Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 74 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
74
Dung lượng
720 KB
Nội dung
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 2.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp giai đoạn 2006-2010 củatỉnh
Hải Dương 26 -
Bảng 2.2: Vốn FDI tại tỉnhHảiDương được cấp giấy phép từ 2001 đến 2009. (chỉ tính
các dự án có hiệu lực) 28 -
Bảng 2.3 Cơ cấu FDI theo hình thức đầutư tại HảiDương 31 -
Bảng 2.4 Tình hình thực hiện vốn FDI củaHảiDươnggiai đoạn 2001-2009 32 -
Bảng 2.5 Các khu công nghiệp được quy hoạch tại HảiDương 34 -
Bảng 2.6 Đóng góp của DN đầutưnướcngoài vào kim ngạch xuất khẩu củatỉnhgiai
đoạn 2001-2009 42 -
Bảng 2.7 Vốnđầutư ở HảiDươnggiai đoạn 2001-2008 44 -
Bảng 2.8 Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong tỉnhgiai đoạn 2001-2008 45 -
Hình 1.1 Đóng góp của khu vực FDI trong GDP và cơ cấu kinh tế theo khu vực ngành
của Việt Nam 10 -
Hình 2.1 Các nhà đầutưtrựctiếpnướcngoài điển hình vào HảiDương (tính đến hết
12/2009) 29 -
Hình 2.2 Cơ cấu kinh tế HảiDươngnăm 2000 40 -
Hình 2.3 Cơ cấu kinh tế HảiDươngnăm 2005 40 -
Hình 2.4 Cơ cấu kinh tế HảiDươngnăm 2009 41 -
Nguyễn Thị Xuân – Kinh tế phát triển 48B
1
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới là kết quả của quá trình phân công lao
động xã hội mạnh mẽ và rộng khắp trên phạm vi toàn thế giới đã lôi kéo tất cả những
nước và vùng lãnh thổ từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong xu thế đó,
chính sách đóng cửa biệt lập với thế giới là không thể tồn tại được. Nó chỉ làm kìm hãm
quá trình phát triển của xã hội, của quốc gia đó. Một quốc gia khó có thể tách biệt khỏi
thế giới vì những thành tựu của khoa học và kinh tế đã kéo con người xích lại gần nhau
hơn và dưới tác động quốc tế buộc các nước phải mở cửa, giao lưu với các nước trên thế
giới.
Mặt khác trong xu hướng mở cửa, các nước đặc biệt là các nước đang phát triển (trong
đó có Việt Nam) đều muốn thuhút được nhiều nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh
tế nhất là nguồnvốnđầutưtrựctiếpnướcngoài FDI (Foreign Direct Investment): vì thế
các nước đều muốn tạo ra những điều kiện hết sức ưu đãi để thuhút được nhiều nguồn
vốn về nước mình. Hơn nữa, nước ta lại là nước có xuất phát điểm thấp, kỹ thuật lạc hậu,
năng suất lao động thấp, tích lũy nội bộ thấp… Trước tình hình đó, Việt Nam đã tạo
nhiều giảipháp nhằm thuhút nhiều nguồnvốn khác nhau đặc biệt là nguồn FDI. Tháng
12 năm 1987, đã ban hành luật đầutưnướcngoài và từ đó đến nay đã thuhút được trên
80 vùng lãnh thổ đầutư vào Việt Nam, trong đó có các tập đoàn lớn như: Sony, Honda,
Ford…Đầu tưtrựctiếpnướcngoài đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền
kinh tế nước ta như: giải quyết vấn đề về vốn, công nghệ, nâng cao trình độ quản lý…
Kinh tế HảiDương càng ngày có những bước tiến triển trên con đường hội nhập nền
kinh tế thế giới trong đó không thể không nhắc tới vai trò của thành phần kinh tế có vốn
đầu tưnước ngoài. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phần kinh tế này thường cao hơn
so với thành phần kinh tế khác và nó góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng của cả nền
kinh tế tỉnh. Nó đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa- hiện đại hóa đất nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, có tác động lan tỏa
Nguyễn Thị Xuân – Kinh tế phát triển 48B
2
Chuyên đề tốt nghiệp
tích cực tới các ngành kinh tế khác…
Nhận thấy nguồnvốnđầutưnướcngoài có tầm quan trọng cũng như sự đóng góp to
lớn của nó vào sự phát triển kinh tế xã hội củanước ta nói chung và củatỉnhHảiDương
