Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc chuyên đề của người khác, nếu sai phạm, tôi xin chịu kỷ luật với nhà trường.
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2009
Nguyễn Đức Thành
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 3
1.1 Thị trường chứng khoán và các chủ thể trên thị trường 3
1.1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán 3
1.1.2 Các chủ thể trên thị trường 5
1.1.2.1 Nhà phát hành: 5
1.1.2.2 Nhà đầu tư: 6
1.1.2.3 Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán: 6
1.1.2.4 Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán: 6
1.2 Công ty chứng khoán 7
1.2.1 Khái niệm và các loại hình công ty chứng khoán 7
1.2.2 Vai trò của các công ty chứng khoán 7
1.2.3 Các nghiệp vụ cơ bản: 9
1.2.3.1 Nghiệp vụ môi giới 9
1.2.3.2 Nghiệp vụ tự doanh 10
1.2.3.3 Nghiệp vụ tư vấn đầu tư 11
1.2.3.4 Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành 11
1.3 Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 12
1.3.1 Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán và sự khác biệt so với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh 13
1.3.2.1 Cơ sở vật chất, quy mô chí nhánh và công nghệ: 13
1.3.2.2 Nguồn nhân lực: 13
1.3.2.3 Các chỉ tiêu định tính: 14
1.3.2.4 Các chỉ tiêu định lượng: 15
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 15
1.3.3.1 Các nhân tố môi trường vĩ mô 16
1.3.3.2 Các nhân tố môi trường vi mô 17
1.3.3.3 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp 18
1.4 Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 19
1.4.1 Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 19
1.4.2 Nội dung đầu tư 19
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNDIRECT THỜI GIAN QUA 21
2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần chứng khoán VNDirect: 21
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: 21
2.1.2 Cơ cấu tổ chức: 24
Trang 32.1.2.1 Vài nét về tập đoàn mẹ - tập đoàn đầu tư tài chính, bất động sản
IPA: 24
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của VNDirect: 25
2.1.3 Các sản phẩm mà VNDirect cung cấp cho khách hàng: 27
2.1.3.1 Khối dịch vụ đầu tư: 27
2.1.3.2 Khối dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp 29
2.1.4 Vị thế của VNDirect so với các công ty chứng khoán khác: 31
2.1.5 Tác động của thị trường đối với hoạt động của VNDirect và sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 34
2.2 Các hoạt động của công ty cổ phần chứng khoán VNDirect: 35
2.2.1 Môi giới chứng khoán: 35
2.2.2 Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành: 39
2.2.3 Nghiệp vụ tự doanh: 41
2.2.4 Nghiệp vụ tư vấn: 42
2.3 Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán VNDirect: 43
2.3.1 Về vốn: 44
2.3.2 Về cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị: 45
2.3.3 Về công nghệ: 47
2.3.4 Về các sản phẩm dịch vụ và chiến lược marketing: 48
2.4 Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect: 48
2.4.1 Về vốn: 48
2.4.2 Đầu tư cho cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị: 50
2.4.3 Đầu tư vào công nghệ 52
2.4.4 Đầu tư vào các sản phẩm dịch vụ và Marketing 53
2.5 Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của VNDirect 55
2.5.1 Những kết quả đạt được: 55
2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 61
2.5.2.1 Vốn dành cho đầu tư thấp: 62
2.5.2.2 Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý và thiếu linh hoạt: 62
2.5.2.3 Về đầu tư vào cơ sở vật chất, máy móc thiết bị và công nghệ: 62
2.5.2.4 Chất lượng nhân sự và chính sách tuyển dụng chưa hợp lý: 63
2.5.2.5 Đầu tư cho marketing và nghiên cứu sản phẩm chưa thoả đáng 64
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VNDIRECT TRONG THỜI GIAN TỚI 65
3.1 Triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam và sự phát triển của các công ty chứng khoán: 65
3.1.1 Triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam: 65 3.1.2 Chiến lược phát triển và mục tiêu của VNDirect trong thời gian tới 67
Trang 43.2 Phân tích mô hình SWOT tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect 70
3.2.1 Điểm mạnh 70
3.2.2 Điểm yếu 71
3.2.3 Cơ hội 72
3.2.4 Thách thức 73
3.3 Một số giải pháp về đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trong thời gian tới 74
3.3.1 Nâng cao khả năng huy động vốn 75
3.3.2 Chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý 76
3.3.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 77
3.3.4 Phát triển nguồn nhân lực 78
3.3.5 Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng, trình độ công nghệ 80
3.3.6 Nghiên cứu thị trường, gia tăng số lượng khách hàng 81
3.3.7 Đẩy mạnh hoạt động Marketing 81
3.3.8 Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm 82
KẾT LUẬN 84
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VNDirect Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect
HASTC Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 2.2 Số lượng tài khoản tại các công ty chứng khoán 36
Bảng 2.4 Doanh thu của VNDirecttừ hoạt động tư vấn bảo lãnh phát hành 40Bảng 2.5 Doanh thu của VNDirect từ hoạt động tự doanh 42Bảng 2.6 Vốn điều lệ của một số công ty chứng khoán 44Bảng 2.7 So sánh cơ sở vật chất một số công ty chứng khoán 46Bảng 2.8 Vốn đầu tư của VNDirect qua các năm 49Bảng 2.9 Vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị 51
Bảng 2.11 Vốn đầu tư vào sản phẩm, dịch vụ, marketing 54Bảng 2.12 Lợi nhuận của các công ty chứng khoán 56Bảng 2.13 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của VNDirect 58Bảng 3.1 Mục tiêu của VNDirect trong năm 2009 69
Sơ đồ 1.1 Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán 5
Sơ đồ 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới NLCT của công ty chứng khoán 16
Biểu đồ 2.1 Số lượng tài khoản khách hàng của VNDirect qua các năm 35Biểu đồ 2.2 Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư qua các năm 50Biểu đồ 2.3 Doanh thu các hoạt động của VNDirect năm 2007 và 2008 57Biểu đồ 2.4 Thị phần môi giới các công ty chứng khoán 59
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những pháttriển không ngừng về quy mô và chất lượng, cùng với đó là sự lớn mạnh khôngngừng của các tổ chức tài chính trung gian, đặc biệt là các công ty chứng khoán Sựcạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt giữa các công ty chứng khoán.Nếu như khi thị trường mới thành lập năm 2000, chỉ có 7 công ty chứng khoán hoạtđộng thì đến đầu năm 2009, đã có hơn 90 công ty chứng khoán hoạt động, trong đó
10 công ty chứng khoán hàng đầu đã chiếm 57% thị phần hoạt động Điều đó chothấy sự cạnh tranh rất lớn giữa các công ty chứng khoán nhằm gia tăng thị phần, đặcbiệt là những công ty chứng khoán trẻ như VNDirect
“Cạnh tranh” đang dần trở thành một khái niệm không xa lạ đối với cácdoanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung cũng như các công ty chứng khoán nóiriêng Với các công ty chứng khoán, hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
là điều tất yếu, nó không những giúp nâng cao vị thế của công ty trên thị trường màcòn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
Trong quá trình thực tập của mình, tôi đã có cơ hội được tiếp xúc và bổ sungnhững kiến thức thực tế tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Ở VNDirect
em có thể nhận thấy được tinh thần làm việc hăng say, năng động và đầy nhiệthuyết của một công ty chứng khoán trẻ, hiện đại và luôn mong muốn vươn cao hơn
nữa Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect” qua đó nêu lên thực trạng và các giải
pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
Trang 8Chuyên đề gồm có các nội dung sau:
Chương I Một số vấn đề lý luận về đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của
công ty chứng khoán
Chương II Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ
phần chứng khoán VNDirect trong thời gian qua
Chương III Một số giải pháp tăng cường đầu tư nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect trong thời gian tới
Do thời gian và điều kiện còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi thiếusót, tôi rất mong nhận được sự đánh giá, chỉ bảo và đóng góp để chuyên đề đượchoàn thiện hơn
Trong thời gian thực tập tại đây, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình củacác anh chị trong Công ty, cùng với sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của TS TrầnMai Hương đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệpcủa mình
Trang 9CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1 Thị trường chứng khoán và các chủ thể trên thị trường
1.1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán ra đời từ thế kỷ thứ XV, sự hình thành thị trườngchứng khoán cũng đồng thời với thị trường hối đoái và một số thị trường khác Sựhình thành thị trường chứng khoán bắt đầu từ một số thành phố ở phương Tây từcác giao dịch trao đổi mua bán các mặt hàng như nông sản, khoáng sản, đến cácmặt hàng khác như tiền tệ và các chứng từ có giá khác Ban đầu các cuộc thươnglượng này chỉ là các cuộc gặp gỡ nhỏ và không có những quy định riêng, về sau cácgiao dịch này đã thu hút được nhiều người hơn và đã bắt đầu có những quy tắc riêngcủa chúng Chính những quy định này đã dẫn đến sự hình thành thị trường chứngkhoán với quy mô và quy định rõ ràng như hiện nay
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, thị trường chứng khoán đã trảiqua rất nhiều giai đoạn thăng trầm Thời kỳ huy hoàng nhất của thị trường chứngkhoán là vào những năm 1875 - 1913, thị trường chứng khoán trong thời kỳ nàyphát triển mạnh cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Nhưng đến cuối năm
1929, bắt đầu từ cuộc khủng hoảng của thị trường chứng khoán New York, nó đãlan sang các thị trường chứng khoán Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản Sau thế chiếnthứ hai, thị trường chứng khoán phục hồi và phát triển mạnh Trong giai đoạn nàythị trường chứng khoán đã có những thay đổi khá lớn từ quy mô thị trường đến cácphương thức giao dịch và các quy định ngày càng chặt chẽ hơn Nhưng đến năm
