Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Hiệu Quả Của Tỉnh Hải Dương Đến Năm 2015

MỤC LỤC

Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế-xã hội

Với phát triển kinh tế

Mức đóng góp của khu vực FDI vào GDP của Việt Nam ngày càng cao đã tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu ngành, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP có xu hướng giảm dần và tỷ trọng công nghiệp ( nhất là công nghiệp chế biến ) và dịch vụ có xu hướng tăng dần ( hình 1.1) Ba là, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ. Phần lớn công nghệ được chuyển giao giữa các chi nhánh của các TNC sang nước tiếp nhận đầu tư (nhất là các nước đang phát triển được thông qua các doang nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh mà bên nhà nước nắm phần lớn cổ phần dưới các hạng mục chủ yếu như tiến bộ công nghệ, sản phẩm công nghệ, công nghệ marketing.

Với phát triển xã hội

Thông thường các DN có vốn ĐTNN tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và có kết quả tốt hơn so với số đông các DN trong nước vì có khả năng tài chính và khả năng tiếp cận với các kỹ năng quản lý môi trường. ĐTNN đã tác động tích cực tới kết quả môi trường của bạn hàng cung cấp đầu vào và các công ty vệ tinh thông qua việc hỗ trợ, tư vấn về hệ thống quản lý môi trường hoặc các giải pháp xử lý môi trường.

Tác động tiêu cực của FDI

Theo cảnh báo của WB thì Việt Nam (một trong các nước tiếp nhận lượng lớn nguồn vốn FDI) sẽ bị các tổ chức rửa tiền quốc tế chọn làm mục tiêu vì hệ thống thanh tra, giám sát, hệ thống kế toán và tìm hiểu khách hàng ở nước ta còn kém phát triển, mức độ sử dụng tiền mặt và các luồng chuyển tiền không chính thức còn cao. Ngoài một số tác động tiêu cực trên còn có một số những hạn chế do FDI mang lại: Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thu hút một số lượng lớn lao động có trình độ tay nghề cao, các cán bộ chuyên môn trẻ có năng lực, đồng thời với quy mô công ty lớn, nhiều vốn đã và đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Kinh nghiệm thu hút FDI của một số địa phương

    Việc triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính với mô hình “Một cửa”.“Một cửa liên thông” tại các sở, ngành, địa phương đã nâng cao trách nhiệm cho cán bộ, công chức khi thi hành công vụ, sẽ đem lại những thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi xử lý, giải quyết các yêu cầu, đề nghị tại các cơ quan nhà nước. Thứ hai, việc xây dựng, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung từ việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước của mọi thành phần kinh tế và trong dân cư có ý nghĩa hết sức quan trọng, khơi dậy mọi tiềm năng, phát huy nội lực, đóng góp tích cực vào việc thu hút đầu tư và phát triển KTXH tại địa bàn.

    THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2001-2009

    Thực trạng về thu hút FDI trong giai đoạn 2001-2009 tại Hải Dương 2. Về quy mô vốn đầu tư

      Như vậy, những đặc điểm về: điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực và tình hình phát triển kinh tế nêu trên đã tạo cho Hải Dương một số ưu thế trong quan hệ hợp tác và đầu tư phát triển, cùng với những thành tựu đã đạt được trên các lĩnh vực trong giai đoạn 2001- 2009 là tiền đề quan trọng để tiếp tục kế thừa, phát huy trong giai đoạn phát triển mới. Hiện tại tỉnh đã và đang thực hiện các chính sách kêu gọi đầu tư, định hướng đầu tư vào các ngành có công nghệ cao, đòi hỏi vốn lớn, quy mô rộng; có những chính sách ưu đãi đầu tư cho các đối tác nước ngoài, để ngày càng có nhiều nhà đầu tư biết đến Hải Dương hơn nữa, đặc biệt là các nước Châu Âu và Châu Mỹ.

      Bảng 2.2: Vốn FDI tại tỉnh Hải Dương được cấp giấy phép từ 2001 đến 2009. (chỉ tính các dự án có hiệu lực)
      Bảng 2.2: Vốn FDI tại tỉnh Hải Dương được cấp giấy phép từ 2001 đến 2009. (chỉ tính các dự án có hiệu lực)

      Đánh giá về cơ chế chính sách của tỉnh Hải Dương về thu hút nguồn vốn FDI Để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cơ chế chính sách thông thoáng

        Thực hiện một số chính sách ưu đãi đầu tư: đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, nhà đầu tư ứng trước để trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, sau đó được tỉnh hỗ trợ lại bằng cách trừ vào tiền thuê đất hàng năm; Giá thuê đất của các dự án nằm ven Tỉnh lộ khoảng 0,4 USD/m2/năm; Giá thuê đất của các dự án nằm ven Quốc lộ khoảng 0,45 USD/m2/năm; Tiền bồi thường hỗ trợ đất khoảng 04 USD/m2; miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định đối với các dự án khuyến khích đầu tư; miễn thuế, giảm thuế thu nhập DN theo các nghị định của Chính phủ về ưu đãi đầu tư. Có rất nhiều trung tâm việc làm trên địa bàn tỉnh: trung tâm dịch vụ việc làm 8/3- Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh ; trung tâm giới thiệu việc làm-Thanh niên đoàn TNCSHCM tỉnh ; trung tâm giới thiệu việc làm-Sở lao động và thương binh xã hội ; trung tâm giới thiệu việc làm-Ban quản lý các khu công nghiệp ; nhằm đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động cũng như cung cấp đầy đủ được các thông tin cần thiết về nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp ĐTNN.