nói riêng trong các năm qua, do vậy em chọn đề tài: “ Giảipháptăngcườngthuhút
nguồn vốnđầutưtrựctiếpnướcngoàicủatỉnhHảiDươngđếnnăm2015 ”. Bài viết
mang cái nhìn tổng quan về thực trạng thuhútnguồnvốn FDI củatỉnhHảiDương nhằm
đưa ra những thành tựu đã đạt được và các vấn đề còn tồn tại trong việc sử dụng nguồn
vốn này. Dựa vào cơ sở đó nhằm đưa ra các giảipháp để ngày càng thuhút được nguồn
vốn FDI đầutư vào tỉnh và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồnvốn này, đồng thời tận
dụng tối đa tác động tích cực của nó vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Bài viết gồm có 3 phần chính:
Chương I: Cơ sở lý luận về FDI
Chương II: Đánh giá về thuhút FDI tại HảiDương trong giai đoạn 2000-2009
Chương III: Giảipháptăngcườngthuhút FDI tại HảiDươngđếnnăm 2015
Được sự giúp đỡ nhiệt tìnhcủa PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn và các anh chị tại phòng
Kinh tế đối ngoại, Sở Kế hoạch và ĐầutưHảiDương em đã hoàn thành chuyên đề thực
tập tốt nghiệp. Do khối lượng kiến thức có hạn nên bài viết còn nhiều khiếm khuyết, em
mong được sự quan tâm và góp ý của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Nguyễn Thị Xuân – Kinh tế phát triển 48B
3
Chuyên đề tốt nghiệp
I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm và đặc điểm của FDI
1.1 Khái niệm
Trong lịch sử thế giới đầutưtrựctiếpnướcngoài (FDI) đã tồn tại từ rất lâu, ngay từ
thời tiền tư bản. Chủ yếu là đầutưvốn sang các nước đang phát triển để khai thác đồn
điền nhằm cung cấp nguyên liệu cho những nước ở chính quốc. Từ sau chiến tranh thế
giới hai FDI đã có sự thay đổi hướng đầutưcủa các nước phát triển và hoạt động này
diễn ra thường xuyên hơn giữa các quốc gia. Ngày nay, FDI trở thành một trong tất yếu
kinh tế trong điều kiện quốc tế hóa sản xuất và lưu thông. Không có một quốc gia nào, dù
lớn hay nhỏ, dù phát triển theo con đườngtư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa lại
không cần đếnnguồnvốnđầutưtrựctiếpnướcngoài và tất cả đều có đó là nguồn lực
quốc tế quan trọng cần khai thác để hòa nhập vào cộng đồng quốc tế. Ngay cả các quốc
gia có tiềm lực kinh tế mạnh như Mỹ, Nhật, dưới tác động của khoa học công nghệ hiện
nay cũng không thể tự mình giải quyết được các vấn đề kinh tế, xã hội đã, đang và sẽ tiếp
tục đặt ra. Chỉ có con đường hợp tác trong đó có FDI là loại hình đầu tư, hợp tác có hiệu
quả.
Có nhiều quan điểm khác nhau về nguồnvốnđầutưtrựctiếpnước ngoài. Dưới đây là
một số quan điểm về FDI :
Theo Diminik Salavatore trong cuốn Internationnal Economic 1995 : đầutưtrựctiếp
nước ngoài là đầutư thực vào các nhà máy, các hàng hóa, đầutư đất đai, hàng tồn kho
mà ở đó quyền quản lý và tư bản cùng tồn tại và nhà đầutư giữ quyền quản lý sử dụng
vốn đầutư đó.
Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) : đầutưtrựctiếpnướcngoài là số vốnđầutư được
thực hiện để thu lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với
nền kinh tế của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầutư là giành được tiếng nói có hiệu quả
trong quản lý DN đó.
Nguyễn Thị Xuân – Kinh tế phát triển 48B
4
Chuyên đề tốt nghiệp
Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO) : đầutưtrựctiếpnướcngoài xảy ra khi một
nhà đầutưtừ một nước (chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước nhận đầu tư)
cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các
công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầutư lẫn tài sản mà người đó
quản lý ở nướcngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầutư
thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con'' hay chi
nhánh công ty.