1987, thị trường chứng khoán lại một lần nữa rơi vào khủng hoảng đã làm cho thịtrường chứng khoán thế giới suy sụp nặng nề Cuộc khủng hoảng hoảng này để lạihậu quả nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng năm 1929 Nhưng chỉ sau hai năm, thịtrường chứng khoán thế giới tiếp tục đi vào hoạt động ổn định, phát triển và trở
Trang 10thành một định chế không thể thiếu trong đời sống kinh tế của những quốc gia cónền kinh tế phát triển theo định hướng thị trường
Thị trường chứng khoán chính là sự trao đổi, là sự thoả thuận và giao dịchgiữa người muốn mua chứng khoán và người nắm giữ chứng khoán Với những yếu
tố như vậy, thị trường chứng khoán có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, hạn chế gia nhập và có nội quy hoạt động Hàng ngày có rất nhiều
các nhà đầu tư có nhu cầu mua bán chứng khoán, chính vì vậy một đặc điểm rấtkhác biệt của thị trường chứng khoán đó là không thể biết được các giao dịch củamình Tuy nhiên, các nhà đầu tư đều muốn biết được đối tượng giao dịch của mình
là ai và giao dịch được thực hiện như thế nào bởi như vậy họ mới có thể yên tâm vềkhoản đầu tư của mình Chính vì vậy, các thị trường chứng khoán đều quy định chỉ
có những người được phép mới được giao dịch trên sàn, tất cả những nhà đầu tư chỉ
có thể giao dịch thông qua những người này đó là những nhà môi giới Để trở thànhngười môi giới, phải hội đủ một số điều kiện về vốn, chuyên môn và đạo đức, cáchội viên phải tuân thủ nội quy hành nghề, những ai vi phạm sẽ bị xử phạt hay bịtước giấy phép hành nghề Nhờ những biện pháp trên, nên khi người đầu tư ra lệnhmua bán, họ mới dám tin tưởng người mình giao dịch và điều này làm cho chi phígiao dịch giảm
Thứ hai, tiêu chuẩn hoá Việc giao dịch ở trên thị trường phải được tiêu
chuẩn hoá và đơn giản hoá, việc tiêu chuẩn hoá các giao dịch này được thực hiệntheo từng quy định riêng của mỗi thị trường, các quy định như về lô giao dịch, vềthời gian giao dịch và về phương thức và thời gian thanh toán các chứng khoán Sựtiêu chuẩn hoá sẽ giúp việc mua bán được đơn giản hơn, người mua và bán chỉ cầnđồng ý với nhau về giá hàng và số lượng, tất cả các vấn đề khác của việc mua bánthì đã được thực hiện theo một quy định chung của mỗi sở giao dịch
Thứ ba, việc giải quyết tranh chấp Dù có những quy định riêng như vậy
nhưng tranh chấp cũng vẫn xảy ra, giải quyết chuyện đó sẽ mất nhiều thời gian vàchi phí Thị trường có tổ chức sẽ giảm chi phí đó bằng cách đề ra một khuôn khổ
Trang 11cho việc giải quyết tranh chấp Những tranh chấp sẽ được thực hiện và phân xửthông qua các quy định được đặt ra từ trước.
Thứ tư, bảo đảm thi hành Giao dịch theo phương thức nào thì cũng ẩn chứa
những rủi ro, các giao dịch bao giờ cũng có bên mua và bên bán, và đôi khi sẽ ẩnchứa những sự đối lập về lợi ích giữa các bên, sự đối lập này đôi khi dẫn đến nhữnghành động nhằm phá vỡ những giao dịch Tuy nhiên với những quy định của mìnhnhằm bảo đảm thi hành thì các giao dịch của nhà đầu tư khi họ đã thực hiện việcmua bán sẽ chắc chắn được thực hiện
Trên đây là những nguyên tắc chung mà các thị trường có tổ chức áp dụng,việc thực hiện và vận dụng chúng như thế nào là do mỗi thị trường chứng khoán đóquyết định, tùy theo điều kiện nhất định của thị trường đó
1.1.2 Các chủ thể trên thị trường
Các tổ chức và cá nhân tham gia trên thị trường chứng khoán có thể đượcchia thành các nhóm sau: Các nhà đầu tư, nhà phát hành và các tổ chức liên quanđến chứng khoán
Sơ đồ 1.1 Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán
Nguồn: Giáo trình thị trường chứng khoán 1.1.2.1 Nhà phát hành:
Nhà phát hành là các tổ chức huy động vốn thông qua thị trường chứngkhoán, nhà phát hành là người cung cấp hàng hóa - chứng khoán cho thị trường.Nhà phát hành bao gồm các tổ chức sau:
- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu chínhphủ và trái phiếu địa phương
TTCK Nhà đầu tư
Nhà phát hành
Trang 12- Các công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và các trái phiếu công ty
- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các tráiphiếu, chứng chỉ thụ hưởng,….phục vụ cho hoạt động của họ
- Nhà đầu tư có tổ chức là các quỹ đầu tư, là các hội đồng đầu tư, ban đầu tưcủa các công ty, các doanh nghiệp tham gia mua và bán chứng khoán trên thịtrường Khác với các nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư có tổ chức đầu tư theo quytrình, dưới sự giám sát của hội đồng đầu tư
1.1.2.3 Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán:
Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán bao gồm có các tổ chứcsau:
- Công ty chứng khoán
- Quỹ đầu tư chứng khoán
- Các trung gian tài chính
1.1.2.4 Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán:
Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán bao gồm có các tổ chứcsau:
- Cơ quan quản lý Nhà nước
- Sở giao dịch và trung tâm giao dịch chứng khoán
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán
- Các tổ chức tài trợ chứng khoán
- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm……
Trang 131.2 Công ty chứng khoán
1.2.1 Khái niệm và các loại hình công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán là một chủ thể của thị trường chứng khoán với tư cách
là một tổ chức trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán Tuỳtheo số vốn điều lệ mà các công ty chứng khoán có thế thực hiện một hay nhiềunghiệp vụ khác nhau như môi giới, tự doanh, tư vấn, bảo lãnh phát hành Công tychứng khoán có thể được thành lập dưới hình thức công ty hợp danh, công ty cổphần hay công ty trách nhiệm hữu hạn
- Công ty hợp danh: Có hai thành viên hợp danh trở lên, ngoài ra còn có thể cócác thành viên góp vốn, trong đó thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạncòn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp Công tyhợp danh không được phát hành một loại chứng khoán nào
- Công ty cổ phần: Là công ty mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằngnhau, gọi là các cổ phần Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và có quyền pháthành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật
- Công ty trách nhiệm hữu hạn: Là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu tráchnhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi sốvốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn không đượcquyền phát hành cổ phiếu
1.2.2 Vai trò của các công ty chứng khoán
Đ
ối với các tổ chức phát hành : Mục tiêu khi tham gia vào thị trường chứng
khoán của các tổ chức phát hành là huy động vốn thông qua việc phát hành cácchứng khoán Vì thế, thông qua hoạt động đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành,công ty chứng khoán có vai trò tạo ra cơ chế huy động vốn phục vụ các nhà pháthành Một trong những nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán là nguyêntắc trung gian, nguyên tắc này yêu cầu những nhà đầu tư và những nhà phát hànhkhông được mua bán trực tiếp chứng khoán với nhau mà phải thông qua các trunggian mua bán, các công ty chứng khoán sẽ thực hiện vai trò trung gian cho cả nhàđầu tư và nhà phát hành và khi thực hiện công việc này, công ty chứng khoán đã tạo
Trang 14ra cơ chế huy động vốn cho nền kinh tế thông qua thị trường chứng khoán, vàhưởng phí môi giới.
Đối với các nhà đầu tư: Thông qua các hoạt động như môi giới, tư vấn đầu
tư, quản lý danh mục đầu tư, công ty chứng khoán có vai trò làm giảm chi phí, thờigian giao dịch, do vậy nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư Đối với hàng hoá thôngthường, việc mua bán trung gian sẽ làm tăng chi phí cho người mua và người bán,nhưng đối với thị trường chứng khoán, sự biến động thường xuyên của giá cả cácloại chứng khoán cũng như mức độ rủi ro cao sẽ làm cho những nhà đầu tư tốn kémchi phí, công sức và thời gian tìm hiểu thông tin trước khi quyết định đầu tư, nhưngthông qua các công ty chứng khoán, với trình độ chuyên môn cao, uy tín nghềnghiệp sẽ giúp các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầu tư có hiệu quả
Đối với thị trường chứng khoán: Công ty chứng khoán thể hiện hai vai trò
chính: Thứ nhất, công ty chứng khoán góp phần tạo lập thị trường Giá cả chứng
khoán là do thị trường quyết định Tuy nhiên để đưa ra mức giá cuối cùng thì cácnhà đầu tư phải thông qua các công ty chứng khoán vì họ không được trực tiếp thamgia vào quá trình giao dịch Các công ty chứng khoán là những thành viên của thịtrường, vì vậy họ góp phần tạo lập giá cả thị trường thông qua đấu giá Trên thịtrường sơ cấp, các công ty chứng khoán cùng với các nhà phát hành sẽ là ngườiđịnh giá đầu tiên cho các chứng khoán mới phát hành Chính vì vậy, giá cả mỗi loạichứng khoán giao dịch đều có sự tham gia định giá của các công ty chứng khoán
Thứ hai, công ty chứng khoán góp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản
tài chính Thị trường chứng khoán có vai trò là môi trường làm tăng tính thanhkhoản cho các tài sản tài chính, nhưng các công ty chứng khoán mới là người thựchiện tốt vai trò đó vì công ty chứng khoán tạo ra cơ chế giao dịch trên thị trường.Trên thị trường sơ cấp, do thực hiện các hoạt động như bảo lãnh và phát hành,chứng khoán hoá, các công ty chứng khoán không những huy động một lượng vốnlớn đưa vào sản xuất kinh doanh cho nhà phát hành mà còn làm tăng tính thanhkhoản cho các tài sản tài chính được đầu tư vì các chứng khoán qua đợt phát hành
sẽ được mua bán giao dịch trên thị trường thứ cấp, điều này làm giảm rủi ro và tạo
Trang 15tâm lý yên tâm cho người đầu tư Trên thị trường thứ cấp, do thực hiện giao dịchmua bán các công ty chứng khoán giúp người đầu tư chuyển đổi chứng khoán thànhtiền mặt và ngược lại những hoạt động đó làm tăng tính thanh khoản cho những tàisản tài chính.
