MỤC LỤC
Công tác XTĐT được thực hiện bởi các Trung tâm XTĐT của từng vùng và từng địa phương dựa trên những đặc điểm riêng biệt về môi trường, các lĩnh vực ưu đãi cũng như các doanh nghiệp hoạt động của vùng và địa phương mình trở nên sát với thực tiễn hơn, bám sát quy hoạch đầu tư của địa phương. Tuy nhiên, hoạt động XTĐT của các cơ quan này có thể hợp với các ban ngành khác và sự hợp tác này là rất cần thiết như: Sự phối hợp giữa Cục Đầu tư nước ngoài, UBND, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến đầu tư các địa phương và Ban quản lý các KCN với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; cơ quan đại diện ngoại giao, kinh tế của Việt Nam; Các tổ chức xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước; Các Bộ ngành khác như Tổng Cục du lịch, Hiệp hội các ngành tiểu thủ công nghiệp; Hiệp hội doanh nghiệp; Các nhà đầu tư hài lòng với tình hình hiện tại; Các đại sứ, đại diện danh dự về đầu tư và các đối tác khác.
FDI là hình thức đầu tư quốc tế mà nhà đầu tư nước ngoài góp một lượng vốn đủ lớn để thiết lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhờ đó cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, cùng với các đối tác nước nhận đầu tư chia sẻ rủi ro và thu lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư đó. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign Cantrerisce): là doanh nghiệp thuộc sở hữu của chủ đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh nhưng vẫn là pháp nhân của nước chủ nhà và chịu sự kiểm soát của pháp luật nước chủ nhà.
Hải Dương là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm ở vị trí có nhiều hướng tác động mang tính liên vùng, Hải Dương có vai trò quan trọng làm cầu nối thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng, thành phố du lịch Hạ Long; cung cấp sản phẩm hàng hoá quan trọng và là địa bàn tham gia quá trình trung chuyển hàng hoá giữa hệ thống cảng biển và các thành phố, các tỉnh trong vùng và cả nước, do vậy, vừa có cơ hội đóng vai trò là một trong những động lực phát triển, vừa phải đối mặt với các thách thức trong cạnh tranh khai thác và phát triển các ngành hàng có cùng lợi thế. Thực hiện đường lối đổi mới được khởi xướng từ Đại Hội Đảng lần thứ VI (1986), Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực và đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững” và Nghị Quyết Đảng bộ lần thứ XIII nhiệm kỳ 2001 – 2005, tỉnh Hải Dương đặc biệt quan tâm tới giải pháp thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
KCN Cẩm Điền – Lương Điền có diện tích quy hoạch 200 ha và KCN Lai Cách có quy hoạch 135 ha đều thuộc huyện Cẩm Giàng. Việc hình thành và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh thực sự đã tạo động lực và môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ví dụ như các dự án trong lĩnh vực công nghệ thông tin tập trung vào Công nghệ phần cứng - điện tử, chủ yếu đến từ các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ; đối với các dự án của Đài Loan thường về các ngành như may mặc, chế biến nông sản, rau quả xuất khẩu, thức ăn chăn nuôi, linh kiện điện tử. Trong quá trình hoạt động các nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển đổi hình thức đầu tư của mình trong quá trình triển khai dự án đầu tư trực tiếp để đạt hiệu quả tốt nhất đã góp phần tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Cho đến nay các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn thông qua 4 hình thức truyền thống: 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh, công ty cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Việc Việt Nam gia nhập WTO, các nhà đầu tư có cơ hội lớn thâm nhập vào thị trường dịch vụ và gần đây đã có sự thay đổi theo hướng tăng mạnh vốn đầu tư vào ngành dịch vụ (khách sạn, du lịch, tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải, bưu điện,…).
