1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương (LV thạc sĩ)

108 226 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 243,78 KB

Nội dung

Môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương (LV thạc sĩ)Môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương (LV thạc sĩ)Môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương (LV thạc sĩ)Môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương (LV thạc sĩ)Môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương (LV thạc sĩ)Môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương (LV thạc sĩ)Môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương (LV thạc sĩ)Môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương (LV thạc sĩ)

Trang 1

-o0o -LUẬN VĂN THẠC SĨ

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC

TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH HẢI DƯƠNG

Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

Mã số: 60340121

Họ và tên: LÊ THU QUỲNH Nguời hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Duy Liên

Hà Nội - 2017

Trang 2

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của em Các

số liệu, tư liệu được nêu và trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng vàtrung thực Nếu sai, em xin chịu mọi trách nhiệm

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thu Quỳnh

Trang 3

thầy cô đã giảng dạy, hỗ trợ chương trình đào tạo thạc sĩ Khóa 22 chuyên ngànhKinh doanh thương mại; những người đã giúp em trang bị tri thức, tạo điều kiệnthuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại trường Đạihọc Ngoại thương.

Với lòng kính trọng và biết ơn, em xin được bày tỏ lời cảm ơn tới PGS.TSPhạm Duy Liên đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện luận văn.Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất,song do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế nên luậnvăn không thể tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của các nhàkhoa học, quý thầy cô trong và ngoài trường để luận văn được hoàn thiện hơn

MỤC LỤC

Trang 4

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN viii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 4

1.1 Cơ sở lý luận về môi trường đầu tư 4

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về môi trường đầu tư 4

1.1.2 Phân loại môi trường đầu tư 8

1.1.3 Khái niệm về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 11

1.2 Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài 13

1.2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài: 13

1.2.2 Đặc điểm và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 16

1.3 Mối quan hệ giữa môi trường đầu tư với đầu tư trực tiếp nước ngoài 19

1.4 Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh thành trong cả nước 20

1.4.1 Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh 21

1.4.2 Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội 26

1.4.3 Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng 27

1.4.4 Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh 28

1.5 Bối cảnh và định hướng phát triển môi trường đầu tư của tỉnh Hải Dương cho đến năm 2030 30

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI HẢI DƯƠNG 33

Trang 5

2.1.1 Môi trường địa lý, điều kiện tự nhiên, văn hóa của tỉnh Hải Dương 33

2.1.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng 35

2.1.3 Nguồn nhân lực địa phương 38

2.1.4 Hệ thống chính sách, pháp luật và hành chính 41

2.1.5 Môi trường kinh tế 47

2.2 Đánh giá chung môi trường đầu tư tại tỉnh Hải Dương 48

2.3 Tác động của quá trình cải thiện môi trường đầu tư đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương 51

2.3.1 Tác động của môi trường đầu tư tới quy mô vốn đầu tư nước ngoài 53

2.3.2 Tác động của môi trường đầu tư đến cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 56

2.4 Các thành tựu và hạn chế của tỉnh Hải Dương trong việc cải thiện môi trường đầu tư trong thời gian qua 58

2.5 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư nước ngoài tại Hải Dương 62

2.5.1 Thuận lợi 63

2.5.2 Khó khăn 63

2.5.3 Nguyên nhân 65

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM THU HÚT CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO TỈNH HẢI DƯƠNG 67

3.1 Cải thiện đồng bộ môi trường đầu tư tỉnh Hải Dương 67

3.2 Các giải pháp đề xuất nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư 70

3.2.1 Nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư 70

3.2.2 Tăng cường quản lý sau chấp thuận đầu tư 75

3.3 Các giải pháp đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng 76

Trang 6

3.3.3 Mạng lưới bưu chính viễn thông 77

3.3.4 Hệ thống cấp thoát nước 77

3.3.5 Hệ thống xử lý chất thải 78

3.3.6 Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp 78

3.4 Các giải pháp về nguồn lao động 78

3.5 Các giải pháp đề xuất về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của tỉnh 80

KẾT LUẬN 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO i

PHỤ LỤC I: SỐ DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG TẠI THỜI ĐIỂM 31/12/2015 TỈNH HẢI DƯƠNG PHÂN THEO QUY MÔ LAO ĐỘNG VÀ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP vi

PHỤ LỤC II: SỐ DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG TỈNH HẢI DƯƠNG viii

Trang 7

1. Bảng

Bảng 2.1: Lao động phân theo nhóm tuổi tỉnh Hải Dương năm 2015 39

Bảng 2.2: Trình độ lao động năm 2015 của tỉnh Hải Dương 40

Bảng 2.3: Tổng hợp các chỉ số PCI của Hải Dương từ 2010 - 2016 49

Bảng 2.4: Thống kê dự án đầu tư giai đoạn 2010 - 2016 tại tỉnh Hải Dương 52

Bảng 2.5: Tiến độ triển khai dự án đầu tư giai đoạn 2010 - 2016 tại tỉnh Hải Dương 55

Biể 2. Biểu đồ 2.1 Biểu đồ chỉ số PCI của Hải Dương qua các năm 48

Trang 8

STT Chữ

viết tắt

Nội dung

1 BOT Build Operate Transfer Hình thức hợp đồng Xây dựng

-Vận hành - Chuyển giao

2 BTO Build Transfer Operate Hình thức hợp đồng Xây dựng

-Chuyển giao - Kinh doanh

3 BT Buid Transfer Hình thức hợp đồng Xây dựng

-Chuyển giao

4 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

5 ICD Inland Container Depot Cảng cạn, nằm sâu trong nội

12 VCCI Vietnam Chamber of

Commerce and Industry

Phòng Thương mại và Côngnghiệp Việt Nam

Trang 9

Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập toàn cầu hiện nay, việc thu hút cạnhtranh nước ngoài của các địa phương đều được quan tâm và coi trọng hàng đầu Cácđịa phương tạo lập và phát huy hiệu quả lợi thế cạnh tranh của mình để thu hút vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài bằng môi trường đầu tư hấp dẫn Qua quá trình nghiêncứu, luận văn đạt được một số kết quả như sau:

Thứ nhất, tác giả đã hệ thống hóa các định nghĩa và hiểu biết chung về môitrường đầu tư và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Đồng thời, tác giả cũng chỉ ramối quan hệ giữa môi trường đầu tư và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Tác giảcũng chỉ ra bài học kinh nghiệm của một số tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu

tư và chỉ ra định hướng phát triển môi trường đầu tư của tỉnh Hải Dương cho đếnnăm 2030

Thứ hai, từ những khái niệm cơ bản phía trên, cùng với các dữ liệu thông tintổng hợp được, tác giả đã đánh giá các nhóm yếu tố của môi trường đầu tư tại tỉnhHải Dương, tác động trong quá trình hoàn thiện môi trường đầu tư của tỉnh đến thuhút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra được những thànhcông, hạn chế trong quá trình hoàn thiện môi trường đầu tư cũng như những khókhăn, thuận lợi và nguyên nhân từ các điều kiện khách quan và chủ quan của môitrường đầu tư của tỉnh Hải Dương trong những năm qua Việc tìm ra nguyên nhâncủa những thuận lợi, khó khăn này sẽ giúp đưa ra những giải pháp tốt hơn cho tỉnhtrong việc cải thiện môi trường đầu tư

Thứ ba, tác giả đưa ra các giải pháp theo từng lĩnh vực cụ thể để hoàn thiệnmôi trường đầu tư của tỉnh tốt hơn Theo đó, tác giả đề xuất cải thiện môi trườngđầu tư của tỉnh thông qua các biện pháp chủ động xúc tiến đầu tư, hoàn thiện chínhsách, pháp luật, nâng cấp hệ thống hạ tầng được phối hợp một cách đồng bộ Tácgiả cũng đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sự ổnđịnh xã hội tại địa phương Các đề xuất phối hợp đồng bộ tăng cường sự thu hút đầu

tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tỉnh Hải Dương cũng giống như các địa phương khác trong cả nước tậptrung thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển công nghiệp, dịch vụ của địaphương, tăng cường phát triển kinh tế - xã hội

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc cải thiện môi trường đầu tư làmột đòi hỏi khách quan, là yêu cầu số một để khơi thông các dòng vốn cho đầu tưphát triển Thực tiễn trong những năm qua, môi trường đầu tư của tỉnh đã được cảithiện từng bước, góp phần thu hút các nguồn vốn cho đầu tư phát triển Tuy nhiên,việc thu hút đầu tư còn bộc lộ nhiều hạn chế Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu

tư còn nhiều vướng mắc; sử dụng các nguồn lực đầu tư còn dàn trải, lãng phí; hiệulực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư thấp Sự cạnh tranh về môi trường đầu tưcủa tỉnh Hải Dương với các tỉnh khác trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài chưa cao

Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá đúng đắn những kết quả đã đạt được,những yếu kém, hạn chế còn tồn tại, rút ra nguyên nhân đối với môi trường đầu tưcủa tỉnh là hết sức cần thiết Trên cơ sở đó và tiếp thu quan điểm, đường lối,phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp lớn trong các Nghị quyết, Chỉ thị củaĐảng, Nhà nước và tình hình thực tế của tỉnh để đề xuất các giải pháp cải thiện môitrường đầu tư, nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh, phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của tỉnh

Chính vì thế tác giả lựa chọn đề tài “Môi trường đầu tư và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hải Dương ” làm đề tài của mình.