Đối với các cơ quan quản lý thị trường: Công ty chứng khoán đóng vai trò
cung cấp thông tin về thị trường chứng khoán cho các cơ quan quản lý thị trường đểthực hiện mục tiêu đó Các công ty chứng khoán thực hiện được vai trò này bởi vì
họ vừa là người bảo lãnh và phát hành cho chứng khoán mới, vừa là trung gian muabán chứng khoán và thực hiện các giao dịch trên thị trường Một trong những yêucầu trên thị trường chứng khoán là thông tin cần phải được công khai hoá dưới sựgiám sát của cơ quan quản lý thị trường Việc cung cấp thông tin vừa là quy địnhcủa hệ thống luật pháp, vừa là nguyên tắc nghề nghiệp của của các công ty chứngkhoán vì công ty chứng khoán cần phải minh bạch và công khai trong hoạt động.Nhờ có các thông tin này, các cơ quan quản lý thị trường có thể kiểm soát và chốnglại hiện tượng thao túng, lũng đoạn, bóp méo thị trường
Công ty chứng khoán là tổ chức chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán,
có vai trò cần thiết và quan trọng đối với các nhà đầu tư, các nhà phát hành đối với
cơ quan quản lý thị trường và đối với thị trường chứng khoán nói chung, những vaitrò nay được thể hiện rất rõ thông qua những hoạt động của công ty chứng khoán
1.2.3 Các nghiệp vụ cơ bản:
1.2.3.1 Nghiệp vụ môi giới
Môi giới chứng khoán là việc công ty chứng khoán làm trung gian thực hiệnmua, bán chứng khoán cho khách hàng qua đó hưởng phí giao dịch Thông quanghiệp vụ môi giới chứng khoán, các công ty chứng khoán sẽ thay mặt các kháchhàng của mình tiến hành các giao dịch chứng khoán tại sở giao dịch, trung tâm giaodịch chứng khoán hay thị trường OTC mà khách hàng phải tự chịu trách nhiệm vềkết quả mua bán của mình Công ty chứng khoán là người trung gian, kết nối giaodịch giữa người mua và người bán chứng khoán, họ cung cấp các sản phẩm dịch vụtiện ích đến với các nhà đầu tư, giúp các nhà đầu tư thực hiện giao dịch chứng
Trang 16khoán với chi phí hợp lý nhất Với tính chất đặc biệt của thị trường chứng khoánnên các công ty chứng khoán phải là những người chia sẻ động viên với các nhà đầu
tư của mình, giúp họ có những quyết định đầu tư tốt nhất Mặc dù các công tychứng khoán được hưởng phí giao dịch từ chính các khách hàng của mình nhưngkhông phải vì thế mà họ lừa gạt các nhà đầu tư để hưởng phí mà họ phải tuân thủcác quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhất định
1.2.3.2 Nghiệp vụ tự doanh
Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua hoặc bán chứngkhoán cho chính mình Hoạt động tự doanh chứng khoán là việc các công ty chứngkhoán dùng chính nguồn vốn của mình để tham gia mua bán chứng khoán trên thịtrường nhằm mục tiêu tích luỹ lợi nhuận Các công ty chứng khoán cũng đóng vaitrò là như các khách hàng, nắm giữ chứng khoán và mua bán chứng khoán nhằmmục tiêu hưởng chênh lệch giá Chính vì vậy dẫn tới một vấn đề đó là mâu thuẫn vềquyền lợi giữa các nhà đầu tư và công ty chứng khoán, công ty chứng khoán đặtlệnh cho mình để thực hiện việc tự doanh chứng khoán, nhưng nghiệp vụ môi giớiyêu cầu công ty chứng khoán phải ưu tiên đặt lệnh cho khách hàng trước Do đó cáccông ty chứng khoán phải tuân thủ các quy định của sở giao dịch chứng khoán củanước đó, đó là phải tách bạch hai nghiệp vụ là tự doanh chứng khoán và môi giớichứng khoán, đồng thời ưu tiên lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty
Hoạt động tự doanh chứng khoán là hoạt động đem lại lợi nhuận cao nhấtcho các công ty chứng khoán nhưng nó cũng chính là hoạt động có mức rủi ro lớnnhất, chính vì vậy các cơ quản quản lý chứng khoán thường yêu cầu mức vốn điều
lệ cao để thực hiện nghiệp vụ này Ở Việt Nam các công ty chứng khoán muốn thựchiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 100 tỷđồng
Hoạt động tự doanh không chỉ đem lại lợi nhuận cho các công ty chứngkhoán, mà nó còn có vai trò như là một nhà tạo lập thị trường, bình ổn giá chứngkhoán Để thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi các công ty chứng khoán phải có tiền và
có lượng chứng khoán nhất định để giao dịch trên thị trường, đây là yêu cầu khá
Trang 17khó khăn đối với các công ty chứng khoán vừa và nhỏ ở những thị trường mớithành lập như Việt Nam
1.2.3.3 Nghiệp vụ tư vấn đầu tư
Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán cung cấp cho nhàđầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đếnchứng khoán Đối với CTCK có giấy phép thực hiện nghiệp vụ tư vấn tài chính vàđầu tư CK được phép cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng trong cáclĩnh vực sau:
- Tư vấn đầu tư CK trực tiếp cho khách hàng
- Tư vấn tái cơ cấu tài chính
- Tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc tiến hành công tác cổ phần hoá, pháthành và niêm yết CK
- Hoạt động tư vấn là việc mà người tư vấn, phải sử dụng kiến thức, thu thập vàphân tích thông tin… để đưa ra những lời khuyên sao cho có lợi nhất cho kháchhàng của mình và thu phí từ hoạt động tư vấn đó Nhà tư vấn phải hết sức thận trọngkhi đưa những lời khuyên đối với khách hàng, vì đôi khi lời khuyên đó có thể giúpkhách hàng thu lợi những cũng có thể làm thiệt hại tới khách hàng, thậm chí là phásản
1.2.3.4 Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành
Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kếtvới tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhậnmua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua
số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ
tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng Bảo lãnh pháthành bao gồm có hoạt động tư vấn và phân phối chứng khoán Dựa trên mức độtrách nhiệm của chủ thể bảo lãnh khi tham gia vào quá trình thực hiện phát hành,người ta chia thành nhiều hình thức bảo lãnh phát hành khác nhau: Bảo lãnh vớicam kết chắc chắn, bảo lãnh với cố gắng tối đa, bảo lãnh bán tất cả hoặc không, bảolãnh tối thiểu hay tối đa
Trang 181.3 Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán
1.3.1 Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán và sự khác biệt so với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn hoạt động hiệu quả trong nền kinh tế thì đềucần có cạnh tranh, chính vì vậy hiểu thế nào là năng lực cạnh tranh và đầu tư thếnào để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là yếu tố hết sức cần thiết.Đối với các công ty chứng khoán, năng lực cạnh tranh(NLCT) được hiểu là khảnăng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng,tạo ra sảnphẩm dịch vụ có chất lượng cao hơn, nâng cao thị phần, thu hút và sử dụng có hiệuquả các yếu tố kinh doanh nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững Đối với cáccông ty chứng khoán, sản phẩm là các dịch vụ môi giới, tư vấn, bảo lãnh pháthành, các sản phẩm của công ty chứng khoán là các dịch vụ, nó khác với các sảnphẩm vật chất của các doanh nghiệp sản xuất NLCT của doanh nghiệp cũng giốngnhư NLCT của các công ty chứng khoán, nó thể hiện thực lực và lợi thế của công ty
so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các yêu cầu của khách hàngnhằm thu về lợi ích cao nhất
NLCT của công ty chứng khoán cũng giống như các loại hình doanh nghiệpkhác, nó được tạo ra từ các yếu tố nội hàm của doanh nghiệp như công nghệ, tàichính, nhân lực, quản trị doanh nghiệp,…….Tuy nhiên, điểm mạnh hay điểm yếucủa các yếu tố này nếu không được so sánh với các đối thủ cạnh tranh thì nó sẽkhông phản ánh được năng lực cạnh tranh của công ty Công ty muốn nâng caonăng lực cạnh tranh thì phải tạo lập được các lợi thế so sánh với các đối thủ cạnhtranh, qua đó thu hút khách hàng về với mình
NLCT của công ty chứng khoán nói chung cũng có những điểm tương đồnggiống với NLCT của các loại hình doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệptrong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Chính vì đặc điểm riêng biệt của thị trường chứngkhoán nên NLCT của công ty chứng khoán có một số khác biệt tuỳ thuộc vào cácquy định của thị trường đó, chẳng hạn như quy định mức vốn điều lệ sẽ quyết địnhđến hoạt động nghiệp vụ của công ty, quy định về phương thức giao dịch sẽ ảnh
Trang 19hưởng đến công nghệ cũng như các sản phẩm của công ty,…….NLCT của công tychứng khoán thể hiện rõ nét nhất ở số lượng khách hàng và thị phần của công tytrên thị trường, trong khi đó với các doanh nghiệp thì NLCT thường được thể hiện
rõ nhất ở chất lượng sản phẩm và doanh số bán sản phẩm
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh
NLCT của các công ty chứng khoán được thể hiện ở rất nhiều chỉ tiêu, có chỉtiêu mang tính tổng thể, có chỉ tiêu định lượng và có cả những chỉ tiêu định tính
1.3.2.1 Cơ sở vật chất, quy mô chí nhánh và công nghệ:
Cơ sở vật chất là yếu tố quyết định đánh giá năng lực thực sự và triển vọngcủa công ty chứng khoán Cở sở vật chất thể hiện thông qua các trang thiết bị, cácphòng, sàn giao dịch của công ty và các phương tiện phục vụ cho giao dịch của nhàđầu tư ở trụ sở chính, chi nhánh hay các đại lý nhận lệnh Công nghệ của công tychứng khoán là yếu tố tiên quyết quyết định khả năng cung cấp dịch vụ với chấtlượng cao, với các khách hàng, việc được tiếp xúc với các nhà môi giới có nền tảngcông nghệ cao sẽ là lợi thế, đặc biệt là trong giao dịch chứng khoán Đây là bộ mặtcủa công ty, và là yếu tố đầu tiên khi khách hàng đánh giá về NLCT của công ty
Quy mô, số lượng chi nhánh, đại lý nhận lệnh thể hiện tham vọng nâng caothị phần mở rộng đối tượng khách hàng của công ty, một công ty chứng khoán có sốlượng các chi nhánh và đại lý nhận lệnh rộng khắp thể hiện quy mô và khả năng sẵnsàng cung cấp các sản phẩm đến với mọi đối tượng khách hàng ở bất kỳ đâu Nó thểhiện lợi thế cạnh tranh của công ty trong việc đưa công ty đến với khách hàng
1.3.2.2 Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, cấu thành nên năng lực cạnh tranh củabất kỳ doanh nghiệp nào Một công ty cho dù có tất cả các yếu tố cạnh tranh đềuvượt trội nhưng nguồn nhân lực không dồi dào và không có chất lượng thì khả năng
sử dụng hiệu quả các yếu tố khác sẽ thấp, chính vì vậy nguồn nhân lực là yếu tố cần
và đủ tạo nên năng lực cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp Khi nói đến nguồnnhân lực của công ty chứng khoán ta sẽ xét đến số lượng nhân lực và chất lượngnguồn nhân lực, công ty chứng khoán có bao nhiêu người có trình độ cử nhân trở
Trang 20lên, bao nhiêu người đã có các chứng chỉ hành nghề, đã có các chứng chỉ nghiệp vụ,
……
Một công ty chứng khoán có nhân lực đông đảo và có chất lượng, từ đội ngũlãnh đạo đến đội ngũ nhân viên sẽ giúp cho công ty có lợi thế so với các công tychứng khoán khác, đặc biệt là trong thời điểm mà yếu tố công nghệ và trình độ caođược đặt lên hàng đầu Hơn nữa đội ngũ nhân viên có kiến thức sẽ giúp cho cácmảng hoạt động như tự doanh và tư vấn phát triển, qua đó tạo ra nguồn thu nhậpđáng kể cho công ty
1.3.2.3 Các chỉ tiêu định tính:
Các chỉ tiêu định tính là các chỉ tiêu mang tính chung chung, không thể đánhgiá bằng một con số cụ thể, song thông qua đánh giá của các khách hàng, cácchuyên gia và các tổ chức đánh giá tín nhiệm, ta có thể có những đánh giá cơ bản vềcông ty chứng khoán thông qua các chỉ tiêu này
* Chất lượng sản phẩm dịch vụ: Các công ty chứng khoán là nhà môi giới trunggian cho các nhà đầu tư, nhiệm vụ chính của họ là cung cấp dịch vụ nhằm tạo thuậnlợi nhất cho giao dịch chứng khoán của các nhà đầu tư, vì vậy chất lượng các sảnphẩm dịch vụ là yếu tố cần thiết Việc tìm kiếm khách hàng đã là khó, nhưng làmthế nào để làm khách hàng vừa lòng lại càng khó hơn Do đặc tính riêng biệt của thịtrường chứng khoán nên các nhà đầu tư sẽ tìm cho mình nhà môi giới nào có thểđáp ứng được cho họ các dịch vụ tốt nhất với chi phí phù hợp Vì vậy, các công tychứng khoán muốn thu hút và giữ được khách hàng thì bắt buộc họ phải đầu tưnghiên cứu các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng các sản phẩm đã có và tạo ra lợithế cạnh tranh về phí sử dụng sản phẩm dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh
* Thương hiệu uy tín trên thị trường: Thương hiệu là yếu tố khẳng định vị thế củacông ty so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, đó là hình ảnh đầu tiên của cáckhách hàng đối với công ty Các công ty chứng khoán có uy tín và thương hiệu trênthị trường sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các nhà đầu tư, qua đó sẽ mở rộnghơn thị trường của công ty đó Thương hiệu như là một bức tranh tổng quát về năng
Trang 21lực của công ty, do đó nâng cao thương hiệu cũng chính là nâng cao năng lực cạnhtranh.
* Doanh thu, chi phí và lợi nhuận: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận là những chỉ tiêu
mà bất kể các doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm chứ không nói riêng các công
ty chứng khoán, nó nói lên tình hình hoạt động, tình hình tài chính và hiệu quả hoạtđộng của công ty Doanh thu của công ty nói lên các khoản thu về của công ty,trong đó có các khoản thu về từ các hoạt động khác nhau như tư vấn, môi giới, bảolãnh phát hành, tự doanh,… Chi phí của công ty đánh giá các khoản chi phí và tỷ lệcủa các khoản chi phí như chi phí cho tài sản cố định, chi phí cho nhân sự, cho đầu
tư nghiên cứu sản phẩm, marketing,… Và lợi nhuận là khoản thu nhập công tynhận được sau khi đã trừ đi chi phí và nghĩa vụ thuế đối với nhà nước
* Tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận là đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty chứngkhoán, tuy nhiên có một chỉ tiêu nữa phản ánh chính xác hơn hiệu quả hoạt độngcủa công ty, đó là chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận gồm có lợi nhuận trêndoanh thu, lợi nhuận trên tổng tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu,… các chỉ tiêutrên đều đánh giá hiệu quả tương đối kết quả kinh doanh của công ty
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty chứng
khoán
Việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là điều hếtsức quan trọng và cần thiết, song trong quá trình đó các công ty chứng khoán cũngchịu nhiều tác động từ nhiều yếu tố, từ các yếu tố bên ngoài đến các yếu tố nội tạicủa mình
Trang 22Sơ đồ 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của công ty chứng khoán
Nguồn: Giáo trình thị trường chứng khoán 1.3.3.1 Các nhân tố môi trường vĩ mô
Một công ty chứng khoán hoạt động trên thị trường phụ thuộc rất nhiều vàocác tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như xu hướng phát triển của thếgiới và của thị trường trong nước, các yếu tố chính trị, pháp lý, văn hoá, xã hội,
….và định hướng phát triển của ngành Các tác động vĩ mô này có ảnh hưởngchung đến sự phát triển của các công ty chứng khoán cũng như là định hướng chohoạt động của các công ty chứng khoán
Sự phát triển của thị trường chứng khoán trong nước và thế giới chính là tiền
đề giúp cho sự phát triển của các công ty chứng khoán thông qua những khoản lợinhuận mà các công ty chứng khoán thu về Ngược lại, sự phát triển của các công tychứng khoán thông qua đầu tư vào nhân lực, công nghệ, cơ sở hạ tầng, các sảnphẩm dịch vụ,……sẽ là yếu tố tiên quyết giúp cho thị trường chứng khoán đó pháttriển hơn
Nhân tố môi trường bên trong
Nhân tố môi trường vi mô
Nhân tố môi trường vĩ mô
Nhân tố ảnh hưởng
Trang 23Ngoài ra các tác động từ cơ quan quản lý nhà nước, các chính sách, pháp lý
có ảnh hưởng rõ nét đến thị trường, đặc biệt là tâm lý của các nhà đầu tư Thịtrường chứng khoán là thị trường đặc biệt và phức tạp nhất, nơi thực hiện giao dịchcác tài sản tài chính Chính vì vậy nó phải chịu sự quản lý giám sát của hệ thốngpháp luật của nhà nước, tuỳ theo mỗi thị trường mà ở đó có những cơ quản quản lýkhác nhau như bộ tài chính, UBCKNN, cơ quan quản lý chuyên trách,…….và phảituân theo những quy định riêng của nhà nước (luật chứng khoán, luật doanh nghiệp)
và các quy định riêng của sở giao dịch, trung tâm giao dịch chứng khoán Các công
ty chứng khoán hoạt động trên thị trường phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý của cácnhà đầu tư và sự phát triển của thị trường, hơn nữa các công ty chứng khoán cũngchịu sự quản lý chặt chẽ của hệ thống giám sát thị trường như đảm bảo về vốn, conngười, công nghệ, phải công khai minh bạch về thông tin và hoạt động dưới sự quản
lý của sở giao dịch, trung tâm giao dịch và UBCKNN
1.3.3.2 Các nhân tố môi trường vi mô
Các nhân tố vi mô ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh và vị thế củacông ty chứng khoán đó trên thị trường, hai nhân tố vi mô tác động rõ nét nhất đó làđối thủ cạnh tranh và khách hàng Thị trường chứng khoán cũng như các thị trườngkhác, nó có tính cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ, mà
ở đây đó chính là sự cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán Đối với một công tychứng khoán, ngay khi thành lập họ đã phải xác định rõ các đối thủ cạnh tranh củamình, từ các đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm tàng và đối thủcạnh tranh ngẫu nhiên, nếu xác định rõ được các đối thủ này thì công ty mới có thểđánh giá chính xác được năng lực cạnh tranh của mình
Một công ty chứng khoán hoạt động trong thị trường sẽ cố gắng phát triển để
mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao thị phần, tạo ra nét đặc trưng riêng của mình.Các công ty chứng khoán phải thường xuyên nâng cao chất lượng nhân sự, côngnghệ, đổi mới sản phẩm, dịch vụ để phù hợp hơn với sự phát triển của thị trường,tạo vị thế của mình đối với các công ty chứng khoán khác Hơn nữa công ty cũngphải phát triển để cạnh tranh với các đối thủ tiềm tàng, đó là các công ty chứng
Trang 24khoán mới, là các công ty mới thành lập có nền tảng về vốn và nhân sự, hay cáccông ty chứng khoán nước ngoài,……