        Bảng 2.5 Các khu công nghiệp được quy hoạch tại Hải Dương
        Bảng 2.5 Các khu công nghiệp được quy hoạch tại Hải Dương

        Đánh giá về vai trò của nguồn vốn FDI đối với phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hải Dương

          Thông qua hoạt động đầu tư này, Hải Dương đã tiếp nhận những dự án sử dụng công nghệ, kỹ thuật cao, tiên tiến ứng dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật như các dự án về sản xuất ô tô, thiết bị điện tử… Điển hình như nhà máy sản xuất, chế tạo và lắp ráp các thiết bị , bộ phận và linh kiện điện tử công nghệ cao với số vốn điều chỉnh lên tới 100 triệu USD; nhà máy chế tạo sản phẩm, các bộ phận chi tiết, linh kiện điện tử , màn hình tinh thể lỏng với lượng vốn điều chỉnh lên tới 120 triệu USD. Trong quá trình đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh tại tỉnh Hải Dương, nhiều doanh nghiệp đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật về ký hợp đồng sử dụng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,…Công tác công đoàn tại các doanh nghiệp những năm gần đây có nhiều tiến bộ, phần lớn các doanh nghiệp đã có tổ chức Công đoàn và được chủ doanh nghiệp tạo điều kiện cho hoạt động, nhiều vấn đề vướng mắc giữa người lao động và người sử dụng lao động đã được giải quyết thông qua các tổ chức Công đoàn cơ sở, tạo môi trường đầu tư thuận lợi và giữ vững an ninh, trật tự xã hội tại địa phương.

          Bảng 2.6 Đóng góp của DN đầu tư nước ngồi vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh giai đoạn 2001-2009
          Bảng 2.6 Đóng góp của DN đầu tư nước ngồi vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh giai đoạn 2001-2009

          Đánh giá chung về thu hút FDI tại Hải Dương giai đoạn 2001-2009

            FDI không chỉ giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động mà quan trọng hơn thông qua làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cùng với thiết bị công nghệ hiện đại, chính những điều này đã và đang đem lại cho tỉnh Hải Dương một đội ngũ quản lý giỏi và tay nghề của công nhân ngày càng được nâng lên để nhanh chóng tiếp cận với trình độ quản lý và tay nghề thế giới. Nguyên nhân là do tỉnh ta chưa có một chiến lược tổng thể về xúc tiến đầu tư, làm cho công tác xúc tiến đầu tư thiếu một tầm nhìn dài hạn, có tính hệ thống; Trình độ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động; Công tác quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp giữa các Sở, ngành, địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư chưa thực sự hiệu quả, nhiều nội.

            Bảng 2.7 Vốn đầu tưở Hải Dương giai đoạn 2001-2008
            Bảng 2.7 Vốn đầu tưở Hải Dương giai đoạn 2001-2008

            GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI TẠI HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2015

            • Cơ hội và thách thức của Hải Dương đối với việc thu hút nguồn vốn FDI 1. Cơ hội
              • Mục tiêu và định hướng thu hút FDI trong giai đoạn 2010-2015 của tỉnh Hải Dương
                • Một số giải pháp để tăng cường thu hút nguồn vốn FDI ở Hải Dương đến năm 2015

                  Kết cấu hạ tầng của nhiều lĩnh vực như: các khu, cụm công nghiệp; các khu đô thị, trục giao thông lớn; điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đang dần được hoàn thiện; một số công trình hạ tầng quan trọng của quốc gia, có tính liên vùng như: đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường quốc lộ 38, dự án QL 18 mới…mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, nhất là vào các vùng còn khó khăn phía Nam tỉnh (Thanh Miện, Ninh Giang,….). Tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, các cơ quan quản lý đầu tư các cấp chủ động vận dụng, tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước về đầu tư sao cho hiệu quả, đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa nhà đầu tư, nhà quản lý, giữa lợi ích của nhà nước với lợi ích của nhà đầu tư trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội bền vững trên địa bàn và trên cả nước. Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo các sở, ngành với các nhà đầu tư, đặc biệt là Diễn đàn doanh nghiệp hàng năm để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án trong quá trình thực hiện chính sách và phát luật hiện hành, đảm bảo các dự án hoạt động đúng tiến độ và hiệu quả, nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Hải Dương, tạo hiệu ứng lan tỏa tới các nhà đầu tư mới.