Trang 11

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thựctiễn về môi trường đầu tư đối với các doanh nghiệp và đầu tư trực tiếp nước ngoài ởphạm vi tỉnh Hải Dương, Luận văn đề xuất cải thiện môi trường đầu tư tại tỉnh HảiDương đến năm 2030 để có thể có năng lực cạnh tranh với các tỉnh khác trong quátrình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra, Luận văntập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:

Làm rõ những vấn đề lý luận về môi trường đầu tư ở địa bàn cấp tỉnh

Phân tích, đánh giá các nhóm yếu tố của môi trường đầu tư và tác động củaquá trình hoàn thiện môi trường đầu tư với đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hải Dương

Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hútvốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2030

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến các yếu tố về môi trườngđầu tư như các yếu tố tự nhiên, các yếu tố về năng lực quản lý hoạch định chínhsách của địa phương, các nhóm yếu tố về kết cấu hạ tầng và các yếu tố khác

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của môitrường đầu tư tác động đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnhHải Dương trong thời gian từ 2010 đến nay, đề xuất phương hướng và giải pháphoàn thiện môi trường đầu tư ở địa phương đến năm 2030

- Phạm vi nghiên cứu:

Trang 12

Phạm vi về nội dung: chỉ xem xét đến một số yếu tố của môi trường đầu tư:

các yếu tố địa lý, tự nhiên; các yếu tố về cơ sở hạ tầng; các yếu tố về nguồn nhânlực; các yếu tố về chính sách, pháp luật và các yếu tố về môi trường kinh tế của tỉnhHải Dương

Phạm vi về thời gian nghiên cứu:

Đánh giá thực trạng: Luận văn lấy mốc từ năm 2010 đến năm 2016 do trongkhoảng thời gian này, các yếu tố về môi trường đầu tư trong tỉnh Hải Dương cónhững biến động Bên cạnh đó, các tỉnh lân cận cũng có sự bứt phá trong quá trìnhcải thiện môi trường đầu tư Tỉnh Hải Dương cũng đưa ra các phương hướng vànhiệm vụ cụ thể làm cho môi trường đầu tư tốt hơn, tăng tính cạnh tranh trong thuhút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Phạm vi không gian nghiên cứu: Người viết chỉ tập trung nghiên cứu tỉnh

Hải Dương, có nghiên cứu thêm một số thành phố và tỉnh lân cận để rút ra nhữngbài học bổ ích cho tỉnh Hải Dương

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt

ra, Luận văn sẽ sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, so sánh đốichiếu… trên cơ sở những quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.Tác giả cũng sử dụng các bảng biểu để so sánh, đối chiếu làm rõ

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Phần Tham khảo, nội dung chính củaLuận văn kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cải thiện môi trường đầu tư nhằmnâng cao năng lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 13

Chương II: Thực trạng về môi trường đầu tư với đầu tư trực tiếp nước ngoàitại tỉnh Hải Dương

Chương III: Các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút cácnguồn vốn đầu tư trực tiếp vào tỉnh Hải Dương

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1 Cơ sở lý luận về môi trường đầu tư

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về môi trường đầu tư

1.1.1.1 Khái niệm về môi trường đầu tư

Trước khi nghiên cứu về môi trường đầu tư, bài viết nghiên cứu về khái niệm

“môi trường”.

Mọi cá nhân hay tổ chức không tồn tại độc lập mà tác động qua lại với nhaucũng như tác động qua lại với môi trường xung quanh tạo thành sự vận động vàphát triển không ngừng Như vậy, ta có thể hiểu môi trường là một không gian hữuhạn tồn tại bao quanh sự vật, hiện tượng Những sự thay đổi của môi trường xungquanh, có thể tạo ra sự thuận lợi hay khó khăn cho các đối tượng, hiện tượng pháttriển

Trang 14

Về môi trường đầu tư, đây là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, tùy theođối tượng, phạm vi nghiên cứu Đã có rất nhiều tác giả đề cập đến khái niệm môitrường đầu tư này và có rất nhiều cách hiểu khác nhau.

Ở cách hiểu thứ nhất, trong sách Đầu tư quốc tế, khái niệm môi trường đầu

tư được trình bày như sau: “Môi trường đầu tư quốc tế là tổng hòa các yếu tố có

ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư trên phạm vi toàn cầu”.

- Các yếu tố của môi trường quốc tế: xu hướng liên kết và phát triển trongkhu vực, xu hướng đầu tư, toàn cầu hóa

Các yếu tố của môi trường đầu tư quốc tế tác động qua lại lẫn nhau, mỗi sựthay đổi của các yếu tố sẽ dẫn đến sự thay đổi các quyết định đầu tư khác nhau

Cách hiểu thứ hai về môi trường đầu tư được tổng hợp lại như sau: “Môi

trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố cụ thể hình thành nên các cơ hội và động cơ để các công ty có thể đầu tư một cách có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng hoạt động của mình”.(Ngân hàng thế giới, 2005)

Trong định nghĩa thứ hai, khái niệm môi trường đầu tư đã được xem xét tạiđịa điểm (một quốc gia, một vùng, một địa phương cụ thể) Các nhân tố tác độngđáng kể như chính sách pháp luật, thuế, hệ thống hành chính cùng với các nhân tố

Trang 15

ít tác động như điều kiện tự nhiên, quy mô lao động là các yếu tố cơ bản của môitrường đầu tư Theo định nghĩa này, hành vi của Chính phủ là rất quan trọng vìthông qua cách lựa chọn chính sách của Chính phủ sẽ xác định được tình hình môitrường đầu tư

Như vậy, khái niệm này về môi trường đầu tư liên quan chặt chẽ đến nhữngnghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác điều hành, các thể chế có chấtlượng cao và cơ sở hạ tầng xã hội trong việc tạo ra tăng trưởng Nhìn chung, tiền đềcủa tăng trưởng được khái quát từ khái niệm về một môi trường đầu tư lành mạnhtrong đó bao gồm các yếu tố: Sự ổn định về kinh tế và chính trị, luật pháp; cơ sở hạtầng thích hợp, thuế và các quy định tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, chínhsách lao động và khả năng tiếp cận các nguồn tài chính Các yếu tố này được chiathành 3 nhóm: Nhóm các yếu tố tự nhiên, xã hội, chính trị; nhóm các yếu tố điềuhành và nhóm các yếu tố cơ sở hạ tầng

Ở định nghĩa thứ ba, môi trường đầu tư cũng làm rõ hơn cho định nghĩa thứhai về môi trường đầu tư:

“Môi trường đầu tư (theo nghĩa chung nhất) là tổng hòa các yếu tố bên

ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, lợi thế của một quốc gia có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của nhà đầu tư”.(Vũ Chí Lộc, 2012)

Ở định nghĩa này, môi trường đầu tư được hiểu là các điều kiện liên quan đếnkinh tế, chính trị, hành chính, cơ sở hạ tầng tác động đến hoạt động đầu tư và kếtquả hoạt động của doanh nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường đầu

tư là: vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng (bao gồm mạng lưới giaothông, thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, các côngtrình công cộng phục vụ sản xuất kinh doanh như cảng biển, sân bay…), hệ thốngpháp luật và hành chính (các cơ chế chính sách và những quy định của nhà nướcliên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh), yếu tố kinh tế, nguồn nhân lực

Trang 16

Một số cách hiểu khác về môi trường đầu tư được đề cập trong các tài liệukhác Môi trường đầu tư có thể hiểu là tổng hòa các yếu tố của nước nhận đầu tư cóảnh hưởng tới hoạt động đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế Nhìn từ góc độ quátrình đầu tư, nếu hiểu theo nghĩa hẹp, môi trường đầu tư là các yếu tố ảnh hưởngđến quá trình hoạt động và chấm dứt đầu tư Nếu hiểu theo nghĩa rộng, môi trườngđầu tư là tất cả các yếu tố tác động đến quá trình đầu tư, từ việc thành lập các dự ánđầu tư, tìm hiểu quá trình đầu tư đến thực hiện đầu tư và chấm dứt đầu tư Môitrường đầu tư bao gồm các yếu tố tác động liên tục đến quá trình đầu tư của doanhnghiệp, và ngược lại, quá trình đầu tư sẽ mang lại những tác động đến môi trườngđầu tư Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc cải thiện môi trường đầu tư làmột đòi hỏi khách quan, là yêu cầu số một để khơi thông các dòng vốn cho đầu tưphát triển