Đối với các công ty chứng khoán, mục tiêu hàng đầu là tăng trưởng kháchhàng về số lượng và chất lượng, qua đó có thể thấy được sự quan trọng của kháchhàng đối với các công ty chứng khoán Các khách hàng chính là người đem lạinguồn thu chính cho các công ty chứng khoán, chính vì vậy số lượng khách hàngchính là một con số quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh và vị thế của công
ty trên thị trường Khách hàng chính là người sử dụng các sản phẩm dịch vụ côngnghệ của công ty, tất cả các hoạt động đầu tư của công ty đều nhằm mục đích phục
vụ cho nhu cầu của khách hàng, nhằm mở rộng phạm vi và quy mô khách hàng, đưadịch vụ của mình đến với các nhà đầu tư
1.3.3.3 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp
Các nhân tố nội tại như năng lực tài chính, năng lực kinh doanh, nguồn nhânlực, marketing, hoạt động nghiên cứu phát triển, các chiến lược cạnh tranh,….là cácyếu tố tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Sự tác độngtích cực của các yếu tố này sẽ làm gia tăng vị thế của công ty trên thị trường Mỗicông ty chứng khoán có những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, vì thế các yếu tốnội tại cũng khác nhau, nên mỗi công ty sẽ có năng lực cạnh tranh khác nhau Cáchoạt động đầu tư của công ty sẽ làm gia tăng hoặc giảm sút các nhân tố nội tại này
Năng lực tài chính thể hiện tiềm năng và năng lực thực sự của công ty,không có tài chính vững mạnh thì công ty không thể phát triển mạnh mẽ được và sẽsớm bị các đối thủ cạnh tranh vượt qua Năng lực tài chính thể hiện thông qua nănglực huy động vốn, và hiệu quả sử dụng vốn Một công ty có năng lực cạnh tranh làcông ty có vốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiệncần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lý, và khi có vốn thì công ty cần có kế hoạch
sử dụng đồng vốn đó đi đầu tư vào con người, vào cơ sở vật chất một cách có hiệuquả
Nguồn nhân lực của công ty có ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động đầu tưcủa công ty, nguồn nhân lực mạnh mẽ thể hiện tiềm năng và năng lực của công ty vì
Trang 25con người là yếu tố quyết định đến các yếu tố khác Cho dù công ty có năng lực vềtài chính và khoa học công nghệ như nếu năng lực con người yếu thì không thể sửdụng hiệu quả các nguồn lực khác Mỗi công ty có nguồn nhân lực có chất lượngkhác nhau, tuy nhiên các công ty phải cạnh tranh nhau để có được nhân lực có chấtlượng tốt bởi vì nhân lực không phải là vô tận Các yếu tố khác như hoạt độngmarketing, nghiên cứu phát triển,… cũng có tác động hai mặt đến năng lực cạnhtranh của công ty.
1.4 Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán
1.4.1 Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật khách quan, một nộidung trong cơ chế vận động của thị trường Thị trường càng phát triển đi lên thìcạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn, kết quả là một số công ty bị thua cuộc và bị gạt
ra khỏi thị trường và một số doanh nghiệp khác thì vẫn tồn tại và phát triển hơn.Đối với nền kinh tế thì cạnh tranh cũng có tác động tích cực, nó làm cho nền kinh tếvận động theo xu hướng nâng cao năng cao năng suất lao động xã hội
Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán thể hiện ở khả năng duy trì lợinhuận và khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ trên thị trường Các công ty chứngkhoán phải gia tăng năng lực cạnh tranh của mình thông qua thúc đẩy công tácnghiên cứu triển khai công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng hiệuquả tài chính, đa dạng hoá chất lượng sản phẩm dịch vụ,……
Việc nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ giúp cho doanh nghiệp tồn tại và pháttriển trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt của nền kinh tế Các công typhải có giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm vượt trội hơn so với cácđối thủ, điều này sẽ giúp quyết định sự sống còn của các công ty
1.4.2 Nội dung đầu tư
Đối với mỗi công ty chứng khoán có những cách thức đầu tư khác nhaunhưng tựu chung lại đối với các công ty chứng khoán, đầu tư nâng cao năng lựccạnh tranh có nội dung như sau:
Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đầu tư cho cơ sở hạ tầng, công nghệ, máy móc thiết bị
Trang 26 Đầu tư nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ
Đầu tư cho marketing, nghiên cứu phát triển
Trang 27CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNDIRECT THỜI GIAN QUA
2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần chứng khoán VNDirect:
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
VNDirect là công ty chứng khoán thành viên của Tập đoàn Đầu tư IPA, mộttập đoàn hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và đầu tư bất động sản Công tyhoạt động theo giấy phép của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 7/11/2006với đầy đủ nghiệp vụ kinh doanh, bao gồm hoạt động môi giới, lưu ký chứng khoán,
tư vấn tài chính doanh nghiệp, tự doanh, bảo lãnh phát hành và quản lý danh mụcđầu tư Công ty là thành viên thứ 21 của HOSE và HASTC, chính thức kết nối vàosàn giao dịch và mở tài khoản giao dịch đầu tiên vào ngày 19/12/2006 Công tyđược thành lập và điều hành bởi một nhóm các chuyên gia tài chính và các nhà lãnhđạo doanh nghiệp giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau Khi mới thànhlập, VNDirect có số vốn điều lệ là 50 tỷ đồng với các nghiệp vụ như môi giới, lưu
ký chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tự doanh, bảo lãnh phát hành vàquản lý danh mục đầu tư Theo quyết định số 87/UBCK-GP về việc sửa đổi Giấyphép thành lập và hoạt động kinh doanh Chứng khoán số 22/UBCK-GPHĐ,UBCKNN cho phép VNDirect tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng vàchính thức rút nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư trong hoạt động của mình
Bảng 2.1 Cơ cấu cổ đông của VNDirect
1 Công ty TNHH tài chính IPA 7.500.000 75.000.000.000 25%Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư IPA 22.500.000 225.000.000.000 75 %
Cộng 30.000.000 300.000.000.000 100%
Nguồn: Báo cáo vốn chủ sở hữu VNDirect tính đến 30/6/2008
Trang 28Với số vốn điều lệ 300 tỷ đồng, hệ thống hạ tầng công nghệ hiện đại, mạnglưới chi nhánh và 8 đại lý nhận lệnh tại các tỉnh thành phố, cùng với đội ngũ cán bộđiều hành và hơn 120 chuyên viên có nền tảng kiến thức tài chính chuyên sâu, bềdày kinh nghiệm về môi trường kinh doanh và mạng lưới quan hệ hợp tác với các tổchức trong và ngoài nước, VNDirect đã khẳng định được vị thế là một trong nhữngcông ty chứng khoán trẻ có dịch vụ uy tín nhất trên thị trường.
Là công ty con của một tập đoàn lớn trong lĩnh vực đầu tư tài chính và bấtđộng sản nên VNDirect có rất nhiều điều kiện để phát triển Hơn nữa VNDirectđược thành lập và phát triển bởi đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm trong lĩnh vực tàichính và chứng khoán nên công ty đang phát triển không ngừng và mục tiêu củacông ty là sẽ trở thành một trong những công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam
Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect có tên giao dịch chính thức là
VNDIRECT SECURITIES CORPORATION (tên viết tắt là VNDS.,CORP) Theo quyết định số 22/UBCK-GPHĐ thì công ty chính thức đổi tên là VNDIRECT SECURITIES COMPANY (tên viết tắt là VNDS., CO) Khi mới thành lập
VNDirect có trụ sở chính tại số 100- phố Lò Đúc- Hà Nội Vào tháng 10/2008, công
ty chính thức chuyển trụ sở mới về số 1-Nguyễn Thượng Hiền- Hà Nội Hiện tạicông ty có 1 chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh và 8 đại lý nhận lệnh tại các tỉnh thànhphố Khi mới thành lập công ty còn non trẻ và thiếu các nguồn lực như vốn, côngnghệ và nhân lực, hơn nữa VNDirect lại gia nhập thị trường sau nhiều công tychứng khoán khác, do vậy gặp phải nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu Công tyxác định mục tiêu chính là các khách hàng tại Hà Nội và khu vực lân cận, do vậycông ty tập trung các nguồn lực cho phát triển trụ sở chính tại Hà Nội Sau khithành lập và hoạt động, công ty đã thu được nhiều kết quả khả quan, hơn nữaVNDirect trở thành thành viên của sở giao dịch chứng khoán vào giai đoạn thịtrường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh mẽ nên cũng có nhiều thuận lợitrong quá trình phát triển Chính nhờ vậy, công ty đã có sự phát triển cả về quy môcũng như chất lượng Tháng 5/2007 công ty chứng khoán VNDirect đã chính thứckhai trương chi nhánh TP Hồ Chí Minh có địa chỉ tại 51- Bến Chương Dương theo
Trang 29đúng chiến lược “nam tiến” nhằm nâng cao thị phần của VNDirect, đây được đánhgiá là bước đi quan trọng, đánh dấu sự phát triển và tầm ảnh hưởng của VNDirect.Cũng trong tháng 5/2007 công ty đã đi tiên phong trong việc đưa sản phẩm giaodịch chứng khoán Online đến với khách hàng, qua đó giúp khách có một kênh giaodịch mới, nhanh và tiện lợi hơn rất nhiều, đây là dấu ấn đầu tiên của VNDirect, mộtsản phẩm có chất lượng mà ngay cả những công ty chứng khoán ra đời trước đócũng chưa có được.
