, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có gần2.800 doanh nghiệp trong nước đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, với tổng vốnđăng ký gần 18.000 tỷ đồng; có 187 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 21 Quốc gia và vùnglãnh thổ, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 2 tỷ 174 triệu USD, đứng trong tốp các địaphương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài Tổng lượng vốn đầu tư thựchiện của các doanh nghiệp FDI đến nay tại địa bàn ước tính đạt 1.003 triệu USD Có 106dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút trên 59.000 lao động trực tiếp tại cácdoanh nghiệp cùng hàng ngàn lao động gián tiếp khác.

- Hoạt động xuất nhập khẩu:

Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh trong những năm qua có tiến bộ cả vềmặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu và giá trị xuất khẩu.

Trong giai đoạn 2001-2006 xuất khẩu hàng hoá có tốc độ tăng khá, bìnhquân gần 20%/năm nhưng quy mô kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ, đạt giá trị 224,4triệu USD (2006) Các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là hàng công nghiệpchế biến, trong đó các sản phẩm giầy dép, may mặc, bánh kẹo, thực phẩm, thủ côngmỹ nghệ là những sản phẩm có khối lượng lớn (hàng dệt may chiếm 29,5% kimngạch, giầy dép chiếm 28,6%) Thị trường xuất khẩu từng bước phát triển ra nhiềuchâu lục như Châu Á khoảng 60-70%, Châu Âu 30% và đang từng bước vào các thịtrường khác như Bắc Mỹ và một số khu vực khác

Kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh, chủ yếu là vật tư, thiết bị, nguyên liệu chosản xuất Nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị cho dây chuyền sản xuất là do một sốdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Với những thành tựu đạt được từ phát triển kinh tế đã đem lại nguồn thu chotỉnh nhà, tổng thu ngân sách là 2.317 tỷ VNĐ (2008).

1.7 Giới thiệu về các khu công nghiệp

Trang 39

Thực hiện đường lối đổi mới được khởi xướng từ Đại Hội Đảng lần thứ VI

(1986), Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Đẩy mạnh công nghiệphoá - hiện đại hoá xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành mộtnước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quanhệ phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực và đồng thờitranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triểnnhanh, có hiệu quả và bền vững” và Nghị Quyết Đảng bộ lần thứ XIII nhiệm kỳ

2001 – 2005, tỉnh Hải Dương đặc biệt quan tâm tới giải pháp thu hút đầu tư của cácdoanh nghiệp trong nước và nước ngoài Đặc biệt là các biện pháp thu hút đầu tưphát triển các KCN, CCN Theo đó, việc hình thành và phát triển các KCN để tổchức lại nền sản xuất, đời sống xã hội trên phạm vi cả nước phù hợp với quá trìnhnày là biện pháp thực hiện chủ trương trên, đẩy nhanh CNH – HĐH Vì vậy, việchình thành các KCN trong không gian lãnh thổ kinh tế trên phạm vi cả nước nóichung và phạm vi địa phương, tỉnh Hải Dương nói riêng là một tất yếu

KCN có thể được hiểu là một khu vực có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnhđáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp công nghiệp (cả bên trong và bên ngoàihàng rào KCN, gồm cả cơ sở hạ tầng kinh tế và các cơ sở hạ tầng xã hội) KCN làkhu vực có điều kiện để tập trung các cơ sở công nghiệp, có ranh giới địa lý xácđịnh Nếu kết hợp với hệ thống quản lý thích hợp đảm bảo cung cấp dịch vụ cầnthiết cho sự phát triển của các doanh nghiệp (cấp phép, xúc tiến đầu tư, hỗ trợ tưvấn, hỗ trợ đào tạo…) các KCN sẽ có điều kiện phát huy ưu thế của mình, thúc đẩyquá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại mỗi địa phương cũng như cả nước.