Bên cạnh khái niệm môi trường đầu tư, khái niệm môi trường kinh doanhhay môi trường đầu tư kinh doanh cũng được sử dụng rộng rãi Có rất nhiều ý kiếncho rằng hai khái niệm này đồng nhất, cũng có những ý kiến cho rằng hai khái niệmkhông giống nhau Theo nghĩa rộng hơn, môi trường kinh doanh bao gồm nhữngyếu tố bên trong và những yếu tố bên ngoài Những yếu tố bên trong phản ánh điểmmạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, những yếu tố bên ngoài tạo ra thời cơ và tháchthức cho doanh nghiệp Theo nghĩa hẹp, môi trường kinh doanh là các yếu tố bênngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhưvậy, khái niệm môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh đều có điểm tươngđồng đều bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư hoặc kinh doanh.Khái niệm môi trường đầu tư rộng hơn, bao trùm cả khái niệm môi trường kinhdoanh, môi trường kinh doanh chỉ là một phần trong toàn bộ chu trình đầu tư

Theo ý kiến của người viết, môi trường đầu tư là tổng hòa của các yếu tố bênngoài tác động đến các hoạt động đầu tư Các yếu tố bên ngoài là các yếu tố kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội, tự nhiên, công nghệ, các chính sách của Chính phủ, cácchính sách của địa phương đó với các hoạt động đầu tư

Trang 17

Về môi trường đầu tư của tỉnh Hải Dương, do phân tích với quy mô tại mộttỉnh cụ thể, tác giả cũng sẽ phân tích môi trường đầu tư theo định nghĩa thứ ba ởtrên và chia môi trường đầu tư của tỉnh thành các nhóm yếu tố tương ứng:

- Các đặc điểm tự nhiên, văn hóa, xã hội của tỉnh Đây được coi là các yếu tố

cơ bản, thay đổi chậm và thời gian thực hiện dài

- Hệ thống cơ sở hạ tầng thu hút vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn nướcngoài Đây là yếu tố của môi trường đầu tư có thể thay đổi và phát triển được

- Các chính sách của Chính phủ và chính sách của tỉnh trong thu hút đầu tư.Đây cũng là các yếu tố có thể học hỏi, khắc phục và sửa chữa kinh nghiệm của cáctỉnh khác để nâng cao khả năng cạnh tranh của tỉnh trong khu vực khi thực hiện thuhút đầu tư nước ngoài

- Nguồn nhân lực, công nghệ của địa phương Để thay đổi các yếu tố nàycũng phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách của tỉnh cũng như các giải pháp mangtính đột phá và toàn diện

Trong số các nhóm yếu tố trên, nhóm yếu tố tự nhiên là nhóm yếu tố khó cảithiện và thay đổi nhất Các chính sách của tỉnh chính là nhóm yếu tố có tính chấtquyết định và tác động đến toàn bộ các yếu tố còn lại

1.1.1.2 Đặc điểm của môi trường đầu tư

Thứ nhất, môi trường đầu tư là sự tổng hợp của các yếu tố Môi trường đầu

tư không chỉ tác động đến nhà đầu tư, mà còn tác động đến người lao động và cảnền kinh tế Do đó, khi đánh giá môi trường đầu tư cần đánh giá tổng hợp các yếu tố

và các mối quan hệ giữa các yếu tố Khi cải thiện môi trường đầu tư cần chú ý đếnảnh hưởng của việc cải thiện tất cả các yếu tố của môi trường đầu tư, từ đó đưa racác giải pháp phù hợp

Thứ hai, môi trường đầu tư còn có tính tương tác cao Giữa chính phủ, môi

trường đầu tư, nhà đầu tư và các yếu tố khác có sự liên hệ qua lại, tác động lẫn

Trang 18

nhau Nhà đầu tư khi đưa ra quyết định đầu tư sẽ căn cứ vào môi trường đầu tư để

có những hướng đầu tư đúng đắn Ngược lại, nhà đầu tư sẽ giúp nâng cao môitrường đầu tư, nâng cao trình độ người lao động để đáp ứng được yêu cầu của mình,nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của nơi nhận đầu tư Chính phủ thông qua vaitrò quản lý của mình cải thiện môi trường đầu tư cũng như tạo ra các kênh thông tinthu hút các nhà đầu tư; các nhà đầu tư sẽ có những phản hồi góp phần cải thiện môitrường đầu tư

Thứ ba, môi trường đầu tư có tính động và mở Các yếu tố của môi trường

đầu tư luôn vận động biến đổi Khi nhìn môi trường đầu tư, các nhà đầu tư phải căn

cứ trên sự vận động cũng như tác động qua lại của các yếu tố với nhau Sự vận độngcác yếu tố của môi trường đầu tư cấp tỉnh chịu sự tác động của các yếu tố môitrường đầu tư cấp quốc gia Các yếu tố của môi trường đầu tư cấp quốc gia lại chịu

sự tác động của các yếu tố môi trường đầu tư cấp quốc tế, sự hội nhập ngày càngsâu sắc, toàn cầu hóa Hai thuộc tính này của môi trường đầu tư yêu cầu nhà đầu tưcũng như Chính phủ phải có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về hướng phát triển củamôi trường đầu tư, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới

Cuối cùng, môi trường đầu tư có tính hệ thống Môi trường đầu tư quốc gia

ảnh hưởng bởi môi trường đầu tư quốc tế Môi trường đầu tư quốc gia lại là tổnghòa của môi trường đầu tư các vùng, khu vực, các tỉnh, ngành, lĩnh vực khác nhautrong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Do đó, khi thu hút các nhà đầu tư, Chính phủcần quản lý đầu tư một cách có hệ thống, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến môitrường đầu tư, quản lý một cách không chồng chéo, hoàn thiện các văn bản và thủtục hành chính

1.1.2 Phân loại môi trường đầu tư

Môi trường đầu tư được cấu thành từ nhiều yếu tố, tùy cách tiếp cận khácnhau và góc nhìn khác nhau, môi trường đầu tư được phân loại cụ thể

1.1.2.1 Theo hình thái của môi trường đầu tư

Bao gồm môi trường cứng và môi trường mềm

Trang 19

- Môi trường đầu tư cứng liên quan đến các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng kỹthuật đảm bảo cho sự phát triển của kinh tế vùng, quốc gia như hệ thống cơ sở hạtầng giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp năng lượng Cơ sở hạ tầngcũng là một yếu tố cơ bản và quan trọng của môi trường đầu tư như chất lượngđường bộ, hệ thống tưới tiêu, cảng, các sân bay Cơ sở hạ tầng thường được đánhgiá là một trong những rào cản lớn nhất đối với đầu tư.

- Môi trường đầu tư mềm bao gồm hệ thống dịch vụ hành chính công, dịch

vụ pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư, hệ thống các dịch vụ ngân hàng, kế toán,kiểm toán; hệ thống tài chính Hệ thống tài chính có thể khuyến khích đầu tư bằngcách huy động nguồn vốn tiết kiệm cũng như giúp các nhà đầu tư kiểm soát rủi ro

Hệ thống tài chính cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo Hệthống tài chính có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng, từ đó tác động gián tiếp tới việcxoá đói giảm nghèo Hệ thống tài chính cũng có thể tác động trực tiếp hơn tới xoáđói giảm nghèo thông qua việc cho phép người nghèo có nhiều cơ hội tiếp cận vớicác dịch vụ tài chính Việc tiếp cận các tài khoản tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm vàkiều hối cũng giúp các hộ gia đình kiểm soát tốt hơn những biến động về thu nhập,

và cho phép người nghèo đầu tư vào các dịch vụ thiết yếu như y tế và giáo dục

1.1.2.2 Theo các nhóm yếu tố tác động đến đầu tư

- Khung chính sách: bao gồm hệ thống các quy định hành chính, luật pháp và

chiến lược của nhà nước Khung chính sách bao gồm khung chính sách quốc gia vàkhung chính sách quốc tế Khung chính sách quốc gia bao gồm 2 nhóm là khungchính sách vòng trong và khung chính sách vòng ngoài Khung chính sách vòngtrong là các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư nước ngoài như bảo

hộ đầu tư, các tiêu chuẩn đối xử với nhà đầu tư nước ngoài Khung chính sách vòngngoài là những chính sách liên quan gián tiếp đến hoạt động đầu tư như chính sáchthương mại, chính sách tư nhân hóa, chính sách thuế Khung chính sách quốc tế làcác nhân tố thuộc về các hiệp định đầu tư song phương và đa phương, các liên kếtkinh tế quốc tế

Trang 20

- Các yếu tố kinh tế: là tổng thể các yếu tố cấu thành lên một nền kinh tế Các

yếu tố kinh tế bao gồm các nhân tố chủ yếu :