Tóm lại, FDI là một trong các hình thức đầutư quốc tế mà các nhà đầutư (tư nhân, có
thể có chính phủ tham gia đầu tư) ở nướcngoài bỏ vốn (tiền, công nghệ, chuyên gia )
của họ vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, để trựctiếp hoặc cùng vời nước sở tại (nước
nhận đầu tư) điều hành đối tượng bỏ vốnđầu tư, hưởng lợi nhuận và cùng chia sẻ rủi ro.
1.2 Đặc điểm của FDI
FDI là một bộ phận củađầutưnước ngoài, phạm vi hoạt động ra khỏi lãnh thổ của
quốc gia đó. Do đó, trong quá trình hoạt động các nhà đầutư phải tuân thủ các quy định
pháp luật củanướctiếp nhận đầutư và FDI mang các đặc điểm sau :
Thứ nhất, nhà đầutư cần phải tuân theo các quy định, tôn trọng văn hóa, phong tục tập
quán và pháp luật của chính nước sở tại. Tuy nhiên khác với nguồnvốn viện trợ phát
triển chính thức (ODA) là FDI không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào về chính trị giữa hai
quốc gia (giữa quốc gia đi đầutư và quốc gia tiếp nhận đầu tư) với nhau. Thực chất nó
chỉ đơn thuần là hoạt động bỏ vốnđầutư và thu lợi nhuận của nhà đầu tư, chỉ chịu sự
ràng buộc về mặt kinh tế, không chịu ràng buộc về chính trị.
Thứ hai, FDI là hình thức đầutư bằng vốncủa Chính phủ, doanh nghiệp hoặc tư nhân
nước ngoài. Nhà đầutư sẽ trựctiếp quản lý, tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất tại
nước tiếp nhận đầu tư. Ngoài ra thì nhà đầutư hoàn toàn chịu trách nhiệm về hiệu quả
sản xuất kinh doanh của mình. Lợi nhuận của nhà đầutưthu được sẽ phụ thuộc vào khả
năng sản xuất kinh doanh của lĩnh vực được đầu tư. Thông thường, lợi nhuận này sẽ
không ổn định.
Nguyễn Thị Xuân – Kinh tế phát triển 48B
5
Chuyên đề tốt nghiệp
Thứ ba, quyền quản lý, lợi nhuận được hưởng và trách nhiệm của nhà đầutư được
tuân theo tỷ lệ góp vốn. Nghĩa là, nhà đầutư nào có tỷ lệ vốn góp cao thì nhà đầutư đó sẽ
nắm quyền quản lý. Do vậy thông qua tỷ lệ này, nhiều lĩnh vực kinh doanh không muốn
nhà đầutưnắm quyền hạn chính thì phải quy định tỷ lệ đóng góp tối đa cho nhà đầutư
đó. Khi đó, nắm quyền chính trong quản lý là các nhà đầutư trong nước chứ không phải
là nhà đầutưnước ngoài, đó là để thực hiện mục tiêu chính trị khác.
Thứ tư, mục tiêu chính luôn được các nhà đầutư quan tâm đó là lợi nhuận. Do vậy,
nguồn vốn FDI sẽ tập trung nhiều ở các ngành, lĩnh vực mang lại tỷ suất lợi nhuận cao.
Các nhà đầutư thường đầutư vào các lĩnh vực mới tại nước sở tại (nhưng là lĩnh vực cũ
của nướcđầutư ) để tìm kiếm thị trường mới hoặc dựa trên những lợi thế về chi phí rẻ
của nướctiếp nhận đầutư như : chi phí nhân công, chi phí tài nguyên…để thu được lợi
nhuận cao nhất có thể.
Thứ năm, tồn tại hai chiều trong hoạt động đầutưnước ngoài, nghĩa là một nước, quốc
gia có thể tiếp nhận đầutưtừnước khác nhưng đồng thời cũng có thể đầutư sang nước
khác. Nguồnvốnđầutưtrựctiếpnướcngoài nó khác với nguồnvốn viện trợ, nguồnvốn
viện trợ thường từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, nhưng FDI thì có
thể từnước đang phát triển sang các nước phát triển và ngược lại. Tại sao lại có như
vậy ? Bởi các nước có kinh tế phát triển cũng chưa thể giải quyết được hết các vấn đề
kinh tế-xã hội. Còn có nhiều lĩnh vực mà các nhà đầutư không muốn tham gia do tỷ suất
lợi nhuận thấp (so với nước đó nhưng tỷ suất này vẫn cao hơn sơ với các nước đang phát
triển). Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn FDI chảy vào các nước phát
triển.
