Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 34)

1. Vài nét về tỉnh Hải Dương

1.3. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên khoáng sản

Hải Dương có nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như đá vôi với trữ lượng khoảng 200 triệu tấn, đất sét để sản xuất vật liệu chịu lửa 8 triệu tấn; cao lanh là nguyên liệu chính để

sản xuất gốm sứ 400.000 tấn; quặng bô xít để sản xuất đá mài và bột mài công nghiệp trữ lượng 200.000 tấn, tập trung chủ yếu ở hai huyện Chí Linh và Kinh Môn.

Tài nguyên khoáng sản của Hải Dương không đa dạng về chủng loại, nhưng có một số trữ lượng lớn, chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp; đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Đá vôi xi măng ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, chất lượng tốt, CaCO3 đạt 90 - 97%. Đủ sản xuất 5 đến 6 triệu tấn xi măng/ năm.

+ Cao lanh ở huyện Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 40 vạn tấn, tỷ lệ Fe2O3: 0,8 - 1,7%; Al2O3: 17 - 19% cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sành sứ.

+ Sét chịu lửa ở huyện Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt; tỷ lệ Al2O3

từ 23,5 - 28%, Fe2O3 từ 1,2 - 1,9% cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa. + Bô xít ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn; hàm lượng Al2O3 từ 46,9 - 52,4%, Fe2O3 từ 21 - 26,6%; SiO2 từ 6,4 - 8,9%.

- Tài nguyên đất

Hải Dương có tổng diện tích tự nhiên là 1.662 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 63,3%; đất lâm nghiệp chiếm 6,08%; đất canh tác 46,2%; đất ở 6,87%; đất chưa sử dụng 7,47%. Toàn tỉnh được chia làm hai vùng chính: vùng đối núi chiếm khoảng 11%, còn lại là đồng bằng.

- Tài nguyên nước

Hệ thống sông ngòi khá dầy đặc, bao gồm hệ thống sông Thái Bình, Sông Luộc, các sông trục Bắc Hưng Hải và An Kim Hải, có khả năng bồi đắp phù sa cho đồng ruộng, cung cấp nguồn nước cho nhu cầu sản xuất của các ngành, đồng thời cũng là những tuyến giao thông thuỷ, tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hoá trong tỉnh, cũng như giữa tỉnh Hải Dương với các tỉnh khác trong vùng. Tuy nhiên, sông ngòi nhiều thường gây nên úng lụt, rất khó khăn trong việc phòng chống lụt bão và ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống dân sinh.

- Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh khá phong phú, nhất là trên hai huyện miền núi phía Đông Bắc tỉnh là Chí Linh và Kinh Môn. Chí Linh có nhiều cảnh quan đẹp, nhiều hồ nước tự nhiên, nhiều di tích, di chỉ văn hoá: Khu danh thắng Phượng Hoàng - Kỳ Lân, Khu du lịch danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc…Kinh Môn thuộc vùng núi đá vôi với nhiều hang động kỳ thú: Núi An Phụ, Hang động Kính Chủ và vùng núi đá vôi Dương Nham.

Các huyện thuộc vùng đồng bằng cũng có tiềm năng du lịch phong phú nhờ có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, làng quê trù phú, mang đậm nét đặc trưng của văn hoá Bắc Bộ: khu miệt vườn vải thiều Thanh Hà, Làng Cò (Chi Lăng Nam) Thanh Miện, Văn miếu (Mao Điền), gốm Chu Đậu…

Trên địa bàn tỉnh có nhiều di tích lịch sử văn hoá cách mạng, các làng nghề, các lễ hội truyền thống, ẩm thực, các giá trị truyền thống và hiện tại khác làm phong phú thêm nguồn tài nguyên du lịch của Hải Dương, tạo tiền đề phát triển ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong tương lai.

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 34)