 Tính sẵn có của nguồn nguyên liệu

 Nguồn lao động và trình độ lao động

 Cơ sở hạ tầng

 Các nguồn khác: công nghệ, thương hiệu

 Các chi phí đầu tư: chi phí thực cho nguyên nhiên liệu được điều chỉnhtheo năng suất lao động; chi phí cho các yếu tố đầu vào, các yếu tố trung gian

 Các yếu tố khác của nền kinh tế

- Các yếu tố tạo thuận lợi cho kinh doanh: đây là các biện pháp mà chính phủ

hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài gồm: hoạt động xúctiến đầu tư, các biện pháp khuyến khích đầu tư (miễn, giảm thuế, thuế ưu đãi ), cácbiện pháp nhằm giảm tiêu cực phí (công khai, minh bạch, giảm và loại trừ thamnhũng ); các biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ tiện ích, côngcộng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người

1.1.2.3 Theo yếu tố cấu thành

- Môi trường chính trị xã hội: sự ổn định của chính trị, quan hệ của các đảng

phái, sự ủng hộ của các đảng phái, của quần chúng nhân dân, tổ chức xã hội vớiđảng cầm quyền, năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo, tình hình an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội

- Môi trường pháp lý và hành chính: hệ thống pháp luật công bằng, rõ ràng,

ổn định, khả năng thực thi pháp luật tốt

- Môi trường kinh tế và tài nguyên: các chính sách kinh tế, tài nguyên thiên

nhiên và khả năng khai thác, chính sách bảo hộ thị trường trong nước

Trang 21

- Môi trường tài chính: các chính sách tài chính, các chỉ tiêu đánh giá nền tài

chính quốc gia, tỷ giá hối đoái và khả năng điều tiết của nền kinh tế, hiệu quả hoạtđộng của hệ thống ngân hàng, khả năng đầu tư của chính phủ cho phát triển

- Môi trường cơ sở hạ tầng: hệ thống đường sá, giao thông, hệ thống cung

cấp năng lượng

- Môi trường lao động: nguồn lao động và giá cả lao động cũng như trình độ

của người lao động

- Môi trường quốc tế: quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế

Ngoài ra, môi trường đầu tư có thể chia theo phạm vi của môi trường đầu tư:

- Môi trường đầu tư cấp quốc gia

- Môi trường đầu tư vùng

- Môi trường đầu tư tỉnh

Trong phạm vi nghiên cứu của bài luận văn, tác giả nghiên cứu tập trung vàophân tích môi trường đầu tư theo phạm vi của môi trường đầu tư tại một địa phương

cụ thể Đó là môi trường đầu tư tỉnh Hải Dương Ngoài ra, bài viết cũng phân loạimôi trường đầu tư theo nhóm các yếu tố cấu thành để có thể phân tích sâu hơn và cócái nhìn tổng quan hơn về môi trường đầu tư ở tỉnh Hải Dương

1.1.3 Khái niệm về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI

Để đánh giá khả năng thu hút vốn đầu tư nói chung và vốn đầu tư nước ngoàinói riêng, luận văn nghiên cứu tới chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Đây là mộttrong những chỉ số của môi trường đầu tư trong phạm vi nghiên cứu cấp tỉnh

“Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI (viết tắt của Provincial

Competitiveness Index) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền cấp tỉnh, thành

Trang 22

của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh” (VCCI, 2005)

Chỉ số này được đưa vào lần đầu tiên năm 2005 gồm 8 chỉ số thành phần cho

47 tỉnh thành trong cả nước do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI) hợp tác và nghiên cứu dưới sự trợ giúp của Cơ quan hợp tác Phát triểnQuốc tế Hoa Kỳ US - AID Kể từ năm 2006, tất cả các tỉnh thành được đưa vàobảng xếp hạng Năm 2013, 10 chỉ số thành phần được hoàn thiện gồm có:

- Chi phí gia nhập thị trường thấp;

- Doanh nghiệp dễ dàng Tiếp cận đất đai và có mặt bằng kinh doanh ổnđịnh;

Môi trường kinh doanh công khai minh bạch, doanh nghiệp có cơ hội tiếpcận công bằng các thông tin cần cho kinh doanh và các văn bản pháp luật cần thiết;

- Thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính vàthanh tra kiểm tra hạn chế nhất (Chi phí thời gian)

- Chi phí không chính thức ở mức tối thiểu;

- Cạnh tranh bình đẳng - chỉ số thành phần mới;

- Lãnh đạo tỉnh năng động và tiên phong;

- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, do khu vực nhà nước và tư nhân cung cấp;

- Có chính sách đào tạo lao động tốt;

- Hệ thống pháp luật và tư pháp để giải quyết tranh chấp công bằng và hiệuquả

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI không chỉ đánh giá khả năng cạnhtranh của địa phương trong việc phát triển doanh nghiệp trong địa bàn mà còn cảnăng lực cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp cả trong vàngoài nước

Với việc loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố cơ bản như tự nhiên và xã hộitrong một tỉnh, điểm mạnh của bộ chỉ số PCI trong đánh giá môi trường một tỉnh làđánh giá được yếu tố quyết định nhất trong môi trường đầu tư địa phương, giúp xác

Trang 23

định và hướng vào các thực tiễn điều hành kinh tế tốt có thể đạt được ở cấp tỉnh, tậptrung phân tích các chính sách của chính quyền địa phương là chủ yếu.

Chỉ số PCI nghiên cứu chỉ ra được mối tương quan giữa các chính sách điềuhành của chính quyền địa phương với đánh giá của doanh nghiệp cũng như sự cảithiện phúc lợi của địa phương Chỉ số PCI này được xây dựng trên cơ sở đánh giácủa các doanh nghiệp Do vậy chỉ số này sẽ phản ánh một cách khách quan và trungthực về môi trường đầu tư và kinh doanh của địa phương

Chỉ số PCI phản ánh được thực trạng điều hành của chính quyền các tỉnh vềthu hút đầu tư và điều hành hoạt động của các doanh nghiệp Bên cạnh đó, chỉ sốPCI cũng chỉ ra các điểm mạnh điểm yếu, cũng như xác định được chính quyền nào

có chất lượng điều hành kinh tế tốt và các doanh nghiệp hài lòng Trong số nhữngyếu tố của môi trường đầu tư như đã phân tích ở trên, thực trạng điều hành và cácchính sách của địa phương là yếu tố quyết định và quan trọng nhất, ảnh hưởng lớnđến các yếu tố khác Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI chỉ ra được thực trạngđiều hành của địa phương đó Từ đó, chính quyền tỉnh sẽ nhận biết được môi trườngđầu tư của mình hiện đang còn những yếu kém gì cần phải khắc phục để đáp ứngyêu cầu của doanh nghiệp và tỉnh trở nên cạnh tranh hơn so với các tỉnh thành kháccủa Việt Nam

Hạn chế của chỉ số PCI là tỷ lệ của các chỉ số thành phần trong cách tính toánkết luận ra chỉ số cuối cùng còn nhiều ý kiến tranh cãi Ngoài ra, do chỉ nêu ra đượcmột nhóm yếu tố về thực trạng điều hành ở địa phương, chỉ số năng lực cạnh tranhcấp tỉnh chỉ nhìn được môi trường đầu tư ở một góc độ nên thiếu sự toàn diện vàsâu sắc khi phân tích

1.2 Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Tìm hiểu, nghiên cứu khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài chúng ta thấy cónhiều khái niệm khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài Mỗi khái niệm đều cố gắngkhái quát hoá bản chất và nhấn mạnh đến một khía cạnh nào đó của đầu tư trực tiếpnước ngoài Có thể thấy rõ qua một số khái niệm sau:

Trang 24

Ủy ban Liên hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) (1999) định

nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài là: “Một khoản đầu tư bao gồm mối quan hệ

trong dài hạn, phản ánh lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một thực thể thường trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư nước ngoài hoặc công ty mẹ nước ngoài) trong một doanh nghiệp thường trú ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trực tiếp, doanh nghiệp liên doanh hoặc chi nhánh nước ngoài) ” (UNCTAD, 1999)

Khái niệm do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra năm 1997 được chấp nhận khá

rộng rãi về đầu tư trực tiếp nước ngoài là: “Số vốn đầu tư được thực hiện để thu

được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư Mục đích của nhà đầu tư là có được tiếng nói hiệu lực và đạt hiệu quả cao trong quản lý doanh nghiệp ”(IMF, 1997) Khái niệm này cho

thấy, sự khác nhau cơ bản giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với đầu tư gián tiếp là

mục đích của các nhà đầu tư.

Năm 2005, Luật đầu tư nước ngoài được điều chỉnh và đã đưa ra định nghĩa

đầu tư nước ngoài trong Điều 2, chương I như sau: “Đầu tư nước ngoài là việc nhà

đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”(Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, 2005).