Với việc tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng vào tháng 12/2007,VNDirect đang hướng tới việc đưa VNDirect trở thành địa chỉ đáng tin cậy của cácnhà đầu tư, theo đúng như slogan của công ty “Your Investment Home” VNDirecthiện đang có một sàn giao dịch khá rộng, có chất lượng khá tốt và có nền tảng vềnhân sự và công nghệ tuyệt vời VNDirect luôn tự hào là nhà cung cấp các dịch vụsản phẩm có chất lượng rất tốt, đặc biệt là các sản phẩm Online như đặt lệnh, hủysửa lệnh, ứng trước tiền bán và chuyển tiền trực tuyến, quản lý danh mục đầu tư vàtruy vấn tài khoản khách hàng bất kỳ thời điểm nào VNDirect cũng có các sảnphẩm tín dụng cho khách hàng như ứng trước tiền bán, vay cầm cố chứng khoán,
… qua việc phối hợp thực hiện các dịch vụ này với hai ngân hàng uy tín nhất trênthị trường tài chính Việt Nam là BIDV và Vietcombank, VNDirect cũng có lợi thếhơn nhiều công ty chứng khoán khác đó là có phòng giao dịch của BIDV ngay tạitrụ sở của VNDirect, do đó các khách hàng có thể làm các thủ tục tín dụng nhanhhơn như nộp, rút tiền, cầm cố chứng khoán,…
Với định hướng rõ ràng và mục tiêu trở thành một trong những công tychứng khoán hàng đầu Việt Nam, phục vụ chu đáo và tận tình cho tất cả các kháchhàng có nhu cầu giao dịch chứng khoán trên toàn quốc nên hiện nay VNDirect đangtrong quá trình mở rộng quy mô hoạt động Hiện công ty có 8 đại lý nhận lệnh tạicác tỉnh thành phố:
Đại lý nhận lệnh tại Nam Định- số 26- Lê Hồng Phong, phường Vị Hoàng,
Tp Nam Định
Đại lý nhận lệnh tại Hải Phòng- số 5, Hồ Xuân Hương, quận Hồng Bàng,
Trang 30Hải Phòng
Đại lý nhận lệnh tại Đà Nẵng- số 234 Nguyễn Văn Linh, quận Thanh Khê,
Đà Nẵng
Đại lý nhận lệnh tại Vũng Tàu, số 8 đường Hoàng Diệu, Vũng Tàu
Đại lý nhận lệnh tại Cần Thơ- số 131A Trần Hưng Đạo, quận Ninh Kiều, TpCần Thơ
Đại lý nhận lệnh tại Khánh Hoà- số 25 Lê Lợi, TP Nha Trang, Khánh Hoà
Đại lý nhận lệnh Hồng Ngân- số 42,Đặng Dung, Tân Định, Quận 1, TPHCM
Đại lý nhận lệnh Tâm Hoàng Trang- số 20, Kim Ngọc, Ngô Quyền, VĩnhYên, Vĩnh Phúc
2.1.2 Cơ cấu tổ chức:
2.1.2.1 Vài nét về tập đoàn mẹ - tập đoàn đầu tư tài chính, bất động sản IPA:
IPA investments là một tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính,đầu tư và quản lý tài sản Công ty được thành lập từ năm 1998 với số vốn điều lệhiện tại là 600 tỷ đồng và tổng tài sản hơn 1400 tỷ đồng Với kinh nghiệm đa dạng
và chuyên sâu của đội ngũ chuyên gia, tiềm lực về tài chính của cổ đông, ban lãnhđạo và các thành viên IPA nỗ lực thực hiện sứ mệnh xây dựng tập đoàn trở thànhmột định chế tài chính đầu tư có uy tín ở Việt Nam và khu vực
Hoạt động cốt lõi của IPA trong lĩnh vực tài chính thông qua 2 công ty thànhviên là công ty chứng khoán VNDirect và công ty quản lý quĩ IPA Với những quitrình thẩm định đầu tư cẩn trọng và minh bạch, đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm
về đầu tư và quản trị rủi ro, có kiến thức vững chắc về các ngành kinh tế, mạng lướikinh doanh rộng khắp và cam kết xây dựng giá trị bền vững, IPA đã trở thành mộttrong những công ty đầu tư có uy tín ở Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ đầu tưchứng khoán và quản lý vốn Trong hoạt động đầu tư trực tiếp, IPA tham gia gópvốn cùng doanh nghiệp ở nhiều giai đoạn, từ những ngày đầu khởi sự hoạt động,hoặc quá trình chuyển đổi doanh nghiệp từ gia đình sang doanh nghiệp cổ phần,hoặc giai đoạn phát triển mở rộng kinh doanh kêu gọi thêm đối tác chiến lược Tại
Trang 31IPA không chỉ mong muốn góp vốn, mà còn tích cực tham gia vào quá trình hoạchđịnh chiến lược, tổ chức nguồn lực qua đó giúp các doanh nghiệp thành công trongviệc quản lý và khai thác đồng vốn của mình Những thành công và kinh nghiệmhợp tác kinh doanh trong suốt thời gian qua đã giúp IPA có được uy tín và mạnglưới quan hệ rộng lớn với các định chế tài chính, các quĩ đầu tư trong và ngoàinước, các doanh nghiệp hàng đầu trong các ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của VNDirect:
Giống như các công ty cổ phần khác, VNDirect cũng chịu sự giám sát vàquản lý của hội đồng quản trị Tuy nhiên nét khác biệt lớn của VNDirect đó là hộiđồng quản trị của công ty chính là các thành viên sáng lập tập đoàn IPA hay nóicách khác thì hội đồng quản trị của VNDirect chính là IPA Bên dưới hội đồng quảntrị, chịu trách nhiệm chính trong điều hành và quản lý VNDirect chính là ban giámđốc, dưới sự giám sát của ban kiểm soát VNDirect có cơ cấu khác với nhiều công
ty chứng khoán khác, VNDirect có sự phân quyền trách nhiệm và sự phân chia cácphòng ban, nghiệp vụ khá cụ thể Phòng tổng hợp gồm có các bộ phận PR, hànhchính, pháp chế, nhân sự được xếp riêng, các bộ phận nghiệp vụ khi có vấn đề gì sẽđược giải quyết thông qua bộ phận này
Công ty được chia làm 5 bộ phận chính thể hiện các nghiệp vụ các hoạt độngcủa mình như khối dịch vụ ngân hàng đầu tư, khối nguồn vốn, khối dịch vụ môigiới, phòng nghiệp vụ và phòng công nghệ thông tin Các bộ phận này sẽ do cáctrưởng bộ phận chịu trách nhiệm quản lý và báo cáo với ban giám đốc và chịu tráchnhiệm về chất lượng nghiệp vụ kết quả hoạt động của mình Bên dưới cùng là chinhánh và các đại lý nhận lệnh, chi nhánh TP HCM sẽ do ông Nguyễn Đình Phongchịu trách nhiệm quản lý và mục tiêu là phát triển khách hàng khu vực phía nam.Các đại lý nhận lệnh và chi nhánh có trách nhiệm nhận các lệnh của khách hàng sau
đó chuyển về TT giao dịch Nguyễn Thượng Hiền để xử lý
Trang 32Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của VNDirect
Nguồn: Công ty chứng khoán VNDirect
Trong cơ cấu tổ chức của VNDirect, có hai bộ phận nổi bật đáng chú ý nhất
đó là bộ phận môi giới và phòng công nghệ thông tin Phòng công nghệ thông tincủa VNDirect có rất nhiều chuyên gia công nghệ thông tin giỏi, VNDirect hiện tại
là công ty chứng khoán duy nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tựviết ra phần mềm hệ thống để sử dụng, là công ty chứng khoán luôn đi đầu về côngnghệ như các dịch vụ VNDirect Online, giao dịch trực tuyến, giao dịch từ xa, giaodịch thông sàn Nhờ có công nghệ thông tin hiện đại và định hướng rõ ràng, đội ngũ
Ban kiểm soát chất lượng
P kế toán kiểm soát
Khối nguồn vốn
- Nguồn vốn
- Messenger
Khối dịch vụ môi giới
-Tư vấn phân tích đầu tư-Phát triển khách hàng-Môi giới
Phòng nghiệp vụ
-Kế toán giao dịch -Lưu ký
-Giao dịch -Giải pháp nghiệp vụ
Phòng CNTT
-P.triển phần mềm
-IT -G.pháp nghiệp vụ
Giao dịchPhi sàn
CN
Hồ Chí Minh
Trang 33nhân sự được đào tạo bài bản nên đội ngũ môi giới của VNDirect cũng được đánhgiá rất cao và được khách hàng đánh giá là một trong những công ty chứng khoán
có dịch vụ khách hàng tốt nhất Việt Nam
2.1.3 Các sản phẩm mà VNDirect cung cấp cho khách hàng:
Các sản phẩm dịch vụ mà VNDirect cung cấp cho các khách hàng có thểchia thành hai nhóm sản phẩm dịch vụ chính là dịch vụ đầu tư và dịch vụ tư vấn:
Sơ đồ 2.2 Các dịch vụ của VNDirect
Tài khoản môi giới Dvụ tư vấn tài chính doanh nghiệp Môi giới giao dịch chứng khoán Tư vấn bảo lãnh phát hành
Môi giới thoả thuận Dịch vụ niêm yết
Đấu giá IPO Dịch vụ tái cấu trúc
Hỗ trợ vốn đầu tư Dịch vụ thâu tóm và sáp nhập
Phân tích và tư vấn đầu tư Tư vấn cổ phần hoá
Nguồn: Công ty chứng khoán VNDirect
2.1.3.1 Khối dịch vụ đầu tư:
* Dịch vụ tài khoản môi giới:
Mỗi nhà đầu tư khi đến với VNDirect có thể mở một tài khoản giao dịchchứng khoán Khách hàng chỉ cần có chứng minh thư nhân dân là có thể mở tàikhoản mà không cần có sẵn tiền trong tài khoản Ngoài việc đến công ty và các chinhánh của công ty, công ty chứng khoán VNDirect còn cung cấp dịch vụ mở tàikhoản trực tuyến cho khách hàng
