Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những giải pháp nhằm phát triển có hiệu quả thành phần kinh tế TBNN docx (Trang 36 - 42)

II. Sự vận dụng lý luận của Lênin về CNTBNN ở Việt Nam

4.5.Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước

4. Những giải pháp nhằm phát triển có hiệu quả thành phần kinh tế

4.5.Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước

Trong những năm đổi mới, quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài, đã có những cố gắng nhất định tạo môi trường pháp lý và đề ra những chính sách khuyến khích thu hút được một lượng vốn đáng kể của các đối tác đầu tư nước ngoài. Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước nhằm phát triển thành phần kinh tế TBNN, thì trước hết phải cải cách hành chính, đảm bảo sự quản lý thông thoáng theo thông lệ quốc tế như : Đơn giản các thủ tục cấp phép, quy định rõ ràng tránh trùng chéo giữa các cơ quan chính phủ trong việc quản lý nhà nước từng lĩnh vực, từng chuyên ngành.

Nhà nước thực hiện hướng dẫn đầu tư theo quy hoạch ngắn hạn và dài hạn đã đề ra, tạo dựng môi trường thuận lợi và khung pháp lý rõ ràng cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước hoạt động.

Quản lý Nhà nước phải thể hiện nguyên tắc, công bằng bình đẳng với tất cả các thành phần kinh tế. Khắc phục yếu kém về trình độ và kiến thức quản lý Nhà

nước, chống tham nhũng, đó là những tiêu cực cản trở rất lớn các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

C. Phần kết luận

Việt Nam thực hiện công cuộc xây dựng CNXH trong nước và quốc tế có nhiều điểm khác với nước Nga Xô viết hồi đầu thế kỷ, song việc khai thác, vận dụng sáng tạo lý luận về CNTBNN của Lê nin để đẩy nhanh quá trình đi lên CNXH từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ vẫn là một tất yếu.

Từ việc tiếp cận có hệ thống những vấn đề lý luận chung về CNTBNN nêu lên những quan điểm, những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và sử dụng có hiệu quả các hình thức CNTBNN theo định hướng XHCN. Đặc biệt là việc sử dụng dụng kinh tế tư bản nhà nước ở nước ta. Đảng ta đã khẳng định kinh tế TBNN là thành phần kinh tế quá độ nhiều thành phần. Nó có vị trí quan trọng và xếp ở vị trí thứ ba sau thành phần kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế tập thể coi đó là con đường sử dụng vốn, thành tựu khoa học công nghệ và kỹ năng kinh nghiệm quản lý của CNTBNN vào xây dựng CNXH ở nước ta. Quan điểm đúng đắn và sáng tạo của Đảng đã được thể hiện cụ thể trong từng nội dung, bước đi trong xu hướng hội nhập toàn cầu hoá trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của thành phần kinh tế TBNN trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung nền kinh tế, đổi mới kỹ thuật công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu đã đề ra, qua đó khẳng định vị trí vai trò không thể thiếu được của thành phần kinh tế TBNN.

Nhưng nội dung, cách làm và quản lý thành phần kinh tế TBNN lại là vấn đề rất khó, phức tạp, chưa có một mô hình cụ thể trên thực tế, ngay cả trong chính sách kinh tế mới của Lênin, kinh tế TBCN cũng chỉ thể hiện trên quan điểm lý luận, chưa trở thành hiện thực đầy đủ ở Liên Xô lúc đó. Vì vậy, cần phải có quan điểm nhất quán, mạnh dạn, quyết tâm thực hiện, vừa vào tổng kết rút kinh nghiệm vừa bổ sung hoàn thiện hơn về mặt lý luận. Bên cạnh đó, phải biết kết hợp với nhiều biện pháp khác về kinh tế, hành chính, luật pháp, văn hoá tư tưởng. Chúng ta sẽ hoà nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới, khắc phục nguy cơ tụt hậu về kinh tế, giữ vững

