Tổng quan tình hình thu hút vốn FDI tại Hải Dương

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 43)

2. Tình hình thu hút vốn FDI và sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác xúc

2.1.1. Tổng quan tình hình thu hút vốn FDI tại Hải Dương

Năm 2008 tỉnh Hải Dương thu hút được 481,6 triệu USD vốn FDI (tương đương với lượng vốn FDI thu hút được năm 2007) trong đó:

+ Cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) mới cho 46 dự án với tổng số vốn đăng ký 345,3 triệu USD.

+ 27 dự án điều chỉnh tăng vốn với số vốn tăng thêm là 136,3 triệu USD. Tính đến hết năm 2008, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 200 dự án ĐTNN đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng số vốn đăng ký 2.306,4 triệu USD trong đó có 95 dự án trong KCN, số vốn 1.425,2 triệu USD; ngoài KCN 105 dự án, số vốn 881,2 triệu USD. Tổng lượng vốn đầu tư thực hiện của các Doanh nghiệp FDI ước đạt 1.170 triệu USD, chiếm 50,7% tổng số vốn đầu tư đăng ký, cao hơn tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trung bình của cả nước 27,7%; trong đó tại các KCN tỷ lệ vốn thực hiện đạt 42,3%, ngoài KCN tỷ lệ này đạt 62,7%. Có 116 dự án đã đi vào hoạt động.

Nhìn chung các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Dương có quy mô tương đối nhỏ, đạt 11,52 triệu USD/dự án, cao hơn một chút so với mức trung bình của cả nước 9,1 triệu USD/dự án. Việc các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào tỉnh Hải Dương với các dự án quy mô nhỏ khác với xu hướng đầu tư nước ngoài, các công ty đầu

tư ra nước ngoài thường tập trung với quy mô tương đối lớn để phát huy thế mạnh về vốn và công nghệ sản xuất và tận dụng lợi thế sản xuất nhờ quy mô.

Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, tính đến hết tháng 3 năm 2009, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Dương là 201 dự án với tổng vốn đăng ký 2.314,72 triệu USD, vốn thực hiện 1.215,7 triệu USD, đứng thứ 7 trong top 10 tỉnh, thành phố thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Biểu 2.1 dưới đây cho thấy cái nhìn toàn diện hơn về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương.

Biểu 2.1: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương qua các năm

Đơn vị: triệu USD

Vốn đầu tư FDI tại tỉnh Hải Dương 1995-2008

156 268 5 1 3 42 28 79 50 161 435 482 105 64 4 1 2 10 17 11 8 7 327 235 324 654 0 100 200 300 400 500 600 700 1995 1996 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm T ri ệu U S D Vốn đăng ký Vốn thực hiện

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương

Ngay từ khi Hoa Kỳ xóa bỏ cấm vận Việt Nam, đã có rất nhiều TNCs xúc tiến việc sản xuất kinh doanh ở Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Hải Dương nói riêng. Luồng vốn đầu tư từ các TNCs đã tăng nhanh so với các nguồn vốn khác vào Hải Dương. Sự tăng trưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương càng trở nên vững chắc khi các bước phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước ngày càng được củng cố. Đến nay, Hải Dương đã thu hút được một số TNCs hàng đầu như Tập đoàn HITACHI (Nhật Bản), tập đoàn Ford, Sumidenso, Brother, UMC, IQLinks…Điều này

cho thấy các chi nhánh TNCs quan tâm đến thị trường Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng. Theo số liệu thống kê cho thấy qua các năm 1995, 1996 nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng tương đối cao, do vậy, lượng vốn FDI hút vào tỉnh Hải Dương cũng tăng đột biến 156 triệu USD (1995), 286 triệu USD (1996). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 thì lượng vốn FDI vào Hải Dương bắt đầu suy giảm cho đến năm 2000 thì bắt đầu hồi phục và có xu hướng tăng nhanh và đạt đỉnh điểm vốn đăng ký vào năm 2006 (654 triệu USD). Có được kết quả tăng nhanh vốn đăng ký là do những nỗ lực trong cải cách hành chính và sự ra đời của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (2005) đã làm cho môi trường đầu tư thông thoáng hơn. Mặt khác, với những nỗ lực của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương trong nỗ lực chung của đất nước nhằm tăng cường thu hút lượng vốn FDI nhằm bổ sung cùng với nguồn vốn trong nước phát triển nền kinh tế trong nước.

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 43)