Công ty sẽ đảm bảo việc bảo mật các thông tin của khách hàng cũng như vấn
đề bảo đảm tiền và chứng khoán giao dịch của khách hàng Việc tăng cường vào
Dịch vụ
Trang 34dịch vụ này đối với VNDirect cũng như các công ty chứng khoán khác là vô cùngquan trọng, nó có tác dụng làm gia tăng số lượng khách hàng, qua đó làm tăng thịphần của công ty trên thị trường
* Dịch vụ môi giới giao dịch chứng khoán:
Với chiến lược đầu tư chiều sâu vào hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin,đội ngũ dịch vụ khách hàng có kiến thức sâu rộng về thị trường và nhu cầu của cácnhà đầu tư, VNDirect hiện là công ty duy nhất cung cấp giải pháp giao dịch từ xatoàn diện cho tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước từ bước mở tài khoản,chuyển tiền thanh toán, cho đến đặt lệnh và tra cứu kết quả khớp lệnh Trên 85%tổng lượng giao dịch khách hàng thông qua dịch vụ giao dịch từ xa trong đó có giaodịch trực tuyến VNDirect Online đã khẳng định được tính ưu việt và tính tiện íchcủa các công cụ tra cứu thông tin đầu tư của sản phẩm
Các kênh giao dịch chính của công ty là kênh giao dịch trực tiếp tại sàn giaodịch, giao dịch qua điện thoại và giao dịch qua internet Hiện nay công ty có mạnglưới gồm trụ sở chính tại Hà Nội, chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và 8 đại lý nhậnlệnh tại các tỉnh Nam Định, Hải Phòng, Nghệ An, Cần Thơ, Khánh Hoà, Vũng tàu
và Vĩnh Phúc
* Dịch vụ môi giới thoả thuận
VNDirect hiện đang là nhà môi giới OTC chuyên nghiệp cho rất nhiều địnhchế đầu tư và các quĩ đầu tư lớn Đội ngũ nhân viên kinh doanh của VNDirect hoạtđộng trên nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp cao nhất VNDirect có mối quan hệ lâunăm với các định chế tài chính lớn trên thị trường Việt Nam, bao gồm các ngânhàng lớn như BIDV, Vietcombank, các công ty chứng khoán, các tổ chức lớn nhưVinashin, BT6, PVFC, PVI, Ngoài ra, VNDirect cũng tập trung cung cấp dịch
vụ giao dịch thoả thuận, giao dịch lô lớn, giao dịch đối với các chứng khoán hạnchế chuyển nhượng Đối với nhà đầu tư tổ chức, đội ngũ chuyên viên môi giới củachúng tôi hỗ trợ khách hàng trong nhiều nghiệp vụ, bao gồm phát hiện cơ hội đầu
tư, phân tích đánh giá cơ hội đầu tư, lên chiến lược mua bán, thực hiện mua bán lôlớn, đánh giá các cổ phiếu mới phát hành và thực hiện giao dịch với giá tốt nhất
Trang 35* Dịch vụ đấu giá IPO:
VNDirect là một công ty chứng khoán có đội ngũ nhân viên có năng lực vàkinh nghiệm Vì vậy VNDirect đã thực hiện nhiều cuộc đấu giá IPO cho các công
ty, các tổ chức niêm yết trong đó có các công ty lớn như Vinashin(VSP), bê tôngChâu Thới(BT6), công ty tài chính dầu khí PVFC(PVF),
* Hỗ trợ vốn đầu tư:
Vốn tăng sức mạnh cho nhà đầu tư, chính vì vậy VNDirect phối hợp với các đốitác tài chính đem đến cho nhà đầu tư sức mạnh cộng hưởng thông qua các sản phẩm
hỗ trợ vốn đa dạng với tỷ lệ hỗ trợ vốn cao, thời gian hỗ trợ dài và lãi suất hợp lý:
- Ứng trước tiền giao dịch chứng khoán
- Giao dịch ứng vốn qua hoạt động repo (mua bán) cổ phiếu OTC
- Hỗ trợ thu xếp cầm cố cổ phiếu với các ngân hàng
* Phân tích và tư vấn đầu tư:
VNDirect luôn tâm đắc với câu nói của Benjamin Franklin: “Đầu tư vào tri
thức luôn luôn là khoản đầu tư đem lại lợi nhuận lớn nhất”, và rất coi trọng hoạt
động nghiên cứu phân tích đầu tư Đội ngũ chuyên viên nghiên cứu và tư vấn đầu tưcủa VNDirect được tuyển chọn kỹ lưỡng, có trình độ cao và bề dầy kinh nghiệmnhiều năm phân tích thị trường chứng khoán thế giới và Việt Nam VNDirect camkết cung cấp cho khách hàng các sản phẩm phân tích và dịch vụ tư vấn đầu tư cậpnhật, độc lập, khách quan, rõ ràng, đáng tin cậy
Sản phẩm báo cáo thị trường của VNDirect hiện tập trung chủ yếu vào cáchoạt động: Phân tích nền kinh tế, phân tích ngành, phân tích chiến lược thị trường,nghiên cứu chuyên sâu thị trường và phân tích cổ phiếu VNDirect cung cấp sảnphẩm nghiên cứu và tư vấn đầu tư dưới các hình thức khác nhau như gửi báo cáo,thảo luận trực tiếp, qua điện thoại, qua email và hội thảo
2.1.3.2 Khối dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp
* Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp
Khách hàng doanh nghiệp tin tưởng vào VNDirect và tìm kiếm lời khuyêntrong các dịch vụ tư vấn về cổ phần hoá, tăng vốn từ cả hai nguồn chào bán ra công
Trang 36chúng và phát hành riêng lẻ, dịch vụ tư vấn niêm yết, mua bán & sáp nhập doanhnghiệp và giải pháp tái cấu trúc VNDirect có những thế mạnh như có quan hệ chặtchẽ ở cấp quản lý với nhiều doanh nghiệp lớn ở trong nước, có quan hệ đối tácchiến lược với các định chế tài chính lớn trong nước và trong khu vực, có chuyêngia giỏi và am hiểu sâu sắc khối khách hàng trong nước
* Dịch vụ tư vấn bảo lãnh phát hành:
Sau 1 năm hoạt động, VNDirect hiện đã và đang cung cấp dịch vụ tư vấnphát hành cho các doanh nghiệp chủ yếu tập trung trong lĩnh vực dịch vụ tài chính,năng lượng, bất động sản, và các công ty có nhu cầu huy động vốn cho hoạt độngđầu tư phát triển dài hạn Với đội ngũ 10 chuyên viên tư vấn tài chính, VNDirectcam kết cung cấp các giải pháp tư vấn tài chính và giải pháp huy động vốn đầu tưtối ưu cho khách hàng, bao gồm hỗ trợ khách hàng thiết kế cơ cấu vốn tối ưu, chuẩn
bị tài liệu và quảng bá cơ hội đầu tư, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, thương thảocác điều khoản với các nhà đầu tư và bảo lãnh phát hành ra công chúng
* Dịch vụ niêm yết:
Sau khi doanh nghiệp đã phát hành cổ phiếu, VNDirect cung cấp dịch vụ tưvấn niêm yết theo cách nhằm đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệptham gia thị trường VNDirect tập trung vào những doanh nghiệp với tiềm lực mạnh
và khả năng tăng trưởng tốt - nhân tố quyết định thành công sau khi niêm yết Mụctiêu của VNDirect là duy trì mối quan hệ lâu dài với doanh nghiệp thông qua việccung cấp các dịch vụ tư vấn sau niêm yết và các dịch vụ giá trị gia tăng
* Dịch vụ tái cấu trúc:
Các nét chính trong dịch vụ tái cấu trúc của VNDirect bao gồm:
- Khảo sát và đánh giá tổng thể tình hình của doanh nghiệp
- Tư vấn kiện toàn phương thức quản trị doanh nghiệp
- Tư vấn bán bớt hoặc sáp nhập, giải thể các bộ phận kinh doanh kém hiệu quả
- Thuê đơn vị bên ngoài thực hiện một phần sản xuất
- Cơ cấu lại tình hình công nợ nhằm giảm lãi suất phải trả
- Tổ chức chiến dịch quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp với công chúng nhằm
Trang 37tái khẳng định vị trí thị trường của doanh nghiệp
- Tư vấn về tài chính doanh nghiệp và cơ cấu vốn cho giai đoạn hậu cổ phầnhoá
* Dịch vụ M&A:
Các dịch vụ M & A mà VNDirect cung cấp bao gồm:
- Sáp nhập và chia tách doanh nghiệp
- Thành lập liên doanh và giải thể
- Định giá và đánh giá giá trị doanh nghiệp
- Thương lượng về quy mô và cấu trúc của thương vụ
- Tư vấn trên phương diện thương mại và pháp lý
- Thương thảo các điều kiện và điều khoản thực hiện thoả thuận M & A
* Dịch vụ tư vấn cổ phần hoá
Nghiệp vụ tư vấn cổ phần hoá của VNDirect bao gồm:
- Khảo sát và đánh giá tổng thể tình hình hoạt động của doanh nghiệp
- Xây dựng phương án cổ phần hoá bao gồm hình thức cổ phần hoá, cơ cấu cổđông và phương án bán cổ phần (phát hành ra công chúng hoặc tìm nhà đầu
tư chiến lược);
- Cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp
- Tư vấn thời điểm tiến hành cổ phần hoá và giá khởi điểm
- Tư vấn xây dựng điều lệ Công ty phù hợp với điều lệ mẫu theo quy định củapháp luật