2. Các hình thức của FDI
Đầutư FDI tồn tại dưới nhiều hình thức, song có những hình thức chủ yếu sau đây :
Một là hợp đồng hợp tác kinh doanh : là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên (gọi
là bên hợp doanh) quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên
Nguyễn Thị Xuân – Kinh tế phát triển 48B
6
Chuyên đề tốt nghiệp
để tiến hành đầutư sản xuất kinh doanh ở nướctiếp nhận đầutư mà không thành lập một
pháp nhân. Hình thức đầutư này xuất hiện sớm ở Việt Nam và là hình thức đầutưnước
ngoài dễ thực hiện và có ưu thế lớn trong việc phối hợp sản phẩm. Các sản phẩm có kỹ
thuật cao đòi hỏi phải có sự kết hợp thế mạnh của nhiều công ty của nhiều quốc gia khác
nhau. Đây cũng thể hiện xu hướng hợp tác sản xuất kinh doanh của sự phân công lao
động chuyên môn hoá sản xuất trên phạm vi quốc tế.
Hai là doanh nghiệp liên doanh : là loại hình DN do hai bên hoặc các bên nướcngoài
hợp tác với nướctiếp nhận đầutư cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi và
cùng chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. DN liên doanh được thành lập theo hình thức công
ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật củanướctiếp nhận đầu tư.
Thông qua hợp tác liên doanh với các đối tác Việt Nam, các nhà đầutưnướcngoài tranh
thủ được sự hỗ trợ và những kinh nghiệm của các đối tác Việt Nam trên thị trường mà họ
chưa quen biết trong quá trình kinh doanh của họ tại Việt Nam. Mặt khác, do môi trường
đầu tưcủa Việt Nam còn có nhiều bất chắc nên các nhà đầutư không muốn gánh chịu rủi
ro mà muốn các đối tác Việt Nam cùng chia sẻ với họ nếu có. Liên doanh với đối tác bản
địa, các nhà đầutư yên tâm hơn trong kinh doanh hơn vì họ đã có một người bạn đồng
hành, nếu có khó khăn lien quan tới pháp luật trong quá trình sản xuất kinh doanh, họ
cũng giải quyết dễ dàng hơn.
Ba là doanh nghiệp 100% vốnđầutưnướcngoài : là DN thuộc sở hữu của nhà đầutư
nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài) do nhà đầutưnướcngoài thành lập tại
nước sở tại,trên cơ chế hoạt động tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất
kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốnđầutưnướcngoài được thành lập theo hình thức
của công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân. Hình thức này ở giai đoạn đầu
chưa có nhiều, nhưng xu hướng hiện nay thì các dự án đầutư theo hình thức này ngày
càng mạnh mẽ.Và đang có hiện tượng chuyển đổi từ hợp đồng hợp tác kinh doanh sang
doanh nghiệp 100% có vốnđầutưnước ngoài.
Ngoài những hình thức đầutư nêu trên, còn một vài hình thức đầutư 100% vốnnước
ngoài khác như BOT (xây dựng- kinh doanh- chuyển giao), BTO (xây dựng – chuyển
Nguyễn Thị Xuân – Kinh tế phát triển 48B
7
Chuyên đề tốt nghiệp
giao – kinh doanh), BT (xây dựng – chuyển giao)
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thuhútnguồnvốn FDI
Trong quá trình sử dụng FDI có nhiều nhân tố khác nhau tác động lên nó. Có nhiều
nhân tố giúp tăng hiệu quả sử dụng nhưng cũng có những nhân tố làm kìm hãm hiệu quả
hoạt động củanguồnvốn này. Bao gồm :