Luật đầu tư nước ngoài năm 2005 không đề cập cụ thể đến khái niệm đầu tưtrực tiếp nước ngoài và đầu tư nước ngoài gián tiếp mà chỉ đưa ra khái niệm đầu tưtrực tiếp, đầu tư gián tiếp Hai khái niệm trên được hiểu trong Điều 3, chương I của

Luật đầu tư nước ngoài 2005 số 59/2005/QH11: “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu

tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”, “đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư”.

(Luật đầu tư nước ngoài, 2005)

Trang 25

Dù có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng xét về bản chất, đầu tư trực tiếpnước ngoài (FDI) là một loại hình di chuyển vốn quốc tế trong đó người chủ sở hữuvốn đồng thời là người quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn Để thamgia trực tiếp vào việc quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn, nhà đầu tưnước ngoài phải có một lượng vốn nhất định và tuân theo các hình thức đầu tư nhấtđịnh do pháp luật nước sở tại quy định.

Nói cách khác, trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài sẽ

sử dụng vốn, tài sản, kinh nghiệm, uy tín và nhãn hiệu sản phẩm của mình để tiếnhành các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nước sở tại nhằm thu lợi nhuận và để đạtđược những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định Về thực chất đây là hình thức xuấtkhẩu vốn, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá

Trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài là

chủ thể quan trọng thành lập nên doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (hay còn

gọi là doanh nghiệp FDI) và có thể nói không có đầu tư trực tiếp nước ngoài tất yếu

không có doanh nghiệp FDI Doanh nghiệp FDI là phương tiện, là cách thức để nhàđầu tư nước ngoài trực tiếp bỏ vốn và tham gia quản lý kinh doanh ở một nước khác

- Doanh nghiệp FDI là những pháp nhân mới được thành lập tại nước nhận đầu

tư Trong đó, các đối tác có quốc tịch khác nhau và bên nước ngoài có tỷ lệ góp vốn tốithiểu đủ để trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp Quan niệm này nhấn mạnh đếnvai trò sáng lập của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp FDI

- Doanh nghiệp FDI là những loại hình doanh nghiệp có vốn của bên nướcngoài và có sự quản lý trực tiếp của bên nước ngoài Doanh nghiệp này hoạt độngtheo luật pháp của nước sở tại để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm thuđược lợi ích cho tất cả các bên

Theo các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có tư cách phápnhân hoặc không có tư cách pháp nhân, trong đó nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ

Trang 26

10% trở lên số cổ phần thường hay quyền bỏ phiếu (đối với doanh nghiệp có tư cáchpháp nhân) hoặc tương đương (đối với doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân).

Những quan niệm đã trình bày ở trên cho thấy sự không thống nhất trên bìnhdiện quốc tế trong quan niệm về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, dođặc thù của mỗi quốc gia mà có các quy định khác nhau về mô hình doanh nghiệp chohoạt động đầu tư nước ngoài

Ở Việt Nam, đến nay chưa có khái niệm chính thức nào khác về doanh nghiệpFDI ngoài những ghi nhận được đề cập trong Luật Đầu tư năm 2005, Luật đầu tư năm

2014 cũng không đề cập đến khai niệm này

Như vậy, khác với Luật Doanh nghiệp và Luật doanh nghiệp nhà nước quantâm đến tiêu chí trách nhiệm của doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn, công

ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân) và tiêu chí nguồn gốc vốn củadoanh nghiệp (công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước khác), thì qui định củaLuật Đầu tư nước ngoài lại nhấn mạnh theo tiêu chí tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tưnước ngoài trong doanh nghiệp Điều này không phù hợp với thực tiễn về quản lýnhà nước đối với doanh nghiệp, bởi vì điều mà các bên thứ ba quan tâm ở doanhnghiệp không phải là nhà đầu tư có tỷ lệ góp vốn bao nhiêu, mà là doanh nghiệpchịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản trước đối tác, trước Nhà nước và các chủthể khác như thế nào Đây chính là điểm hạn chế trước đây của Luật Đầu tư nướcngoài ở Việt Nam

Để khắc phục hạn chế trên, Luật Doanh nghiệp 2005 đã phân loại doanh

nghiệp theo tiêu chí cách thức góp vốn và chịu trách nhiệm (công ty trách nhiệm

hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân) mà không phụ

thuộc vào nguồn gốc vốn góp (tức là không phân biệt doanh nghiệp của nhà đầu tư

trong nước hay nước ngoài, của một nhà đầu tư hay nhiều nhà đầu tư) (Luật doanh

nghiệp, 2005)

Trang 27

Luật Đầu tư (2005), Khoản 6, Điều 3 khi định nghĩa về doanh nghiệp FDIcũng không còn sử dụng khái niệm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài và

doanh nghiệp liên doanh nữa mà thay vào đó đã sử dụng khái niệm: “Doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu

tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại” (Luật đầu tư, 2005)

Vậy, theo Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2005, doanh nghiệp100% vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh về bản chất vẫn tồn tạinhưng tên gọi pháp lý của chúng đã thay đổi Tùy theo cách thức góp vốn và chịutrách nhiệm trong các doanh nghiệp này, chúng có thể là công ty TNHH, công ty cổphần, công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân

Qua phân tích ở trên, tác giả tổng kết lại như sau: “Doanh nghiệp có vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức tổ chức kinh doanh, trong đó có một bên hoặc các bên mang quốc tịch khác nhau cùng góp vốn, cùng quản lý cơ sở kinh tế

đó vì mục tiêu sinh lời, phù hợp với các quy định luật pháp của nước sở tại và thông lệ quốc tế”.

1.2.2 Đặc điểm và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.2.1 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có các đặc trưng sau:

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài không có những ràng buộc về chính trị, không

để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế của nước chủ nhà nhưng có đóng góp tíchcực cho phát triển kinh tế và là một bộ phận hữu cơ trong cơ cấu đầu tư của nềnkinh tế nước chủ nhà

- Trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, có sự thiết lập quyền sở hữu

về tư bản thực của công ty ở một nước khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài được thựchiện bằng vốn của cá nhân hoặc tập thể do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư,quyết định sản xuất, kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về các khoản lỗ, lãi Đầu tư

Trang 28

trực tiếp nước ngoài phát triển gắn liền với sự ra đời và hoạt động của các công tyxuyên quốc gia.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài có mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng nhằm mở rộng,chiếm lĩnh thị trường của các công ty xuyên quốc gia và thu về lợi nhuận tối đa chonhà đầu tư

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lýcác nguồn vốn đã được đầu tư Khác với hình thức đầu tư gián tiếp, trong đầu tưtrực tiếp, chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu làdoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liêndoanh tùy theo tỷ lệ góp vốn của mình

- Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có kèm theo việc chuyển giao côngnghệ và kỹ năng quản lý Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà cóthể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý Đây

là những mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được

- Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn liền với sự phát triển của thịtrường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế Trong hình thức đầu tư trực tiếpnước ngoài, các công ty mẹ thường chuyển giao vốn của mình qua các công ty chinhánh Do đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài có liên quan chặt chẽ với dòng lưuchuyển vốn quốc tế, trong đó một công ty ở một nước tạo ra hoặc mở rộng chinhánh ở nước khác

Những đặc trưng trên cho thấy bản chất và những lợi thế nổi bật của đầu

tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế của các nước đang phát triển nóiriêng và của nền kinh tế thế giới nói chung Hiện nay, trong bối cảnh hầu hết cácquốc gia đều hoạt động theo cơ chế thị trường, xu thế khu vực hóa và toàn cầuhóa các hoạt động kinh tế đang ngày càng phổ biến và diễn ra với tốc độ nhanh,khoa học - kỹ thuật, công nghệ đạt đến trình độ phát triển cao đầu tư trực tiếpnước ngoài được sử dụng như một trong những hình thức hợp tác kinh tế,

Trang 29

phương tiện thực hiện phân công lao động quốc tế và được xem là một trong cácđiều kiện quyết định sự phát triển của nền kinh tế thế giới.