Để tạo dựng hình ảnh của một địa phương hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thì hàng năm UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn của tỉnh (trong đó có CQXTĐT của tỉnh) tổ chức phối hợp thực hiện các hình thức quảng bá giới thiệu hình ảnh cùng tiềm năng và cơ hội đầu tư của tỉnh như cập nhật thông tin, in và phát hành tập san, tờ rơi, đĩa CD về phát triển kinh tế xã hội, thông tin giới thiệu môi trường đầu tư,…. Về tổ chức tham gia vận động đầu tư, Hải Dương cũng đã cử đại diện tham gia vào các phái đoàn do Cục đầu tư nước ngoài tổ chức đi đến các nước để vận động đầu tư như các đoàn vận động sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ…Tỉnh cũng đã tự tổ chức các phái đoàn do lãnh đạo cấp cao của tỉnh dẫn đầu tham gia vận động đầu tư tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ (tháng 5 và tháng 7/2008) đã thu được các kết quả khả quan.
Trong thời gian qua đã có nhiều cuộc hội thảo XTĐT được tổ chức ở trong và ngoài nước có sự tham gia của tỉnh như tham gia nhiều cuộc hội thảo về môi trường đầu tư và giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư tại nước ngoài (Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan…); tham gia nhiều cuộc hội thảo về môi trường đầu tư và giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư vào Hải Dương do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Văn phòng xúc tiến thương mại Hàn Quốc tại Hà Nội, Văn phòng Kinh tế Đài Bắc tại Hà Nội,…tổ chức. Việc sử dụng linh hoạt kết hợp các công cụ XTĐT đã đem lại hiệu quả cao trong hoạt động XTĐT, ví dụ công cụ xúc tiến - tổ chức đoàn đi vận động đầu tư kết hợp với công cụ xúc tiến – tham gia triển lãm trong quá trình đi vận động đầu tư tại các nước, trao đổi thảo luận với các doanh nghiệp tham gia triển lãm để họ hiểu biết về môi trường đầu tư tại tỉnh và đưa đến quyết định đầu tư.
Với định hướng trên, tiến hành xem xét, giảm bớt các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với ĐTNN có tính tới các yếu tố hội nhập và toàn cầu hóa theo lộ trình “mở cửa”; tạo bước đột phá trong thu hút ĐTNN bằng việc xem xét đẩy sớm lộ trình mở cửa đối với một số lĩnh vực dịch vụ, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển hạ tầng. Quan tâm đến việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ làm công tác XTĐT, kinh tế đối ngoại và quản trị doanh nghiệp có tinh thần trách nhiệm cao, có kiến thức chung, phong cách làm việc và trình độ tương thích với yêu cầu hội nhập, trước hết phải có khả năng làm việc độc lập, giao tiếp bằng ngoại ngữ tốt (tiếng Anh, Hoa, Nhật,…).
Dựa vào kết quả phân tích đánh giá từng nhân tố tạo nên điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức ở phần trên, ta sắp xếp chúng vào ma trận SWOT và phối hợp logíc từng cặp yếu tố để thành phương án chiến lược cụ thể. Kết hợp với các yếu tố về công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hợp lý, quản lý xây dựng chặt chẽ, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ thì sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh, khai thác tối đa nhu cầu đầu tư vào khu vực trọng điểm Bắc Bộ đang có xu hướng tăng (S1S2O3).
Thông qua tăng cường gặp gỡ, tiếp xúc với các nhà đầu tư khoảng 2 lần/năm, lãnh đạo tỉnh nên tổ chức họp với sự tham gia của Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch của tỉnh, đại diện Ban quản lý các KCN, CCN, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, lãnh đạo Trung tâm XTĐT và đại diện của các công ty nước ngoài đóng góp trên địa bàn tỉnh nhằm lấy ý kiến của các nhà đầu tư cũng như giải đáp các thắc mắc, tháo gỡ những khó khăn cho họ. Bên cạnh đó, việc thiết lập một đường dây nóng, đặt hòm thư góp ý kiến, kiến nghị có liên quan tới cá nhân, tổ chức có hành vi gây khó khăn, thiếu trách nhiệm trong giải quyết vấn đề liên quan đến đầu tư, sản xuất kinh doanh giúp lãnh đạo có thêm một kênh thông tin để kịp thời có những biện pháp xử lý và công bố công khai việc làm này.
Phối hợp với các địa phương lân cận trong hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm giảm bớt kinh phí nhưng vẫn đem lại hiệu quả của hoạt động này.