3.1 Vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên củanướctiếp nhận đầu tư.
Vị trí địa lý bao gồm: các yếu tố về tự nhiên, địa hình, khí hậu, nguồn tài nguyên khoáng
sản, đất đai. Vị trí địa lý có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động và lĩnh vực đầu tư. Nó
quyết định đến cơ cấu nguồnvốn đối với từng thành phần kinh tế và số lượng ngành nghề
sản xuất, quyết định tới cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của các nhà đầutư . Vị
trí địa lý thuận lợi sẽ giúp cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá giữa trong và ngoàinước
diễn ra một cách tích cực hơn, giảm bớt được chi phí sản xuất cho nhà sản xuất và do đó
làm tăng khoản lợi nhuận thu được của nhà đầu tư. Đi kèm cùng với yếu tố vị trí địa lý,
nhà đầutưnướcngoài cũng luôn quan tâm tới điều kiện tự nhiên củanướctiếp nhận đầu
tư. Bởi vì điều kiện tự nhiên là tác động khách quan vào quá trình sản xuất, chúng ta chỉ
có thể hạn chế tác động đó chứ không thể làm thay đổi tác động đó. Do đó cần hiểu rõ
điều kiện tự nhiên để nắm bắt được tác động tích cực để tận dụng và tác động tiêu cực để
phòng tránh, giảm thiểu tới mức tối đa độ rủi ro do điều kiện tự nhiên mang lại (nhất là
các ngành phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên như : ngành trồng trọt, nuôi trồng thuỷ
sản ).
3.2 Môi trường kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm các yếu tố: lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng…
có thể nói rằng một môi trường ổn định và lành mạnh là một trong những nhân tố quan
trọng nhất để các nhà đầutư phân tích, đánh giá thị trường và ra các quyết định đầu tư.
Đây là điều kiện chi phối mạnh mẽ ý định và hành vi của nhà đầutưnước ngoài. Một
nước có môi trường vĩ mô ổn định có tác động tích cực và lan tỏa trong phát triển kinh tế
xã hội. Thông thường nguồnvốnđầutư thường ổn định và có xu hướng gia tăng, hiệu
Nguyễn Thị Xuân – Kinh tế phát triển 48B
8
Chuyên đề tốt nghiệp
quả sản xuất cao hơn mang lại lợi ích nhiều hơn không chỉ đối với nhà đầutư mà còn đối
với nền kinh tế nước sở tại. Tuy nhiên, nếu môi trường vĩ mô không ổn định, thường
xuyên phải đối mặt với tình trạng lạm phát, khủng hoảng và thất nghiệp, sẽ tạo ra tâm lý
không tốt cho các nhà đầutư về quyết định đầutư và kinh doanh của mình. Nhà đầutư
sẽ e ngại, thậm chí sẽ không dám đầutư vào nước có môi trường kinh tế vĩ mô không tốt.
Do đó, làm cho lượng vốn FDI giảm dần và hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm sút.
3.3 Nguồn lực phục vụ cho các dự án dược đầu tư
Nguồn lực phục vụ cho việc triển khai các dự án đầutư bao gồm: lực lượng lao động,
tài chính, tài nguyên thiên nhiên…tác động trựctiếpđến quá trình sử dụng nguồnvốn
FDI.
Quy mô, giá cả và chất lượng lao động vừa là nhân tố để thuhút vừa là nhân tố sử dụng
hiệu quả nguồnvốn FDI. Bởi con người là chủ thể của các quan hệ xã hội, là “yếu tố
động” tác động lên tư liệu sản xuất, cải tạo tư liệu lao động nâng cao sự phát triển củatư
liệu lao động lên tầm cao mới, tiến bộ hơn. Vì lẽ đó, lao động ở nước sở tại được các nhà
đầu tư hết sức quan tâm. Một quốc gia có đội ngũ lao động dồi dào, có trình độ cao
thường thuhút một lượng lớn các nhà đầutưnước ngoài. Một đội ngũ lao động có trình
độ thấp, kỷ luật lao động không tốt thì dù giá nhân công có rẻ các nhà đầutư vẫn phải cân
nhắc ra quyết định đầu tư, bởi lẽ hiệu quả và năng suất lao động của doanh nghiệp sẽ bị
ảnh hưởng. Vì vậy, nướctiếp nhận đầutư phải chủ động, tích cực nâng cao trình độ dân
trí của người lao động thông qua các chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo nhằm để
không chỉ đáp ứng nhu cầu lao động cho nhà ĐTNN mà còn tiến tới chủ động nắm bắt
khoa học-công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến để có thể tự mình đứng vững xây dựng và
quản lý xã hội trong tương lai.
Đầutư không chỉ hướng tới nguồn lao động mà còn hướng tới các nguồn lực khác
trong nền kinh tế như cơ sở hạ tầng, nguồn tài nguyên, tài chính Các hoạt động của nhà
đầu tư sẽ diễn ra một cách dễ dàng hơn khi nước sở tại có một hệ thống cơ sở hạ tầng
như: điện, nước, hệ thống giao thông, xử lý chất thải …phục vụ cho phát triển kinh tế xã
Nguyễn Thị Xuân – Kinh tế phát triển 48B
9
Chuyên đề tốt nghiệp
hội. Nếu một quốc gia vững mạnh về tài chính, giàu tài nguyên thiên nhiên là điều kiện
tốt để các nhà đầutư tham gia đầutư hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.