1.2.2.2 Phân loại các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

 Theo cách thức thâm nhập: chia làm 2 hình thức

- Đầu tư mới: xây dựng một cơ sở sản xuất kinh doanh mới hoàn toàn tạikhu vực nhận đầu tư

- Sáp nhập và mua lại qua biên giới: chủ đầu tư nước ngoài mua lại hoặcsáp nhập một cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có ở nước nhận đầu tư

 Theo quan hệ về ngành nghề, lĩnh vực giữa chủ đầu tư và đối tượng tiếpnhận đầu tư: theo tiêu chí này FDI được chia làm 3 hình thức:

- FDI theo chiều dọc: khai thác nguyên vật liệu hoặc để gần gũi người tiêu

dùng thông qua các kênh phân phối ở khu vực nhận đầu tư

- FDI theo chiều ngang: sản xuất cùng loại sản xuất hoặc các sản phẩm

tương tự mà chủ đầu tư đã sản xuất tại nước của chủ đầu tư

- FDI hỗn hợp: Doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư

hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau

 Theo định hướng của nước nhận đầu tư:

- FDI thay thế nhập khẩu

- FDI tăng cường xuất khẩu

- FDI theo các định hướng khác của chính phủ

 Theo định hướng của chủ đầu tư

Trang 30

- FDI phát triển: khai thác lợi thế về quyền sở hữu của doanh nghiệp ở nước

nhận đầu tư

- FDI phòng ngự: nhằm khai thác nguồn lao động giá rẻ ở các nước nhận

đầu tư để giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận

 Theo hình thức pháp lý:

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh: văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để

tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam, quy định trách nhiệm chia kết quả kinhdoanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới

- Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam

trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa hai hoặc nhiều bên

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của

nhà đầu tư nước ngoài, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh

Ngoài ra, FDI Việt Nam còn được tiến hành bằng các hình thức Xây dựng Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO),Xây dựng - Chuyển giao (BT)

1.3 Mối quan hệ giữa môi trường đầu tư với đầu tư trực tiếp nước ngoài

Môi trường đầu tư thuận lợi sẽ khiến lượng vốn FDI tăng lên và khi FDI tăng

sẽ có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Một mặt, môi trường đầu tư tác động đến lượng vốn FDI thu hút được Trướckhi đầu tư vào bất cứ một khu vực nào, nhà đầu tư sẽ tìm hiểu các yếu tố của môitrường đầu tư một cách tổng hợp như các yếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật, vănhóa xã hội… Môi trường đầu tư có an toàn và đảm bảo khả năng sinh lợi mới có thểthu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Sự ổn định về chính trị, tiềm lựckinh tế, điều kiện tự nhiên thuận lợi cũng như sự cung cấp đầy đủ và toàn diện các

Trang 31

chủ trương chính sách và các thông tin đầu tư sẽ giúp các nhà đầu tư có nhữngquyết định đầu tư đúng, giảm thiểu rủi ro.

Trong các yếu tố của môi trường đầu tư, chi phí đầu tư là yếu tố để các nhàđầu tư xác định hiệu quả đầu tư Chi phí đầu tư bao gồm chi phí chính thức (nhưthuế, phí…), chi phí không chính thức và thời gian giải quyết thủ tục hành chính.Chi phí đầu tư được giảm thiểu sẽ làm tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư, tạo thuận lợi

và tiết kiệm thời gian đầu tư hiệu quả Khi nghiên cứu các yếu tố của môi trườngđầu tư, nhà đầu tư nước ngoài có thể dự đoán được mức độ rủi ro khi đầu tư Khixảy ra rủi ro hệ thống do thay đổi các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến toàn bộ thịtrường (như thay đổi chính sách pháp luật, môi trường tự nhiên…), nhà đầu tư sẽphải điều chỉnh lại phương thức và lượng vốn đầu tư phù hợp để giảm thiểu tổn thấtđến mức thấp nhất

Chính sách bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước sẽ ảnh hưởng tới khảnăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào những ngành đó Quy mô thị trường, cơ sở

hạ tầng, khoảng cách tới thị trường…cũng ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của nhàđầu tư Việc giảm chi phí đầu tư, giảm rủi ro và các rào cản với nhà đầu tư sẽ giúpthu hút các nhà đầu tư lớn

Ngược lại, sự gia tăng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cảithiện môi trường đầu tư và tăng trưởng kinh tế

Nguồn vốn FDI giúp phát triển kinh tế vùng và địa phương, giúp tăng trưởngkinh tế, bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài làm tăng sản xuất của nền kinh tế, tăng sản phẩm, dịch vụ cho nềnkinh tế

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm,tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực Số lao động trực tiếp và gián tiếpgia tăng, góp phần nâng cao, cải thiện đời sống trong một bộ phận dân cư Số laođộng này được tiếp cận công nghệ hiện đại, được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình

Trang 32

độ năng lực Bên cạnh đó, những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng thúcđẩy doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, phương thức quản

lý để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong và ngoài nước

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách

Lấy ví dụ năm 2015, tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2015 đạt 1.367,2 nghìn tỷ

đồng, tăng 12% so với năm trước và bằng 32,6% GDP Tổng số vốn FDI thực hiệnnăm 2015 đạt 14,5 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2014, vượt 11,5% so với kế hoạch

đề ra Vốn đăng ký đạt 24,1 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014 và vượt 9,6% sovới kế hoạch đề ra (Tổng Cục thống kê, 2016)

Nhờ nguồn thu này, tổng vốn đầu tư cho hệ thống kết cấu hạ tầng tăng, thểhiện ở mạng lưới cầu, đường, cảng biển liên tục được nâng cấp Viễn thông vàhàng không phát triển tương đối nhanh và đáp ứng được các yêu cầu đề ra

1.4 Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh thành trong cả nước

Từ năm 1988 (Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực) đến ngày 31-10-2014,tổng vốn đăng ký FDI đạt 230 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 130 tỷ USD, chiếm 56,5%vốn đăng ký (trong đó có khoảng 20% vốn của Việt Nam)

Năm 2016 số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng kí là 15,8 tỷ USD, tăng9% so với cùng kỳ năm 2015, đạt mức giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay

Cả nước có 2.556 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký

là 15,18 tỷ USD, tăng 27% về số dự án và bằng 97,5% về vốn đăng ký so với cùng

kỳ năm 2015 Có 1.225 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng

ký tăng thêm là 5,76 tỷ USD, tăng 50,5% về số dự án và bằng 80,3% về vốn tăngthêm so với cùng kỳ (Cục Đầu tư nước ngoài, 2016)

Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu, tiếp sau là kinh doanh bấtđộng sản, khoa học công nghệ là các lĩnh vực thu hút FDI nổi bật trong thời gianqua Trong năm 2016, không kể dầu khí ngoài khơi các nhà đầu tư nước ngoài đãđầu tư vào 56 tỉnh thành phố, trong đó thành phố Hồ Chí Minh là địa phương thuhút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với 836 dự án cấp mới, 222 lượt dự án điều

Trang 33

chỉnh vốn và 1.935 dự án, tổ chức có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần,tổng số vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm là 3,42 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu

Hải Phòng đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốnmua cổ phần là 2,98 tỷ USD, chiếm 12,26% Tiếp theo là Hà Nội, Bình Dương,Đồng Nai với tổng số vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần lầnlượt là 2,79 tỷ USD, 2,36 tỷ USD và 2,23 tỷ USD (Cục đầu tư nước ngoài, 2016)

Mặt khác, số tỉnh không thu hút được vốn đầu tư nước ngoài tăng so dần.Theo thời gian, số tỉnh "trắng" FDI là các tỉnh thành như Cao Bằng, Bắc Cạn, HàGiang, Sơn La, Điện Biên, Phú Yên, Cà Mau, Đắc Nông, Bạc Liêu, Hậu Giang,Lâm Đồng, Tuyên Quang, Hòa Bình, Gia Lai Ngoài ra, số tỉnh có từ 1 - 2 dự ánFDI trong cả năm cũng khá nhiều như: Lào Cai 1 dự án, Bình Thuận 1 dự án, AnGiang, Yên Bái, Quảng Trị, Kon Tum, Đắc Lắc Trong đó số dự án này chỉ từ 1 - 5triệu USD (22,7 đến hơn 100 tỷ đồng) tập trung chủ yếu vào lĩnh vực khai khoángnhư Lào Cai, Yên Bái hay Đắk Lắk để khai thác quặng Apatit, quặng sắt

Việc nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của các tỉnh thu hút được vốn đầu tưlớn và hạn chế của các tỉnh không thu hút được vốn đầu tư sẽ giúp cho tỉnh HảiDương hoàn thiện được môi trường đầu tư của địa phương mình và tìm ra điểmriêng để có thể cạnh tranh với các tỉnh khác trong quá trình thu hút vốn đầu tư

1.4.1 Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong địa phương đi đầu trong cả nước vềthu hút đầu tư nước ngoài (FDI), bên cạnh những thành công, tỉnh có nhiều bài học

để dòng vốn FDI mang lại hiệu quả hơn nữa cho quá trình phát triển kinh tế của tỉnhnói riêng cũng như cả nước nói chung Để có được vai trò đầu tàu, là cực tăngtrưởng trọng yếu và là cửa ngõ chính kết nối kinh tế Việt Nam với khu vực và thếgiới, một trong những thành công mà thành phố Hồ Chí Minh đạt được chính lànhững kinh nghiệm trong việc thu hút nguồn vốn FDI Thành phố đã có những biệnpháp đồng bộ để phát triển thu hút đầu tư:

- Các nhóm ngành thành phố khuyến khích phát triển, thu hút đầu tư gồm: 9nhóm ngành dịch vụ; 4 nhóm ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học, công

