2. Tình hình thu hút vốn FDI và sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác xúc
2.1.4. Tình hình thu hút FDI phân theo ngành
Nếu như trước kia các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu đến lĩnh vực công nghiệp thì hiện nay họ lại quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực dịch vụ. Lĩnh vực dịch vụ là một lĩnh vực khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam đối với tất cả các nhà đầu tư nước ngoài. Việc Việt Nam gia nhập WTO, các nhà đầu tư có cơ hội lớn thâm nhập vào thị trường dịch vụ và gần đây đã có sự thay đổi theo hướng tăng mạnh vốn đầu tư vào ngành dịch vụ (khách sạn, du lịch, tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải, bưu điện,…). Dưới đây là Biểu 2.3 thể hiện cơ cấu đầu tư trực tiếp tại tỉnh Hải Dương theo ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ tính đến hết tháng 3/2009.
Biểu 2.3: Cơ cấu đầu tư trực tiếp tại Hải Dương theo ngành (Tính đến hết tháng 3/ 2009)
Vốn đăng ký
3% 2%
95%
Công nghiệp và xây dựng Nông lâm nghiệp Dịch vụ
Vốn thực hiện
2% 1%
97%
Công nghiệp và xây dựng Nông lâm nghiệp Dịch vụ
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương
Tuy nhiên theo Biểu 2.3, cơ cấu vốn thực hiện theo ngành vẫn duy trì tỷ trọng cao của ngành công nghiệp. Quan sát biểu trên, cũng có thể thấy một vài câu hỏi đặt ra, đó là sự chênh lệch quá lớn giữa cơ cấu vốn đăng ký giữa các ngành, trong đó các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp xây dựng luôn giữ chiếm một tỷ lệ rất cao so với ngành nông nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, trong cơ cấu vốn thực hiện thì lại một lần nữa tỷ lệ vốn thực hiện của ngành công nghiệp và xây dựng rất cao còn các ngành nông nghiệp và dịch vụ cũng vẫn chiếm một tỷ lệ thấp. Sở dĩ tỷ lệ thực hiện của dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ thấp như vậy là do thứ nhất đây là một lĩnh vực thu hút đầu tư mới mẻ, thứ hai, số dự án dịch vụ được thu hút vào tỉnh Hải Dương còn quá ít. So với các lĩnh vực thu hút đầu tư truyền thống thì đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ có nhiều điểm mới mẻ hơn với các nhà đầu tư và bởi vậy quá trình thực hiện thủ tục để triển khai dự án sau cấp phép gặp nhiều bỡ ngỡ và vướng mắc hơn. Trong khi đầu tư vào lĩnh vực truyền thống đã có nhiều dự án đầu tư, các nhà đầu tư có nhiều thông tin, hiểu biết kinh nghiệm hơn trong việc triển khai dự án sau cấp phép thì đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, các nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề mới mẻ.
Điều này cho thấy một thực trạng cần quan tâm trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới là mở cửa thông thoáng lĩnh vực dịch vụ và làm tốt công tác xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực này.
Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp, tuy nhiên, con số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành này vẫn là một con số hạn chế. Số nhà đầu tư vào ngành nông nghiệp vẫn còn rất ít so với tiềm năng của tỉnh. Bên cạnh đó, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành này cũng không nhiều.
Bảng 2.3: Các dự án đầu tư vào ngành nông nghiệp (tính đến hết tháng 3/2009)
STT Tên dự án Vốn đầu
tư (triệu USD)
Nước đầu tư Mặt hàng sản xuất
1 Công ty PTNN Việt Hưng 3,85 Đài Loan Chế biến nông sản 2 Công ty TNHH Yamazaki 0,50 VN + Nhật Bản Rau quả, trồng
măng 3 Công ty TNHH thực phẩm tin
tin 1,50 Trung Quốc SXKD nước uống từ sản phẩm nông nghiệp, nước tinh khiết, nước có ga. 4 Công ty TNHH Nam Tiến 3,10 Trung Quốc SX các sản phẩm
từ rau quả tươi 5 Công ty TNHH gia công chế
biến rau quả Vạn Phúc
0,43 Trung Quốc Rau quả, nông lâm thủy sản và các loại thịt
6 Công ty Châu Á – Thái Bình Dương
3,95 Đài Loan Chế biến nông sản
7 Công ty TNHH Vạn Đắc Phúc
3,00 Đài Loan Chế biến nông sản
8 Công ty TNHH Cẩm Thái Hưng
12,00 Đài Loan SX hàng nông sản, lâm sản
sường 10 Công ty TNHH Hae Woo
Vina Co.Ltd 2,00 Hàn Quốc SXKD hàng nông sản 11 Công ty TNHH CBNS XK
Thái Dương 1,00 VN + Đài Loan Chế biến nông sản
Tổng vốn đầu tư (Triệu USD) 21,83
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương
Bảng 2.3 trên cho thấy hiện nay trên địa bàn Hải Dương mới thu hút được 11dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với tổng số vốn đầu tư thực hiện là 21, 828 triệu USD, so với tổng số vốn đầu tư thực hiện thì đây là một con số bé nhỏ. Mặt hàng sản xuất của các dự án này chủ yếu là sản xuất kinh doanh chế biến nông sản, lâm sản, rau quả. Điều này cho thấy cần tăng cường hơn nữa khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu, từ giữa năm 2008 số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đến Hải Dương để khảo sát tìm hiểu cơ hội đầu tư giảm rõ rệt; các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư quy mô còn nhỏ, chưa có bước đột phá trong việc thu hút các dự án có quy mô vốn lớn và công nghệ cao.