Các KCN đã và đang tạo nhân tố chủ yếu trong việc tăng trưởng công nghiệptheo quy hoạch, tăng khả năng thu hút đầu tư, đẩy mạnh nguồn hàng xuất khẩu, tạoviệc làm và hạn chế tình trạng ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra Chính sựphát triển các KCN cũng đã thúc đẩy việc phát triển các khu đô thị mới, phát triểncác cơ sở phụ trợ và dịch vụ, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội chung.Nhằm phát triển công nghiệp, tỉnh Hải Dương đã sớm có chủ trương quy hoạch pháttriển các vùng công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu và quy hoạch phát triển đồngbộ các KCN quản lý theo Nghị định 36/CP của Chính phủ Hải Dương đã xây dựng

và phê duyệt Đề án “Xây dựng hạ tầng các KCN để thu hút đầu tư giai đoạn

Trang 40

2001-2005” Đồng thời thành lập và giao cho Ban quản lý các KCN tỉnh làm đầu mối để

triển khai thực hiện đề án Ban đầu là xây dựng quy hoạch và khuyến khích ưu đãicác doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN Tiếp đó là khuyến khích,tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất trong các KCN.

Hiện tại, tỉnh Hải Dương có 8 KCN, với diện tích khoảng 1.642 ha, trong đódiện tích đất quy hoạch xây dựng nhà máy công nghiệp gần 1.100 ha.

Tính cho tới thời điểm hiện nay, các KCN đã được xây dựng cơ sở hạ tầngtheo đúng kế hoạch, tiến độ đã đề ra của tỉnh Trong 8 KCN, có 7 KCN do nhà đầutư trong nước xây dựng hạ tầng và 1 KCN do nhà đầu tư nước ngoài xây dựng(KCN Việt Hoà – Kenmark) Tổng số vốn đầu tư xây dựng hạ tầng đã thực hiện là1.219 tỷ đồng, đạt 60% tổng vốn đầu tư dự kiến Trong đó chủ yếu là nguồn vốnđầu tư của các nhà đầu tư hạ tầng trong nước.

Dự kiến trong thời gian tới các KCN sẽ sớm được xây dựng đồng bộ hạ tầngtheo đúng kế hoạch đã đề ra Đã có 6 KCN cơ bản đầu tư xây dựng xong hạ tầng kỹthuật như KCN Nam Sách, Đại An (giai đoạn I), Phúc Điền, Việt Hoà – Kenmark,Tàu Thuỷ - Lai Vu, Tân Trường Các KCN khác đang được khẩn trương xây dựnghạ tầng để thu hút đầu tư Vừa xây dựng hạ tầng kỹ thuật vừa thu hút đầu tư, đếnnay trong các KCN của tỉnh đã thu hút được 111 dự án đầu tư trong nước và ngoàinước, với số vốn đầu tư đăng ký 1 tỷ 556 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện đến naykhoảng 500 triệu USD Các dự án đầu tư vào KCN chủ yếu là có vốn đầu tư nướcngoài, sử dụng công nghệ cao thuộc các tập đoàn đầu tư lớn của các quốc gia vàvùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ca-na-da, Ma-lai-xi-a, Pháp…Đến nay đã có 62 dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, với giátrị sản xuất, doanh thu và kim ngạch xuất khẩu hằng năm khoảng 211 triệu USD,tạo việc làm cho hơn 2 vạn lao động và đóng góp nguồn thu ngân sách địa phươnghằng năm khoảng 3,5 triệu USD.

Ngoài ra, ngày 08/05/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số KTN về việc bổ sung các KCN của tỉnh Hải Dương vào Quy hoạch phát triển cácKCN Việt Nam Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung KCN Cẩm Điền –