Trang 34

nghệ và giá trị gia tăng cao Bên cạnh đó, thành phố còn kêu gọi đầu tư cơ sở hạtầng, tham gia xây dựng các khu đô thị mới, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu

hạ tầng… Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, thành phố tập trung phát triển nghiêncứu, ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất giống chất lượng cao, chuyển đổi cơcấu cây trồng, vật nuôi…

- Hệ thống đối thoại doanh nghiệp với chính quyền thành phố Hồ Chí Minhđang phát huy hiệu quả tích cực, thúc đẩy hoàn thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợdoanh nghiệp về các thủ tục hành chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từngbước tiến đến thực hiện nền hành chính điện tử Các chương trình đối thoại ngàycàng nhận được sự hưởng ứng tích cực của các sở, ngành Thành phố, đồng thời trởthành kênh thông tin quan trọng của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, gópphần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Nhằm thực hiện Chương trình chuyểndịch cơ cấu hàng xuất khẩu trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm

2020, Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động mở rộng thị trường, đadạng hóa quan hệ đối tác, tận dụng mọi khả năng để tăng kim ngạch xuất nhập khẩutrên các thị trường quốc tế Đồng thời, Sở tăng cường kết nối doanh nghiệp thànhphố với thị trường tiêu thụ thông qua mở rộng hệ thống phân phối, triển khai cáchoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, đặc biệt kết nối giữa người sảnxuất - người kinh doanh - người tiêu dùng

- Thành phố tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng vàđổi mới sáng tạo; hỗ trợ hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt độngkhởi nghiệp sáng tạo Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với thị trường bấtđộng sản, đảm bảo cho thị trường phát triển lành mạnh, công khai, minh bạch

- Thành phố tiếp tục tổ chức rà soát pháp lý danh mục xây dựng lấn chiếm hệthống thoát nước theo quy định, di dời sớm các trường hợp xây dựng lấn chiếm,hoàn trả lại hiện trạng hệ thống kênh, rạch, hầm ga, cửa xả và tuyến cống thoátnước Tăng cường công tác quản lý nhà nước, thường xuyên kiểm tra, kịp thời pháthiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp xả rác, lấn chiếm xây dựng và cáchành vi xâm hại đến kênh rạch và hệ thống thoát nước; tăng cường công tác tuyên

Trang 35

truyền, giáo dục, vận động nhân dân nâng cao tinh thần trách nhiệm giữ gìn vệ sinhmôi trường; tăng cường công tác nạo vét, duy tu, tăng cường máy bơm, giải tỏa cácchướng ngại vật cản trở dòng chảy Chủ tịch UBND Thành phố cũng chỉ đạo cácquận, huyện, sở, ngành của Thành phố cần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, bảođảm quốc phòng, an ninh vững chắc.

- Để đạt được những kết quả khả quan, thành phố đã thực hiện nhiều chínhsách thu hút nguồn FDI, trong đó cải cách các thủ tục hành chính, quản lý là mụctiêu số một Theo đó, việc thành lập các Ban Quản lý theo lĩnh vực hoạt động đãphát huy vai trò tham mưu cho UBND Thành phố để xây dựng các chính sách thẩmđịnh dự án đầu tư, thu hút đầu tư linh hoạt, phù hợp với quy mô, phạm vi hoạt độngcủa từng khu, từ đó nâng cao cất lượng cung cấp thông tin, hướng dẫn và giải quyếttheo cơ chế “một cửa”, rút ngắn thời gian cấp giấy phép, giấy chứng nhận đầu tưcho các nhà đầu tư Tiếp đến, chính sách về đất đai với các dự án FDI được thựchiện thí điểm chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hạ tầng và chuyển nhượng nhà

ở gắn liền với đất có hạ tầng tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng đã thành công và là cơ sở

để Chính phủ ban hành Nghị định 84 sau này

Năm 2015, thành phố đã có những “đột phá” trong công tác cải cách thủ tụchành chính Cụ thể, đã giảm 10 thủ tục hành chính, sửa đổi, bổ sung 26 thủ tục, thaythế 5 thủ tục và bãi bỏ 144 thủ tục Bên cạnh đó, thành phố đã cập nhật 241 thủ tụchành chính vào cơ sở dữ liệu quốc gia để các doanh nghiệp và người dân tiện tiếpcận, thực thi; triển khai thực hiện Dự án Quy định điện tử (E-regulations) Đồngthời, thành phố triển khai hệ thống một cửa điện tử trên điện thoại di động ứng dụngcông nghệ 3G Nhờ đó, không chỉ hơn 3.000 văn phòng đại diện từ 60 quốc gia vàvùng lãnh thổ đang đầu tư vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thành phố đã cónhững đánh giá tích cực về quá trình cải cách thủ tục hành chính, mà thành phố còntạo được niềm tin để thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài khác đến thành phốtrong thời gian tới

Đặc biệt, thành phố tập trung huy động nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng Mạnhdạn triển khai các hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BT, BTO ở nhiều dự ánquan trọng Việc áp dụng thanh toán bằng giá trị quyền sử dụng đất với công trình

Trang 36

BT đã được Chính phủ cho thí điểm, cung cấp nhiều thực tiễn để Chính phủ xâydựng các nghị định về đầu tư theo hình thức trên Cụ thể, dự án đường vành đaingoài Tân Sơn Nhất - Bình Lợi do Tập đoàn GS E&C thực hiện là dự án BT đầutiên của nước ngoài thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh đem lại hiệu quả cao.Thành phố Hồ Chí Minh dự định sẽ tiếp tục xây dựng các gói ưu đãi, hỗ trợđặc biệt vào các lĩnh vực góp phần đào tạo lao động có chất lượng cao và các dự án

có chuyển giao công nghệ nguồn; chú trọng vào những dự án có xây dựng các trungtâm nghiên cứu - phát triển (R&D) Tuy nhiên, các gói hỗ trợ này không nhất thiếtphải đặt nặng vấn đề ưu đãi thuế và tiền sử dụng đất như cách làm hiện nay mà cầnthực hiện gián tiếp thông qua việc tư vấn, hỗ trợ pháp lý trong suốt hoạt động dự án,

hỗ trợ cơ sở hạ tầng…

Bên cạnh đó, thành phố chỉ định một cơ quan xúc tiến đầu tư mới, hoạt độngđộc lập và tham mưu cho thành phố các chính sách thu hút đầu tư và tổ chứcchương trình xúc tiến đầu tư nước ngoài Chú trọng nghiên cứu một cách tổng quátcác xu hướng đầu tư quốc tế đối với những lĩnh vực thế mạnh của thành phố, đề từ

đó xây dựng các chiến lược theo định hướng, đồng thời phải luôn dự báo được xuhướng đầu tư trên thế giới và khu vực Thành phố đẩy mạnh cải cách thủ tục hànhchính bằng việc áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin để giảm thiểu thời gian giảiquyết hồ sơ; thực hiện cơ chế “một cửa” tới tất cả các khâu của quá trình cấp phépcũng như kiểm tra sau cấp phép

Thành phố Hồ Chí Minh đã có những con số ấn tượng trong thu hút vốn đầu

tư năm 2016 Các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư cả trong và ngoài nướctiếp tục được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển thực tếcủa Thành phố, gắn với các chương trình xúc tiến của khu vực và quốc gia; nộidung các hoạt động đáp ứng được yêu cầu hội nhập của doanh nghiệp, tạo điều kiệnthuận lợi cho doanh nghiệp giữ vững và tiến tới phát triển sản xuất bền vững

Về đầu tư trong nước, từ đầu năm tới tháng 10 năm 2016 đã có 29.899 doanhnghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 242.162 tỷ đồng (socùng kỳ tăng 15,9% về số lượng doanh nghiệp và tăng 46,1% về vốn đăng ký).Ngoài ra, có 44.495 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh

Trang 37

doanh, trong đó vốn điều chỉnh bổ sung tăng 169.968 tỷ đồng (so cùng kỳ tăng0,8% về số lượt doanh nghiệp và tăng 58,7% về vốn bổ sung) Tính chung tổng vốnđăng ký và bổ sung là 412.130 tỷ đồng, tăng 45,9% so với cùng kỳ Về đầu tư nướcngoài, có 668 dự án được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 44% socùng kỳ với tổng vốn đầu tư đạt 798,7 triệu đô-la Mỹ Có 145 dự án điều chỉnh tăngvốn với tổng vốn đầu tư là 477,3 triệu đô-la Mỹ.