3.4 Các điều kiện về chính trị - xã hội khác
Những điều kiện chính trị khác bao gồm các yếu tố về an ninh quốc phòng, môi
trường pháp lý, phong tục tập quán, chính sách phát triển kinh tế-xã hội Ở Việt Nam sự
tồn tại của một đảng duy nhất với quan diểm nhất quán tạo ra sự ổn định về tâm lý cho
các nhà đầu tư, họ không phải chịu áp lực nhiều trong việc thay đổi cơ chế hoạt động của
bộ máy chính quyền. Không vấp phải sự tranh đấu giữa các chính đảng gây bất ổn chính
trị. Sự ổn định về pháp lý giúp cho các doanh nghiệp hoạt động một cách suôn sẻ. Sự ổn
định trong chính sách pháp luật có tác động mạnh tới quá trình sản xuất, sự phát triển của
doanh nghiệp, đến cơ cấu sản phẩm, khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời
phong tục tập quán có tác động mạnh tới sản phẩm tiêu dùng, cơ cấu của doanh nghiệp.
Khi nhà đầutư hiểu đúng được thói quen sinh sống, tập quán của người dân thì sẽ đưa ra
các chính sách phát triển và đầutư đúng hướng, đồng thời tạo được mối quan hệ tốt với
người dân. Địa phương có phong tục ổn định, lành mạnh, không có những thủ tụ, luật lệ
hà khắc, có sự thông thoáng trong quan niệm sống sẽ góp phần tạo thuận lợi cho các nhà
đầu tư trong việc sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, những chính sách được sử
dụng đối với FDI cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc thuhútnguồnvốn FDI. Kế hoạch
phát triển kinh tế -xã hội quy định mức độ tham gia của các doanh nghiệp đầutưnước
ngoài. Kế hoạch hóa phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia xác định rõ các mục tiêu mà
quốc gia đó cần đạt được, vươn tới trong một giai đoạn nhất định. Nó sẽ quyết định việc
sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế, nó quyết định vai trò của từng thành phần kinh tế
từ đó quy định được mức độ tham gia của các doanh nghiệp có vốnđầutưnước ngoài.
Tùy thuộc vào lĩnh vực ưu tiên của mỗi quốc gia và mỗi địa phương mà có chính sách ưu
tiên đối với các nhà đầutư để thuhút họ vào những lĩnh vực phát huy thế mạnh của địa
phương, của quốc gia mình. Nếu các chính sách đó thuận lợi thì giúp cho hoạt động sản
xuất của các nhà đầutư đạt hiệu quả cao và các nhà đầutư cũng dễ dàng hơn trong việc
Nguyễn Thị Xuân – Kinh tế phát triển 48B
10
[...]... là, tăngnguồnthu cho ngân sách nhà nước FDI làm tăngnguồnthu cho ngân sách thông qua những khoản thutừthu Ta thấy cơ cấu nguồnthu ngân sách nhà nước bao gồm: thutừ kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế có vốnđầutưnướcngoài và các nguồnthu khác Dòng vốn FDI hiện nay có xu hướng ngày càng gia tăng, kéo theo tỷ trọng kinh tế có vốnđầutưnướcngoài gia tăng và do đó cơ cấu nguồn. .. nhà đầutư quan tâm thứhai để có thể ra quyết định đầutư đối với vùng đó Nhận thức được vai trò quan trọng của các cơ chế chính sách thuhútđầu tư, những năm vừa qua tỉnhHảiDương đã ban hành và nỗ lực cải tiến các cơ chế chính sách về thuhútđầutư nói chung và thu hútđầutưtrựctiếpnướcngoài nói riêng Điển hình có một số chính sách sau: 3 Chính sách xúc tiến đầutư và công tác quản lý đầu tư. .. ngành thuhútnguồnvốn FDI đầu tiên đến với tỉnh vì đây là ngành dễ thu được lợi nhuận cao Ngành dịch vụ đếnnăm 2004, mới bắt đầu được đầutư với số vốn ban đầu 2,1 triệu USD Kể từ khi có luật đầutưnướcngoài 1988, nhưng đếnnăm 2006 khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), thì