Ngày đăng: 30/11/2012, 15:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Chương trình Xây dựng Chiến lược Thu hút và khuyến khích Đầu tư của Liên Hợp Quốc - Tổ chức ESCAP, 2003. Tài liệu trên mạng Internet 1. http://www.haiduong.gov.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu trên mạng Internet
1. Kỹ năng Xúc tiến đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2003, NXB Chính trị quốc gia Khác
2. Giáo trình Kinh tế Đầu tư - Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Bạch Nguyệt – TS. Từ Quang Phương – NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2007 Khác
1. Quyết định số 3149/2002/QĐ-UBND ngày 17/7/2002 của UBND tỉnh Hải Dương Quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư v ào c ác khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương Khác
2. Quyết định số 3512/2008/QĐ-UBND ngày 03/10/2008 Quy định một số chính sách ưu đãi đối với dự án trên địa bàn tỉnh Hải Dương Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của CQ XTĐT - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của CQ XTĐT (Trang 7)
Bảng 1.1: Ưu nhược điểm của công cụ quan hệ cộng đồng - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Bảng 1.1 Ưu nhược điểm của công cụ quan hệ cộng đồng (Trang 17)
Bảng 1.3: Ưu nhược điểm công cụ tham gia triển lãm - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Bảng 1.3 Ưu nhược điểm công cụ tham gia triển lãm (Trang 18)
Bảng 1.2: Ưu nhược điểm của công cụ quảng cáo - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Bảng 1.2 Ưu nhược điểm của công cụ quảng cáo (Trang 18)
Bảng 1.2: Ưu nhược điểm của công cụ quảng cáo - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Bảng 1.2 Ưu nhược điểm của công cụ quảng cáo (Trang 18)
Một cuộc hội thảo có thể là một công cụ xây dựng hình ảnh hay vận động đầu tư tuyệt vời nếu đảm bảo được chất lượng khán giả, đồng thời các diễn giả giải quyết  được một cách hợp lý và hiệu quả các yêu cầu của người nghe - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
t cuộc hội thảo có thể là một công cụ xây dựng hình ảnh hay vận động đầu tư tuyệt vời nếu đảm bảo được chất lượng khán giả, đồng thời các diễn giả giải quyết được một cách hợp lý và hiệu quả các yêu cầu của người nghe (Trang 20)
Bảng 1.5: Ưu nhược điểm của công cụ tổ chức hội thảo - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Bảng 1.5 Ưu nhược điểm của công cụ tổ chức hội thảo (Trang 20)
Bảng 1.6: Ưu nhược điểm của công cụ hệ thống Internet và thư điện tử - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Bảng 1.6 Ưu nhược điểm của công cụ hệ thống Internet và thư điện tử (Trang 21)
Bảng 1.7: Ưu nhược điểm của công cụ sử dụng thư trực tiếp - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Bảng 1.7 Ưu nhược điểm của công cụ sử dụng thư trực tiếp (Trang 22)
Bảng 1.7: Ưu nhược điểm của công cụ sử dụng thư trực tiếp - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Bảng 1.7 Ưu nhược điểm của công cụ sử dụng thư trực tiếp (Trang 22)
1.6. Tình hình kinh tế - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
1.6. Tình hình kinh tế (Trang 37)
Bảng 2.2: Một số nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Hải Dương (tính đến hết tháng 3/2009) - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.2 Một số nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Hải Dương (tính đến hết tháng 3/2009) (Trang 44)
Bảng 2.2: Một số nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Hải Dương (tính đến hết tháng 3/2009) - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.2 Một số nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Hải Dương (tính đến hết tháng 3/2009) (Trang 44)
2.1.3. Tình hình thu hút vốn FDI theo hình thức đầu tư - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
2.1.3. Tình hình thu hút vốn FDI theo hình thức đầu tư (Trang 45)
Bảng 2.3: Các dự án đầu tư vào ngành nông nghiệp (tính đến hết tháng 3/2009) - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.3 Các dự án đầu tư vào ngành nông nghiệp (tính đến hết tháng 3/2009) (Trang 48)
Bảng 2.3: Các dự án đầu tư vào ngành nông nghiệp (tính đến hết tháng 3/2009) - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.3 Các dự án đầu tư vào ngành nông nghiệp (tính đến hết tháng 3/2009) (Trang 48)
