Phương hướng và mục tiêu thu hút FDI và hoạt động XTĐT của tỉnh

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 74)

1. Phương hướng và mục tiêu thu hút FDI và hoạt động XTĐT của tỉnh Hải Dương Hải Dương

1.1. Mục tiêu và định hướng thu hút FDI năm 2010

Trên cơ sở đánh giá tiềm năng của đất nước cũng như những nhân tố mới có tác động đến dòng vốn đầu tư nước ngoài, có thể dự báo rằng, nếu giải quyết tốt những vấn đề kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, thủ tục hành chính, thì dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Hải Dương sẽ tiếp tục xu hướng tăng. Một số chỉ tiêu chủ yếu của ĐTNN hướng tới năm 2010 như sau:

Vốn FDI thực hiện: tổng vốn FDI thực hiện năm 2010 đạt khoảng 450 triệu USD.

Vốn đăng ký: vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng vốn năm 2010 đạt khoảng 1 tỷ trong đó vốn đăng ký cấp mới đạt khoảng 720 triệu USD, vốn tăng thêm đạt khoảng 280triệu USD.

Nộp ngân sách nhà nước: khoảng 60 triệu USD.

Giá trị xuất khẩu: 250 triệu USD.

Cơ cấu vốn thực hiện theo ngành: vốn FDI thực hiện trong ngành công nghiệp chiếm khoảng 60%, nông – lâm – ngư nghiệp khoảng 5% và dịch vụ khoảng 35%.

Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Hải Dương đến năm 2010 cần ưu tiên thu hút FDI vào các ngành có tác động lớn trên các phương diện như: thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn; tạo việc làm; phát triển công nghiệp phụ trợ; các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng.

Một số định hướng cụ thể:

Ngành công nghiệp – xây dựng:

Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…; chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; hết sức coi trọng thu hút FDI gắn với nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

Công nghiệp phụ trợ: khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên - phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước. Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, cần tạo điều kiện để các dự án sản xuất lắp ráp các sản phẩm công nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô tiêu thụ.

Ngành dịch vụ:

Ngành dịch vụ còn dư địa lớn để đầu tư phát triển góp phần quan trọng trong nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từng bước mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết quốc tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như ngân hàng, tài chính; dịch vụ vận tải; bưu chính - viễn thông, y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực dịch vụ khác.

Với định hướng trên, tiến hành xem xét, giảm bớt các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với ĐTNN có tính tới các yếu tố hội nhập và toàn cầu hóa theo lộ trình “mở cửa”; tạo bước đột phá trong thu hút ĐTNN bằng việc xem xét đẩy sớm lộ trình mở cửa đối với một số lĩnh vực dịch vụ, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển hạ tầng. Cụ thể là:

Khuyến khích mạnh vốn ĐTNN vào các ngành dịch vụ, y tế, giáo dục – đào tạo. Mở cửa theo lộ trình các lĩnh vực dịch vụ “nhạy cảm” như ngân hàng, tài chính, vận tải, viễn thông, bán buôn và bán lẻ, văn hóa.

Khuyến khích ĐTNN tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng các phương thực hợp đồng BOT, BT để xây dựng cảng biển, cảng hàng không, đường

cao tốc, đường sắt, viễn thông, cấp nước, thoát nước,…nhằm góp phần nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng nhanh của nền kinh tế.

Ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp:

Khuyến khích các dự án đầu tư vào công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Khuyến khích dự án đầu tư cho công nghệ chế biến thực phẩm, bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị sản phẩm, tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, đặc biệt xuất khẩu.

Khuyến khích FDI tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông, lâm nghiệp như các công trình thủy lợi sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống giao thông nội đồng,…

1.2. Phương hướng và mục tiêu hoạt động XTĐT của tỉnh Hải Dương

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương trong năm 2009 và các năm tới, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được xác định là một trong những nguồn vốn quan trọng mà tỉnh Hải Dương sẽ tiếp tục quan tâm thu hút cả về số lượng, chất lượng nguồn vốn cũng như dự án đầu tư. Trong bối cảnh kinh tế năm 2009 suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn còn ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng, để nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Xuất phát từ nội dung và mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, yêu cầu đặt ra với công tác XTĐT trong thời gian tới là:

Tập trung mời gọi các nhà đầu tư, các nước có tên tuổi hoặc có độ tin cậy cao, có nền tài chính mạnh, công nghệ tiên tiến như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, các nước Tây Âu; tích cực xúc tiến, hỗ trợ triển khai các dự án đã đăng ký vào các KCN, các khu vực đã quy hoạch.

Không thu hút bằng mọi giá, xây dựng quy chế trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và nhà đầu tư nhằm tránh việc nhận và sử dụng đất không hiệu quả, làm mất cơ hội của các nhà đầu tư khác.

Lưu ý các dự án đầu tư sử dụng hoặc đưa vào công nghệ và thiết bị lạc hậu có thể gây ô nhiễm môi trường hoặc làm giảm tính cạnh tranh, làm chậm tốc độ phát triển và hội nhập của nền kinh tế tỉnh cũng như cả nước.

Quan tâm đến việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ làm công tác XTĐT, kinh tế đối ngoại và quản trị doanh nghiệp có tinh thần trách nhiệm cao, có kiến thức chung, phong cách làm việc và trình độ tương thích với yêu cầu hội nhập, trước hết phải có khả năng làm việc độc lập, giao tiếp bằng ngoại ngữ tốt (tiếng Anh, Hoa, Nhật,…).

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w