ngành nông-lâm-thủy sản củaHảiDương mới thực sự được chú ý, với số vốnđầutư ban đầu rất... Cơ cấu FDI theo hình thức đầutư Tại HảiDươngtừ khi tiếp nhận đầutưnướcngoài cho đến nay thì cơ cấu đầutư theo hình thức đầutư có nhiều biến động Theo đánh giá ĐTNN trong 20 nămcủa Sở kế hoạch và đầutư , trong những nămđầu hợp tác đầutư với nướcngoài (1988-1992) thì hình thức liên doanh luôn đóng vai trò chủ đạo chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốnđầutưnướcngoài ( chiếm trên 80% tổng... kêu gọi các nhà đầutư trong nước và các nhà đầutưnướcngoài Nó là một rào cản lớn để nhà đầutư quyết định có nên đầutư vào địa phương ta hay khong 2 Cơ cấu đầutưcủa FDI 2.1 Cơ cấu đầutư theo đối tác Hình 2.1 Các nhà đầu tưtrựctiếpnướcngoài điển hình vào HảiDương (tính đến Nguyễn Thị Xuân – Kinh tế phát triển 48B 31 Chuyên đề tốt nghiệp hết 12/2009) Thực hiện phương châm của Đảng và Chính... cho thuhút FDI như: cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, giảm thu suất thu nhập khẩu, giảm bảo hộ và xoá bỏ phân biệt đối xử quốc gia Năm 2008 mặc dù nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn và thách thức vì chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Mỹ nhưng nguồn vốnđầutưtrựctiếpnướcngoài vào HảiDương vẫn có bước tăng trưởng rất khả quan Hết năm 2008 ghi nhận mức vốn đầutưtrựctiếpnướcngoài tăng. .. 181 265 Nguồn: Sở Kế hoạch -đầu tưHảiDươngVốn đăng ký Số dự án (Triệu đô la Mỹ) Bảng 2.2: Vốn FDI tại tỉnhHảiDương được cấp giấy phép từ 2001 đến 2009 (chỉ tính các dự án có hiệu lực) Tuy lượng vốnđầutưnướcngoài vào tỉnh trong thời gian qua là tư ng đối lớn nhưng một thực trạng không phải với riêng HảiDương mà tất cả địa phương khác trên cả nước đó là tình trạng giải ngân chậm nguồnvốn FDI... lý nhà nước thì hiệu quả thuhútđầutư nói chung, thu hútđầutưnướcngoài nói riêng còn lớn hơn nhiều Thứ hai, việc xây dựng, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung từ việc thuhútnguồnvốnđầutư trong và ngoàinướccủa mọi thành phần kinh tế và trong dân cư có ý nghĩa hết sức quan trọng, khơi dậy mọi tiềm năng, phát huy nội lực, đóng góp tích cực vào việc thuhútđầutư và phát... 2005 tăng 10,8% /năm) Giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp, thu sản tăng bình quân 2,6% /năm, công nghiệp – xây dựng tăng 11,5% /năm, dịch vụ tăng 11,6% /năm Giai đoạn 2006 – 2010 tăng trưởng GDP của cả nước đạt 6,9% (KH: 7,5 – 8%), trong đó khu vực nông, lâm nghiệp, thu sản tăng 3,24%, CN-XD tăng 7,82%, dịch vụ tăng 7,66% (nguồn số liệu: Dự thảo KH 5 năm 2011 – 2015của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. .. hội đầutư tại Hải Dương, nhưng chính thức đầutư không đáng kể Hiện tại tỉnh đã và đang thực hiện các chính sách kêu gọi đầu tư, định hướng đầutư vào các ngành có công nghệ cao, đòi hỏi vốn lớn, quy mô rộng; có những chính sách ưu đãi đầutư cho các đối tác nước ngoài, để ngày càng có nhiều nhà đầutư biết đếnHảiDương hơn nữa, đặc biệt là các nước Châu Âu và Châu Mỹ 2.2 Cơ cấu FDI theo hình thức đầu . Hải Dương
nói riêng trong các năm qua, do vậy em chọn đề tài: “ Giải pháp tăng cường thu hút
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương đến. tư từ nước khác nhưng đồng thời cũng có thể đầu tư sang nước
khác. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nó khác với nguồn vốn viện trợ, nguồn vốn
viện