- Tổ chức cuộc bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng; và/hoặc tìm kiếm vàgiới thiệu nhà đầu tư chiến lược phù hợp nếu doanh nghiệp có nhu cầu
- Tư vấn tài chính doanh nghiệp và cơ cấu vốn cho doanh nghiệp sau khi cổphần hoá
2.1.4 Vị thế của VNDirect so với các công ty chứng khoán khác:
Thị trường chứng khoán Việt Nam được thai nghén vào cuối những năm 90của thế kỷ XX và chính thức thành lập và giao dịch vào tháng 7/2000 Khi mớithành lập thì thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất sơ khai và có rất ít nhà đầu
Trang 38tư trên thị trường, tuy nhiên lúc đó cũng đã có 6 công ty chứng khoán được thànhlập và hoạt động trên thị trường VNDirect được thành lập khi thị trường chứngkhoán Việt Nam đã có 6 năm hoạt động và khi ấy đã có 20 công ty chứng khoánhoạt động trên thị trường, chính vì vậy ban lãnh đạo công ty đã nhận thấy nhữngkhó khăn và thách thức mà VNDirect phải đối mặt Ban lãnh đạo VNDirect lànhững người rất có kinh nghiệm khi chủ tịch hội đồng quản trị của VNDirect PhạmMinh Hương cũng với đội ngũ cố vấn của chị là những thành viên cốt lõi trong độingũ của công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI), vì vậy họ đã có nhiều kinh nghiệmtrong việc điều hành và tổ chức hoạt động công ty chứng khoán VNDirect khácnhiều công ty chứng khoán khác bởi họ có đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm vàVNDirect là sản phẩm của một ý tưởng từ rất lâu Ngay từ khi rời SSI, bà Hươngcùng các cộng sự là có ý tưởng thành lập nên một công ty chứng khoán, tuy vậy họ
đã thành lập ra tập đoàn IPA, từ đó họ mới quyết định thành lập VNDirect với nềntảng là các thành viên của IPA và sự hỗ trợ về vốn, nhân sự và công nghệ từ IPA
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn do sự cạnh tranh rất khắcnghiệt giữa các công ty chứng khoán, lại là một công ty non trẻ gia nhập thị trường
sau nhưng VNDirect cũng có rất nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển Thứ nhất,
VNDirect có đội ngũ lãnh đạo và đội ngũ nhân viên rất giỏi và có nhiều kinhnghiệm Bà Phạm Minh Hương là một chuyên gia tài chính hàng đầu ở VIệt Nam,
đã từng tham gia lãnh đạo ở các định chế tài chính có uy tín như SSI, Citygroup.Ngay khi thành lập VNDirect đã thu hút được rất nhiều nhân tài trong các mặt khácnhau, đặc biệt là về tài chính và công nghệ thông tin Chính vì vậy ngay khi thànhlập, VNDirect đã nhanh chóng chứng tỏ mình là công ty chứng khoán có khả năng
tiếp cận công nghệ tốt nhất thị trường Thứ hai, VNDirect được sự hỗ trợ về nhiều
mặt từ IPA, một tập đoàn tài chính bất động sản có uy tín Chính nhờ vậy màVNDirect có thể yên tâm ở việc huy động vốn và các nguồn lực khác, hơn nữa họ
cũng tạo dựng uy tín nhờ có sự bảo lãnh của IPA Thứ ba, VNDirect được thành lập
vào cuối năm 2006, là giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triểnrất nóng, chính vì thế mỗi phiên giao dịch các công ty chứng khoán có thể thu về
Trang 39hàng tỷ đồng lợi nhuận, do đó công ty cũng dễ dàng hơn trong việc thu hút kháchhàng và gia nhập vào thị trường.
Sau hơn 2 năm hoạt động trên thị trường VNDirect đã chứng tỏ mình là mộttrong những công ty chứng khoán có uy tín nhất trên thị trường Họ đang dần dầnthực hiện được mục tiêu khi mới thành lập đó là trở thành một “SSI thứ hai của ViệtNam” Trong năm hoạt động đầu tiên, VNDirect đã đạt lợi nhuận sau thuế là hơn 90
tỷ đồng, đạt tỷ suất lợi nhuận khoảng 32%, cao nhất trong số các công ty chứngkhoán tham gia trên thị trường chứng khoán Việt Nam VNDirect là công ty chứngkhoán có trình độ công nghệ hàng đầu Việt Nam, là công ty chứng khoán duy nhất
có khả năng tự viết phầm mềm BO mạch chủ để sử dụng cho hoạt động của mình.Hiện nay, VNDirect còn chuyển giao công nghệ, phầm mềm giao dịch cho các công
ty chứng khoán khác ở Việt Nam Chính nhờ có đội ngũ công nghệ thông tin rấtmạnh mà VNDirect luôn đi đầu trong các sản phẩm công nghệ mới VNDirect làcông ty chứng khoán đầu tiên cho phép khách hàng giao dịch chứng khoán trựctuyến, đây là bước đột phá trên thị trường chứng khoán Việt Nam Hiện nay,VNDirect tự hào là công ty chứng khoán có thể cho phép khách hàng thực hiện tất
cả các nghiệp vụ trực tuyến như mở tài khoản, đặt lệnh, hủy sửa lệnh, tra cứu thôngtin tài khoản, quản lý danh mục đầu tư, sử dụng dịch vụ ứng trước tiền bán, chuyểntiền Online,……VNDirect cũng là công ty một trong 10 công ty chứng khoán đượcUBCKNN cho phép chạy thử việc giao dịch chứng khoán từ xa đối với sàn HOSE
và HASTC Vào ngày 12/1/2009, VNDirect cũng là một trong những công ty chứngkhoán đầu tiên thực hiện giao dịch thông sàn HOSE, với việc thực hiện này thì lệnhcủa khách hàng sẽ được chuyển thẳng vào hệ thống mà không phải thông qua cáckhâu đọc lệnh, nhập lệnh,….qua đó tăng khả năng khớp lệnh của khách hàng.VNDirect là công ty chứng khoán có bảng giá chứng khoán DIRECT BOARD cótốc độ cập nhật nhanh nhất thị trường và có tốc độ chuyển lệnh vào hệ thống củaHOSE nhanh nhất thị trường với tốc độ chuyển lệnh là 86 lệnh/giây Về số lượng tàikhoản khách hàng, trong năm 2007 VNDirect là công ty chứng khoán có số lượngtài khoản tăng nhanh nhất với khoảng 9.700 tài khoản được mở, cao hơn rất nhiều
Trang 40so với các công ty chứng khoán khác Về thị phần, đến cuối năm 2008 thị phần môigiới của VNDirect chiếm khoảng 3%, kém khá xa so với các công ty chứng khoánhàng đầu khác như SSI, BVSC, …….Mục tiêu phấn đấu của VNDirect là đến cuốinăm 2009 sẽ đạt thị phần môi giới khoảng 5% trên cả 2 sàn HOSE và HASTC
Chỉ với 2 năm hoạt động VNDiect đã chứng tỏ mình là một công ty chứngkhoán có tiềm năng phát triển rất lớn Hiện công ty đang nằm trong tốp 15 công tychứng khoán hàng đầu Việt Nam, là một trong 4 công ty chứng khoán được xếp vàotốp 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam Trong năm 2009, với rất nhiều khó khănphải đối mặt, VNDirect vẫn đang vững bước trên con đường phát triển của mình vàđặt mục tiêu lọt vào tốp 10 công ty chứng khoán tốt nhất Việt Nam
2.1.5 Tác động của thị trường đối với hoạt động của VNDirect và sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
Với những diễn biến tiêu cực của thị trường chứng khoán thế giới và thịtrường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua, điều đó đã ảnh hưởng rõ rệt đếnhoạt động của các công ty chứng khoán trong đó có VNDirect Các nhà đầu tư đangmất lòng tin vào thị trường khiến cho các hoạt động của VNDirect gặp nhiều khókhăn Số lượng tài khoản tăng lên của VNDirect đã giảm đi đáng kể, nếu như năm
2007 công ty đã mở thêm khoảng gần 10.000 tài khoản thì năm 2008 con số này chỉ
là 4000 Hiện tại công ty đang có 15.000 tài khoản nhưng trong số này có rất nhiềutài khoản đang bị đóng băng Năm 2008 công ty đã thua lỗ khoảng 86 tỷ đồng,trong đó hầu hết là thua lỗ do hoạt động tự doanh thất bại Về nhân sự, mặc dù đã
cố gẵng để giữ chân những thành viên của mình nhưng do gặp khó khăn về tàichính, trong năm 2008 công ty đã phải sàng lọc lại nhân viên để cân đối tài chính
Trước những diễn biến xấu của nền kinh tế thế giới trong thời gian qua vànhững dự báo cho thời gian tới, nhiều khả năng trong thời gian tới VNDirect sẽ gặpnhiều khó khăn Chính vì vậy công ty đã quyết định tái cấu trúc lại công ty, thựchiện những thay đổi mang tính chiến lược, phù hợp với thực trạng của thị trườngchứng khoán Việt Nam Do đó vấn đề đặt ra là phải đầu tư nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh của công ty trong thời gian tới là hết sức quan trọng