độc lập chủ quyền và định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

D. Danh mục tài liệu tham khảo

1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, NXB CTQG

2. VI. Lê nin : bàn về thuế lương thực, toàn tập, NXB Tiến bộ, Mát - Xcơ - va 1984 tập 43.

V.I Lê Nin : Chính sách kinh tế mới và những nhiệm vụ của ban giáo dục chính trị. Toàn tập, NXB Tiến Bộ, Mat - Xcơ -va, 1984, tập 44

V.I Lênin toàn tập : tập 32,45,34 3. Tạp chí cộng sản, số 8 tháng 7/1995 Tạp chí cộng sản số 9 tháng 9/1992

Tạp chí cộng sản các số 1,6,19,21,24 năm 1998 và các số 2,8, năm 1999. 4. Vũ Hữu Ngoạn -Khổng Doãn Hợi, một số vấn đề về chủ nghĩa tư bản nhà nước, NXB CTQG 1993.

5. Niên giám của Tổng cục Thống kê các năm 1997, 1998 và các báo cáo số liệu về điều tra khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

6. Các mác - ph Ănghen toàn tập, NXB Chính trị quốc gia năm 1995, tập 4. 7. Tạp chí nghiên cứu lý luận số 3, 3/1998, số 5/1998.

Mục lục

A: lời mở đầU. ... 1

B: Phần lý luận chung ... 3

I/ Lý luận của Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. ... 3

1. Hình thức kinh tế tư bản nhà nước. ... 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Chủ nghĩa cộng sản thời chiến và thực chất của chính sách kinh tế mới. .. 4

2.1) Chính sách công sản thời chiến. ... 4

2.2) Chính sách kinh tế mới về sự cần thiết sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. ... 7

2.2.a) Chính sách kinh tế mới. ... 7

2.2.b) Thực chất của chính sách kinh tế mới: ... 8

2.2.c) Biểu hiện cụ thể về việc sử dụng chính sách này ... 13

2.2.c1:Bàn về thuế lương thực: ... 13

2.2.c2) Chính sách kinh tế mới và sự cần thiết sử dụng CNTBNN. ... 14

3. CNTBNN trong nhà nước vô sản. ... 14

4> Vai trò của CNTBNN trong thời kỳ quá độ lên CNXH ... 23

4.1. CNTBNN tạo đIều kiện khai thác các nguồn lực trong nước. ... 23

4.2 CNTBNN tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. ... 24

4.3 CNTBNN là hình thức tốt nhất để kết hợp ngoại lực với nội lực. ... 25

5.ĐIều kiện cần có để sử dụng tư bảnnước ngoài. ... 26

6.1. Sử dụng CNTBNN ở nước Nga Xô Viết. ... 27

6.2> Sử dụng CNTBNN ở một số nước Đông Âu. ... 28

6.3. Sử dụng CNTBNN ở những nước đang phát triển. ... 29

II. Sự vận dụng lý luận của Lênin về CNTBNN ở Việt Nam ... 29

1. Sự cần thiết và khả năng sử dụng kinh tế TBNN ở nước ta ... 29

2. Những hình thức cụ thể của kinh tế TBNN đang được vận dụng ở nước ta ... 31

2.1. Góp vốn cổ phần. ... 32

2.2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh ... 32

2.3. Đầu tư 100% vốn nước ngoài. ... 32

2.4. Ngoài ba hình thức kể trên, trong luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam còn cho phép các hình thức khác như : đầu tư, kinh doanh, chuyển giao BOT. Những hình thức này đã được áp dụng, nhưng còn đang thăm dò, thử nghiệm nên tỷ trọng nhỏ chưa đáng kể... 32

3. Những tồn tại và hạn chế chủ yếu trong phát triển và hoạt động của thành phần kinh tế TBNN. ... 33

4. Những giải pháp nhằm phát triển có hiệu quả thành phần kinh tế TBNN. ... 34

4.1. Về nhận thức : ... 34

4.2. Những giải pháp về chính sách và luật pháp ... 34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3. Giải pháp về tạo dựng điều kiện cơ sở hạ tầng cho kinh doanh ... 35

4.4. Phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của thành phần kinh tế TBNN ... 36

C. Phần kết luận ... 38 D. Danh mục tài liệu tham khảo ... 39

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những giải pháp nhằm phát triển có hiệu quả thành phần kinh tế TBNN docx (Trang 36 - 42)