3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XTĐT nhằm tăng cường thu hút FD
3.1. Sẵn sàng về quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất phải dựa trên quy hoạch tổng thể và quy hoạch ngành. Nâng cao chất lượng công tác quản lý và sử dụng đất, sửa đổi, bổ sung một số Quyết định của tỉnh về bàn giao đất, cho thuê, trình tự chấp thuận đầu tư phù hợp với các quy định trong Luật Đất đai 2003. Theo đó, quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xử lý, thu hồi đất các dự án vi phạm. Thực hiện chính sách đấu giá đối với các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ canh tác sang kinh doanh, dịch vụ, công nghiệp. Tăng cường việc thu tiền sử dụng đất (một lần) đối với các dự án ngoài KCN – CCN để phòng ngừa tình trạng chuyển nhượng đất các dự án…
Về phía nhà nước: cần phải xây dựng một chiến lược XTĐT ở cấp quốc gia mang tính dài hạn để định hướng cho công tác XTĐT tại Hải Dương và các tỉnh thành trong cả nước hoạt động hiệu quả hơn.
Về phía Trung tâm XTĐT: cũng cần phải xây dựng cho mình một chiến lược XTĐT phù hợp với đặc điểm của địa bàn, chiến lược đó phải xác định xem lĩnh vực nào là trọng tâm, quốc gia nào, công ty nào là tiêu điểm để tập trung trong chiến lược XTĐT.
Xây dựng chiến lược trên địa bàn tỉnh:
Thực hiện chiến lược thu hút đầu tư có hiệu quả: kết quả của cuộc điều tra cho thấy nhu cầu cấp thiết là Trung tâm XTĐT thực hiện XTĐT phải áp dụng và thực hiện một số chiến lược XTĐT có hiệu quả. Một chiến lược XTĐT nên thể hiện ít nhất những vấn đề như lĩnh vực, ngành nghề nào là quan trọng trong thời gian ngắn (1-2 năm) và trung hạn (2-3 năm), trọng điểm là ở khu vực địa lý then chốt nào, phương pháp xúc tiến nào sẽ được sử dụng để tiếp cận các công ty và tại sao lựa chọn công ty đó.
Xác định ngành trọng điểm và các nguồn đầu tư tiềm năng: Một chiến lược XTĐT đòi hỏi phải xác định ngành công nghiệp nào, hoạt động nào, quốc gia nào và thậm trí công ty nào là tiêu điểm để tập trung vào. Một khi những trọng điểm đã được xác định, điều quan trọng là phải xác định trong những đoạn thị trường tiềm năng để có thể tiến hành đầu tư. Sự phân đoạn thông thường được sử dụng trong tiếp thị kinh doanh có thể sử dụng trong việc đặt trọng tâm vào nhà đầu tư, theo đó thị trường có thể phân đoạn theo các tiểu chí kinh tế, địa lý, dân số học và tâm lý học. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài các nhân tố kinh tế học và địa lý là nhân tố quan trọng nhất.
Theo kết quả đánh giá ban đầu là cơ quan XTĐT nên chú trọng vào các quốc gia sau:
Bảng 3.2: Cơ cấu các ngành và các quốc gia có nguồn vốn đầu tư
STT Ngành mục tiêu Các quốc gia mục tiêu
1 May mặc và dệt Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore 2 Da giầy/ giầy dép Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông,
Singapore
3 Điện tử Nhật Bản, Mỹ, các nước thuộc EU, Hàn Quốc 4 Dầu khí Mỹ, các nước EU, Malaysia, Nga
5 Chế biến thực phẩm Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước EU 6 Công nghệ thông tin Mỹ, Nhật Bản, các nước thuộc EU, Singapore 7 Hóa chất Mỹ, các nước thuộc EU, Nhật Bản, Hàn Quốc 8 Chế tạo cơ khí Nhật Bản, Hàn Quốc
Các chiến lược mục tiêu nhằm vào các ngành ưu tiên XTĐT cũng nên được xem xét theo khía cạnh cơ cấu kỹ thuật sản xuất. Ví dụ như cho thấy cơ cấu của các ngành ưu tiên được chia nhỏ ra theo các nhóm sau: sử dụng nhiều vốn, sử dụng nhiều lao động, dựa vào tài nguyên thiên nhiên, dựa vào công nghệ và dựa vào xuất khẩu. Theo kết quả phân tích này có thể đưa ra các chính sách, các biện pháp và các chiến lược tiếp thị đặc trưng của từng ngành được phát triển có xem xét nhu cầu của các ngành đó theo yếu tố như tính cạnh tranh, tiềm năng thị trường và trình độ công nghệ.