Bảng 2.3 trên cho thấy hiện nay trên địa bàn Hải Dương mới thu hút được 11dự  án đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với tổng số  vốn đầu tư thực hiện là 21, 828 triệu USD, so với tổng số vốn đầu tư thực hiện thì  đây là một con số - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.3 trên cho thấy hiện nay trên địa bàn Hải Dương mới thu hút được 11dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với tổng số vốn đầu tư thực hiện là 21, 828 triệu USD, so với tổng số vốn đầu tư thực hiện thì đây là một con số (Trang 49)
Bảng 2.3 trên cho thấy hiện nay trên địa bàn Hải Dương mới thu hút được  11dự  án đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với tổng số  vốn đầu tư thực hiện là 21, 828 triệu USD, so với tổng số vốn đầu tư thực hiện thì  đây là một con s - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.3 trên cho thấy hiện nay trên địa bàn Hải Dương mới thu hút được 11dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với tổng số vốn đầu tư thực hiện là 21, 828 triệu USD, so với tổng số vốn đầu tư thực hiện thì đây là một con s (Trang 49)
Bảng 2.4: Tỷ lệ vốn ĐTNN trong tổng vốn đầu tư xã hội tỉnh Hải Dương - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.4 Tỷ lệ vốn ĐTNN trong tổng vốn đầu tư xã hội tỉnh Hải Dương (Trang 51)
Bảng 2.4: Tỷ lệ vốn ĐTNN trong tổng vốn đầu tư xã hội tỉnh Hải Dương - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.4 Tỷ lệ vốn ĐTNN trong tổng vốn đầu tư xã hội tỉnh Hải Dương (Trang 51)
Bảng 2.5: Đóng góp của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các năm - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.5 Đóng góp của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các năm (Trang 52)
Sơ đồ 2.1: Trình tự xúc tiến đầu tư tại tỉnh Hải Dương - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2.1 Trình tự xúc tiến đầu tư tại tỉnh Hải Dương (Trang 55)
Bảng 2.6: Đánh giá năng lực và trình độ của đội ngũ nhân lực tại các Cơ quan XTĐT - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.6 Đánh giá năng lực và trình độ của đội ngũ nhân lực tại các Cơ quan XTĐT (Trang 67)
Bảng 2.6: Đánh giá năng lực và trình độ của đội ngũ nhân lực tại  các Cơ quan XTĐT - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.6 Đánh giá năng lực và trình độ của đội ngũ nhân lực tại các Cơ quan XTĐT (Trang 67)
Bảng 3.1: Bảng Ma trận SWOT phân tích kết hợp - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Bảng 3.1 Bảng Ma trận SWOT phân tích kết hợp (Trang 76)
Bảng 3.1: Bảng Ma trận SWOT phân tích kết hợp - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Bảng 3.1 Bảng Ma trận SWOT phân tích kết hợp (Trang 76)
Bảng 3.2: Cơ cấu các ngành và các quốc gia có nguồn vốn đầu tư - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Bảng 3.2 Cơ cấu các ngành và các quốc gia có nguồn vốn đầu tư (Trang 79)
Bảng 3.2: Cơ cấu các ngành và các quốc gia có nguồn vốn đầu tư - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Bảng 3.2 Cơ cấu các ngành và các quốc gia có nguồn vốn đầu tư (Trang 79)
 Quảng bá hình ảnh và tiếng tăm. - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
u ảng bá hình ảnh và tiếng tăm (Trang 80)
Sơ đồ 3.1: Quy trình tiếp thị địa phương của tỉnh Hải Dương - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 3.1 Quy trình tiếp thị địa phương của tỉnh Hải Dương (Trang 80)
Bảng 2.4 Tỷ lệ vốn ĐTNN trong tổng vốn đầu tư xã hội tỉnh Hải Dương 52 Bảng 2.5 Đóng góp của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các năm52 Bảng 2.6 Đánh giá năng lực và trình độ của đội ngũ nhân lực tại các Cơ  - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.4 Tỷ lệ vốn ĐTNN trong tổng vốn đầu tư xã hội tỉnh Hải Dương 52 Bảng 2.5 Đóng góp của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các năm52 Bảng 2.6 Đánh giá năng lực và trình độ của đội ngũ nhân lực tại các Cơ (Trang 97)
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của CQXTĐT 6 - Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của CQXTĐT 6 (Trang 98)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w