Ngoài ra, thành phố cũng chấp thuận cho 1.469 trường hợp Nhà đầu tư nướcngoài thực hiện đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp trong cácdoanh nghiệp thành phố với tổng vốn góp đăng ký khoảng 1,23 tỷ đô-la Mỹ (Bộ Kếhoạch đầu tư, 2016)

Như vậy, thành phố Hồ Chí Minh trước khi thực hiện thu hút vốn đầu tư nướcngoài đã xác định đúng 9 nhóm ngành dịch vụ; 4 nhóm ngành công nghiệp có hàmlượng khoa học, công nghệ và giá trị gia tăng cao Đây là bước chuẩn bị thông minh

để giúp các nhóm giải pháp bám sát định hướng của thành phố Việc tăng cường cácbiện pháp tuyên truyền, chủ động đi tìm nhà đầu tư, nắm bắt và hiểu được xu hướngnhà đầu tư là cách làm hiệu quả hơn việc ngồi chờ nhà đầu tư đến Các nhóm giảipháp được thực hiện đồng bộ, hiệu quả Việc xây dựng các gói ưu đãi, hỗ trợ đặcbiệt vào các lĩnh vực góp phần đào tạo lao động có chất lượng cao và các dự án cóchuyển giao công nghệ nguồn cũng như thu hút hợp tác đầu tư quốc tế với hệ thống

cơ sở hạ tầng là nhóm giải pháp cần được nhân rộng ở các địa phương khác Nó sẽtạo ra hiệu quả kép với thành phố, cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, côngnghệ được cải thiện; một lần nữa lại tăng cường tính hiệu quả khi đầu tư vào thànhphố Hồ Chí Minh Việc tổ chức ra một cơ quan riêng biệt chuyên phụ trách thu hútđầu tư nước ngoài sẽ giúp thành phố quản lý tốt hơn và có những biện pháp khắcphục kịp thời khi tổ chức triển khai các mô hình thu hút vốn đầu tư không chỉ trong

mà cả nguồn vốn lớn từ nước ngoài

1.4.2 Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội

Hà Nội là một trong ba trung tâm kinh tế lớn trong tam giác vàng phát triểnkinh tế của vùng Bắc Bộ là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Trang 38

Các biện pháp mà Hà Nội đã áp dụng với môi trường đầu tư trong thời gianqua khá hiệu quả:

- Trong lĩnh vực hành chính, thành phố đã rút ngắn thời gian thực hiện thủ tụcđăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài xuống còn 15 ngày thay vì 45 ngàynhư trước đây, Hà Nội tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế và đãtrở thành điểm thu hút đầu tư nước ngoài ấn tượng

- Định hướng đầu tư của thành phố: thành phố tiếp tục ưu tiên thu hút các dự

án công nghệ cao, công nghệ mới, năng lượng sạch, dịch vụ đạt chuẩn quốc tế thôngqua nhiều hình thức: FDI, PPP, xã hội hóa…

- Hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất được chú trọng đầu tư cụ thể: Xây dựng vàphát triển các khu đô thị vệ tinh; các dự án đường sắt đô thị, các tuyến đường vànhđai, các bãi đỗ xe, bến xe; cải tạo, xây dựng các khu chung cư cũ; công viên, khuvui chơi thể dục thể thao; hạ tầng khu công nghiệp, trung tâm Logistic; trung tâmthương mại, chợ đầu mối; các dự án y tế, giáo dục đạt chuẩn quốc tế; các dự ánkiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường; khách sạn, cơ sở lưu trú phục vụ du lịch; nôngnghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nhờ những nghiên cứu và đổi mới không ngừng, thành phố Hà Nội đạt đượccác kết quả cao trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài:

- Trong giai đoạn 5 năm, 2010 - 2015 thành phố đã thu hút mới 1.637 dự ánFDI với tổng số vốn đăng ký trên 7,55 tỷ đô la Mỹ, vốn đầu tư thực hiện trong kỳđạt trên 5,67 tỷ đô la Mỹ, thu ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp FDI trênđịa bàn đạt 4,3 tỷ đô la Mỹ Đến hết tháng 5/2016, Hà Nội đứng đầu cả nước về thuhút vốn đầu tư nước ngoài với việc cấp mới và tăng vốn 1,6 tỷ đô la Mỹ Đây cũng

là mức tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ

- Trong năm 2016, Hà Nội đã thu hút 445 dự án đầu tư nước ngoài với vốnđăng ký 2,8 tỷ USD (tương đương 58,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6 lần so với năm

Trang 39

2015), vốn thực hiện đạt 1,2 tỷ USD, vượt kế hoạch năm 2016 đề ra từ 1,5 - 2 tỷUSD.

- Kết quả thu hút FDI 10 tháng đầu năm 2016 có sự tăng mạnh về giá trị vốnđầu tư đăng ký mới Hà Nội đã thu hút được một số dự án lớn trong các lĩnh vựcđược đánh giá là thế mạnh và ưu tiên thu hút đầu tư như: lĩnh vực công nghệ cao có

Dự án Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Samsung (300 triệu USD); lĩnh vực môitrường có Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống (227 triệu USD); lĩnh vực viễnthông có Công ty Vietnammobile tăng vốn 208 triệu USD; lĩnh vực ngân hàng có

dự án Ngân hàng TNHH MTV Public Việt Nam với số vốn 134 triệu USD (Sở Kếhoạch đầu tư Hà Nội, 2016)

1.4.3 Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là một tỉnh có vị trí địa lí hết sức thuận lợi, là đầu ra của các cảngbiển phía Bắc Nắm giữ các lợi thế của mình, Hải Phòng tiến hành các biện phápđồng bộ thống nhất đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài.Hệ thống kết cấu hạtầng đồng bộ, hiện đại và vượt trội, cùng vị thế cảng biển lớn nhất Vịnh Bắc Bộ củaHải Phòng là những yếu tố hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư Bên cạnh đó, địaphương không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng nhằmtạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư triển khai dự án và hoạt động sản xuất kinhdoanh

Thành phố đã cải thiện nhiều thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi chocác nhà đầu tư Cùng với đó là sự chọn lọc trong đầu tư Trước đây, vốn FDI “chảy”vào lĩnh vực công nghiệp chủ yếu là những dự án quy mô vốn nhỏ, dưới vài chụctriệu USD, không ít dự án chưa đạt yêu cầu về tiêu chuẩn công nghệ, thiết bị Đếnnay, Hải Phòng đã có nhiều cơ hội lựa chọn, kiên quyết từ chối một số dự án có sốvốn đầu tư lớn nhưng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao và công nghệ chưa tiêntiến Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực không khuyến khích, giá trị gia tăng thấp, tỷsuất đầu tư thấp, chiếm diện tích đất lớn được xem xét kỹ, có thể bị từ chối Các

dự án sản xuất công nghiệp đều được hướng dẫn đầu tư tập trung vào các khu công

Trang 40

nghiệp, có sẵn hạ tầng kỹ thuật và hệ thống xử lý nước thải cũng như các dịch vụđáp ứng đủ yêu cầu.

Năm 2016, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế Hải Phòng

có nhiều đột phá cả về số lượng và chất lượng đầu tư Các các khu công nghiệp, khukinh tế thu hút được 25 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với số vốn đạt2.440,33 triệu USD; 27 dự án FDI điều chỉnh tăng vốn với số vốn tăng thêm là428,36 triệu USD Tổng vốn FDI thu hút đạt 2.868,69 triệu USD, bằng 330,1% sovới kết quả năm 2015 (869 triệu USD), bằng 159,4% kế hoạch năm 2016 (dự kiến

cả năm thu hút 1,8 tỷ USD) Tính đến ngày 20/12/2016, các KCN thành phố HảiPhòng thu hút 226 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đạt 10.754,2 triệu USD (BanQuản lý Khu công nghiệp Hải Phòng, 2016) Như vậy, đến nay, Hải Phòng có 478

dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký 13,6 tỷ USD Trong đó,phần lớn vốn FDI thu hút trong năm 2016 và những năm gần đây là các dự án lớncủa các tập đoàn hàng đầu trên thế giới như LG, Bridgestone, Fuji Xerox, Kyocera,GE… Đặc biệt, các dự án mới được cấp phép đầu tư năm 2016 đang được thực hiệnvới tốc độ nhanh chưa từng thấy Các dự án đầu tư lớn kéo theo hàng trăm dự ánđầu tư làm vệ tinh, của cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, tạo nên làn sóngđầu tư vào Hải Phòng

Vì vậy, Hải Phòng đang là một điểm đến đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tưtrong và ngoài nước, nhất là đối với các tập đoàn kinh tế lớn

1.4.4 Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh

Để cải thiện môi trường đầu tư, tỉnh Quảng Ninh đang tập trung, tích cực xâydựng các công trình, dự án hạ tầng giao thông quan trọng, tạo động lực cho sự pháttriển nhất là đường cao tốc nối với Hải Phòng - Hà Nội, sân bay Vân Đồn, cảngbiển quốc tế… Đồng thời tỉnh đẩy mạnh phát triển hạ tầng các khu đô thị hiện đại,khu công nghiệp, khu kinh tế; hạ tầng thương mại, du lịch, y tế, giáo dục… với quy

mô và chất lượng theo chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư

Ngày đăng: 29/12/2017, 18:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w